|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
ĐỆ TỬ CỦA BẬC CHƯ TIÊN
Tác giả H. P. Blavatsky
(Trích Tạp
chí ĐẠO HỌC- Số 3 ngày 15-12-1953)
|
|
ĐỆ TỬ CỦA BẬC CHƯ TIÊN
Tác giả H. P. Blavatsky
Người Đệ tử (Chéla) là một người tự
xin thọ giáo với một Đức Chơn Sư để học thực tiễn “những lẽ huyền vi của tạo
vật và những linh năng c̣n tiềm tàng nơi con người”. Ở Ấn Độ, vị Đệ tử gọi
Đức Thầy là Sư Phụ (Gourou) và một người thật đủ tư cách làm Sư Phụ luôn
luôn là một vị Chơn Tiên, thông suốt khoa huyền bí, một người có tri thức
uyên thâm về cả mặt hiển giáo
[[1]]
và ẩn giáo [[2]]
, nhứt là về ẩn giáo và đă làm cho nhục
tính qui phục ư chí, và đă tự phát triển được những năng lực tiềm tàng nơi
người, nhờ đó người có thể điều khiển được những năng lực của thiên nhiên và
tham cứu được những bí mật của tạo vật.
Hiến ḿnh để làm đệ tử là một việc khá dễ dàng, tu tập để
trở nên vị Chơn Tiên là một việc hết sức khó khăn, trên đời không c̣n việc
nào khó hơn nữa.
Người ta có thể kể ra vài chục nhà thi sĩ, vài chục nhà
số học, kỹ sư, chánh khách v.v. . . sinh ra đă có thiên tư sẵn, nhưng một
người sinh ra đă có tư cách làm một vị Chơn Tiên là một điều chưa từng có.
Thực thế, mặc dầu một đôi khi chúng ta cũng có nghe nói một người có thiên
tư phi phàm, học đạo rất mau, luyện thần thông rất dễ; tuy nhiên, người đó
cũng phải trải qua những cuộc thử ḷng và những bực sơ học, và chịu huấn
luyện y như bất kỳ là một bạn đồng môn nào khác kém thiên tư hơn.
Về khoa nầy, quả nhiên là không có nột con đàng rộng răi
thênh thang nào mở sẵn cho kẻ hữu phúc tiến bước cả.
Trong bao nhiêu thế kỷ, ngoài cái
nhóm thế thế tương truyền
[[3]]
trong Gom-pa (Chùa), th́ chính ḿnh Tiên Thánh
(Mahatma) ở Hi mă lạp sơn tự lựa chọn lấy Đệ tử trong hạng người có tâm hồn
thần bí, có rất đông ở Tây Tạng. Những trường hợp ngoại lệ chỉ thi hành cho
những người Âu Tây như Fludd, Thomas Vanhan, Paracelse, Pic de la Mirandole,
nam tước Saint Germain v.v. . . là những người có khí chất thích ứng với
khoa học siêu phàm (thiên đạo) nầy, khiến cho những vị Chơn Tiên ở tận
phương Đông phải chú ư và đến tiếp xúc với họ, nhờ đó họ có thể lănh thụ một
phần hoặc ít hoặc nhiều trong toàn bộ Chơn lư, thích ứng với hoàn cảnh xă
hội của họ đương sống. Trong quyển tư của kinh Kui-te, chương nói về “Những
qui luật của Đệ tử chưa được Điểm đạo (Upasanas)”, người ta thấy kể những
phẩm chất mà một người Đệ tử cần có là:
(1)
thể xác hoàn toàn khang
kiện;
(2)
trí và xác trong sạch
tuyệt đối;
(3)
mục đích không vụ lợi,
ḷng từ thiện đối với trọn cả thế giới, ḷng trắc ẩn đối với tất cả sinh vật;
(4)
chuộng sự thật và vững
ḷng tin nơi luật Nhân quả, không kể đến sự can thiệp của một quyền lực nào
khác trong cảnh thiên nhiên – không dùng một phương thế nào khác làm trở
ngại luật Trời, không cầu nguyện hoặc cúng kiến để được khỏi tai ách;
(5)
một ḷng can đảm, không
nao núng trước một cảnh ngộ nào, dầu phải nguy đến tánh mạng cũng vậy;
(6)
một nhận thức bằng trực
giác rắng ḿnh chỉ là một thể xác của Avalokiteshvara hay là Thần (Atma)
dùng để biểu hiện;
(7)
tính thản nhiên nhưng
lượng xét một cách cân phân tất cả mọi vật cấu thành thế giới khách quan và
giả tạm đối với cảnh vô h́nh.
Đó là những lời khuyên nhủ tối thiểu đối với một người có
chí nguyện trở nên một người Đệ tử đủ tư cách. Chỉ trừ điểm thứ nhứt có thể
sửa đổi trong một ít trường hợp đặc biệt và rất hiếm có, mỗi điểm trên đây
đều được nhắc nhở đến luôn. Và người Đệ tử phải tự ḿnh phát triển hoặc ít
hoặc nhiều tất cả các điểm trong tư chất của ḿnh, trước khi được phép chịu
cuộc thử ḷng thật sự.
Khi hành giả đă tự ḿnh tiến hóa –
trong khi lẫn lộn với đời hoặc để ḿnh ra ngoài cuộc – và có đủ năng lực để
làm chủ được: (1) thể xác; (2) giác quan; (3) tội lỗi; (4) sự đau khổ riêng
của ḿnh và có đủ tư cách để sắp sửa làm chủ cái Trí
(Manas), trí huệ hay là linh trí
[[4]]
(Boudhi) và linh hồn tối thượng hay là Tinh thần
(Atma); khi người Đệ tử đă sẵn sàng như thế và ngoài ra, c̣n sẵn sàng thừa
nhận Atma là vị Giám đốc cao cả về phương diện tri giác và ư chí, là uy
quyền hành sự thượng cấp – th́ bấy giờ, đúng theo qui tắc cổ thời rất đáng
kính, anh có thể được một vị trong những vị đă được Điểm đạo để tâm d́u dắt.
Bây giờ Ngài mới có thể chỉ cho anh con đàng bí mật dài đăng đẳng, nhưng ở
cuối con đường đó, hành giả sẽ có được sự minh biện chắc chắn đối với vấn đề
nhân quả và thoát khỏi ṿng luân hồi, mà người c̣n vô minh không có quyền
định đoạt.
Nhưng, từ khi sáng lập Hội Thông
Thiên Học để đánh thức trong trí của giống dân a-ri-en (aryen)
[[5]]
kư ức lu mờ về sự hiện hữu của khoa học siêu phàm nầy
và những năng lực trác việt của con người th́ qui tắc chọn đệ tử, về một đôi
phương diện, có phần dễ dăi hơn trước. Nhiều hội viên Thông Thiên Học nhờ
thế mà có được cơ hội trở nên đệ tử và có những bằng chứng thực tế để có xác
tín về những điểm đă kể trên đây. Theo họ nghĩ cũng đúng, là nếu xưa kia đă
có nhiều người đi đến đích th́ họ cũng thế, nếu họ có đủ tinh thần th́ họ
cũng có thể đi theo con đường đó được và họ cứ nài nỉ để xin làm thí sinh.
Và nếu không cho họ có cơ hội để thí nghiệm ít nữa là một vài bước đầu th́
làm nghịch với luật Nhân quả, nên ơn trên đă nhận lời. Kết quả từ đó đến nay
không có ǵ khả quan đáng khuyến khích và v́ muốn chỉ nguyên nhân thất bại
cho họ thấy và cũng muốn đề pḥng cho kẻ khác đừng khinh suất đặt ḿnh vào
một số phận giống như thế, nên tôi mới được lịnh viết bài nầy. Những thí
sinh nói trên đây, mặc dầu đă được cảnh cáo trước một cách rành rẽ, họ cũng
vẫn phạm cái lỗi, măn ngó về tương lai một cách quá ích kỷ mà lăng quên quá
khứ của họ. Họ quên rằng họ chưa từng làm được điều ǵ để xứng đáng được
chọn và cho họ có quyền hy vọng một đặc ân như thế, họ chưa thể tự hào có
được một thành tích nào trong các thành tích kể trên đây. Họ là bọn người
sống trong thế hệ quá ích kỷ và ham chuộng nhục dục, dầu họ có đôi bạn hay
độc thân, dầu họ là thương gia, công chức, quân nhân hay có một nghề nghiệp
tự do, họ ở trong một trường đời có đầy đủ phương tiện để đồng hóa họ với
thú tính và kém phương tiện để phát triển năng lực tinh thần c̣n tiềm tàng
nơi họ. Tuy nhiên, họ vẫn tự tôn tự đại, tự xem là một người phi thường, qui
luật đă làm khuôn mẫu cho vô số thế kỷ đă qua không thể áp dụng cho họ, làm
như họ là một Hóa thân của Thượng Đế giáng sinh vậy. Ai cũng ước mong được
những huấn thị mật truyền, những quyền lực phi thường, bởi v́ họ là hội viên
Thông Thiên Học. Cũng có một số ít người thành thật cải thiện cuộc đời của
họ, trừ bỏ những lỗi lầm của họ, và đối với những người nầy chúng ta phải
nh́n nhận thực tâm của họ.
Ban đầu tất cả đều bị từ khước, trong đó phải kể trước
hết là Đại tá Olcott, chính vị Hội trưởng cũng không được nh́n nhận làm đệ
tử thiệt thọ cho đến khi ngài trải qua hơn một năm làm việc tận tâm và tỏ ra
cương quyết để chứng minh rằng ngài có thể chịu cuộc thử ḷng mà không có
điều ǵ nguy hiểm. Kế đó những lời phiền trách nổi lên tứ phía; từ người Ấn
Độ, đáng lẽ phải giảng giải cho họ hiểu hơn trước, cho đến người Âu Tây
không biết tí ǵ về những qui luật huyền bí cả. Người ta nói to lên rằng Hội
sẽ không tồn tại được nếu không cho ít nữa là vài hội viên Thông Thiên Học
có cơ hội thử sức. Người ta không c̣n nhớ đến những đặc điểm cao thượng và
vô tư lợi khác đă ghi trong chương tŕnh của chúng ta như: nghĩa vụ của con
người đối với đồng bào, với xứ sở; nghĩa vụ phải giúp đỡ, dẫn đạo, khuyến
khích và nâng đỡ những kẻ hèn yếu hơn và ít duyên phần hơn ḿnh, người ta
dẹp những kẻ đó qua một bên, đạp lên trên ḿnh những kẻ đó để đua nhau chạy
đến địa vị Chơn Tiên. “Đâu những hiện tượng quái lạ! đâu những hiện tượng
phi thường!” Những tiếng la ó như thế vang dội khắp nơi. Người ta không để
cho những vị sáng lập rảnh tay làm tṛn công việc chính thức của Hội, thiên
hạ cứ yêu cầu mấy vị nầy can thiệp với Tiên Thánh, họ để lời trách móc mấy
Ngài, mặc dầu chỉ có những đệ tử đáng thương của mấy Ngài nhận lănh tất cả.
Cuối cùng lịnh trên đưa xuống, cho phép một vài người trong đám thí sinh
nóng nảy được thí nghiệm đúng theo lời họ cầu xin. Có lẽ kinh nghiệm sẽ cho
họ thấy, rơ hơn lời khuyến cáo, tư cách của người đệ tử phải như thế nào và
kết quả của tính ích kỷ và táo bạo ra sao.
Mỗi thí sinh đều được cho biết trước là anh phải chờ đợi
nhiều năm trước khi anh có thể biết rơ năng lực của anh, và anh phải trải
qua nhiều cuộc thử ḷng làm hiện rơ tất cả những tính tốt và tính xấu của
anh. Hầu hết thí sinh đều có đôi bạn và v́ đó họ được gọi là đệ tử tại gia
(chéla laique). Một người đệ tử tại gia là một người thế gian tự nguyện tu
học để được giác ngộ về mặt tinh thần. Mỗi hội viên Thông Thiên Học nào thừa
nhận mục đích thứ nh́ trong ba mục đích công khai của Hội có thể kể như là
một người đệ tử tại gia, bởi lẽ, mặc dầu anh chưa được thâu nhận vào hàng đệ
tử thiệt thọ, nhưng anh có thể trở nên một chưn trong đó; thực thế, anh đă
vượt qua ranh giới ngăn cách anh với Tiên Thánh và hiến ḿnh cho các Ngài
chú ư. Khi anh gia nhập Hội Thông Thiên Học và tận tâm giúp vào công nghiệp
của Hội, tức là sự hành động của anh đă có một đôi phần hợp với ư chí của
các đấng Tiên Thánh đă ban lịnh lập ra Hội Thông Thiên Học và vẫn c̣n che
chở Hội. Khi anh gia nhập, chính là anh tự giới thiệu anh với mấy Ngài rồi
đó, thế th́ giai đoạn c̣n lại hoàn toàn tùy nơi anh thôi, và anh không thể
trông mong một điểm đặc ân nào của một vị trong các vị Tiên Thánh của chúng
ta, hoặc của một vị Tiên Thánh nào khác trên địa cầu – nếu các Ngài chịu ra
mặt - nếu anh không có đủ công lao để xứng đáng với đặc ân đó. Tiên Thánh là
những tay phụng sự chớ không phải là những tay làm trọng tài cho luật Nhân
quả. Chỉ có một đặc ân ban cho người đệ tử tại gia là đặc ân làm việc để có
công lao dưới mắt quan sát của một Đức Thầy. Và dầu cho người đệ tử có thấy
Đức Thầy hay không, kết quả cũng không hề thay đổi; những tư tưởng tốt cũng
như những tư tưởng xấu của anh, những lời nói, những hành vi của anh sẽ đem
lại kết quả đúng theo luật. Có ư khoe khoang hoặc phô trương ḿnh là đệ tử
tại gia chỉ làm cho mối liên hệ với đức Sư phụ trở nên một cái tên rỗng
tuếch thôi, bởi v́ một hành động như thế là một bằng chứng hiển nhiên về
tính tự kiêu và không đủ tư cách để tiến bộ. Và trong bao nhiêu năm qua, đến
đâu chúng tôi cũng đem dạy câu châm ngôn: “Trước hết hăy xứng đáng đi đă rồi
sau sẽ muốn thân cận với Tiên Thánh”.
Gia dĩ, có một luật ghê gớm động tác trong thiên nhiên,
luật nầy không ai sửa đổi được và cắt nghĩa cho ta hiểu cái lẽ bí ẩn do đâu
mà một vài vị đệ tử được chọn trong mấy năm gần đây đă trụy lạc một cách
đáng thương. Độc giả có nhớ câu ngạn ngữ xưa nầy chăng: “Không nên đánh thức
con mèo đang ngủ”? Câu nầy có chứa rất nhiều ư nghĩa huyền bí. Không một
người đàn ông hoặc đàn bà nào biết được nghị lực của ḿnh như thế nào nếu
chưa gặp cuộc thử ḷng. Có cả ngàn người sống một cuộc đời đáng kính v́ họ
không bị thử thách. Đó là một sự thực rất tầm thường nhưng rất hợp với câu
chuyện ở đây. Kẻ nào có ư dọn ḿnh để làm đệ tử sẽ đồng thời đánh thức và
làm nổi dậy một cách dữ dội mọi nhiệt vọng ngấm ngầm của thú tính. Bởi v́
đây là sự khởi hấn của cuộc chiến tranh để đạt quyền tự chủ và trong trận
chiến đấu nầy, người ta không thể nới tay mà cũng không thể trông mong kẻ
nghịch nới tay. Một lần cho đến cùng, phải thắng hay là phải ngă; thắng là
đi đến địa vị Chơn Tiên; ngă là một người bại trận đê hèn; bởi để sa ngă vào
ṿng dâm dục, kiêu căng, bỏn sẻn, tự đắc, ích kỷ, hèn nhát hoặc bất kỳ một
khuynh hướng hèn hạ nào, thực sự là một điều bỉ ổi, nếu đem tính hùng dũng,
cương quyết ra mà làm mực thước để đo. Người đệ tử chẳng những phải đương
đầu với mọi khuynh hướng xấu xa ngấm ngầm trong tâm địa của ḿnh, mà ngoài
ra c̣n phải đương đầu với áp lực của bao thế lực bất chính chất chứa của
đoàn thể và quốc gia mà anh là một phần tử trong đó. Bởi anh không thể biệt
lập và những ǵ có ảnh hưởng đến cá nhân cùng những ǵ có ảnh hưởng đến nhóm
(thành thị, quốc gia) đều cảm ứng lẫn nhau. Và trong trường hợp nầy, cuộc
chiến đấu để dành phần thắng cho điều thiện làm cho anh chạm vào toàn thể
cái khối xấu xa đê tiện ở chung quanh anh và chọc cho nó giận dữ. Nếu anh an
ḷng đi theo một chiều với những người lân cận của anh và có hành động tương
tự với họ - có lẽ hơi xấu hơn hoặc tốt hơn mực trung b́nh một chút – th́
không ai để ư đến anh. Nhưng nếu người ta biết anh có sức thấy được cái giả
dối bên ngoài của cuộc đời xă giao để che đậy sự rỗng không của nó, nào sự
giả nhân giả nghĩa, sự ích kỷ, nào sự ham thích nhục dục, sự tham lam và
những sự xấu xa khác nữa của nó, và anh có chí sống một cuộc đời cao thượng
hơn th́ liền đó, anh sẽ bị họ thù ghét, và tất cả những kẻ có tâm tánh xấu
xa, tin nhăm, bất lương, đều đua nhau phóng đến cho anh một luồng ư lực trái
nghịch với điều anh muốn. Nếu anh có đủ nghị lực th́ anh vượt qua nổi, cũng
như người lội giỏi có thể lội ngược, trong khi người yếu sức phải trôi theo
gịng nước. Trong trận chiến đấu tinh thần nầy, nếu người đệ tử c̣n một vết
xấu ngấm ngầm nào, vết đó cũng sẽ hiện ra trước ánh sáng, không thể giấu
được.
Cái lớp sơn tập tục mà “màu văn minh” phủ lên người chúng
ta phải cạo thật sạch hầu cho chơn tướng của con người không c̣n một bức màn
nào che đậy và hiện ra một cách rơ rệt. Những tục lệ xă hội duy tŕ con
người trong một khuôn khổ đạo đức và bắt buộc họ phải nộp lễ cho đức hạnh
bằng cách cư xử cho ra vẻ lễ độ, dầu lễ độ của họ là giả dối cũng không sao;
nhưng đối với người đệ tử bị áp lực quá nặng nề, những tục lệ đó cơ hồ bị
quên mất tất cả, những hạn chế bị thủ tiêu tất cả. Bấy giờ, anh đương ở
trong một bầu không khí ảo mộng, trong trận mê hồn của Ma vương.
Tính xấu mang một bộ mặt rất dễ yêu và những thị dục có
vẻ mê người hấp dẫn kẻ có chí nhưng thiếu kinh nghiệm, sa vào vực thẳm của
trụy lạc. Trường hợp ở đây không giống với cảnh ngộ mà một nghệ sĩ có tài đă
có lần miêu tả, trong đó, Satan đánh cờ với một người đem linh hồn ḿnh mà
đánh cuộc; nhưng người nầy có được vị thần hộ mạng đứng một bên chỉ bảo và
giúp sức. Bởi sự chiến đấu kể trong trường hợp của bài nầy xảy ra giữa ư chí
của người Đệ tử và nhục tính của anh và luật Nhân quả cấm Thần Thánh hoặc vị
Sư phụ nhúng tay vào, cho đến khi có kết quả phân minh.
Ông Bulwer Lytton có lư tưởng hóa h́nh ảnh nầy một cách
rất thi vị trong quyển “Zanoni” của ông, một quyển sách luôn luôn được nhà
huyền bí học tán thưởng; và trong quyển “Sự tích kỳ dị”, ông cũng tŕnh bày
một cách tài t́nh mặt trái của sự nghiên cứu huyền bí cùng những mối nguy
hiểm ghê gớm trong đó.
Có một lần, một đấng Tiên Thánh đă
xác định trạng thái của người Đệ tử là “vật dung môi”
[[6]]
làm tan cặn bă của tâm linh và chỉ c̣n để lại vàng
ṛng thôi. Nếu trong tâm địa thí sinh có ẩn mầm tham tiền, mánh khóe chánh
trị, hoài nghi theo đầu óc duy vật, phô trương, gian dối, tàn bạo, ưa thích
khoái lạc về nhục dục th́ cái mầm ấy sẽ nảy nở thêm to; và đối với những đức
tính cao thượng của nhân tâm, cái kết quả cũng thế ấy. Chơn tướng của con
người hiện ra trọn vẹn. Thế th́, phải là một người quá điên rồ mới bỏ con
đàng bằng phẳng của cuộc đời b́nh thường để leo trèo những cụm núi non dốc
hiểm và không có đường lối sẵn sàng của người Đệ tử, nếu chưa xét kỹ xem
ḿnh có đủ tư cách để mạo hiểm như thế chăng.
Thánh kinh Thiên Chúa Giáo có nói rất đúng rằng: “Kẻ đứng
lên phải coi chừng kẻo té”. Đọc câu nầy những người có chí nguyện làm Đệ tử
phải suy nghĩ cho chính chắn, trước khi lăn ḿnh vào cuộc hỗn chiến! . . .
Những nỗi khó khăn của người Đệ tử sẽ không phút nào giảm
cho đến khi anh biến đổi được nhân tính và tạo ra được một trật tự mới trong
người anh. Thánh Paul (Romains VII, 18-19) có thể nghĩ đến nỗi niềm của
người Đệ tử khi Ngài thốt: “Tôi quyết định làm điều phải, nhưng tôi không có
quyền làm; bởi v́ tôi không làm điều phải mà tôi muốn, nhưng tôi lại làm
điều quấy mà tôi không muốn”. Và trong quyển Kiratarjunijam của Bhavari cũng
có viết:
“Những kẻ nghịch trong nhơn thân nổi lên
Rất khó mà đàn áp – những thị dục xấu xa –
Phải cương quyết lên mới thắng được;
Người thắng được chúng nó,
Cũng ngang hàng với bực chinh phục được tam giới”.
H. P. BLAVATSKY
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES