trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
ĐỊNH LUẬT
KARMA HAY LUẬT NHÂN QUẢ
trích trong Thông Thiên Học Dẫn Giải
I.- TỔNG QUÁT
Định nghĩa
Karma là một tiếng Phạn có nghĩa là hành động. V́ hành động là hiệu quả của những nguyên nhân về trước đồng thời là nguyên nhân của những hiệu quả sẽ đến, ư niệm nhân và quả liên hệ mật thiết trong danh từ Karma.
V́ thế, danh từ Karma (hành động) được dùng để chỉ sự liên hệ giữa nhân và quả trong các hoạt động con người. Khi ta nói “việc nầy là Karma của tôi”, người ta muốn nhấn mạnh rằng việc nầy là kết quả của những nguyên nhân y đă tạo ra ở quá khứ.
Thánh Paul nói với người Galates (VI, 7) : “Các người đừng lầm, không ai có thể giỡn cợt với Thượng Đế : ai gieo chi th́ gặt nấy” và câu “quá khứ quyết định tương lai” cũng phát sanh từ luật nhân quả.
Mỗi sự việc đều gồm hai phần : nhân và quả. Chính một nhân nào đó đă tạo ra nó và nó sẽ tạo một quả ở tương lai : đó là sợi dây nhân quả triền miên không dứt.
Cũng nên thêm rằng karma có nghĩa nhân và quả, nhưng thường được dùng để chỉ nhân hoặc quả mà thôi. Chúng ta có thể xem karma là trương mục văng lai do Công lư thiêng liêng giữ cẩn thận cho mỗi người.
Định luật thiên nhiên
Karma là một định luật thiên nhiên khác hẳn luật đời do con người tạo lập.
a/ Lịnh : Luật đời là một lịnh độc đoán buộc phải làm hay phải tránh một việc nào đó. Nó đặt trừng phạt, và các trừng phạt nầy thay đổi tùy lúc, tùy nơi. Nó giam cầm và xét xử.
b/ Luật thiên nhiên : Luật nầy không bao giờ thay đổi. Nếu điều kiện A và B được kết hợp, kết quả C sẽ hiện ra. Nó không ra lịnh mà chỉ nói : “Nếu anh muốn có C, anh hăy phối hợp A và B”. Nếu điều kiện được hội đủ, kết quả không bao giờ sai.
Luật thiên nhiên có tánh cách bất di bất dịch. Nó bao giờ cũng thế trong không gian và thời gian. Nó không trừng phạt một cách độc đoán mà chỉ gây một hậu quả không thể tránh. Nó không bênh ai, bỏ ai. Nó cũng không đặt sự thưởng phạt : khi chúng ta mó tay vào lửa, ta phỏng tay, có thế thôi. Nó gia hộ những ǵ hợp với cơ tiến hóa và hủy diệt những điều trái lại.
Bất lực.- Lần đầu tiên, khi chúng ta nghe nói đến luật thiên nhiên, ta có cảm giác như bị tê liệt và trở nên bất lực. Nhưng càng học, chúng ta càng thấy rằng nhờ nó mà chúng ta có thể tạo ra những ǵ ta ước mong và tránh những điều mà ta không mong muốn. Nhờ luật thiên nhiên, ư chí của chúng ta được tự do hơn.
Minh Triết và Vô Minh
Cũng như các luật thiên nhiên, luật nhân quả trói buộc kẻ vô minh và nâng đỡ những người minh triết. Là v́ kẻ vô minh không hiểu ǵ cả nên có những hành động tai hại mà kết quả sẽ đè nặng trên anh sau nầy.
Trái lại, nếu ta biết sử dụng luật nhân quả, nó sẽ đưa chúng ta đến mục tiêu của chúng ta. Các khí lực của tạo hóa sẽ được vận dụng trong mục đích nầy tùy mức thông minh của mỗi người. Nếu ta không đạt được kết quả mong muốn là tại có sự sai lầm nào đó của chúng ta.
Khéo phối hợp.- Trong thiên nhiên, v́ các khí lực tác động đủ chiều hướng, nếu chúng ta biết phối hợp chúng, chúng ta sẽ tiến mau đến mục đích. Ví dụ một thức ăn cần nấu đến 1000 mới chín, nếu ta nấu nó ở đồng bằng th́ ta nấu đến nước sôi là được. Nhưng ở ngọn núi, nước sôi vào 400 , vậy nếu muốn nấu chín thức ăn đó, chúng ta phải nấu hầm hơi trong nồi kín để nước có thể lên đến 1000 .
Vậy muốn thắng tạo hóa, ta phải tuân các luật thiên nhiên. Nên lưu ư rằng khi ta tuân các luật thiên nhiên, ta không có cảm giác bị sai khiến mà tưởng rằng ta chỉ huy.
Hiểu biết mập mờ.- Hiểu biết mập mờ rất có hại v́ nó đưa con người đến chỗ tŕ độn và lỗi lầm. Đó là trường hợp một người Ấn Độ ngồi khoanh tay trước nghịch cảnh và than: nghiệp quả của tôi là thế, tôi không làm ǵ được. Đó đúng là thái độ của một người đứng trước cầu thang và nói : “Tôi không thể leo lên v́ trọng lượng tŕ tôi xuống thấp”, trong lúc anh chỉ cố gắng một chút th́ có thể bước lên.
Vô lễ.- Trước nghiệp quả có người oán trời, trách đất và tưởng có bổn phận cúi đầu vâng chịu. Chúng ta không nên làm thế, trái lại chúng ta có quyền dùng một khí lực thiên nhiên để sửa đổi một định luật thiên nhiên. Nếu chúng ta đau ốm chúng ta có quyền chạy chửa.
Luật nhân quả trong phạm vi tinh thần
Nhiều người tưởng rằng thông minh hay ngu đần, hung dữ hay hiền lành là do sự ngẫu nhiên. Đó là thái độ của người dốt nát trước các hiện tượng khoa học (như vô tuyến truyền thanh hay truyền h́nh) mà họ cho là phép lạ.
Ở phạm vi tinh thần, chúng ta có thể tạo những quả tốt đẹp như trên b́nh diện vật chất. Có một khoa tâm lư chi phối tánh t́nh và trí hóa chúng ta. Với khoa nầy, chúng ta có thể khai mở hay hạn chế các khả năng đạo đức hay trí tuệ, nghĩa là tạo cho ḿnh những quả tốt hay xấu trong phạm vi tinh thần.
Như vậy chính chúng ta đào tạo
tương lai của chúng ta, theo ba qui tắc mà chúng ta t́m hiểu sau đây.
II.- BA QUI TẮC NHÂN QUẢ
Trong đời sống hằng ngày, con người phát ra ba loại năng lực liên hệ đến tư tưởng, ham muốn và hành động.
Năng lực ấy tạo ba qui tắc :
1/ Tư tưởng tạo tánh t́nh
2/ Ham muốn tạo cơ hội
3/ Hành động tạo hoàn cảnh vật chất.
1.- Tư tưởng tạo tánh t́nh
Tư tưởng đào tạo thể trí của chúng ta. Các quan năng bẩm sinh chẳng qua là kết quả của các tác động của tư tưởng ở các kiếp trước.
Kinh sách Đông Phương dạy : “Con người suy gẫm điều chi th́ trở thành điều đó”. Chúng ta khởi đầu đời sống chúng ta với một tánh t́nh mà chúng ta đă tạo ra trong các tiền kiếp. Chúng ta phải nhận chịu tánh t́nh đó rồi cố gắng suy gẫm những tư tưởng cao đẹp để đào tạo cho ḿnh ở tương lai một tánh t́nh thanh cao, tốt đẹp hơn.
Kinh nghiệm trực tiếp.- Chúng ta hăy ghi nhận những tật xấu của chúng ta nhưng đừng nghĩ lâu đến nó v́ tư tưởng có tánh cách sáng tạo, khi chúng ta nghĩ đến một tật nào, nó sẽ nảy nở mạnh.
Khi chúng ta ghi nhận các tật xấu rồi, chúng ta cố cải sửa từ cái một. Tánh xấu mà chúng ta thường có là tánh nóng nảy. Vậy th́ khi chúng ta nhận định như thế rồi, chúng ta đừng nghĩ đến nó nữa mà hăy suy gẫm những hạnh trái lại như hạnh ôn ḥa.
Bền chí.- Mỗi buổi sớm mai, trong một vài phút, chúng ta tập trung tư tưởng vào hạnh ôn ḥa. Khi tư tưởng ta sang qua việc khác, ta kéo nó lại. Chúng ta hăy tập thường thường như thế mỗi ngày, v́ sự bất thường sẽ hủy diệt các kết quả đă thu thập được.
Mỗi người có thể suy gẫm theo ư ḿnh. Ví dụ, chúng ta tưởng tượng chúng ta là một gương ôn ḥa và lúc nào, chúng ta cũng tươi cười trước mọi hoàn cảnh ngang trái. Nếu ta suy gẫm như thế vài tuần, chắc chắn chúng ta sẽ có ít nhiều hạnh ôn ḥa.
Sự diễn tiến sẽ như thế nầy : lúc đầu, trước một sự kiện bực dọc, chúng ta giận, và sau cơn giận ta mới nghĩ đến ôn ḥa; về sau, chúng ta nghĩ kịp đến sự ôn ḥa ngay trong lúc cơn giận xảy ra; rồi lần sau nữa, th́ trước khi nó xảy ra. Chừng đó, chúng ta thu thập được một đức tốt : hạnh ôn ḥa và hạnh nầy thuộc tánh t́nh của ta.
Tư tưởng tạo thành tánh t́nh là thế. Sự đào tạo nầy hữu hiệu chắc chắn như anh thợ hồ xây một tấm vách tường từ viên gạch một.
V́ một tư tưởng khi được lập lại thường th́ thành thói quen, chúng ta cần chọn lọc tư tưởng. Các tư tưởng xấu sớm muộn ǵ rồi cũng biểu lộ thành những hành động tai hại.
Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Nhờ các tư tưởng tốt đẹp, sau khi từ trần, chúng ta sẽ đến cơi Thiên Đàng, nơi đây, các tư tưởng ấy sẽ biến thành quan năng (xem chương VII). Chính chúng nó sẽ tạo cho ta sau nầy một thể trí thanh cao và một bộ thần kinh tinh nhạy khả dĩ phát biểu các tư tưởng cao đẹp.
Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Khi chúng ta phát ra một tư tưởng, một h́nh tư tưởng cũng phát sanh và ảnh hưởng đến kẻ khác. Do đó, chúng ta tạo những dây nhân quả và đồng thời định đoạt giới thân cận của chúng ta về sau.
Chúng ta nên nhớ rằng với quyền năng của tư tưởng, chúng ta có thể phấn khởi, an ủi một bạn ở phương xa và cảm hứng những ai tiếp nhận được tư tưởng của chúng ta.
Sự ham muốn tạo một cơ hội thực hiện
Ham muốn (hay ư chí) sẽ đưa chúng ta đến sự vật ham muốn. Nó tạo một sợi dây liên lạc từ khí giữa vật ham muốn và người, như nam châm hút sắt. Ham muốn lôi cuốn con người đến chỗ nào nó có thể được thỏa măn. Cái ǵ ta ham muốn nồng nhiệt, chúng ta sẽ có. Khi ta muốn mà không được liền đó là v́ sức mạnh của những ham muốn trước c̣n tạm thời ngăn cản.
Đôi khi, ham muốn được thực hiện ngay trong một kiếp, nhưng thường nó được thực hiện ở các kiếp sau. Các kiếp sống của Alcyone [8] chỉ rơ điều nầy. Trong một tiền kiếp, ông là một người tu sĩ Bà la môn (8.300 trước J.C.), nhưng tu sĩ ấy lại ham muốn một cuộc đời hoạt động. Do đó, ở kiếp sau, ông sanh trong giai cấp chiến sĩ. Không bao lâu ông chán chiến tranh, nhưng phải sống đời chiến sĩ đến 50 tuổi, sau đó ông mất cánh tay mặt. Nhờ vậy, ông có th́ giờ học tập và gặp lại một gia đ́nh Bà la môn để lo tu hành.
Chọn lựa.- Ham muốn của chúng ta cần được chọn lọc. Sự thỏa măn một ham muốn hạ tiện đem lại cho chúng ta vui ít hơn buồn. Chúng ta nên có những ham muốn tốt đẹp v́ với các ham muốn nầy, chúng ta sẽ vươn lên cao và hưởng được nhiều hạnh phúc.
Cố gắng.- Các ham muốn ti tiện thúc giục các linh hồn non dại hoạt động và cố gắng: giai đoạn ấy xấu xa nhưng cần thiết v́ có cố gắng, con người mới tiến hóa. Như vậy, các ham muốn ấy cũng hữu ích bao giờ ư chí giúp hành động theo Cơ Trời chưa xuất hiện ở ḷng người.
Ảnh hưởng đến đời sống vật chất.- V́ chúng ta ham sống chúng ta mới bị trói buộc vào bánh xe luân hồi, và chính sự ham muốn của chúng ta định đoạt nơi chúng ta sinh trưởng ở kiếp sau.
Chúng ta hăy chọn lọc ham muốn, t́nh cảm, v́ một tia thù hận của chúng ta có thể thúc giục kẻ khác giết người, và ta sẽ lănh một phần nghiệp quả.
Ảnh hưởng đến kiếp sau.- Các ham muốn của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta đến một nơi nhất định ở Trung giới, sáng sủa hay đau buồn. Chúng nó tạo thể vía của chúng ta ở kiếp sau. Những ham muốn ti tiện làm cho khối óc suy yếu ngông cuồng.
Ảnh hưởng đến kẻ khác.- Các ham muốn của chúng ta liên kết chúng ta với kẻ khác bằng những sợi dây thương mến hay hận thù. Giới thân cận của chúng ta ở kiếp sau (vợ chồng, con cái, bạn bè . . .) tùy ở chúng nó.
3.- Hành động tạo hoàn cảnh
Chúng ta có thể nói : các đau khổ hay sung sướng của chúng ta bây giờ là những đau khổ hay sung sướng mà chúng ta đă tạo cho kẻ khác. Các hành động làm cho kẻ khác vui hay buồn sẽ đào tạo cho chúng ta những hoàn cảnh vật chất thuận tiện hay không.
Nghiệp quả của sự hung dữ nặng nề hơn tất cả : những người tra tấn, săn bắn đều phạm tội nầy.
Hoàn cảnh vật chất hạn chế tầm hoạt động của chúng ta; chúng ta muốn có những hành động cao đẹp nhưng hoàn cảnh không cho phép. Chúng ta hăy chấp nhận hoàn cảnh ấy rồi cố khai thác nó : chúng ta tập chịu đựng với bệnh tật, tập bền chí với công việc buồn chán hằng ngày, tập cương quyết với các nỗi lo âu liên tiếp v.v. . . Nhờ vậy, hoàn cảnh sẽ thay đổi lần lần và trở nên thuận tiện hơn.
Ảnh hưởng đối với chúng ta.- Những hành động lập đi lập lại tạo cho chúng ta những thói quen và những thói quen nầy hạn chế sự biểu lộ của linh hồn. Nhưng các thói quen nầy không ảnh hưởng đến linh hồn và sẽ mất với thể xác.
Ảnh hưởng đối với kiếp sau.- Hành động quyết định sự giàu nghèo, sức khỏe v.v. . . của chúng ta ở kiếp sau.
Ảnh hưởng đối với kẻ khác.- Hành động cũng quyết định giới vị lai của chúng ta : bà con, anh em, bạn bè.
Nguyên nhân và hành động
Nguyên nhân và hành động là hai yếu tố khác nhau. Nguyên nhân là một động lực ảnh hưởng đến tánh t́nh, c̣n hành động là một động lực tác động trong phạm vi vật chất.
Một hành động có thể được thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, v́ vậy chúng ta thường thấy có nhiều hoàn cảnh lạ kỳ, ví như một người ích kỷ, hạ tiện lại giàu sang tột bực. Tại sao thế ? Là v́ ở quá khứ, người ấy hiến một tài sản quan trọng : bệnh viện, vườn chơi v. v. . . Anh đă cho Tạo hóa vay nay Tạo hóa hoàn lại. Nhưng anh ấy ích kỷ : anh cho không phải v́ anh thương người, mà v́ một địa vị, một huy chương. Do đó, tánh t́nh của anh vẫn c̣n ích kỷ như trước và v́ vậy, anh vẫn đau buồn ngay trong cảnh giàu sang.
Trái lại, một người có thể làm một điều quấy do một nguyên nhân cao đẹp. Nguyên nhân cao đẹp nầy sẽ trau dồi tánh t́nh của anh và nó tạo cho anh những cơ hội để hành thiện, nhưng điều quấy anh đă làm sẽ tạo cho anh nhiều gian truân. Tuy nhiên, nhờ tánh t́nh thanh cao nên anh vẫn được b́nh thản ngay trong lúc nguy nan.
Sự quan trọng của nguyên nhân
Nguyên nhân quan trọng hơn hành động rất nhiều, v́ nguyên nhân đào tạo tánh t́nh, nhờ vậy về sau, con người có nhiều hành động tốt.
Sự xung đột bổn phận
Đôi khi, nhiều điều hiện ra như là bổn phận, và các bổn phận ấy lại trái ngược nhau khiến chúng ta lưỡng lự không biết hành động thế nào cho hợp lư. Trong trường hợp nầy, ta phải đặt nặng nguyên nhân và tránh mọi yếu tố ích kỷ. Sau đó, chúng ta hăy vững tâm hành động trong tinh thần vị tha dù hành động có sai lạc cũng không sao.
Cơi giới và nguyên nhân
Nguyên nhân trói buộc ta vào cơi phát sanh ra nó. Nếu nó là một lợi lộc vật chất, nó buộc ta vào cơi trần; nếu nó là một lạc thú ở cơi trên, nó trói buộc ta vào cơi Thiên đàng; nếu nó hoàn toàn vị tha, nó phát xuất từ cơi Bồ đề và không c̣n có tánh cách trói buộc v́ nó không đ̣i hỏi ǵ nữa.
Cơi giới và động lực
Cơi càng cao, động lực càng mạnh và tạo nhiều biến chuyển trong định mạng. Nếu một đơn vị động lực thuộc cơi trần tạo một kết quả, kết quả ấy tăng lên 5 ở cơi Trung giới, lên 25 ở cơi Hạ thiên và 125 ở cơi Thượng thiên.
Do đó, dầu mắc phải một định mạng khắc khe, nếu chúng ta có một lư tưởng cao đẹp liên hệ đến các cơi trên, chúng ta sẽ có một cuộc đời cao đẹp đáng sống.
Như vậy, nếu ta hiểu rơ ba qui tắc nhân quả vừa tŕnh bày, chúng ta sẽ đào tạo tương lai của chúng ta.
III.- CÁC THỨ NGIỆP QUẢ
Có nhiều thứ nghiệp quả :
1.- Nghiệp quả tích trữ (Sanchita), tổng kết các quả đă tạo ở quá khứ;
2.- Nghiệp quả đă chín;
3.- Nghiệp quả đang tạo.
Chúng ta cũng sẽ bàn đến các nghiệp quả : cấp thời, chuyển biến, dồn dập và cộng đồng.
Nghiệp quả tích trữ
Đó là các quả đă tạo ra ở những kiếp trước mà chúng ta phải trả trong những kiếp sau. Đó là thanh gươm Damoclès treo trên đầu chúng ta, nhưng rất may là chúng ta không thấy.
Nghiệp quả về tánh t́nh
Khi ta mới sanh, tánh t́nh của chúng ta là tổng kết các khuynh hướng của quá khứ.
Nghiệp quả vật chất
Các nghiệp quả nầy được trả từ phần trong nhiều kiếp dưới h́nh thức quả chín. Khi chúng ta lấy ân trả oán, chúng ta trả quả chín đó trước khi nó xảy ra.
Quả chín
Quả chín là một phần nghiệp quả tích trữ mà các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu đă chọn cho ta trả ở kiếp nầy. Sự chọn lựa ấy rất cần v́ chúng ta không thể trả một lần khối nghiệp quả to lớn của chúng ta; vả lại, nghiệp quả nầy đủ loại và liên hệ đến nhiều người (người th́ ở xa nhau tại cơi trần, người th́ ở cơi trên v. v. . .), khiến chúng ta không sao trả được trong một kiếp.
Đời sống hiện tại
Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu sắp đặt đời sống hiện tại của chúng ta; các Ngài đặt chúng ta trong một giống dân, một quốc gia, một tôn giáo, một địa vị, một gia đ́nh, một thể xác v. v. . . thích hợp để giúp chúng ta vừa tiến hóa, vừa trả phần quả đă chọn. Đời sống sẽ sắp xếp như thế nào để mỗi người đều có thể hành thiện.
Chúng ta phải chấp nhận sự hạn chế của chúng ta : đó là những quả mà chúng ta không thể tránh.
Số mệnh
Tinh tú liên hệ đến ngày giờ sanh đẻ của mỗi người. Khi chúng ta sanh ra, ảnh hưởng của nó ở vào một t́nh trạng nào đó, và căn cứ vào t́nh trạng ấy, các nhà bói tử vi có thể biết được tánh t́nh và số mệnh của mỗi người. Ảnh hưởng ấy không tạo ra định mệnh, nó chỉ là một dụng cụ đo lường, cũng như đồng hồ đối với thời gian, giúp chúng ta biết số mệnh của mỗi người.
Đối với nhiều người, biết được số mệnh có hại hơn là có lợi, v́ sự hiểu biết ấy có thể gây nhiều đau buồn, chán nản.
Dù sao, chỉ người ươn hèn mới cúi đầu trước ngôi sao định mệnh, c̣n kẻ hiền triết th́ chủ trị đời ḿnh. Chúng ta phải hành động như nhà hiền triết.
Sửa đổi nghiệp quả
Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt, nghiệp quả của chúng ta có thể sửa đổi. Nghiệp quả là những động lực hiện hữu, chúng ta có thể tạo những động lực mới để sửa đổi chiều hướng của chúng nó. Động lực mới nầy là tuân hành lời dạy của Chơn Sư, là hành thiện, tránh ác, tinh tấn v.v. . .
Đừng oán ghét
Trong sự trả quả, luôn luôn có một người trung gian và người trung gian nầy thường bị xem là một kẻ thù. Đó là một sự lầm lạc. Y giống như một kẻ thu thuế mà thôi. Oán ghét y là một điều vô lư.
Giúp đỡ
Khi một người lâm nạn, ta không nên nói là nghiệp quả của y, rồi làm ngơ. Lẽ tất nhiên, ở quá khứ, y có những hành động xấu xa nên bây giờ mới đau khổ, nhưng dù sao, chúng ta hăy giúp đỡ y hết ḷng. Biết đâu ta không phải là người được kêu gọi để chấm dứt nghiệp quả của y ? Vả lại, nếu nghiệp quả của y c̣n nặng, sự giúp đỡ của chúng ta đương nhiên là vô hiệu.
Những hành động không thể tránh
Đó là một thứ quả chín. Khi một người quá thiết tha với một hành động, ư chí của y trở thành mănh liệt, do đó, khi có dịp, y hành động mà không nghĩ suy ǵ cả. Đó giống như giọt nước chót làm tràn ly.
Thói quen
Khi một hành động được lập đi lập lại thường, nó thành tự động và trở nên một thói quen.
Những thói quen xấu
Những tư tưởng xấu tạo chung quanh chúng ta một lớp vỏ dày bao bọc linh hồn. Với thời gian lớp vỏ ấy mỏng lần, rồi một ngày kia một sự kiện (như một quyển sách, một buổi diễn thuyết) đập bể vỏ và giải thoát linh hồn. Đó là trường hợp hoán cải hay phép lạ mà chúng ta thường nghe nói.
Quả đang tạo
Áp dụng ba qui tắc nói trên, chúng ta có thể tạo cho chúng ta những quả tốt. Chúng ta định đoạt tương lai của chúng ta.
Dồn quả
Khi một tu sĩ muốn tiến mau, y nguyện trả quả nhanh chóng. Do đó, người bị nhồi quả. Đó là trường hợp của những đệ tử có đủ can đảm để chịu đựng quả xấu dập dồn.
Nghiệp quả chung
Các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu thừa dịp sự tụ họp của con người để thực hiện sự trả quả chung, chẳng hạn như trong các tai nạn xe lửa, băo lụt, động đất, chiến tranh v.v. . .
Trong tai nạn nầy, người ta phân biệt ba trường hợp :
1.- Nếu chết v́ tai nạn có trong nghiệp quả đă chín của chúng ta, chúng ta phải chịu chết.
2.- Trái lại, chúng ta sẽ thoát nạn nhờ sự gia hộ của các Đấng Vô H́nh.
3.- Nếu trong sự chết nầy có trong nghiệp quả tích trữ nhưng chưa chín, chúng ta có thể t́nh nguyện trả quả để tiến hóa mau.
Những người t́nh nguyện như thế sẽ được chăm nom một cách đặc biệt ở bên kia cửa tử.
Quả gia đ́nh
Trong các kiếp trước, chúng ta không làm tṛn phận sự của chúng ta trong gia đ́nh. Bây giờ, nghiệp quả hiện ra dưới h́nh thức những cha mẹ hung tợn, những đứa con bất hiếu v.v. . .
Trong sự trả quả nầy, chúng ta phải nhẫn nhịn nhau hầu cứu văn hạnh phúc gia đ́nh.
Quả quốc gia
Chúng ta nên phận biệt quả chung của một quốc gia và quả của một công dân xứ ấy.
a/ Quốc gia.- Mỗi quốc gia có thể xem như là một cá nhân đảm nhận một thiên trách trong sự tiến hóa của nhơn loại. Tùy cách thi hành thiên trách của ḿnh (vị tha hay ích kỷ), quốc gia ấy sẽ trở nên hùng cường hay lụn bại. Không một quốc gia nào khinh miệt t́nh huynh đệ mà được hưng thạnh. Nước Y pha Nho vào thời vua Charles Quint rất hùng cường, nhưng v́ tàn sát người Incas, người Maures và người Do Thái, v́ đă xử thiêu chết do Ṭa án Inquisition, nước ấy suy sụp đến ngày nay.
b/ Công dân.- Nói một cách tổng quát, con người sanh ở một xứ nào là để thu thập các đức tánh riêng của dân tộc xứ đó, đồng thời cũng để trả nghiệp quả của y. Khi một xứ bị nghiệp suy vong, các linh hồn thấp kém sẽ đến đầu thai tại đó nên các lănh tụ tỏ ra ích kỷ, bất lực khiến xứ ấy lụn bại càng mau. Trái lại, các linh hồn cao cả sẽ đến nhiều trong các nước hưng thịnh, nhờ thế, nước ấy càng trở nên hùng cường.
Tiên đoán
Trong quyển sách Con người từ đâu đến và đi về đâu, ở trang 147, kỳ xuất bản 1917, ông Leadbeater viết rằng Âu châu (và luôn cả thế giới) sẽ trở nên một Liên Bang vào cuối thế kỷ 20 nhờ công nghiệp của một linh hồn có tài là Jules César.
Một ví dụ nghiệp quả
Trong quyển Những luật Thông Thiên Học căn bản bà Annie Besant có nói về trường hợp hai vợ chồng vừa mất một đứa con 17 tuổi. Hai vợ chồng người ấy rất đau khổ và đến gặp bà. Xem qua các tiền kiếp, bà cho biết trong một kiếp trước, hai vợ chồng nầy có nuôi một đứa cháu và hành hạ nó đủ điều và đứa cháu ấy đến 17 tuổi th́ chết. Họ đă gây đau khổ th́ bây giờ họ phải chịu đau khổ.
Sau đây, chúng tôi ghi dây liên hệ giữa nhân và quả.
Nhân Quả ở kiếp sau
- Oán ghét, trả thù - Án mạng
- Ác cảm - Sầu khổ
- Ích kỷ - Cô độc, thiếu t́nh thương
- Kiêu căng - Ô nhục
- Tham vọng - Thất vọng liên tiếp
- Bài bác chơn lư - T́m chơn lư
- Hung dữ - Tật nguyền, điên dại
- Án mạng - Chết dữ dội
- Dâm dục - Bệnh tật, quái trạng
- Cha mẹ xấu xa - Con bị hành hà
- Phản bội - Đui mù, câm điếc
- Lạm dụng - Túng thiếu
v. v….
IV.- BIỆN BÁC
Định mạng và tự do
Linh hồn được tự do chọn lựa khi bước vào hàng nhơn loại. Có ba yếu tố cần thiết :
1.- Sự tự do tùy thuộc mức tiến hóa. Các linh hồn non dại thật sự không được tự do, v́ họ là nô lệ của sự ham muốn, các thói quen, các thành kiến. Khi tiến gần đến quả vị Tiên thánh, nhờ được minh triết và ḥa đồng với luật trời, con người sẽ tự do.
2.- Nghiệp quả hạn chế sự tự do của chúng ta, nhưng lần hồi chúng ta có thể nới rộng sự hạn chế đó.
3.- Chúng ta phải cố gắng tuân luật trời. Trong lúc đầu, chúng ta như bị ràng buộc ít nhiều nhưng khi ư ta hợp với ư trời, chúng ta sẽ hoàn toàn tự do.
Hiện tại tùy quá khứ, vậy làm sao người xấu có thể trở nên người tốt ?
Nhờ nhiều động lực, động lực thứ nhứt là đau khổ phát sanh từ tật xấu. Sự đau khổ nầy sẽ biến thành sự chán sợ ở bên kia cửa tử, do đó con người sẽ chán sợ khi gặp lại tật xấu đó. Động lực thứ hai là ḍng tiến hóa lúc nào cũng lôi cuốn chúng ta trên con đường thiện. Động lực thứ ba là ư chí diệt trừ tật xấu và thay nó bằng đức hạnh.
Đâu là nguồn gốc của nhân quả
Cũng như các định luật thiên nhiên, khi vũ trụ hiện ra là có luật nhân quả. Nó trường cửu.
Nghiệp quả của một sinh vật bắt đầu khi nó biểu hiện, nghĩa là khi tinh thần khoác lớp áo vật chất.
Có công b́nh chăng khi ta đau khổ v́ một lỗi lầm đă quên ?
Có bất công là khi nào ta đau khổ v́ một lỗi lầm không do ta làm. Sự lảng quên không xóa bỏ ǵ cả.
Nghiệp quả và cầu nguyện
Cầu nguyện là khai mở tâm hồn để nhận ảnh hưởng thiêng liêng, nhưng với đa số nhơn loại, cầu nguyện có nghĩa là cầu xin.
Có ba loại cầu nguyện :
a/ Cầu nguyện để thu hoạch tài sản vật chất
b/ Cầu nguyện được phù tŕ trong lúc đau khổ
c/ Cầu nguyện để ḥa hợp với Thượng Đế
Cầu xin lợi lạc không ích ǵ cả. Đức Chúa há không dạy : “Cha của các anh biết các anh cần ǵ trước khi các anh cầu xin”.
Chúng ta cũng không nên cầu xin Thượng Đế hủy diệt các đau khổ của chúng ta, mà xin giúp ta đủ nghị lực để chịu đựng. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện Ngài giúp đỡ người khác như vậy. Nhưng tốt hơn ta giúp kẻ khác chịu đựng chính bằng khí lực mà ta chuyển cho họ trong h́nh tư tưởng.
Khi con người không cầu xin ǵ cả mà chỉ suy gẫm Đức Thượng Đế, y sẽ thu nhiếp Hạ trí và tiến đến sự ḥa hợp với Thượng Đế, là nguồn sống, nguồn sinh lực và nguồn an lạc.
Tuy nhiên, sự cầu xin những lợi lạc vật chất đôi khi cũng được thỏa măn. Lư do như sau :
1.- Các nhân vật vô h́nh xúc động trước các lời cầu xin và ra tay tế độ.
2.- Khi cầu nguyện, con người tạo h́nh tư tưởng và các h́nh tư tưởng nầy tác động cạnh các linh hồn nhân ái khiến họ phù tŕ.
3.- Các Đấng Cứu trợ vô h́nh cũng có thể thúc giục những kẻ từ tâm đến giúp đỡ.
V.- CÁC ĐẤNG CHĂM NOM LUẬT NHƠN
QUẢ,
SỰ CHẤM DỨT NHƠN QUẢ
Các Đấng chăm nom luật Nhơn quả là các Lipikas và Maharajas.
Lipikas
Các Ngài ghi chép tất cả, biết rơ nhân và quả của mỗi người. Các Ngài giữ cho mỗi người một hồ sơ, một trương mục. Chính các Ngài quyết định đời sống của chúng ta.
Maharajas
Các Ngài thi hành mạng lịnh của các Đấng Lipikas. Các Ngài chọn cha mẹ thích hợp và điều chỉnh nghiệp quả tùy hành động của mỗi người.
Các Ngài chủ trị bốn yếu tố : đất, nước, gió, lửa. Trong quyển Giáo lư bí truyền , các Ngài được tả như các bầu tṛn có cánh và những bánh xe phun lửa.
Chấm dứt ngiệp quả
Làm sao chấm dứt nghiệp quả v́ hằng ngày chúng ta vừa trả quả cũ vừa tạo quả mới ? Anh A hại anh B, anh B trở lại hại anh A và liên tiếp măi như thế th́ làm sao cắt đứt sợi dây nhân quả ? Nó có thể cắt đứt nhờ sự hiểu biết, nhờ t́nh thương. Nếu B hiểu biết và nhơn từ, y sẽ không trả thù. Nghiệp quả được chấm dứt không phải bằng sự oán ghét mà bằng khoan dung và t́nh thương.
Nên trả quả như thế nào ?
Chúng ta phải chấp nhận các hạn chế về thông minh, sức khỏe, kư ức, hạnh kiểm v.v. . . mà ta đă tạo ra. Kế đó, ta cố gắng hủy diệt nó. Bằng cách nào ?
Hằng ngày, ta phải suy gẫm lư tưởng của chúng ta và sống một ngày một thanh cao. Nhờ vậy, chúng ta tạo những động lực mới để thay đổi các động lực cũ nghĩa là thay đổi các nghiệp quả và cải thiện số mệnh của chúng ta. Ví dụ, ta nhận thấy ta ích kỷ. Ta hăy suy gẫm hạnh vị tha và nhờ đó, tánh ích kỷ tai hại sẽ tiêu dần. Thế là nghiệp quả được cải thiện.
Chiến đấu với dục vọng
Vào lúc linh hồn c̣n non dại, dục vọng cần cho sự tiến hóa; nhưng về sau, y phải loại trừ chúng nó. Ví dụ, nếu chúng ta ham ăn, chúng ta phải ghi nhận các tai hại của sự ăn uống vô độ như phát ph́, đau gan, đau bao tử v. v. . . để tạo cho ta sự chán ghét. Sự chán ghét nầy sẽ diệt trừ tánh ham ăn.
Người mộ đạo tuân hành giáo lư của Đức Giáo chủ về sự tiết độ và suy gẫm hạnh nầy.
Từ bỏ kết quả
Mọi hoạt động gồm ba yếu tố : dục vọng, suy tư và hành động. Ta có dục vọng rồi mới suy tư và hành động để thỏa măn; vậy mục đích của ta là thỏa măn dục vọng nghĩa là hưởng thụ kết quả của hành động. V́ muốn hưởng thụ kết quả mà ta hành động. Chính sự ham muốn nầy (chớ không phải hành động) trói cột chúng ta.
Vậy khi ta từ bỏ kết quả của hành động, ta sẽ cắt đứt dây nhân quả và được giải thoát. Các bậc hiền triết hoạt động để làm tṛn phận sự chớ không thiết tha đến kết quả. Vô vi, bất động trong hành động đó là bí quyết của sự giải thoát.
Nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng từ bỏ kết quả có nghĩa là đừng hoạt động. Trái lại, chúng ta phải hoạt động nhiều hơn lúc nào cả.
Diệt trừ nghiệp quả
Để diệt trừ quả cũ, chúng ta nên
xem trong đời ta, ta có hành động sái quấy với ai không và cố gắng chuộc tội.
Nếu ta biết được các kiếp trước, ta cũng phải cư xử tốt đẹp với những kẻ mà ta
làm phiền ḷng. Dù sao, nếu hằng ngày ta cố gắng hành thiện th́ quả cũ sẽ tiêu
ṃn.
Kết kuận
Bây giờ, chúng ta biết rơ ta chỉ gặt hái những điều ta đă gieo. Những điều đến cho ta là do ta đă tạo. Vậy ta phải vui vẻ nhận chịu các nghiệp quả.
Trong những xứ tin ở luân hồi và nhân quả , ai ai cũng chấp nhận số phận ḿnh và nhờ thế mà họ nhẫn nại, bền chí, không oán trời, ghét người và xă hội được thanh b́nh, ổn định. Ngoài ra, họ c̣n cố gắng hành thiện để đào tạo tương lai của ḿnh.
Như thế là không có sự bất công. Trái lại, chúng ta sẽ ư thức một trật tự đương nhiên mà chúng ta phải tôn trọng chớ không nên chống đối.
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở