Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES 

 

Trích chương 7
CHÚNG TA CHỊU ẢNH HƯỞNG

DO NHỮNG TRUNG TÂM TỪ KHÍ

Tác giả C. W. Leadbeater

Dịch giả Lê Toàn Trung

 


CHÚNG TA CHỊU ẢNH HƯỞNG

DO NHỮNG TRUNG TÂM TỪ KHÍ

Dịch giả Lê Toàn Trung

quyển ẨN DIỆN CỦA SỰ VẬT

(THE HIDDEN SIDE OF THINGS)

 

Chúng ta đều biết rằng những nơi chốn khác thường đều phát ra những ảnh hưởng đặc biệt. Có vài ngôi nhà hoặc cảnh vật trông rất u tối, buồn tẻ. Nhà tù có một không khí buồn rầu và xua đuổi, c̣n nhà thờ th́ đầy ḷng tôn sùng v.v. . . Chẳng ai để ư tại sao như thế, c̣n nếu họ quan tâm một chút đi nữa th́ họ cũng bỏ qua v́ cho rằng đó là do liên tưởng.

Có lẽ vậy, nhưng c̣n hơn thế nữa. Nếu ta phân tách, khảo sát nó, chúng ta sẽ thấy rằng nó tác động trong nhiều trường hợp mà ta không ngờ. Hiểu biết về nó rất hữu dụng cho đời sống hằng ngày. Sự khảo cứu những mănh lực tinh vi hơn của thiên nhiên sẽ cho chúng ta biết rằng chẳng những các sinh vật hằng phát ra nhiều ảnh hưởng phức tạp mà các vật vô tri cũng phát ra các ảnh hưởng như thế nhưng kém hơn và đơn giản hơn.

 

NHỮNG ĐẠI THÁNH ĐƯỜNG

 

Gỗ, thép và đá có những phát xạ đặc biệt riêng. Nhưng điều cần nhấn mạnh nơi đây là chúng có thể hấp thụ ảnh hưởng con người vào rồi lại tuôn ra trở lại. Vậy nguồn gốc của ḷng tôn sùng, ḷng kính sợ thấm nhuần các đại thánh đường đến đỗi một du khách gan dạ nhất cũng không thể hoàn toàn thoát khỏi nó là ǵ? Không chỉ v́ liên hệ lịch sử, sự hồi tưởng trải qua nhiều thế kỷ người ta đă tụ họp nơi đây để ca ngợi và cầu nguyện, và ngoài các sự phát xạ của các vật liệu, ḷng tôn sùng có nguồn gốc cao hơn thế nữa.

Để hiểu điều này, đầu tiên chúng ta phải nhớ rằng những ngôi nhà ấy được xây dựng trong những hoàn cảnh như thế nào. Một ngôi nhà thờ tân thời được thầu khoán dựng lên trong một thời gian ngắn thật ra chỉ có chút ít linh thánh. Nhưng vào thời trung cổ, ḷng tin rất mănh liệt, trong khi ảnh hưởng của đời sống vật chất bên ngoài rất yếu. Nói cho đúng, khi họ xây thánh đường là họ cầu nguyện vậy. Mỗi viên đá đặt để là một tặng vật nơi bàn thờ. Trong tinh thần làm việc như thế, mỗi viên gạch trở nên một linh phù thật sự chứa đầy ḷng tin kính và tôn sùng của người xây dựng. Nó có thể phát lại những làn sóng t́nh cảm này cho người khác, khiến họ cảm nghĩ tương tự. Về sau, những người đến đền thờ ấy để thờ phượng, không chỉ cảm nghe được các phát xạ ấy, mà chính họ c̣n tăng cường chúng bằng những cảm nghĩ của họ.

Những vật trang hoàng bên trong nhà thờ c̣n đúng thật hơn nữa. Mỗi một phết cọ sơn tranh, mỗi một nhát đục tạc tượng là một món quà trực tiếp kính dâng Thượng Đế. Như thế, một công tŕnh nghệ thuật được hoàn thành giữa bầu không khí đầy tin kính và yêu thương, nó sẽ bao phủ rơ rệt những đặc tính ấy cho người đến sùng bái. Mọi người giàu cũng như nghèo đều cảm nghe ảnh hưởng này, nhưng người nào hiểu được tuyệt tác ấy và nhận biết được các ư nghĩa của nó th́ có thể nhận được một sự khích lệ phụ gia.

Ánh sáng mặt trời chiếu qua những tấm kính cửa sổ màu thời trung cổ mang theo nó một sự vinh quang không phải là hoàn toàn của cơi hồng trần, bởi lẽ người khôn ngoan dựng nên bức tranh tuyệt diệu v́ t́nh yêu Thượng Đế và sự vinh quang của những vị thánh của ngài. Như thế mỗi một mảnh kính cũng là một linh phù. Hăy luôn nhớ rằng cái năng lực do ḷng nồng nhiệt của nhà nghệ sĩ khởi thủy truyền vào bức tượng hay bức tranh hằng được ḷng tôn sùng của nhiều thế hệ nối tiếp nhau tăng cường, chúng ta sẽ hiểu ư nghĩa bên trong của ảnh hưởng lớn lao phát xuất từ những đồ vật được xem là linh thiêng qua nhiều thế kỷ.

Một bức tranh hay bức tượng có thể có một tác động hoàn toàn không liên quan đến giá trị nghệ thuật của nó. Tác phẩm Chúa Hài đồng ở Ara Cœli ở La mă không phải là một tác phẩm nghệ thuật th́ nó cũng chỉ ảnh hưởng thêm một ít tác động phụ hoàn toàn khác hẳn đối với một hạng người mà bây giờ nó không khêu gợi được ǵ hết (tức là hạng người thích nghệ thuật mà không có ḷng tôn sùng. LND).

Như thế, hiển nhiên những vật sở hữu trong giáo hội như bức tượng, bức tranh và những vật trang hoàng khác đều ảnh hưởng mạnh mẽ lên tín đồ. Tác động của chúng rất là mạnh mẽ khiến nhiều người cảm nghe được và v́ thế mà những người cuồng tín dă man tự gọi ḿnh là thanh giáo ganh ghét vô cùng. Họ hiểu rằng cái quyền lực ẩn sau giáo hội đă hoạt động mạnh mẽ xuyên qua những đồ vật này như những vận hà. Và mặc dầu họ ghét sợ các ảnh hưởng thanh cao, họ cũng cảm thấy rằng nếu họ phá vỡ những trung tâm từ khí ấy th́ các ảnh hưởng sẽ mất đi. Do đó trong cuộc cách mạng chống lại các điều thiện mỹ, họ đă tàn phá tất cả những điều ǵ có thể làm được. Giống thế, những người tự gọi ḿnh là người Cơ Đốc đầu tiên, v́ vô minh đă hạ các bức tượng Hi lạp mỹ lệ nhất để lấy đá xây những căn nhà tồi tàn của họ.

Trong tất cả những ngôi nhà thờ tráng lệ thời trung cổ, ḷng tôn sùng quả thật là xuất phát từ những bức tường, bởi v́ nhiều thế kỷ trôi qua, nhiều thế hệ liên tiếp đă tạo nên các h́nh tư tưởng về tôn sùng và thâm nhập vào các bức tường ấy. Trái lại, nhiều nhà họp của vài giáo phái có một bầu không khí đầy sự chỉ trích và tranh luận mà bất cứ người nhạy cảm nào cũng có thể nghe được. Nhiều nơi hội nghị ở Scotland và Hà lan có một cảm giác nổi bật là đa số những người đến hành lễ chẳng có một tư tưởng nào về thờ phượng hay tôn sùng ǵ cả. Họ chỉ giả bộ mộ đạo và nóng nảy khám phá xem người thủ trưởng bất hạnh của họ đă phạm lỗi lầm nào trong lời thệ nguyện vô vị.

Các nhà thờ mới không có ảnh hưởng ấy v́ ngày nay người ta thiếu ḷng nhiệt thành; họ xây một nhà thờ cũng như xây một cơ xưởng. Nhưng khi vị giám mục làm lễ hiến dâng nó th́ có một ảnh hưởng rơ rệt, xác định được tạo nên. Vấn đề này sẽ được bàn đến trong một chương khác. Sau vài năm sử dụng, những bức tường cũng được thấm nhuần các tư tưởng một cách hữu hiệu. Nhưng đối với các nhà thờ chuyên về phép bí tích hoặc thờ phượng th́ mau hơn nhiều. Các nhà thờ Thiên Chúa giáo La mă hay nhà thờ Nghi lễ thường sớm có hiệu quả, c̣n những nhà hội họp của vài giáo  phái ly khai không chú trọng về tôn sùng th́ sau một thời gian lâu dài cũng chỉ mới có được một ảnh hưởng không khác ǵ một giảng đường thông thường. Nhà nguyện của một tu viện có một ảnh hưởng tôn sùng thanh cao hơn, nhưng các ảnh hưởng này cũng khác nhau rất nhiều tùy theo các h́nh tượng chiêm ngưỡng.

 

ĐỀN MIẾU

 

Tôi đă lấy thí dụ về các nhà thờ Thiên Chúa giáo bởi v́ chúng rất quen thuộc với tôi và có lẽ với đa số độc giả của tôi; và có lẽ cũng v́ Thiên Chúa giáo là một tôn giáo chú trọng đặc biệt đến ḷng tôn sùng và – hơn mọi thứ - đă xếp đặt sao cho các ḷng tôn sùng được biểu lộ một cách đồng loạt cùng thời trong những nhà thờ chuyên về mục đích đó.

Ở Ấn Độ, người Vaishnavite có một ḷng tôn sùng cũng sâu xa như người Thiên Chúa giáo mặc dầu họ thường mong được hồi đáp ân huệ. Nhưng người Ấn giáo không có ư niệm về sự thờ phượng cộng đồng.

Trong những kỳ lễ lớn, vô số đám đông đến đền thờ, nhưng mỗi người chỉ cầu nguyện và hành lễ riêng theo ḿnh, do đó mà họ không hưởng được một phụ gia lớn lao do hiệu ứng đồng thời.

Chúng ta hăy xét riêng phương diện thấm nhuần các bức tường bằng ḷng tôn sùng. Để hiểu rơ cách tác động của sự hỗ tương, chúng ta lấy thí dụ một nhóm thủy thủ kéo sợi dây thừng. Trong lúc kéo, họ thường hát một nhịp điệu để cho tất cả các thủy thủ đều ra sức kéo cùng một lúc. Theo cách đó th́ lực kéo sẽ mạnh hơn là mỗi người đều kéo với một lực y như vậy nhưng chỉ khi nào y muốn kéo và không đồng bộ trong công tác chung với các người khác.

Tuy nhiên, sau nhiều năm th́ đền thờ người Vaishnavite cũng có một cảm giác mạnh mẽ như nhà thờ Thiên Chúa giáo. Nơi linh thiêng nhất trong một đền thờ thần Shiva ở Madura phát ra một cảm giác kính sợ - hầu như là sợ hăi – bao trùm lấy ḷng tôn sùng của nhóm tín đồ đến sùng bái.

Nơi chùa Phật không có ấn tượng sợ hăi, u tối hay khắc nghiệt, nhưng vượt trội hơn hết là ḷng biết ơn, niềm hoan hỉ và ḷng từ bi.

C̣n giáo đường Hồi giáo có ḷng tôn sùng của một quân nhân, nổi bật đặc tính quyết chí sôi nổi. Người ta cảm thấy rằng dân tộc đó hiểu biết tín ngưỡng của họ rất hạn chế nhưng ḷng quyết chí ngang ngạnh th́ vô cùng.

Giáo đường Do Thái th́ không giống một nơi nào khác, tại đây có một cảm giác lưỡng phân lạ lùng – một mặt là quá thiên về vật chất c̣n mặt kia là ḷng mong ước thành tâm trở về nơi chốn vinh quang hư vô.

 

PHONG CẢNH VÀ THÁNH TÍCH

 

Một phương diện huyền bí khác giải thích cho ta biết cách chọn nơi xây cất các giáo đường. Một nhà thờ hoặc đền chùa thường được dựng nên để tưởng niệm nơi sanh, tử hoặc nơi nào có liên hệ đặc biệt đến một vị thánh.

Tỷ như thánh đường Giáng sinh ở Bethlehem, thánh đường Thập Tự ở Jesusalem và chùa Stupa ở Buddhagaya là nơi Đức Phật Gautama đạt đến giác ngộ, hoặc đền “Bishanpad” là nơi người ta cho rằng thần Vishnu đă in lại dấu chân của ngài.

Tất cả các đền miếu được lập nên như thế không những có một giá trị lịch sử lưu truyền cho đời sau biết nơi chốn chính xác một biến cố quan trọng đă xảy ra, mà c̣n có một ư khác nữa là nơi đó đă được ban ân phước đặc biệt, thấm nhuần một từ khí lâu bền qua nhiều thời đại, nó sẽ phóng tỏa ra cho những ai đặt ḿnh trong ṿng ảnh hưởng của nó. Ư niệm phổ thông đó chẳng phải là vô căn cứ. Nơi Đức Phật Gautama đạt đến quả vị uy nghiêm đó chứa đầy từ khí tỏa sáng ngời như mặt trời trước mắt người có nhăn thông. Nơi đó đă được hoạch định để tạo ra một nguồn từ khí mạnh mẽ nhất tác động lên bất cứ người nào bẩm sinh đă nhạy cảm với ảnh hưởng ấy, hoặc tự ư trở nên nhạy cảm bằng cách đặt ḿnh vào một thái độ tôn sùng thành tâm.

Trong một bài viết mới đây về cây Bồ đề Buddhagaya đăng trong Tạp chí The Lotus, Alcyon có viết: “Khi bà Besant và tôi ngồi yên lặng dưới cây một chốc, tôi có thể thấy Đức Phật Buddha như khi ngày xưa Ngài đă ngồi tại đó. Thật vậy, lưu ảnh về sự tham thiền của Ngài rất mạnh mẽ đến đỗi chỉ cần có một ít nhăn thông là có thể thấy Ngài ngay. Tôi có may mắn đă gặp Ngài trong kiếp đó vào năm 588 trước kỷ nguyên và trở nên tín đồ của Ngài. V́ thế tôi dễ dàng thấy lại Ngài trong kiếp hiện tại này. Nhưng tôi nghĩ rằng bất cứ người nào có đôi chút nhạy cảm cũng có thể thấy Ngài bằng cách giữ thật hoàn toàn yên lặng trong chốc lát, bởi v́ bầu không khí nơi đây đầy tràn ảnh hưởng của Ngài và ngay cả hiện giờ lúc nào cũng có những Đại Thiên Thần tẩm ḿnh trong từ khí đó và giữ ǵn nơi chốn đó”.

Các nhà thờ, chùa chiền khác được thánh hóa nhờ những thánh tích của một vị Cao cả. Rơ ràng đây cũng là một trường hợp liên hệ tư tưởng. Thông thường những người không hiểu ưa chế nhạo việc tôn kính một mẩu xương của một vị thánh. Mặc dầu việc tôn kính một mẩu xương có thể sai lầm, nhưng ảnh hưởng của nó phát ra hẳn là một sự thật, đáng được lưu ư đúng đắn. Đành rằng việc buôn bán các thánh tích khắp nơi có tính cách gian trá và lừa gạt ḷng tin nhẹ dạ, nhưng điều đó không hề làm cho một thánh tích mất giá trị. Bất cứ phần cao cả nào của một vị Cao cả, ngay cả đến những y phục của ngài đều thấm nhuần từ khí của ngài. Điều này có nghĩa là chúng được tích đầy những làn sóng mạnh mẽ về tư tưởng và t́nh cảm thường được ngài phát ra, giống như một b́nh điện được tích tụ điện vậy.

Mănh lực sẵn có đó hằng được tăng cường từ năm này sang năm khác bởi những làn sóng tư tưởng do ḷng tin, ḷng tôn sùng của những người đến viếng. Đó là trường hợp một thánh tích thật nhưng hầu hết đều là giả. Mặc dầu lúc ban đầu chúng không có một sức mạnh nào, nhưng dần về sau, chúng tích dần các ảnh hưởng và quả có một tác động thật sự. V́ thế người nào sẵn ḷng đón nhận khi đến gần thánh tích sẽ nhận được những làn rung động mạnh mẽ và sẽ ít nhiều rung động đồng nhịp với nó. V́ những làn sóng ấy mạnh mẽ và sẽ tốt đẹp hơn tất cả các làn sóng do y có thể phát ra, nên đó là điều tốt cho y. Lúc đó, nó nâng y lên một cơi giới cao hơn, cho y thấy một thế giới cao siêu hơn. Dầu tác dụng chỉ tạm thời, nhưng luôn luôn là tốt và nó biến đổi y tốt hơn một chút, hơn khi y chưa gặp nó.

Đây cũng là tính cách hữu lư của những cuộc hành hương. Ngoài ảnh hưởng từ khí nguyên thủy của một thánh nhân hay một thánh tích; ngay khi địa điểm hành hương được thiết lập và nhiều người đến viếng th́ một yếu tố khác xen vào và tác động như chúng ta đă nói đến trong trường hợp nhà thờ, đền miếu. Nơi chốn đó bắt đầu chứa những ḷng tôn sùng của đoàn người hành hương và những ǵ mà họ lưu lại tác động lên những đoàn người đến sau nữa. Như thế ảnh hưởng của các thánh địa thường không giảm theo thời gian; v́ nó vừa mới giảm sút đôi chút th́ nó lại tăng cường đợt mới. Thật vậy, chỉ có một trường hợp mà năng lực phai mờ dần măi đó là khi một đền thờ bị lăng quên. Tỉ như một nước kia bị một dân tộc khác tôn giáo xâm chiếm và không coi đền miếu trước là ǵ cả. Dẫu thế đi nữa, nếu ảnh hưởng nguyên thủy rất mạnh mẽ th́ nó có thể duy tŕ lâu dài qua nhiều thế kỷ mà không hề suy giảm. Và cũng v́ lư do đó mà cả đến tàn tích cũng thường có một năng lực mạnh mẽ liên hệ với những đền miếu xưa.

Thí dụ như tôn giáo Ai Cập ít được thực hành sau kỷ nguyên Thiên Chúa, tuy nhiên không người nhạy cảm nào đứng giữa các đền đài tàn phế mà không chịu ảnh hưởng tư tưởng của chúng. Trong trường hợp đặc biệt này, một mănh lực khác đă tác động. Nền kiến trúc Ai Cập có một sắc thái đặc thù, chủ tâm tạo một ấn tượng xác định cho người đến lễ bái và có lẽ chưa có một nền kiến trúc nào làm tṛn mục đích của nó một cách hiệu quả hơn thế.

Những mẩu vỡ c̣n lại cũng tạo được một tác động mạnh mẽ cho những người ngoại quốc chưa từng tiếp xúc với nền văn minh cổ Ai Cập. Với một học giả nghiên cứu so sánh các tôn giáo mà nhạy cảm th́ không có kinh nghiệm nào lư thú bằng tắm ḿnh trong từ khí của những tôn giáo xưa trên thế giới, cảm nghe những ảnh hưởng của chúng cũng như các tín đồ của chúng hàng ngàn năm trước đă cảm nghe, so sánh những cảm giác ở Thebes hay Luxor với những cảm giác ở đền Parthenon, ở những đền thờ Hi Lạp đẹp đẽ tại Girgenti hoặc những đền thờ tại Stonehenge với những tàn tích rộng lớn miền Yucatan.

 

TÀN TÍCH

 

Đời sống tôn giáo ngày xưa có thể được cảm nhận xuyên qua các đền đài. Bằng cách ấy người ta cũng có thể tiếp xúc với những sinh hoạt hằng ngày của các quốc gia đă tàn lụn bằng cách đứng giữa những tàn tích đền đài hay gia cư của họ. Công việc này đ̣i hỏi một nhăn thông sắc sảo tinh tế hơn. Các mănh lực thẩm thấu vào đền đài rất là mạnh mẽ bởi v́ nó có một đích nhắm duy nhất; trải qua nhiều thế kỷ những người đến đó chỉ với một tư tưởng chủ yếu là cầu nguyện hay tôn sùng, do đó ấn tượng được tạo ra rất là mănh liệt. C̣n tại những gia cư riêng, họ sống với nhiều loại tư tưởng khác nhau, tranh đấu lợi lộc riêng; do đó một ấn tượng này có thể phá hủy một ấn tượng khác.

Tuy nhiên sau nhiều năm th́ có một ấn tượng nổi bật, chung cho tất cả, tạo nên đặc tính dân tộc họ. Người nào biết cách loại bỏ hoàn toàn những cảm quan riêng tư, gần gũi và sống động của y sẽ cảm nghe những ấn tượng ấy. Y yên lặng, chú tâm lắng nghe một tiếng vọng yếu ớt của đời sống ngày xưa. Cách khảo cứu như thế giúp y nh́n lịch sử một cách đúng đắn hơn. Những phong tục tập quán xưa làm chúng ta kinh ngạc và khủng khiếp bởi v́ chúng quá xa xôi với chúng ta. Chúng cần được ngắm nh́n theo quan điểm của những người thời ấy. Chỉ với cách nh́n như thế, lần đầu tiên y mới hiểu rơ chúng ta đă nghĩ sai lầm về người xưa như thế nào. Chúng ta c̣n nhớ hồi nhỏ được nghe những chuyện có tính kích thích ḷng thiện cảm đối với những vị khổ đạo Thiên Chúa bị ném cho sư tử ở Đại hí trường La Mă hoặc về tánh độc ác tàn nhẫn đă lôi cuốn hàng ngàn người đến thưởng thức những trận giác đấu.

Tôi không định bênh vực cho những ư thích và cuộc vui chơi của dân La Mă xưa. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng nếu có một người nhạy cảm nào đó đến Đại hí trường, tránh các du khách và ngồi yên lặng để tâm lui về quá khứ cho đến khi y có thể cảm nghe được đám khán giả đông đảo đang bị kích thích cuồng nhiệt, th́ y thấy rằng y đă phán đoán quá sai lầm về họ. Trước hết y hiểu rằng việc ném những người Thiên Chúa giáo cho sư tử ăn thịt v́ tôn giáo của họ là một điều ngụy tạo vô căn cứ của những người Thiên Chúa giáo đầu tiên. Y sẽ thấy rằng đối với vấn đề tôn giáo, chính quyền La Mă c̣n khoan hồng rất nhiều hơn hầu hết các chính quyền Âu Châu hiện nay. Không có ai bị hành h́nh v́ ư kiến tôn giáo của y, và những người gọi là Thiên Chúa giáo đó bị xử chết chẳng phải v́ y bày tỏ tôn giáo ḿnh mà chính v́ y âm mưu chống lại chính quyền, hoặc phạm những tội ác mà chúng ta đều lên án.

Y sẽ thấy rằng chính quyền cho phép và cả đến khuyến khích những trận giác đấu, nhưng y cũng sẽ thấy rằng chỉ có ba hạng người tham gia mà thôi. Hạng thứ nhất là những tội nhân bị xử tử h́nh theo luật hiện hành, họ là mối hoạt cảnh cho người dân xem. Chắc chắn đó là một cảnh tượng thoái hóa, nhưng dẫu thế nào nó cũng chẳng thoái hóa hơn nhiều cảnh tượng được chấp nhận phổ thông hiện nay. Kẻ bất lương sẽ chết tại quyết đấu trường, y phải chiến đấu với một kẻ bất lương khác hoặc một dă thú. Nhưng y thà chết trong khi chiến đấu hơn là chết trong bàn tay luật pháp. Luôn luôn có một cơ hội khả hữu là nếu y chiến đấu giỏi, y có thể được đám đông nhẹ dạ ấy khen thưởng và nhờ đó mà thoát chết.

Hạng thứ hai là những tù binh bị quyết định phải chết theo tục lệ bây giờ. Ngay cả trong trường hợp này cũng có một cách xử đặc biệt là dùng họ làm tṛ tiêu khiển cho dân chúng, đồng thời cho họ một cơ hội cứu mạng và họ đă bám lấy cuồng nhiệt cơ hội này.

Hạng thứ ba là những người giác đấu chuyên nghiệp, họ giống như những vơ sĩ đánh cuộc hiện nay, những người đă chọn một lối sống khủng khiếp, sẵn sàng đón nhận mọi hiểm nguy.

Tôi không muốn nói rằng giác đấu là một h́nh thức tiêu khiển có thể được những người thật sự văn minh miễn thứ cho. Nhưng nếu bây giờ chúng ta cùng áp dụng một tiêu chuẩn th́ chúng ta phải công nhận rằng chưa có một nước nào được gọi là văn minh. Trận giác đấu đó không xấu hơn những cuộc đấu thương cưỡi ngựa thời trung cổ, hơn những tṛ chọi gà, chọc gấu ở thế kỷ trước, hơn cuộc đấu ḅ mộng, đấu vơ đánh cuộc hiện nay. Cũng chẳng có ǵ khác biệt giữa tánh độc ác của những kẻ cổ vơ ngày xưa và tánh độc ác của những người ngày nay lũ lượt đi xem một con chó có thể giết được bao nhiêu con chuột trong một phút hoặc của một nhà thể thao quí phái đă tàn sát hàng trăm con chim đa vô hại.

Chúng ta đă bắt đầu đặt một thang giá trị về đời sống nhân loại hơi cao hơn thời kỳ La Mă xưa. Nhưng dầu thế tôi cũng muốn nêu ra rằng sự thay đổi đó không có ǵ khác biệt giữa giống dân La Mă xưa và cũng giống dân ấy đầu thai vào dân Anh ngày nay; v́ chính giống dân của chúng ta cũng đă từng nhẫn tâm tàn sát vô số cho đến thế kỷ qua. Sự khác biệt không phải giữa chúng ta và dân La Mă mà chính là sự khác biệt giữa chúng ta và tổ tiên vừa qua của chúng ta, v́ những đám đông vào thời ông cha ta đă đi xem và bông đùa tại nơi xử tử công cộng th́ khó có thể được xem như là tiến hóa nhiều hơn thời họ chen chúc nhau trên các băng ghế của Đại hí trường.

Quả thật, những Hoàng đế La Mă đă tham dự những phiên đó, cũng như những nhà vua Anh quốc đă khuyến khích các cuộc kỵ đấu và các vua Tây Ban Nha đă bảo hộ môn đấu ḅ rừng. Nhưng để hiểu những nguyên do nào đă khiến họ làm như thế, chúng ta nên nghiên cứu tường tận nền chánh trị thời bấy giờ. Nơi đây cũng cần nói rằng dân La Mă sống trong một t́nh trạng chánh trị rất kỳ lạ và những nhà cầm quyền thấy cần phải cung cấp cho họ những cuộc vui chơi đều đặn để làm cho họ dễ chịu, thoải mái. Do đó nhà cầm quyền t́m ra cách hành h́nh những người phạm tội ác và nổi loạn để làm tṛ tiêu khiển cho đám giai cấp lao động. Bạn hẳn nói thật là một giai cấp lao động quá tàn nhẫn. Chắc chắn người ta phải công nhận giai cấp ấy kém tiến hóa, nhưng ít ra họ cũng c̣n hơn những người tham dự tích cực vào nỗi khủng khiếp của cuộc cách mạng Pháp đă vui thích trong máu đào và điều độc ác.

Như tôi đă nói, những ai đứng giữa Đại hí trường, muốn cảm nghe tinh thần thật sự của dân ngày trước sẽ hiểu rằng điều lôi kéo họ chính là sự kích thích về cuộc tranh đấu và tài khéo léo đem ra sử dụng. Tánh độc ác của họ không nằm trong sự ham thích thấy máu chảy và đau đớn, nhưng nằm trong cảm giác kích thích ngắm nh́n cuộc chiến mà họ chưa biết, tựu trung cũng giống như khi chúng ta theo dơi những cột báo đăng tải tin tức nơi các trận địa đang diễn ra. Chúng ta là giống dân phụ thứ năm đă tiến hóa hơn một chút từ t́nh trạng của giống dân phụ thứ tư hai ngàn năm về trước. Nhưng sự tiến hóa này quá ít ỏi với sự tự măn đă theo đuổi chúng ta.

Mỗi quốc gia đều có tàn tích riêng và việc nghiên cứu các đời sống xưa qua các tàn tích nào cũng đều lư thú cả. Người ta sẽ có một ư niệm rơ ràng về những hoạt động và những mối lưu tâm rất đa dạng trong đời sống tu viện thời trung cổ khi đi xem những tàn tích nổi danh như Fountains Abbey; c̣n khi viếng các tượng đá Carnac (ở Moriban chớ không phải ở Ai Cập) người ta sẽ thấy những cuộc vui đùa mùa hạ xung quanh Tantad, ngọn lửa thiêng của dân Breton xưa.

Có lẽ ít cần khảo sát các tàn tích của Ấn Độ v́ đời sống hằng ngày không đổi thay qua nhiều thời đại và không cần khả năng thần nhăn để xem lại quang cảnh nhiều ngàn năm trước. Ở Ấn Độ không có một dinh thự hiện nay nào khác với thời trước lắm.

Nhưng hầu hết mọi trường hợp, các thánh tích của thời kỳ vàng son dưới chính thể quân chủ Ắt lăng đều bị chôn vùi sâu xa. Trở về thời Trung cổ, tác động của môi trường xung quanh và của tôn giáo ảnh hưởng lên cùng một dân tộc th́ rất kỳ lạ, biểu lộ qua các cảm giác khác nhau giữa những đô thị cổ ở Bắc Ấn Độ với những tàn tích tại Anuradhapura ở Tích Lan (Nam Ấn Độ).

 

THÀNH THỊ TÂN THỜI

 

Giống như những tổ tiên chúng ta ngày xưa đă sống một cách b́nh thản và không bao giờ nghĩ rằng họ đang tẩm thấm vào những bức tường đá trong thành thị những ảnh hưởng mà nhiều ngàn năm sau người ta c̣n có thể khảo sát được những bí mật thâm sâu trong đời sống họ. Chúng ta cũng đang thấm những ảnh hưởng vào đô thị của chúng ta và để lại một lưu kư sẽ làm sửng sốt những người tiến hóa nhạy cảm thời sau.

Bề ngoài th́ những thành phố lớn giống nhau, nhưng mặt khác mỗi địa phương có một bầu không khí riêng biệt tùy thuộc vào nền luân lư trung b́nh của đô thị, tùy thuộc vào những quan điểm tôn giáo phổ thông và nền thương mại sản xuất chính yếu nơi đó. V́ thế mỗi đô thị có một cá tính riêng – một cá tính thu hút người này hoặc xua đuổi người nọ tùy theo tâm trạng của họ. Cả đến những người không nhạy cảm cũng có thể cảm thấy sự khác biệt giữa Ba Lê và Luân Đôn, giữa EdinburghGlasgow, giữa PhiladelphiaChicago.

Nhiều thành thị có chủ âm nổi bật không phải của thời nay mà là của thời quá khứ. Đời sống của thời trước rất là mạnh mẽ đến nỗi nó làm c̣i lụn đời sống hiện nay. Tỷ như thành phố ở Zuder Zee ở Ḥa Lan và S. Albans ở Anh. Nhưng một trường hợp lư thú nhất trên thế giới là thành phố La Mă bất tử. Độc nhất trong các đô thị trên thế giới, La Mă có ba ảnh hưởng lớn lao và riêng biệt làm cho nhà khảo cứu tâm lư chú ư. Trước tiên và mạnh nhất là cái ấn tượng về sinh lực và khí phách đáng ngạc nhiên của La Mă thời xưa trung tâm của thế giới – La Mă của nền Cộng Ḥa và Cesars. Rồi đến một ấn tượng thứ hai mạnh mẽ và đơn nhất là La Mă thời Trung cổ - trung tâm giáo hội trên thế giới. Ấn tượng thứ ba hoàn toàn khác với hai ấn tượng đầu: La Mă tân thời ngày nay – một trung tâm chánh trị hơi lỏng lẻo của vương quốc Ư, và cùng lúc đó La Mă vẫn c̣n là trung tâm giáo hội có ảnh hưởng rộng răi mặc dầu mất hết vẻ vinh quang và uy quyền ngày trước.

Lần đầu tiên đến La Mă, tôi hi vọng sẽ thấy La Mă của các Giáo hoàng thời Trung cổ nổi bật hơn làm lu mờ đời sống của La Mă thời Cesars v́ nghĩ rằng các tư tưởng thế giới đều hướng về đó và v́ thời gian này gần chúng ta hơn. Tôi rất ngạc nhiên thấy những sự kiện thực tế hầu như hoàn toàn ngược lại. Các trạng huống của La Mă trung cổ tuy đủ sức in một đặc tính đậm đà các đô thị khác trên thế giới, nhưng đời sống của một nền văn minh Cesars c̣n linh hoạt mạnh mẽ hơn nhiều, uy mănh vượt trội các ḍng lịch sử khác nối tiếp sau đó.

Đối với nhà khảo cứu có nhăn thông, La Mă trước tiên là – và sẽ măi măi là – La Mă của Cesars và sau đó mới đến La Mă của Giáo hoàng mà thôi. Ấn tượng về lịch sử Giáo hội vẫn c̣n đầy đủ đó, bao gồm cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất, một khối lịch sử hỗn độn giữa ḷng tôn sùng và các âm mưu thầm kín, giữa sự chuyên chế hà khắc và những t́nh cảm tôn giáo chân chánh, lịch sử của một cuộc sửa sai khủng khiếp và của một uy quyền rộng lớn khắp thế giới. Mặc dầu mạnh mẽ như thế, nhưng ảnh hưởng này cũng bị tàn lụi bởi một thế lực trước to tát hơn. Những người La Mă xưa có một ḷng tự tin mănh liệt, một niềm tin chắc vào số phận, một ư chí cương quyết sống một đời sống cao đẹp và chắc chắn làm được; ít có dân tộc nào được như thế.

 

CÔNG THỰ

 

Không những toàn thể thành phố có một nét đặc biệt chung mà những công thự dùng vào một mục đích đặc biệt nào đó cũng có một hào quang đặc thù riêng.

Bệnh viện có một hào quang hỗn hợp kỳ lạ: đa số là nỗi đau đớn, nhọc nhằn, nhưng cũng không ít ḷng thương hại kẻ đau khổ, một cảm t́nh biết ơn của bệnh nhân trước sự chăm sóc tử tế.

Khu vực lân cận khám đường chắc chắn không phải là nơi được chọn để ở v́ nó phát ra mối buồn rầu thất vọng khủng khiếp, nỗi ngă ḷng ḥa lẫn với cơn giận dữ, oán hận mănh liệt. Nhiều nơi tỏa hào quang rất xấu xa và ngay cả trong bầu không khí tối tăm đó, có những điểm c̣n đen tối hơn nữa đó là những xà lim vô cùng kinh khiếp, xung quanh đầy tư tưởng quỉ quái. Người ta ghi nhận nhiều trường hợp một nhà tù có một xà lim nào đó mà những người lần lượt bị giam trong ấy đều cố tự vẫn, họ chẳng thể giải thích tại sao tư tưởng tự tử cứ măi hiện lên trong trí họ, tác động vào họ, khiến họ không có giải pháp nào khác hơn. Có những trường hợp nạn nhân bị ám ảnh bởi một người đă chết, nhưng đa số thông thường là kẻ tự vẫn đầu tiên đă nhiễm độc xà lim bằng những tư tưởng, những gợi ư mạnh mẽ đến nỗi người đến sau – có thể là do thiếu ư chí – cảm nghe khó cưỡng lại được.

Khủng khiếp hơn nữa là những tư tưởng vẩn vơ trong những hầm ngục tối vào thời chuyên chế trung cổ, những hầm khổ sai chung thân ở Venice hoặc các pḥng tra tấn của Tôn giáo Pháp đ́nh xưa. Cũng y như thế, chính các bức tường của nhà cờ bạc phát ra những tư tưởng buồn rầu, ham muốn, thất vọng, oán hận, c̣n các nhà công cộng xấu xa th́ lại đầy dục vọng thô bỉ và tàn bạo nhất.

 

NGHĨA ĐỊA

 

Đối với những nơi như trên th́ ai cũng có thể thoát khỏi các ảnh hưởng độc hại của chúng chỉ bằng cách tránh xa nơi đó. Nhưng có những trường hợp mà người ta bắt buộc phải có mặt tại những nơi bất lợi v́ chiều theo những cảm t́nh tốt tự nhiên. Ở những xứ chưa đủ văn minh để thiêu xác, người sống thường lai văng đến các ngôi mộ có những thể xác đang tan ră. Do ḷng nhớ thường tŕu mến, họ thường tụ tập để cầu nguyện, suy tư và đặt những tràng hoa trên ngôi mộ. Họ không hiểu rằng các phát xạ của nỗi buồn rầu, thất vọng, bơ vơ đă thẩm thấu vào nghĩa trang làm cho nơi đó thành chỗ thăm viếng hoàn toàn không thích hợp. Tôi đă thấy các cụ già bách bộ trong các công viên đẹp đẽ của chúng ta, các cô gái đẩy xe chở các em bé đi hóng mát. Cả hai chẳng hề nghĩ rằng chính họ và các em bé đang phải chống chọi một ảnh hưởng xấu có thể làm tiêu mất tác dụng tốt của buổi thể dục và không khí trong lành.

 

KHU ĐẠI HỌC VÀ TRƯỜNG HỌC

 

Các ngôi nhà xưa trong trường Đại học có một từ khí đặc biệt; in một dấu vết rơ ràng lên người tốt nghiệp. Có rất nhiều hạng người khác nhau tham dự trường Đại học: có hạng độc giả, có người đi săn, có người tôn sùng, có người lơ đễnh. Có khi một bộ môn trong trường Đại học chỉ thu hút một trong những hạng người trên. Trong trường hợp này những bức tường được thấm nhiễm đặc tính của họ và bầu không khí chung quanh duy tŕ tăm tiếng ấy. Nói chung, toàn thể khu Đại học có một cảm giác dễ chịu về sự hoạt động và t́nh đồng bạn, về mối liên kết nhưng độc lập, về cảm t́nh kính trọng các truyền thống xưa và cố gắng nâng cao nó. Tất cả điều này uốn nắn một sinh viên mới ḥa đồng với bạn bè và tạo cho y có một âm điệu của trường.

Ảnh hưởng của các ngôi nhà trong các trường trung học và sơ học công lập cũng giống thế. Một học sinh dễ cảm sẽ nhận thấy quanh y có một cảm giác trật tự, điều ḥa và một tinh thần đồng đội, một khi đạt được rồi th́ khó mà quên được. Có một trường hợp tương tự và rơ rệt hơn, đó là trường hợp của một chiếc tàu chiến, nhất là khi nó đặt dưới quyền của một vị thuyền trưởng được tín nhiệm và đă có một thời gian công tác. Người lính mới sẽ sớm t́m thấy vị thế của y và sớm có được tinh thần đồng đội, sớm cảm thấy ḿnh cũng là một người trong một gia đ́nh có vinh dự và y cố gắng duy tŕ vinh dự ấy. Đa số điều này có được là do gương của các đồng đội và ảnh hưởng của các vị chỉ huy, nhưng cái bầu không khí, cái ảnh hưởng của chính chiếc tàu cũng dự phần vào đó.

 

THƯ VIỆN, BẢO TÀNG VIỆN VÀ PH̉NG TRIỂN LĂM

 

Các tương giao để học hỏi trong một thư viện dễ nhận thấy, c̣n trong bảo tàng viện hoặc các pḥng triển lăm th́ đa dạng hơn. Trong trường hợp sau, các ảnh hưởng chánh yếu là do những bức tranh hoặc đồ vật trưng bày sẽ được tŕnh bày ở Chương 15. C̣n về chính cái ảnh hưởng của ngôi nhà – không kể các vật trưng bày trong đó th́ có rất ít hiệu quả v́ cái cảm giác nổi bật nơi đây là sự mệt mỏi và khó chịu. Rơ ràng là trong trí đa số người đến xem đều có cảm giác rằng họ phải ngắm nh́n hoặc thích thú điều này điều nọ, trong khi đó sự kiện thực tế là họ chẳng có ḷng thưởng thức hay thích thú thực sự chút nào.

 

L̉ THỊT Ở CHICAGO

 

Ḷ thịt ở Chicago có những phát xạ rất là ghê tởm, khủng khiếp, tác động lên những người vô phúc sống gần đó, sách vở Thông Thiên Học đă nói đến rất nhiều. Chính bà Besant đă tả lại lần đầu tiên đến đấy, mặc dầu c̣n cách Chicago mấy dặm, bà đă cảm nghe một bầu không khí phiền muộn do ḷ thịt tạo nên. Mặc dầu những người khác kém nhạy cảm hơn bà không thể cảm nghe được dễ dàng, nhưng chắc chắn áp lực đó đè nặng lên họ bất cứ khi nào họ đến gần ḷ sát sinh. Tại đây hàng ngàn sinh vật đă bị giết và cứ mỗi con lại gia tăng thêm vào nguồn phát xạ những ḷng giận dữ, đau đớn, sợ hăi và nỗi bất công. Tất cả những thứ đó tạo nên một trong những đám mây đen tối khủng khiếp nhất vẫn c̣n hiện hữu đến nay trên thế giới.

Trong trường hợp này, những kết quả của ảnh hưởng đó đều được mọi người biết, không ai có thể nghi ngờ nữa. Tŕnh độ đạo đức thấp kém và tánh quá độc ác của người đồ tễ là một điều phổ thông. Trong nhiều vụ án sát nhân gần đây, các vị bác sĩ nhận thấy một đường dao xoắn đặc biệt chỉ có người đồ tễ mới dùng. Và các trẻ em của đường phố đó chẳng chơi tṛ ǵ khác hơn là tṛ giết nhau. Khi thế giới thật sự trở nên văn minh, con người sẽ nh́n lại những h́nh ảnh ấy một cách ghê tởm và tự hỏi có thể nào một dân tộc trên nhiều phương diện khác đă biết được đôi chút về t́nh nhân loại và lương tri lại có thể  gây ra một vết nhơ đáng ghê sợ cho danh giá của họ.

 

NHỮNG NƠI ĐẶC BIỆT

 

Bất cứ địa điểm nào có cuộc hành lễ thường xuyên nhất là nếu cuộc lễ đó có liên hệ với một lư tưởng cao cả th́ nơi đó tràn đầy một ảnh hưởng mạnh mẽ. Tỷ như thôn xóm Oberammergan vào từng định kỳ nhất định trong nhiều năm qua đă diễn vở tuồng Thương Khó tạo nên tràn đầy những h́nh tư tưởng của các kỳ diễn trước, chúng tác động lại những người đang diễn lại. Những người đến dự cảm thấy rất là hiện thực và nồng nhiệt; mối cảm nghĩ này tác động đến những du khách thờ ơ chỉ đến xem như một cuộc triển lăm. Tương tự thế, những lư tưởng tốt đẹp của Wagner vượt trội hẳn lên trong bầu không khí ở Bayreuth, chúng làm buổi tŕnh diễn ở đấy khác hẳn với cuộc tŕnh diễn nơi khác mặc dầu cũng do chính các nghệ sĩ ấy tham gia.

 

NÚI LINH

 

Có những trường hợp mà ảnh hưởng tại một nơi đặc biệt không do con người tạo ra. Đó thường là trường hợp của nhiều ngọn núi thiêng trên thế giới. Trong chương trước tôi đă đề cập đến những vị Đại Thiên Thần cư ngụ trên đỉnh núi Slieve-na-Mon ở Ái nhỉ lan. Chính sự hiện diện của họ làm cho nơi chốn ấy trở nên linh thiêng, họ bảo tồn các ảnh hưởng của phép mầu thánh thiện của những vị lănh đạo của Tuatha-de-Danaan mà họ truyền lệnh duy tŕ cho đến ngày huy hoàng của xứ Ái nhỉ lan sẽ đến.

Đă nhiều lần tôi đến viếng một ngọn núi thiêng khác - Đỉnh Adam ở Tích lan. Điều đáng chú ư là đỉnh này được mọi tín đồ của tất cả các tôn giáo của đảo Tích lan coi như một nơi thiêng liêng. Người Phật giáo gọi ngôi đền trên đỉnh núi là ngôi đền của Sripada hay vết chân thánh và câu chuyện như thế này: Khi Đức Phật Buddha viếng Tích lan bằng thể cảm dục của Ngài (Ngài không bao giờ đến Tích lan bằng thể xác). Ngài đă thăm vị thần Giám hộ quả núi ấy được người dân xưng danh là Saman Deviyo. Khi Ngài ra đi, Saman Deviyo xin Ngài lưu lại nơi ấy một kỷ niệm vĩnh cửu cuộc viếng thăm của Ngài. Đức Phật đă dùng một mănh lực huyền bí để in sâu dấu vết bàn chân của Ngài một cách rơ ràng trên nền đá cứng.

Câu chuyện kể tiếp rằng Saman Deviyo không muốn người phàm làm ô uế vết chân thiêng và từ khí phát xuất ra sẽ măi được bảo tồn, nên đă chồng lên đó một khối đá h́nh nón khổng lồ tức đỉnh ngọn núi ngày nay. Trên đỉnh nón đó, một chỗ trũng được tạo nên giống như một vết chân to lớn. Những tín đồ khờ khạo tin đó là dấu vết thật của Đức Phật. Nhưng tất cả các tu sĩ đều cả quyết phủ nhận v́ không những dấu vết ấy lớn hơn bàn chân con người rất nhiều mà nó c̣n có vẻ nhân tạo rơ ràng.

Họ giải thích rằng người ta tạo dấu vết ấy để chỉ định vị trí chính xác dưới đó có dấu chân thật sự. Và họ dẫn chứng thêm rằng chắc chắn có một đường nứt xung quanh khối đá dưới đỉnh núi một khoảng cách. Ư niệm về một vết chân thiêng trên đỉnh núi đều được mọi tôn giáo nơi ấy chấp nhận, nhưng trong khi các tín đồ Phật giáo cho đó là vết chân của Đức Buddha, th́ người dân Tamil ở đảo ấy lại giả thiết rằng đó là một trong vô số vết chân của thần Vishnu, người Thiên Chúa giáo và người Hồi giáo cho vết chân ấy là của Adam, do đó mà có tên đỉnh Adam.

Nhưng người ta nói rằng rất lâu trước khi các tôn giáo du nhập vào đảo và cả trước thời Đức Phật Buddha rất lâu, đỉnh núi ấy đă được dâng hiến cho Saman Deviyo mà người dân vẫn c̣n tôn kính sâu xa nhất v́ Ngài thuộc một cấp bậc Thiên thần cao, tiến gần các quả vị Chơn sư cao nhất. Mặc dầu công việc của Ngài có bản chất khác hẳn chúng ta nhưng Ngài cũng tuân lệnh vị Lănh Đạo Đại Đoàn Đẳng Cấp Huyền Bí. Ngài cũng là một nhân vật trong nhóm Bạch Huynh Đệ, tổ chức này hiện hữu chỉ v́ mục đích thúc đẩy sự tiến hóa của thế giới.

Tự nhiên sự hiện diện của một vị cao cả như thế tỏa một ảnh hưởng mạnh mẽ xuống cho ngọn núi và vùng lân cận, nhất là trên đỉnh núi. Quả có một sự thật ẩn phía sau giải thích cho ḷng nhiệt hứng vui vẻ biểu lộ một cách tự do của đoàn người hành hương. Nơi đây cũng như các đền miếu khác, ảnh hưởng của ḷng tôn sùng của nhiều thế hệ hành hương nối tiếp nhau đă thâm nhiễm vào nơi chốn ấy, nhưng trong trường hợp ngôi đền trên đỉnh này, nó c̣n được bao phủ bởi một ảnh hưởng nguyên thủy hằng hiện diện của một vị quyền uy đang làm nhiệm vụ và đă trông chừng nơi ấy nhiều ngàn năm qua.

 

SÔNG THIÊNG

 

Cũng có những con sông linh thiêng, tỉ như sông Hằng ở Ấn Độ chẳng hạn. Họ quan niệm có một vị cao cả nào ngày xưa đă từ khí hóa nguồn nước mạnh mẽ đến nỗi nước chảy ra khỏi nguồn đúng nghĩa là nước thánh mang theo ảnh hưởng và nguồn ân phước của vị ấy. Điều này không phải là không thực hiện được mặc dầu cần phải có một năng lượng tích lũy rất lớn vào lúc khởi đầu hoặc là phải lập lại thường xuyên. Phương pháp rất là đơn giản và dễ hiểu. Điều khó duy nhất là tầm rộng lớn của công việc. Nhưng điều ǵ vượt qua năng lực của một người thường lại là rất dễ dàng đối với một người tiến hóa cao hơn.

 

--------------------------

 

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  QUEST  MAGAZINES