trang nhà
l trang
sách l
bản
tin l
thiền
học l
tiểu
sử l trang
thơ l
h́nh ảnh
l
bài vở
CHUYỆN NÀNG KỸ NỮ VÀ ĐẠO SĨ (SANNÂYSIN)
Thuở xưa có một vị đạo sĩ tu luyện gần bên đền thờ Đức Thượng Đế Si hoa (Shiva). Ngay tịnh thất của ông là nhà một nàng kỹ nữ, ngày đêm rước khách không ngớt. Đạo sĩ thấy vậy bèn kêu nàng kỵ nữ mà nói rằng : “Nầy con ! Con có biết con phạm tội lỗi tới ngần nào không ? Ngày đêm con dụ dỗ bọn đàn ông con trai vào đường hoa nguyệt. Con làm chuyện đồi phong bại tục trái với luật Trời. Luật nầy sẽ phạt con nặng nề.” Nói xong, ông mới giảng đạo lư cho nàng nghe. Nàng hết sức hối hận về những điều quấy của nàng đă làm, nên từ đó nàng thành tâm cầu nguyện Trời tha tội cho nàng. Nhưng bởi nàng không có phương thế khác sanh nhai, nên buộc ḿnh phải tiếp tục hành nghề nhơ nhớp đó. Tuy vậy, mỗi lần khách mua hoa dày ṿ thân nàng th́ nàng rất ghê tởm và nàng cầu xin Đức Thượng Đế chứng minh ḷng thành của nàng và hỉ xả cho. Vị đạo sĩ thấy dường như lời khuyên của ông không có hiệu quả mới tự nói: Để ta tính coi trọn đời nàng nầy rước bao nhiêu khách. Ngay khi đó, hễ mỗi người vô nhà nàng th́ ông lấy một cục sỏi để một bên. Tới một ngày kia những sỏi chất thành một đống cao. Ông bèn kêu nàng kỹ nữ chỉ cho coi rồi nói: Coi hăy xem đống sỏi đó, mỗi cục sỏi là một tội ác của con gây ra, từ lúc ta đă chỉ đường ngay nẻo thẳng cho con. Ta khuyên con hăy sửa tánh nết con lại và lập lại một lần nữa: Con phải gội rửa những lỗi lầm đó đi. Nàng kỹ nữ run rẩy lập cập và khóc mùi mẫn khi thấy tội lỗi của nàng chồng chất lên cao. Nàng bèn vái lầm thầm: “Lạy Đức Thượng Đế, xin Ngài giải thoát kiếp đau khổ của con đi.”
Lời cầu khẩn của nàng được chứng chiếu. Tử thần tới rước nàng nội ngày đó. Nàng đă thoát kiếp trần ai đầy khổ năo.
Mà một điều lạ xảy ra, do thiên ư đă định là vị đạo sĩ cũng bỏ xác một ngày với nàng kỹ nữ. Các Thiên thần, thuộc hạ của Đấng Quích Nu ( Vishnou), xuống rước hồn nàng về cơi Thiên Đường; trái lại, hồn của vị đạo sĩ bị quỉ sứ dẫn xuống âm phủ. Đạo sĩ thấy lẽ trái ngược như thế bèn la lên: “Đức Thượng Đế công b́nh như thế hay sao ? Trọn đời tôi sống trong cảnh thanh bần, tu hành khổ hạnh mà tới lúc thác bị sa xuống địa ngục, c̣n ả buôn hương bán phấn đó, trọn một kiếp dẫy đầy tội lỗi mà được lên Thiên Đường à ?” Thiên thần bèn đáp : “Đức Thượng Đế không hề lầm lạc trong sự xét đoán bao giờ. Người ta gieo giống chi th́ gặt giống nấy. Trọn đời ngài sống trong cảnh hư vinh, ngài khoe khoang cho thiên hạ thấy công đức của ngài, ngài đeo đuổi theo những danh vọng hăo huyền, ngài muốn cho người ta kính trọng và ca tụng ngài. Trời đă ban thưởng ngài rồi đó. Ngài không hề thật ḷng mến Thượng Đế chút nào cả.
Trái lại, nàng nầy ngày đêm thành thật cầu khẩn Đấng Chí Tôn trong lúc thân ḿnh nàng phạm tội lỗi. Bây giờ hăy coi người trần thế đối đăi với xác thân của ngài và xác thân của nàng thể nào ? Bởi xác thân của ngài không phạm tội lỗi cho nên người ta mới đem tràng hoa phủ lên và cộ đi tới sông Hằng, theo sau quần chúng và tiếng nhạc vang vầy, mà cũng trong lúc ấy xác thân bẩn thỉu của nàng đương làm mồi cho kên kên quà quạ và lang sói. Nhưng bởi tấm ḷng nàng trong sạch cho nên linh hồn nàng mới được về cơi Thiên đường là nơi để ban thưởng những người không nhiễm trần ai. C̣n ḷng của ngài chỉ để ngắm xem những tội lỗi của kẻ khác, v́ thế nó trở nên nhơ bợn. Bởi vậy ngài phải xuống ở cơi âm phủ nơi chứa những người ḷng dạ xấu xa. Chính ngài mới thật là kỹ nữ chớ không phải nàng đó đâu.”
***
Lời bàn
:
Chuyện nầy có thật hay không, điều đó tưởng không cần thiết lắm, có thật cũng được, không có thật cũng được, nhưng ư nghĩa của nó rất sâu xa và rất đúng với Chơn lư. Trong bài nầy có ba điều ta phải ghi nhớ măi :
a/ một là :quả báo trả từ cảnh. Quả báo của việc làm trả cho xác thịt, quả báo của ư muốn trả cho cái vía, quả báo của tư tưởng trả cho cái trí và cái tâm.
b/ hai là : ḿnh phải tự biết ḿnh và lo rửa ḷng cho trong sạch, đừng háo hư danh.
c/ ba là : không nên xem bề ngoài mà xét đoán những tội lỗi của kẻ khác.
Theo luật Nhân quả, con người gieo giống chi gặt giống nấy; những khổ hạnh bề ngoài giống như một lớp sơn phủ lên những tấm ván mục, nếu tấm ḷng ta c̣n vấy bợn nhơ, không lo sửa tư tưởng, ư muốn cho hợp với cơ Trời. Con người có thể khoe khoang với con người, chớ không có chi qua mắt các Đấng Thiêng Liêng được. Như Thiên thần trả lời với vị đạo sĩ : “… C̣n ḷng ngài chỉ để ngắm xem những tội lỗi của kẻ khác, v́ thế nó trở nên nhơ bợn.” Đây là sự thật. Một khi ḿnh nhớ tới tánh xấu của người nào th́ tư tưởng của ḿnh tới thêm sức cho tánh xấu của người đó làm cho va xấu thêm. Đồng thời, cái trí của ḿnh rút những tư tưởng xấu, đồng bản tánh với tật xấu đó vô, làm cho nó trở nên đen tối và ḷng dạ của ḿnh v́ đó mà hóa ra hèn mạt. Chính là ta hại người mà ta trở lại hại ta một lượt nữa.
Thế nên điều kiện tối cần cho sự thành công trong đường Đạo hay đường Đời là: ḿnh phải tự biết ḿnh trước nhứt v́ tánh t́nh ḿnh là khí cụ của ḿnh dùng. Ḿnh phải hết sức gắt gao với ḿnh, mà trái lại luôn luôn phải tha thứ cho người. Không nên khinh khi, rẻ rúng ai cả, mặc dầu thấy người ta c̣n ở trong ṿng tội lỗi. Một sự sa ngă chưa phải là dấu hiệu của sự thấp thỏi. Nhiều khi bị luật nhân quả, người ta phải phạm những điều hèn hạ đặng đền bù tội lỗi kiếp trước, nhưng trong mấy cơi vô h́nh người ta đă tiến hơn ḿnh rất xa. Sau khi đă dứt hết các dây nghiệp chướng rồi người ta bước vào cửa Đạo và đi mau lắm, ta không thể theo kịp. Điều nầy ta chớ lấy làm lạ. Phải là Chơn Sư mới hiểu rơ được sự tấn hóa của con người tới mực nào, tới bực đó mới không c̣n lầm lạc nữa. Chính là thuở xưa Phật cũng thâu làm đệ tử những kỹ nữ thuộc về hạng sang trọng tiếng Pháp dịch là courtisanes.
Chuyện nàng kỹ nữ và vị đạo sĩ là một, c̣n chuyện dưới đây vốn của ông Đại tá Olcott thuật lại do kinh nghiệm của ông, cũng một ư nghĩa với bài trên.
------------
KHÔNG NÊN COI THEO BỀ NGOÀI MÀ XÉT ĐOÁN
Một ngày kia, tôi bị một vị Chơn Sư ở Bombay quở trách nặng nề v́ tôi do dự không thâu nhận làm hội viên một người có ḷng thành nhưng đă bị một nhóm tín đồ Cơ Đốc Giáo hành hà, ngược đăi và bắt bỏ tù v́ một lẽ riêng. Ngài mới cho tôi coi bề trong của những vị bằng hữu cọng tác với tôi và tôi hiểu rằng: mặc dầu họ có những ư muốn tốt đẹp, hết chín phần mười phạm tội lỗi một cách kín nhiệm v́ bởi họ c̣n yếu tánh. Đây là một bài học cho tôi, trọn đời tôi không hề quên, và từ đó về sau tôi rất kiêng dè, không hề xét đoán những vị cọng tác với tôi nữa; phần đông họ không yếu đuối hơn tôi mà tôi cũng không hoàn toàn hơn họ, mặc dầu họ vượt núi không nổi, họ cũng như tôi, vẫn kiên gan lo leo trèo cực nhọc cho đến chót.
Mấy năm về trước, khi tôi mới tới Bombay lần đầu tiên, bà Blavatsky có nói với tôi: Nhiều vị Chơn Sư hội hiệp với nhau rồi cho trải ra trước mắt các Ngài một luồng ánh sáng tinh giới trong đó hiện ra phản ảnh những tánh t́nh của các hội viên người Ấn. Bà liền yêu cầu tôi định coi h́nh nào tốt đẹp hơn hết. Tôi bèn đề nghị : Ấy là một người Bạt si (Parsi) ở Bombay, c̣n trẻ, hiện là hội viên rất hoạt động và rất tận tụy, ai ai cũng nhận thấy điều đó. Bà bèn tươi cười mà nói: H́nh đó không tốt đẹp chút nào; người mà tánh t́nh tốt hơn hết là anh Băn ga li (Bengali) khốn khổ, lúc đó lại mang tật uống rượu nữa. Chẳng bao lâu, anh Bạt si ra khỏi Hội và trở lại công kích chúng tôi kịch liệt; trái lại, anh Băn ga li sửa ḿnh, bỏ rượu và bây giờ thành một người chơn tu. Bà mới cắt nghĩa rằng: Có nhiều tật xấu về nhục dục chỉ có ảnh hưởng đến xác thịt mà thôi và không có để dấu vết măi măi trong tâm hồn. Trong những trường hợp nầy, bổn tánh thiêng liêng rất hùng dũng và trong một cuộc chiến đấu ngắn ngủi sẽ rửa sạch hết các vết bợn nhơ ở ngoài.
KẾT LUẬN - Tôi xin lấy hai đoạn nầy : qui tắc 2 – 4 và 5 – 8, rút trong quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo mà kết luận.
Chúng tôi rán thực hành theo lời khuyên dạy của một Đức Thầy trong các Đức Thầy của chúng tôi dưới đây: Nếu các con gắng công bước tới trước được một bước, nếu các con có được một sự tiến bộ rơ rệt, các con chớ nên tự nói: “ Tôi đă làm được như thế, quả thật, tôi đă tiến bộ”. Tốt hơn là nên tưởng nghĩ như thế nầy : “Tôi rất hữu phước mà làm được như thế bởi v́ do sự tàhnh công của tôi, nhân loại càng tiến gần đến lúc mà nhân loại sẽ tự t́m thấy chân tướng của ḿnh, và đến gần mục đích mà Thượng Đế đă định cho nhân loại. Do nơi sự thành công của tôi, nhân loại tiến tới được một bước, khiến cho mỗi phần tử của nhân loại tiến bộ được một ít. Như thế người ta có thể tưởng nghĩ đến nhân loại cũng như một người kia đă tưởng nghĩ đến trọn cả gia đ́nh của y, từ đứa con nhỏ cho đến vị nội tổ cao niên, để lo lắng cho sự thạnh vượng chung của tất cả.”
(Giảng lư Ánh Sáng Trên Đường Đạo : Qui tắc 2 – 4, của ông Leadbeater, trương 85)
***
“Con đừng tưởng tượng rằng con vốn riêng biệt với người hung ác hay kẻ điên rồ. Mấy kẻ ấy tức là con đó, mặc dầu họ c̣n thấp thỏi hơn bằng hữu con hay Thầy con. Nếu mà con để nảy nở trong ḷng con cái quan niệm rằng con không dính dấp tới một vật nào hay một người nào, th́ v́ lẽ đó con sẽ sanh ra một nhân quả trói buộc con với vật đó hay người đó, cho tới ngày nào linh hồn con biết rằng: nó không thể nào ở riêng biệt một ḿnh được.
“Con nên nhờ rằng tội lỗi và sự tủi nhục của nhân loại là tội lỗi hay sự tủi nhục của con, bởi con vốn là một phần tử trong đó. Nhân quả của con liên kết chặc chẽ với nhân quả chung của toàn thể.”
(Ánh Sáng Trên Đường Đạo : Qui tắc 5 – 8).
(Trích Tạp chí Đạo Học, Năm thứ nhứt, số 4 ngày 15 – 1- 1954)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở