HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN HỌC BÀI VỞ THƠ ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES
CỨU CÁNH CỦA ĐỜI NGƯỜI
Của C. Jinarājadāsa
Tiếng Bắc phạn có một chữ dùng để tóm tắt giáo lư cao siêu nhất của các nhà hiền triết Ấn Độ.
Chữ đó là Brahman, nghĩa là trạng thái tồn tại độc nhất và ta chỉ có thể biết được ba đặc tính của trạng thái đó là Sat, Chit và Ananda[1] thôi. Đối với “Kẻ biết được Brahman” th́ bí mật của đời sống đă giải quyết xong, kẻ đó không c̣n thấy có sự đối chọi giữa Thượng Đế và phi Thượng Đế, phải và quấy, vui và khổ, trên và dưới nữa; Thượng Đế và tôn giáo, văn minh và các giai cấp xă hội chỉ là những nhăn hiệu che lấp chân tướng của sự sống độc nhất, “Đấng có một không hai”, căn bản của tất cả vạn vật.
Bực hiền triết thấy trong tất cả các sắc tướng đều có h́nh ảnh của sự sống độc nhất và đầy linh cảm. Sự thâm hiểu Brahman có năng lực biến đổi được mọi vật cho đến đỗi ngày xưa người ta đă nói: “Nếu anh đem chân lư này dạy cho một cây gậy khô, tức th́ cây gậy khô sẽ đơm bông trổ lá”.
Tính đồng nhất của mọi vật, cố nhiên không phải chỉ có nhà hiền triết Ấn Độ phát minh được. Tất cả các phái triết học đă kế tiếp nhau từ cổ Atlantide cho đến ngày nay đồng tuyên bố một diệu lư như nhau, hoặc dưới h́nh thức này hoặc dưới h́nh thức khác. Quan niệm của học phái Platon về thực tại với những thuộc tính Thiện, Chơn, Mỹ cũng là một h́nh thức của chơn lư đó và các nhà triết học Cơ đốc dạy về sự siêu việt và tự tại của Thượng Đế là một h́nh thức khác nữa. Giáo lư của Lăo Tử dưới h́nh thức Đạo cũng là một cách tŕnh bày tuyệt diệu khác.
Nhưng trong triết học Ấn Độ, c̣n có một chữ nữa được ít người biết hơn chữ “Brahman” và phát biểu một chơn lư mà không có khoa triết học nào khác nói đến. Chữ đó là Neti do hai tiếng Phạn NA-ITI ráp lại và có nghĩa “Cái đó không phải”. Độc giả xác định cách nào tùy ư, mỗi xác định đều có thể dùng chữ NA-ITI “Cái đó không phải” để căi lại. Nhưng, chữ Neti dùng trong triết học Ấn Độ, có mục đích đi đến một quan niệm tối cao, và là chỗ thành công của các nhà hiền triết Ấn Độ.
Nói một cách vắn tắt, chữ Neti nghĩa là, về vấn đề phẩm tính của Thượng Đế, của Thực trạng cuối cùng dầu người ta xác định cách nào, dầu sự xác định đó có bao nhiêu hứa hẹn là đúng đi nữa, nó cũng KHÔNG PHẢI sự thực. Bởi v́ tất cả những lời ǵ có thể tuyên bố về tánh chất của Thực thể (Chơn như) cũng không đúng sự thực cả.
Muốn hiểu cho rơ ràng hơn nữa, chúng ta có thể thí dụ một vị Đại Thiên thần nói với chúng ta rằng, ai đó biết được Thượng Đế và diễn tả cho chúng ta biết thuộc tánh của Ngài, nhà hiền triết Ấn Độ khát vọng chơn lư sẽ trả lời một cách giản dị:
“Neti, Neti” “cái đó không phải”, nghĩa là tất cả những thuộc tánh, những hiện tượng, dầu là thứ ǵ, cũng không thể làm cho ta biết được Thực trạng (Chơn như). Bởi v́ tất cả những ǵ có h́nh, có chất, đều không thể biểu lộ sự thực, đối với cái Vô tướng th́ không thể nào dùng cái Hữu tướng mà miêu tả và biết được. Bởi đó, tất cả thứ ǵ ở trong ṿng kinh nghiệm, cảm biết, đều là sự biết về một ít thuộc tánh của Thực trạng, chớ không phải là sự biết về bản thể của Thực trạng.
Trước mỗi kinh nghiệm, dầu có vẻ thiêng liêng, siêu việt đến đâu cũng thế, nhà hiền triết phải nói: “Neti, Neti”. Sự t́m ṭi về Sự Thực sẽ dắt nhà hiền triết đến đâu không biết, nhưng trong khi tâm hồn nhà hiền triết vượt lên cảnh này đến cảnh khác và dường như lần lần càng đến gần trung tâm hơn, th́ nhà hiền triết vẫn phải nói, mỗi khi đến một cảnh mới: “Neti, Neti”, bởi v́ nếu c̣n có một thứ ǵ ở ngoài để quan sát, th́ thứ đó chưa phải là Thực trạng.
Cái lối cương quyết của nhà hiền triết Ấn Độ như thế, triết học Âu Tây chưa từng có. Trừu tượng cao siêu nhất mà Âu Tây có thể nghĩ đến là quan niệm kỳ diệu của Platon mà ông đă mượn miệng của cô đồng Distima để dạy Socrate về tánh chất của Độc nhất.
“Kẻ nào có chí về chỗ cứu cánh đó, phải khởi sự từ lúc thanh xuân, t́m những h́nh thức tốt đẹp; trước hết học ưa thích một vẻ đẹp thôi và do đó để nuôi những tư tưởng tốt đẹp. Kế đó y sẽ nhận thấy vẻ mỹ lệ của một h́nh thức tốt đẹp này giống với vẻ mỹ lệ của một h́nh thức tốt đẹp khác, và nếu y chỉ t́m sự tốt đẹp v́ sự tốt đẹp, th́ không khờ dại ǵ mà chẳng xem sự tốt đẹp của tất cả các h́nh trạng như một thứ với nhau. Tin chắc như thế rồi, y sẽ yêu mến tất cả các h́nh trạng tốt đẹp, sẽ thấy nhiệt vọng đối với một t́nh trạng riêng biệt tắt mất và xem việc đó như một việc nhỏ nhen, đáng khinh bỉ.
Và điều đó sẽ làm cho y thấy sự tốt đẹp của tâm hồn c̣n quí hơn tất cả sự tốt đẹp bên ngoài, nhờ vậy, nếu y có được một tâm hồn tốt đẹp th́ dầu cho tâm hồn đó có ở trong một thân h́nh vô duyên đi nữa, y cũng sẽ luôn luôn một mực vun bồi những tư tưởng tốt đẹp hầu huấn luyện và tăng cường nghị lực của tâm hồn cho đến khi tâm hồn thấy được sự tốt đẹp của hành động và pháp luật, thấy được tất cả những vật tốt, thực sự, đều giống nhau và sự tốt đẹp của thân h́nh không quan trọng ǵ. Từ hành động y sẽ hướng dẫn tâm hồn qua học thuật đặng cho tâm hồn có thể thấy sự tốt đẹp của học thuật và khi xem thấy sự tốt đẹp thừa thải khắp nơi, tâm hồn có thể không bị làm tôi mọi hoặc làm một món đồ chơi cho một sự tốt đẹp nào, hoặc một luật lệ nào, mà trái lại tâm hồn sẽ mặc t́nh thưởng thức mọi vẻ đẹp luôn luôn sáng tạo và lặng nh́n những tư tưởng và những h́nh ảnh tốt đẹp và cao quí trong một triết học vô biên; kết cuộc tâm hồn có thể trở nên cường tráng và phát triển măi cho đến khi nhận thức được rằng chính ḿnh là một nền khoa học tốt đẹp vô cùng tận.
“Bởi v́ kẻ nào đă kinh nghiệm ḷng yêu thương như thế và đă ngắm nh́n đúng phép những vật tốt đẹp theo thứ tự đă nói trên đây, th́ kẻ đó, khi đă hưởng tận những vật đáng ưa thích, sẽ lặng ngắm một Thực thể vô cùng đẹp đẽ và thực sự chỉ v́ ḷng yêu thương đối với Thực thể đó mà kẻ đó đă làm xong tất cả các công việc khác, một Thực thể vĩnh cửu, không sanh, không diệt, không tăng, không giảm, nơi đó không có sự thay đổi cũng không có sự quanh co, không có nhiều bực xấu hay tốt khác nhau. Vẻ đẹp đẻ của Thực thể đó không thể h́nh dung bằng một gương mặt xinh tươi, hoặc một thân h́nh say đắm, cũng không thể tưởng tượng ra lời nói hoặc trí thức, cũng không ở chỗ nào khác hơn là chính Thực thể đó; vẻ tốt đẹp đó không phải vẻ tốt đẹp của con thú, của con người, của đất, của Trời, hay của một tạo vật nào, nó là vẻ đẹp độc nhất và vô cùng vô tận, và mặc dầu những vật tốt đẹp khác có ít nhiều phẩm tánh của nó, có lớn và có chết, chính nó vẫn đời đời không thay đổi, không tăng, không giảm. Và kẻ nào có ḷng thương người và khởi sự thấy sự tốt đẹp của ḷng thương, th́ kẻ đó, không c̣n cách xa cứu cánh của mọi vật”.
Trong những lời nói tuyệt diệu của Platon, chúng ta thấy đồng một giáo lư với trong kinh Upanishads.
Trong kinh Shwetashwatara Upanishads, đấng Độc nhất hiện thân thành một đấng Thượng Đế có cá tánh, trong bài hát:
“Ước sao chúng tôi nhận biết được Người. Người là đấng Cao cả trong các đấng Chí tôn, đấng Cao cả trong các đấng Thượng Đế, Vua của các vua, đấng Cao cả của những bực tối cao, đấng Chí tôn của Vũ trụ, đấng Thượng Đế mà chúng tôi phải sùng bái.
Ngài hiện thành đàn bà hoặc đàn ông, hoặc nam nhi hoặc thiếu nữ; một khi đă đến tuổi già, Ngài nương một cây gậy để bước, Ngài hiện ra vô số gương mặt khác nhau khắp hết mọi chỗ.
Ruồi màu xanh, chim màu lục, thú mắt đỏ, đám mây có ẩn sấm chớp bên trong, thời tiết và biển giả, Ngài là vô thỉ. Ngài ngự trong thế lực vô biên và là nơi sanh ra các thiên đạo”.
Nhà hiền triết Ấn Độ nghiêng ḿnh trước con ruồi xanh, con chim lục, trước ḥn đá và con chó, và lầm thầm một ḿnh: “Brahman”. Nhưng liền đó, nhớ đến chơn lư vinh quang kia, lại thốt: “Neti, Neti” và tiếp tục đi tới nữa.
Có phải giáo lư Neti dạy rằng chơn lư không thể t́m ra được chăng ? Ḷng người không khi nào được thỏa măn chăng ? Điều đó, giáo lư không nói đến ! Các vị hiền triết hứa hẹn sự yên nghỉ, sự yên nghỉ đời đời.
Nhưng mấy vị ấy nói rằng ta đừng tưởng đă được yên nghỉ khi mà c̣n có một đấng Thượng Đế có cá tánh. Ấn Độ sẽ không phải là Ấn Độ nếu Ấn Độ dừng bước trước một đấng Thượng Đế c̣n cá tánh, dầu đấng đó cao siêu đến đâu cũng mặc. V́ thế, phái Vedanta tuyên bố rằng: Ishvara, đấng Thượng Đế có cá tánh của một vũ trụ chỉ là một lưu xuất. Phía sau Ngài c̣n có Tuyệt đối là nguồn gốc lưu xuất Ngài. V́ đó, Phật giáo gát vấn đề bản tánh của Thượng Đế lại một bên. Tư tưởng Ấn Độ luôn luôn bay lượn trên tối cao thiên, cho đến đỗi nhà thần bí Cơ đốc xem dường như tư tưởng đó bị bao phủ trong một hư vô giá lạnh, nơi đó linh hồn lạnh quá cho đến đỗi thành ra vô ư thức. Tuy nhiên, nhiệm vụ to lớn nhất của Ấn Độ trong sự phát triển tinh thần của thế giới chính là “Neti, Neti” (Cái đó không phải, cái đó không phải).
Neti là một giáo điều rất nghiêm khắc, nhưng nó là cây gậy độc nhất mà rốt cuộc, người hành đạo có thể nương nhờ được. Neti là bài học của sự đời. Ban sơ, vợ và con, quyền thế và thanh danh, minh triết và làm việc, mấy việc đó kế tiếp nhau làm cho con người say đắm và tưởng rằng đó là những việc rất may mắn. Rồi quá khứ của con người, nghiệp quả của con người hiện tới để dạy con người bằng sự đau khổ và sự từ bỏ, bài học Neti. Về sau, tới tŕnh độ mà con người thấy rằng: đấng Chủ tể là Brahman, đấng Chủ tể là Vishnou, đấng Chủ tể là Đại Thiên thần, đầng Chủ tể là chính ḿnh “Brahman”. Nhưng sự đời sẽ dạy y thêm một lần nữa “Neti, Neti” (Cái đó không phải, cái đó không phải) mặc dầu là tất cả những ǵ của y đều là do đấng Chủ tể ban cho. Càng ngày càng cao hơn măi, từ tạo vật này đến tạo vật khác, y lên, lên măi và tuy vậy, y vẫn c̣n thỏ thẻ “Neti, Neti” (Cái đó không phải, cái đó không phải).
Chỉ khi nào chúng ta c̣n lại một ḿnh, hoàn toàn thoát ly hết tất cả các sự vật và tất cả các cảnh, không c̣n trông nhờ ai nữa, dầu đó là Thượng Đế, chỉ đến chừng đó, chúng ta mới thấy được bản tánh của Thực trạng, của Chơn như. V́ vậy ta không lạ ǵ mà thấy “Ánh Sáng Trên Đàng Đạo” kết thúc bằng ba cứu cánh qui tắc để chỉ dẫn cho kẻ đă đứng “Trước thềm Thánh điện”:
“Ngươi hăy chú tâm vững vàng vào cái không có chất cũng không có tồn tại.
Ngươi chỉ nghe tiếng không lời thôi,
Ngươi hăy hoàn toàn chú định vô cái vô h́nh, vô ảnh, đối với nội giác quan cũng như ngoại giác quan.”
Cho đến chừng nào nơi cơi đất Ấn Độ cũ kỹ này, c̣n có vài người lầm thầm một ḿnh “Neti, Neti” th́ cuộc đời của Ấn Độ không có sự biến đổi quan trọng và mặc dầu các vị hiền triết ấy dường như sống riêng biệt với cơi đời, ẩn trong rừng sâu hoặc trong động đá, mấy vị ấy vẫn c̣n là giềng mối duy nhất để cho những mơ mộng của những kẻ sống trong đời và khát khao ḥa b́nh và vĩnh phúc có chỗ tựa nương. Bởi lẽ vĩnh phúc vốn từ trong tâm mà đến và phải từ đó mà đến, bởi v́ người và Trời vốn một chớ không phải hai.
Và con đường trong tâm, nơi kết thúc của con đường ở ngoài, vốn là con đường “Neti, Neti”.
C. J
(Trích Tạp chí NIẾT BÀN số 6 Bộ mới tháng 10 năm 1948)
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN HỌC BÀI VỞ THƠ ẢNH TẾT 2006 ENGLISH BOOKS MAGAZINES
[1] Sat = Thực tại, Chit = Tri thức, Ananda = Hạnh phúc.