trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

HÀNH ĐỘNG MÀ KHÔNG CÓ CỨU CÁNH

(ACTION WITHOUT END)

RADHA BURNIER

Bản dịch Chơn Như 2006

Đối với mọi người th́ hành động là một vấn đề. Y không thể hành động một cách đơn giản và kết thúc vấn đề này. Trong mọi hành động th́ tư tưởng, xúc động và tâm trí của y đều dính mắc vào đó v́ chúng bị trộn lẫn bên trong y cho nên hành động đặt ra vấn đề đúng và sai, có kết quả tốt và xấu, cứu cánh và phương tiện. Khi nh́n lại những điều mà ḿnh đă làm đôi khi y cảm thấy ân hận; c̣n b́nh thường ra th́ y tự khen ngợi ḿnh, t́m ra được những cái cớ và những lời giải thích để trút trách nhiệm lên cho người khác hoặc lên cho hoàn cảnh. Việc nhớ lại những hành động trong quá khứ đem lại nhiều xúc động và tư tưởng cho hiện tại.

Con người cũng nh́n về phía trước. Y phóng chiếu hành động vào tương lai, tưởng tượng rằng ḿnh nói hoặc làm một số điều lấn lướt được những người khác, thành công và chiến thắng, chỉnh lư lại sự việc hoặc làm cho sự việc trở nên dễ chịu đối với bản thân. Khi phóng chiếu hành động ra như thế trong óc tưởng tượng của ḿnh, y lại tạo ra một sự vận động phức tạp trong tâm trí. Cũng có thể có sự e sợ một điều nào đó sẽ xảy ra khi ta đi theo một đường lối hành động đặc biệt. Cũng có thể có sự hi vọng và kỳ vọng, hoặc là những điều này có thể luân phiên nhau. V́ đôi khi y đầy hi vọng và đôi khi y lại đầy sợ hăi, cho nên không thể có hành động đơn giản. Điều mà y nghĩ là những kết quả tốt và xấu vốn tùy thuộc vào những xúc động và tư tưởng của y. Khi những dục vọng của y rất có thể được măn nguyện th́ kết quả là ‘tốt’ và nếu y thất vọng th́ kết quả là ‘xấu’. Như vậy, kết quả có liên quan tới những sự thôi thúc ở bên trong, liên quan tới nhiều tâm trạng thoáng qua, liên quan tới những sự ham muốn và mong ước thỏa măn bản ngă. Vậy th́ hành động được trộn lẫn với tất cả những ǵ tiếp diễn trong nội tâm. Hành động bên ngoài không thể tách rời khỏi trạng thái tâm trí và xúc động.

Xă hội loài người rất phức tạp v́ thế cho nên hành động có nghĩa là đương đầu với thực tế phức tạp đó. Có vô số lực hoạt động trong môi trường xung quanh ta; đường hướng tôn giáo của một xă hội đặc thù, những qui  ước xă hội đang tồn tại, cái loại giáo dục được phổ biến, những áp lực của gia đ́nh v. v. . . Những lực này vốn không cố kết với nhau; chúng lôi kéo con người theo những chiều hướng khác nhau. Chúng gây sức ép lên con người theo nhiều góc độ khác nhau, và hành động có nghĩa là ứng đáp khi ở giữa mọi thế lực đó.

Hành động xuất phát từ một cá nhân ắt tạo ra phản ứng ở môi trường xung quanh và ở xă hội loài người vây quanh y. Lại nữa, phản ứng đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi khi xét theo quan điểm của y. Hầu như không thể tiên đoán chính xác trước được khi có một hành động đặc thù hoặc một loạt hành động đặc thù th́ sẽ có phản ứng nào. Quá tŕnh hành động này của con người ắt gây ra phản ứng từ ngoại giới và những lực tác động trong xă hội cũng khiến cho cá nhân phải ứng đáp – mọi thứ này đều là môi trường của hành động. V́ chúng ta đang sống trong một thế giới phức tạp, liên thông và liên thuộc (nhiều nhà khoa học, sinh thái học và môi trường học giờ đây đều biết điều này) cho nên thực ra không có hành động nào mà không phải là một sự tương tác.

Có cả sự tương tác ngay với những yếu tố phi nhân loại v́ khi chúng ta hành động theo nhiều cách khác nhau (hiện nay chúng ta đang khám phá ra như thế) th́ có những hậu quả tất yếu ảnh hưởng tới ngoại giới. Chẳng hạn như chúng ta đang hủy diệt cây cối trên thế giới với một nhịp độ kinh khủng. Hầu hết mọi người đều không biết tới các hậu quả đó ngay lập tức. Nhưng oxide carbon kép trong không khí đang tăng lên, và theo thời gian càng ngày càng có ít khí oxy để cho ta thở.

Chúng ta chẳng những liên thông với môi trường thiên nhiên mà c̣n liên thông với môi trường nhân loại, với những xúc động, tư tưởng, tức là ‘bầu hào quang’ của trọn cả thế giới. Chính v́ thế mà mọi cá nhân đều bị thôi thúc bởi cái bầu hào quang tâm linh xung quanh y, bởi đám mây tư tưởng và xúc cảm có thể nói là hào quang quốc gia hoặc khí hậu tôn giáo xung quanh y. Chẳng hạn như dưới thời Đức Quốc Xă, nếu người ta lọt vào cái khuôn mẫu phải thực hiện một vài điều nào đó, th́ không phải v́ họ khác bạn và khác tôi mà v́ trọn cả bầu hào quang đó đang tác động lên họ.

Vậy th́ ta nên nhận ra rằng ta đang sống trong một môi trường phức tạp bao gồm những mối quan hệ đa chiều (có thể nói là đa nhân quả) v́ cuộc sống là một mạng lưới quan hệ chằng chịt. Mặc dù giác quan của ta không cảm nhận được nhiều điều này, nhưng nếu ta chỉ dành một chút xíu thời gian quan sát và cảm nhận kỹ lưỡng th́ ta có thể biết rằng những mối quan hệ như thế quả thực tồn tại. Và v́ chúng ta là một bộ phận của cái mạng lưới toàn thể tương quan như thế xét về mặt xúc động, tư tưởng, cảm giác hoặc xác thịt, cho nên ta không thể cứ sống biệt lập.

Có một vài sự kiện thú vị mà ta phát hiện được qua công cuộc nghiên cứu ngày nay. Chẳng hạn như người ta có bảo rằng mặc dù chúng ta nghĩ rằng thể xác là của ḿnh và thể xác là một đơn vị, nhưng thật ra nó lại bao gồm các quần thể vi sinh vật vô h́nh sao cho chúng ta có thể thắc mắc chẳng biết nó có phải là cơ thể ‘của ta’ chăng hay nó là một khối tập hợp các quần thể của những sinh linh khác. Điều này cho thấy chúng ta có thể tồn tại trong một loại quan hệ nào đó mà không hề có ư thức về nó. Nhưng có một điều mà ta có thể chắc chắn, đó là không thể sống cô lập được v́ chúng ta là một bộ phận thiết yếu của cái mạng lưới chằng chịt đó.

Ta cũng không thể chẳng hành động v́ trong mạng lưới quan hệ đó có một sự vận động và biến dịch liên tục. Chúng ta có thể tưởng tượng trong trí là ḿnh sống cách biệt hoặc tránh né sự biến dịch, nhưng ta không thể chẳng hoạt động hoặc sống biệt lập. Điều mà ta tưởng tượng là ḿnh trốn tránh vào việc không hoạt động thực ra là một loại hành động khác nảy sinh từ sự sợ hăi, muốn tránh né điều ở bên ngoài hoặc bên trong ta; việc muốn tránh né này khiến cho chúng ta tự cô lập ḿnh và giả vờ rằng ḿnh có thể né qua một bên. Nhưng hành động do sợ hăi hoặc cảm thấy không an toàn th́ đâu có phải là không hành động. Chúng ta hẳn c̣n nhớ tới câu thơ nổi tiếng trong Chí Tôn Ca: ‘Chẳng một lúc nào mà một người nào đó lại có thể không hành động; mọi người đều bị đẩy đưa hành động do những phẩm tính nảy sinh ra từ thiên nhiên’.

Thế mà tâm trí của ta lại là kết quả của vô số ảnh hưởng. Trước hết là có ảnh hưởng môi trường xung quanh. Tâm trí thay đổi tùy theo việc ta đang ở môi trường khó khăn hoặc một môi trường dễ dăi. Chẳng hạn như dân tộc nào sống ở một phần đất ph́ nhiêu th́ có thể trở nên lười biếng v́ họ chỉ cần gieo giống một cách lơ đễnh th́ các vụ mùa vẫn cứ tăng trưởng.

Cũng có mọi yếu tố trong môi trường nhân loại. Tính di truyền chủng tộc của ta tạo ra một thể thức đặc thù cho tâm trí. Người ta đă đưa ra những sự phân loại tổng quát (có thể là không chính xác) chẳng hạn như tâm trí của người Tây phương th́ hướng ngoại, c̣n tâm trí của người Đông phương th́ hướng nội. Nhưng các đặc tính chủng tộc, ảnh hưởng của nền giáo dục, loại h́nh giáo dưỡng đặc thù mà các bậc cha mẹ dành cho mỗi người, ảnh hưởng của các thầy cô thời c̣n nhỏ – tất cả đều khuôn đúc tâm trí. Người ta bảo rằng trước khi một đứa trẻ biết nói, ngay từ những năm tháng sơ khai nhất, th́ nó đă tiếp thu được đủ thứ thái độ rồi. Bậc cha mẹ nào nóng ḷng muốn cho con cái được thành công đều dạy con cái của ḿnh (nó c̣n quá trẻ nên chưa biết nói, biết đọc) là nó phải có óc cạnh tranh. V́ vậy mặc dù ta không hề biết tới th́ ngay từ những năm tháng c̣n non dại nhất; chúng đă bị qui định.

Ngoài điều này ra, những kinh nghiệm quá khứ của chính chúng ta, những trận đ̣n mà chúng ta đă nếm trải, những thú vui mà chúng ta đă hưởng thụ, phản ứng của chúng ta đối với những thứ đó, những ham muốn và thất vọng của ta đều không ngừng ảnh hưởng tới tâm trí. Những thứ này và có lẽ c̣n nhiều yếu tố khác nữa đă uốn nắn tâm trí, tạo cho nó một sắc thái và một phương hướng. Mỗi người trong chúng ta khi thốt lên rằng: ‘đây là tâm trí của tôi’, ‘đây là tôi’, ‘đây là điều mà tôi cảm thấy’ đều không hề biết rằng đó không nhất thiết là điều mà tôi cảm thấy, nó chỉ là một điều nào đó đă bị nhiều ảnh hưởng khác nhau khuôn đúc vào bên trong tôi. Tâm trí là kết quả của một số yếu tố vốn định h́nh, làm cho tập nhiễm và gây ra nhiều điều khác nữa. Không biết được như vậy, chúng ta cứ hành động và cố gắng tạo ra những kết quả mà ta nghĩ rằng là tốt hay xấu, chúng có thể kéo theo hàng loạt những hậu quả khác v́ chúng ta đang sống trong một môi trường đa nhân quả.

Như vậy kết quả là một sản phẩm của sự đúc khuôn và sự xuyên tạc mà tâm trí phải trải qua. Đó cũng là sản phẩm của quá khứ. Cứu cánh được phóng chiếu vào tương lai, nhưng nó lại xuất phát từ một quá khứ vô ư thức, ngay cả khi ta nghĩ rằng ḿnh đang vận dụng óc phân biệt và sự chọn lựa của hiện tại. Quả thật là người ta có nói rằng khi chư thần linh muốn trừng phạt một cá nhân nào th́ họ cứ chiều theo những lời cầu nguyện của y. Khi một người t́m cách tạo ra ‘điều tốt’ th́ đó thật ra có thể là rất điên rồ, một điều ǵ đó có thể khiến cho chính y phải đau khổ. Những sự vật mà con người mưu cầu xét theo biểu kiến có thể là tốt nhưng thực ra lại có kết quả ngược với điều mà con người mong muốn. Platon có bảo rằng mọi người đều suy nghĩ và hành động theo quan điểm của điều mà y coi là tốt. Ngay cả khi một người phạm một tội ác hoặc gây tổn thương cho một người nào đó th́ y lại nghĩ rằng ḿnh đang tạo ra điều tốt đẹp cho chính ḿnh. Kết quả này tương ứng với và biểu diễn được sự không thỏa đáng và sự hăo huyền của tâm trí.

Như ta đă thấy, xă hội và cá nhân thường xuyên tác động và phản tác động lên nhau; v́ thế cho nên điều mà cá nhân nghĩ là mục tiêu của ḿnh, mục đích đặc thù của ḿnh, thật ra chỉ là được lắp đặt chương tŕnh vào bên trong y. Có những nhà tâm lư học và những người khác giờ đây quả quyết rằng điều quan trọng là người ta cần phải vận dụng sự chọn lựa. Nhưng tâm trí vốn bị khuôn đúc và lắp đặt chương tŕnh đó trở nên như vậy th́ làm sao có thể vận dụng được sự chọn lựa. Sự chọn lựa đă bị tiền định, nó là kết quả của t́nh trạng tâm trí hiện nay cùng với những ảnh hưởng của quá khứ lên tâm trí. Một người có một mục đích nhất định cứ tưởng rằng tâm trí của ḿnh là trong sáng. Nhưng mục đích của y lại chính là mục đích của cái xă hội mà y sống trong đó. Tín đồ Hồi giáo, tín đồ Ấn giáo, kẻ theo chủ nghĩa, trong phạm vi hạn hẹp của riêng ḿnh, mỗi người đều nghĩ rằng ḿnh có được mục đích trong sáng. Nhưng cùng với những tham vọng và ham muốn của y, mục đích đó cũng được lắp đặt chương tŕnh vào trong tâm trí y.

Tại sao cái tâm con người lại đầy dẫy những mục đích, chính trị, tôn giáo, kinh tế, xă hội, cá nhân, gia đ́nh đến thế ? Phải chăng chúng ta không bị qui định khi tin rằng chúng ta phải có những mục đích trong cuộc sống và phải theo đuổi những mục đích đó ? Có lẽ cái xă hội mà chính chúng ta đă tạo ra khiến ta nghĩ rằng đây là một bộ phận cốt yếu của sự sống. Những cứu cánh mà chúng ta ra sức thành tựu có thể chỉ là kết quả của kinh nghiệm cá nhân cũng như kinh nghiệm của trọn cả loài người, vốn là một kinh nghiệm đáng buồn. Khi thu thập lại điều mà y nghĩ là những bài học của kinh nghiệm đó (những kỷ niệm, những sự thù ghét, những thành kiến và những bức xúc) con người đă sản sinh ra bên trong ḿnh những động cơ thúc đẩy thôi thúc y thành tựu một vài cứu cánh nào đó.

Trong nội bộ động cơ thúc đẩy đó, chẳng những có những ư tưởng được tạo ra do kết quả của nhiều ảnh hưởng khác nhau, của những xúc động và những phản ứng mà c̣n có những ư tưởng vốn là các thái độ xoay xở, là sự thôi thúc nguyên thủy để sống c̣n vốn đă được kiến tạo vào trong trí óc. Đây là cái di sản thú tính của ta vốn đă khoác lấy đủ thứ h́nh thức tinh xảo trong xă hội hiện đại. Thường thường th́ điều mà ta nghĩ là một động cơ thúc đẩy tốt đẹp té ra chỉ là một cách thức tự phóng chiếu. V́ mọi động cơ thức đẩy vốn mâu thuẫn và thuộc về cá nhân (mỗi người cố gắng thành tựu một điều ǵ đó cho riêng ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh hoặc cho những người   thụôc bè phái của ḿnh) cho nên chúng gây ra sự căng thẳng và sự đấu tranh.

Khi chúng ta sống với những động cơ thúc đẩy th́ chúng ta sẽ gặp phải sự căng thẳng. Bất cứ ở đâu có ḷng tham vọng, ḷng ham muốn thành tựu, một cứu cánh để vươn tới, th́ ở đó có sự bức xúc liên tục và tâm trí trở nên cùn nhụt, ít nhạy cảm hơn. Nghe nói các mô của bộ óc bị sự bức xúc làm cho suy thoái và khi ta chất chứa các kư ức, thông tin và xúc động vào trong bộ óc th́ điều này làm cho quá tŕnh đó tăng tốc lên.

Thường thường th́ ḷng ham muốn đạt được một cứu cánh càng nhất tâm và mănh liệt bao nhiêu th́ người ta càng ít sáng suốt và nhạy cảm bấy nhiêu. Khi một người thật sự nhất tâm cố gắng đạt cho bằng được điều mà ḿnh muốn, th́ y không màng mà cũng chẳng chú ư ǵ tới điều nào khác nữa. Những người nghiên cứu lại thường thờ ơ với công dụng của kiến thức mà ḿnh thu lượm được. Kết quả có thể là trái bôm nguyên tử giết chết cả triệu người, nhưng những người chịu trách nhiệm về quả bôm đó đâu có màng tới, các hóa chất có thể hủy diệt trái đất, nhưng nhà phát minh có quan tâm đâu. Người ta cũng chẳng buồn nghĩ tới liệu cả triệu con thú có bị hành hạ hay chăng trong quá tŕnh nghiên cứu. Một số nhà nghiên cứu tuyên bố rằng súc vật không có cảm xúc, mặc dù nếu quan sát kỹ th́ người ta sẽ nhận ra rằng chúng có cảm xúc rất nhiều do niềm vui mà chúng cảm thấy khi gặp gỡ một người, qua ḷng trung thành và t́nh cảm mà chúng biểu lộ. Kẻ ngu tín về tôn giáo, kẻ hoạt động xă hội và các hạng người khác cũng đều có nhiều thành kiến và thiển cận. Khi bị lôi cuốn bởi một cứu cánh, khi bị ám ảnh bởi điều mà ta cần thiết, ta chẳng c̣n chú ư tới điều ǵ khác nữa và ta đă mất đi sự nhạy cảm, khả năng quan sát và xúc cảm cùng với khả năng suy tư minh bạch.

Khi động cơ thúc đẩy thật mạnh mẽ, khi ḷng ham muốn thành tựu thật mănh liệt, th́ kết quả trở nên quan trọng đến nỗi mà phương tiện để thành tựu kết quả không c̣n quan trọng nữa. Chính v́ thế mà người ta sát hại hàng triệu người để xây dựng xă hội (. . .) vốn rêu rao hoạt động cho phúc lợi của thế giới. Ta không thể tôn trọng sự sống khi kết quả trở nên quan trọng đến nỗi mà các đối tượng, con người, thú vật, cây cỏ đều trở thành ‘các sự vật’. Tương lai do tâm trí phóng hiện lù lù trước mắt ta và ta hi sinh hết mọi thứ trong hiện tại cho cái tương lai hư ảo đó.

Khi kết quả là quan trọng th́ mới có sự phân biệt giữa phương tiện và cứu cánh. Người ta gây chiến để đem lại ḥa b́nh. Liệu có thể có điều nào phi lư hơn thế chăng? Những cuộc chạy đua vũ trang và việc chế tạo vũ khí cứ tiếp diễn trong khi thiên hạ rôm rả nói chuyện ḥa b́nh. Bản thân chúng ta cũng làm cái loại sự việc như thế ở một mức độ cá nhân; chúng ta chiến đấu để ‘giải quyết’ một vấn đề. Tương tự như vậy, người ta có thể trừng phạt và dọa dẫm một đứa trẻ v́ ích lợi của nó và ích lợi của mọi người khác nữa. Sự sợ hăi đă làm ức chế đứa trẻ, khiến cho nó co vào bản thân, đẩy lùi sự thù ghét và sự sợ hăi vào trong tiềm thức nó. Đây là cái hệ thống được chọn dùng trong nhiều định chế giáo dục ở trong gia đ́nh và ở mọi nơi. Tôn giáo qui định tâm trí để khiến cho nó tự do. Họ nói về sự giải thoát hoặc sự cứu chuộc, một trạng thái trong đó có một chiều đo khác. Trước hết người ta phải qui định rốt ráo tâm trí để giải thoát nó !

Người ta thấy việc phân biệt cứu cánh và phương tiện thật là phi lư. Chiến tranh, sự chạy đua vũ trang, việc đàm phán để chinh phục, mọi điều này đều làm cho tâm hồn bị chai đá đi. Làm thế nào mà những tâm hồn bị chai đá có thể mang lại được ḥa b́nh ? Nếu người ta thực hiện những cuộc thí nghiệm khủng khiếp lên trên những con thú và trở nên có tâm hồn chai đá th́ làm sao mà nhân loại rốt cuộc có thể được lợi ích ?

Cứu cánh vốn ở nơi phương tiện; kết quả vốn ở nơi hành động; chúng không thể tách rời nhau. V́ vậy, Chí Tôn Ca có dạy rằng người ta không nên quan tâm tới cứu cánh hoặc kết quả: ‘Con chỉ nên chú tâm vào hành động chứ đừng bao giờ để ư tới kết quả. Như vậy, con đừng để cho kết quả của hành động là động cơ thúc đẩy ḿnh, và con cũng đừng dính mắc vào việc không hành động’.

Vấn đề quan trọng là làm thế nào chúng ta có thể chỉ quan tâm tới hành động thôi chứ không quan tâm tới cứu cánh cần được thành tựu, v́ cứu cánh thực ra không tồn tại. Tương lai chẳng bao giờ thực sự tồn tại v́ đó chỉ là một khái niệm hoặc một h́nh ảnh trong tâm trí. Khi xét về mặt niên đại, ta đang ở trong tương lai th́ đó lại chính là hiện tại. Như thế, cứu cánh và kết quả thuộc về một thế giới phi thực; đó là sự phóng chiếu của tâm trí vào trong tương lai. Bản chất của hành động, phẩm tính của nó, sự hài ḥa hoặc thiếu hài ḥa trong hành động mới chính là thực tại. Điều cực kỳ quan trọng là ta phải nhận ra rằng chỉ có hiện tại mới có thực thôi. Chỉ do việc chú ư cẩn thận tới hành động (và chú ư tới cứu cánh mà nó đang nhắm đến) th́ ta mới có thể hiểu được t́nh trạng của tâm trí và bản chất của động cơ thúc đẩy (cho dù động cơ thúc đẩy đó là biểu kiến và chấp nhận được hay đó là sự thôi thúc tế vi thuộc về tiềm thức). Vậy th́ ta thấy động cơ thúc đẩy chẳng qua chỉ là sự phóng chiếu của bản ngă, cho dù nó khoác lấy h́nh thức nào đi chăng nữa. Ḷng ham muốn sinh tồn, muốn có được an toàn, muốn vui thú, muốn viên măn, tất cả chẳng qua chỉ là ngă chấp (ahamkara hay ahambhava) đang tác động. Nếu không có bản ngă đó th́ cũng không có động cơ thúc đẩy hoặc sự mưu t́m kết quả. V́ vậy, ta phải quan sát phẩm tính của hành động trong hiện tại.

Một tác phẩm cổ truyền có dạy rằng: ‘Giảm bớt, giảm bớt, cứ tiếp tục giảm bớt’. Điều này nhằm nói tới sự giảm bớt tri thức, cái kinh nghiệm đang chất đầy trong tâm trí – nói cách khác đó là ‘sự giải trừ học thức’. Sri Sankaracharya có dạy một điều ǵ đó tương tự như vậy trong phát biểu nổi tiếng sau đây: ‘Mọi hành động đều để tẩy trừ tâm trí chứ không phải để thành tựu được một cứu cánh’. Tâm trí không thể trong sáng được nếu nó không chú tâm trọn vẹn tới hiện tại.

Một trong những vấn đề của chúng ta đó là khi không có động cơ thúc đẩy th́ ta cứ tưởng tượng rằng không có hành động. Chúng ta chỉ cảm thấy rằng khi có sự thôi thúc làm một điều ǵ đó, hoàn thành hoặc đạt tới một cứu cánh th́ mới có hành động. Mặt khác, J. Krishnamurti có dạy rằng: ‘Đạt tới cứu cánh có nghĩa là chết’. Nhưng chúng ta muốn có một sự chuyển động nhất định của tư tưởng và tâm trí: nó tạo cho ta cái cảm giác rằng ta đang đạt tới một chỗ nào đó. Song le, hành động thực sự có thể thuộc một loại khác hẳn. Nếu chúng ta có thể quan sát thấy rằng động cơ thúc đẩy và sự chọn lựa đang được kiến tạo vào bên trong ta, đó là một mớ những kinh nghiệm mà chúng ta đă gọi là ‘bản ngă’, th́ chúng ta ắt thấy rằng vấn đề thực sự ở đó chứ không ở đâu khác. Lúc bấy giờ nội tâm ta mới được trong sáng và tâm trí mới trở nên không bừa băi, không chịu áp lực, ảnh hưởng hoặc đủ thứ sự chế định. Lúc bấy giờ mới có thể có hành động thực sự.

Khi một đóa hoa tỏa ra mùi thơm th́ đó không phải là tác động theo nghĩa thông thường của từ này, v́ nó chỉ bộc lộ thực tướng của ḿnh. Đây là tác động thuộc một loại khác mang lại sự dịu ngọt cho cuộc đời của khách văng lai. Ngay cả khi đó, một tâm trí vốn không có động cơ thúc đẩy, không mưu cầu kết quả mà chỉ quan tâm tới hiện tại thôi cũng có thể tỏa ngát hương thơm của ḷng vô ngă.

Đức Phật là một bậc giác ngộ, nên không có động cơ thúc đẩy theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này. Ngài có thể giảng dạy hoặc không giảng dạy; ngài có thể thuyết pháp hoặc im lặng; chính sự tự tại của ngài đă là tác động rồi, và tác động đó ban phát cho mọi chúng sinh. Nó giống như mặt trời tỏa ánh sáng và hơi ấm khiến cho mọi người đều sống c̣n và phát triển nhờ đó. Nó làm như vậy chỉ v́ nó vốn dĩ là như thế.

Như vậy, tác động sẽ có khi tâm trí thoát khỏi mọi sự ham muốn về cứu cánh. Nhưng đó là một tác động khác hẳn đến nỗi nó chẳng khác ǵ tự tại. Sự tự tại đó chính là sự tự tại thông tuệ. Khi tham vọng và cứu cánh không c̣n nữa th́ mới có sự thông tuệ chân thực và tư tưởng trong sáng. Theo ư nghĩa đó, tự tại chính là tự tại thông tuệ và bất cứ tác động nào xảy ra đều là chánh nghiệp.

Tác động chỉ là sự biểu lộ của điều vốn ở bên trong, và ở đâu mà tư tưởng trở nên thuần khiết, ở đâu mà lời lẽ là chân thực và đúng đắn, th́ ở đó tác động tất yếu phải là cao cả (trích trong Trước Thềm Thánh Điện của bà Annie Besant).

 


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở