Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

 

CHUẨN BỊ CHO KHOA YOGA
(PREPARATION FOR YOGA)
I. K. TAIMNI


CHUẨN BỊ CHO KHOA YOGA

 

(Thoạt tiên được công bố trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 2 năm 1967. Tiến sĩ I. K. Taimni là một hội viên nổi tiếng của Hội Thông Thiên Học Ấn Độ, nguyên thành viên của Đại Hội Đồng của Hội, là một giáo sư Hóa  học ở Viện Đại học Allahabad và là tác giả được nhiều người hâm mộ của những tác phầm kinh điển như Khoa học Yoga, Tu Thân theo Ánh sáng Huyền bí học và Con người, Thượng Đế và Vũ trụ v.v. . .)

 

 

Việc bàn luận về bản chất của Samadhi trong Chương đầu tiên của Yoga Sutras của Patanjali, cùng với những tiến tŕnh trí tuệ tinh vi dính dáng vào đó có thể gây cho ta cảm tưởng rằng kỹ thuật Yoga không dự tính dành cho người thường; và cùng lắm th́ y cũng chỉ có thể nghiên cứu lư thuyết về đề tài này và phải tŕ hoăn việc ứng dụng vào thực tiễn trong sinh hoạt của chính ḿnh để dành cho một kiếp tương lai nào đó khi hoàn cảnh thuận lợi hơn, khi những năng khiếu trí tuệ và tâm linh của ḿnh đă phát triển trọn vẹn hơn. Mặc dù cũng tự nhiên thôi, song cảm tưởng này vốn dựa trên một sự hiểu lầm.

Những người chế định ra triết lư Yoga và phát minh ra kỹ thuật tinh vi của nó đâu phải là không biết tới những yếu đuối trong bản chất con người cũng như những hạn chế và hăo huyền mà kẻ phàm phu sống theo đó. Họ không thể nêu rơ nhu cầu và sự khẩn thiết của việc con người cần phải giải thoát ḿnh ra khỏi những hạn chế ấy cho nên mới đưa ra trước mắt y một phương pháp thành tựu mục đích mà dường như vượt quá khả năng của y.

Họ vốn biết những khó khăn dính dáng vào đó, nhưng họ cũng thừa biết rằng các khó khăn này có thể được khắc phục bằng cách chọn theo một khóa huấn luyện từng cấp một vốn mang tính khoa học, phù hợp với những qui luật về sự tăng trưởng và tiến hóa của con người. Ngay cả khi muốn thành tựu được bất cứ mục đích thế tục đáng giá nào, người ta cũng phải tiến hành một cách có hệ thống và chuẩn bị cho một nỗ lực lâu dài và bền bỉ.

Nếu y muốn trở thành một nhà toán học lỗi lạc th́ y phải bắt đầu bằng bốn phép tính trong số học rồi dần dần mới t́m đường đi lên từ giai đoạn này sang giai đoạn khác cho đến khi thấu triệt được khoa học ấy. Y đâu có khởi sự bằng cách tham dự những bài giảng về phép tính vi phân và tích phân ở trường đại học. Y chuẩn bị cho một khóa huấn luyện lâu dài, nhưng y cũng thừa biết rằng y chắc chắn rốt cuộc sẽ thành công nên không từ bỏ nỗ lực.

Nhưng khi xét tới vấn đề thành tựu mục tiêu cao nhất trong nỗ lực của con người (vốn là đỉnh cao trong cơ tiến hóa của loài người) th́ người ta lại quên hết mọi điều ấy vốn dựa trên kinh nghiệm và óc phải trái thông thường. Họ bắt đầu lo ngại về khó khăn trong việc thực hành Samadhi và thắc mắc chẳng biết đến bao giờ ḿnh mới có thể vươn cao lên tới được những trạng thái cao nhất vốn được những phương tiện khác mang lại. Họ tưởng tượng rằng ḿnh chỉ mới bắt đầu th́ mọi thành quả của sinh hoạt Yoga chẳng bao lâu nữa sẽ là của ḿnh hoặc ắt hẳn phải của ḿnh. Thế là hoặc họ chẳng bắt đầu ǵ hết hoặc nếu khởi sự th́ họ sẽ vỡ mộng và chẳng bao lâu sẽ bỏ cuộc v́ nghĩ rằng rốt cuộc trong cái khoa Yoga được quảng cáo lung tung này chẳng có ǵ đáng kể hoặc là họ không thể đảm đương được một nhiệm vụ khó khăn như thế. Vậy là chúng ta cứ tiếp tục tŕ hoăn nỗ lực ấy để rồi thấy ḿnh thực tế là dậm chân tại chỗ hết kiếp này sang kiếp khác. Chúng ta không chọn theo một thái độ có lương tri đối với vấn đề này giống như trong trường hợp một vấn đề tương tự liên quan tới những theo đuổi mục đích đời thường của ta.

Ta có thể thấu triệt được khoa học Yoga cũng giống như mọi khoa học khác bằng một khóa huấn luyện theo từng cấp. Chúng ta bắt đầu bằng những điều đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện và tiến hành từng bước một, từ vấn đề đơn giản cho tới vấn đề phức tạp, từ những phép thực hành dễ dàng cho tới những phép thực hành khó khăn hơn. V́ mỗi cá nhân khác nhau lại có ẩn tàng những tiềm năng khác nhau cho nên sự tiến bộ của ta không tùy thuộc vào bao nhiêu năm tháng miệt mài mà tùy thuộc vào sự tăng trưởng các năng khiếu và sự thay đổi thái độ cũng như tâm trí của ta.

Trước hết ta hăy bàn tới một số phép thực hành và giới luật sơ bộ chuẩn bị người tầm đạo cho những phép thực hành cao cấp hơn vốn cấu thành khoa Yoga thượng thặng.

Câu kinh sau đây trong Chương II của Yoga Sutras tŕnh bày ngắn gọn khái lược về sự rèn luyện sơ bộ hoặc dự bị này mà mọi người tầm đạo đều có thể ngay tức khắc bắt tay vào việc, nó đặt một nền móng vững chắc cho sinh hoạt Yoga một cách có hệ thống và đầy nghị lực:

“Sự khổ hạnh, tự thân nghiên cứu và tuân phục Ishvara tức Thượng Đế vốn cấu thành khoa Yoga sơ cấp” (Chương II-1).

Học viên ắt thấy rằng câu kinh có qui định ba loại hoạt động khác nhau với mục đích để phát triển cả ba khía cạnh căn bản trong bản chất con người, đó là ư chí, trí tuệt́nh thương. Kiến thức trí thức đặt nền móng cho sinh hoạt Yoga bằng cách chuẩn bị một bối cảnh lư thuyết thỏa đáng. Việc phát triển t́nh thương hoặc ḷng sùng tín cùng với sự chuyển hóa và tẩy trược cho sinh hoạt ắt gia thêm sự minh triết cho kiến thức. Thế rồi, khi ứng dụng ư chí tinh thần để kiểm soát và ức chế những biến thái của cái trí th́ đạo sĩ Yoga chuyển từ giai đoạn minh triết sang giai đoạn Thực chứng; toàn thể khóa rèn luyện và tu dưỡng bản thân này đạt đỉnh cao nơi việc Thực chứng Chơn ngă và Giải thoát. Phần b́nh luận đă giải thích tỉ mỉ về ư nghĩa của ba yếu tố này trong sự tu dưỡng bản thân sơ bộ cho nên ở đây ta không cần xem xét nó chi tiết. Nhưng có một vài điều tổng quát đáng chú ư mà người tầm đạo cũng nên lưu tâm.

Điều đầu tiên cần lưu ư là cả ba loại hoạt động này đều cấu thành một việc khởi sự đúng đắn trong sinh hoạt Yoga và chỉ c̣n tùy theo chính người tầm đạo sử dụng chúng ra sao để nhanh chóng chuyển từ tŕnh độ dự bị sang tŕnh độ tiên tiến cao cấp. Nếu y quyết tâm, tha thiết giải quyết những vấn đề liên quan tới những hoạt động này một cách đầy nghị lực th́ chỉ trong một thời gian ngắn, y có thể chế ngự được bản chất thấp hèn của ḿnh để tập trung vào mục đích, điều này ắt khiến cho y đủ tư cách để tiếp nhận những phép thực hành cao cấp hơn thuộc khoa Yoga Thượng thừa.

 

Tự lực Nghiên cứu

 

Tapah, Svadhyaya Ishvara Pranidhana có vẻ là những phép thực hành huyền bí nhưng thật ra chúng đâu có ǵ huyền bí. Svadhyaya bắt đầu bằng việc cật lực nghiên cứu những vấn đề sâu sắc của cuộc sống sao cho ta có một căn bản lư thuyết thỏa đáng ngơ hầu có được một ư niệm chính xác và toàn diện về mọi vấn đề liên quan tới việc thực hành Yoga cũng như những phương pháp được dùng để giải quyết các vấn đề này. Nhưng ta phải tiến hành nghiên cứu sao cho ta có thể dần dần phát triển được năng lực rút ra sự hiểu biết từ bên trong bản thân ḿnh để trở nên độc lập với những sự trợ giúp từ bên ngoài về vấn đề này. Điều này ắt cũng ở một mức độ sâu sắc hơn chứ không thuần chỉ là thu thập thông tin gián tiếp từ sách vở v.v. . .

Mục đích chính của Svadhyaya là mở khóa cho cánh cửa tri thức chân chính bên trong ta và có khả năng rút ra được tri thức ấy ít ra trong một chừng mực hạn chế bằng cách mở toang đường thông thương giữa thượng trí và hạ trí. Ở đây tôi không nói tới sự hiểu biết về Thực tại vốn đạt được qua qui tŕnh cao cấp của Samadhi. Tôi đang nói tới sự hiểu biết trí thức thông thường vốn có sẵn nơi Chơn ngă hoạt động thông qua thể Nguyên nhân (the Causal body), nó có thể được rút tỉa nếu hạ trí đă được tẩy trược và chỉnh hợp với Chơn ngă.

Kiến thức này cao cấp hơn nhiều so với kiến thức gián tiếp thông thường mà chúng ta thu lượm được qua sách vở hoặc qua việc quan sát v.v. . . Bởi v́ nó xuất phát từ một nguồn gốc cao cấp hơn và không có những sai lầm, bấp bênh hoặc xuyên tạc thông thường vốn là đặc điểm của tri thức gián tiếp mà cái trí cụ thể rút ra được từ những nguồn thông tin ngoại lai. Do đó mọi dụng cụ, phương pháp, phép thực hành chẳng hạn như suy tư, tham thiền, japa v.v. . . đều có tác dụng mở ra kênh dẫn nối liền hạ trí với thượng trí, những thứ ấy đều được xếp vào loại Svadhyaya cho nên kẻ sơ cơ càng ngày càng sử dụng chúng khi niềm quan tâm và năng lực của ḿnh đă tăng trưởng.

 

Khổ hạnh

 

Tapah thường được dịch là khổ hạnh nhưng dịch như vậy hay gây ra một ấn tượng sai lầm về bản chất chân thực và cốt lơi của cái đặc tính này nhằm chuẩn bị cho khoa Yoga. Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ ngữ Bắc phạn tapa có nghĩa là nung nóng lên tới một nhiệt độ cao để lấy đi chất cặn bă từ bất cứ thứ ǵ. Nếu vàng không nguyên chất được nung nóng tới một nhiệt độ cao th́ mọi thứ cặn bă của nó dần dần bị đốt cháy biến mất để chỉ c̣n lại vàng ṛng nguyên chất.

Đây là ư tưởng cốt lơi ẩn đằng sau thuật ngữ tapah, nói chung nó có nghĩa là khép bản chất thấp hèn của ta vào giới luật với mục tiêu tẩy trược nó, lấy đi mọi thứ cặn bă yếu đuối, thô trược, đầy phức tạp, méo mó v.v. . . sao cho thân và tâm của ta có thể trở nên thanh trong, hài ḥa, tuân theo ư chí của ta và được dùng làm những công cụ hữu hiệu của Chơn ngă. Như vậy, tapah là việc chuyển hóa bản chất thấp hèn thành ra bản chất cao cả qua một tiến tŕnh giới luật tự giác.

Ta có thể và nên áp dụng đủ thứ phép khổ hạnh nếu phép thực hành ấy hoàn toàn cần thiết, nhưng đó không phải là cốt lơi của quá tŕnh này. Tẩy trược và khống chế có thể được thực hiện bằng những phương pháp thông minh và hữu hiệu hơn so với việc tuân thủ những lời thệ nguyện cứng ngắc và khép các hạ thể của ta phải chịu những điều bất tiện và đau khổ không cần thiết. Mỗi người tầm đạo phải ứng dụng phương pháp cá nhân của ḿnh một cách thông minh.

 

Xả thân

 

Xét v́ Ishvara-Pranidhana được dịch là xả thân v́ Thượng Đế cho nên nó quả thực là một khía cạnh của ḷng sùng tín và một phương pháp hữu hiệu để phát triển ḷng sùng tín. Tôi đă bàn tới vấn đề ḷng sùng tín hoặc t́nh yêu đối với Thượng Đế trong ba bài báo; chúng giúp cho ta có được một ư niệm nào đó chẳng những về mục tiêu của Con đường T́nh thương và trạng thái sùng tín mà c̣n tŕnh bày những phương pháp cần phải chọn theo để phát triển khía cạnh này trong bản chất của ta.

Chỉ măi đến bây giờ th́ mọi kiến thức ấy mới được sử dụng một cách nghiêm túc và kiên tŕ để mang lại kết quả. Nhưng muốn thành công th́ cần phải thực hành, thành thật và có một quyết tâm bất khuất. Đó là v́ ḷng sùng tín đâu có dễ dàng xuất hiện nơi bản thân ta. Ta bị trắc nghiệm và nỗ lực cho tới mức tột cùng; điều này có thể khiến cho ta đi từ thất vọng này tới thất vọng khác. Nhưng khi ḷng sùng tín xuất hiện th́ nó biến đổi được cuộc đời ta, làm cho ta tràn ngập nỗi hân hoan và tinh thần ta lên cao tới mức ta cảm thấy những hi sinh, cố gắng và đau khổ mà ta trải qua ắt chẳng thấm thía ǵ so với sự ban phước mà ta nhận được khi hồng ân của Thượng Đế đoái hoài đến ta.

 

Khoa Yoga Dự bị

 

Như vậy bạn ắt thấy rằng câu kinh chỉ vẻn vẹn năm từ này có một phạm vi áp dụng rất rộng răi và tŕnh bày một phương pháp rất bao quát để cho ta đạt tới những tŕnh độ cao hơn trong sinh hoạt Yoga. Nó hầu như bao trùm mọi khía cạnh trong bản chất của ta và nếu ta thành thật, cẩn thận và nhiệt t́nh noi theo những phương pháp được ám chỉ trong giới luật tam phân ấy, th́ chẳng những nó sẽ biến đổi được bản chất thấp hèn của ta, biến các hạ thể thành ra một công cụ thích hợp với Chơn ngă, mà nó c̣n mở ra được những viễn ảnh thành tựu mới và khai phá được những năng lượng ẩn tàng cũng như những tiềm năng nơi bản thân ta mà chính ta hầu như cũng không ngờ ḿnh vẫn có sẵn.

Nếu ta khởi sự thực hành những điều mà chúng ta vừa mới học được th́ cuộc đời sẽ ngay tức khắc biến đổi trước mắt ta, bấy giờ ta ắt chẳng c̣n thắc mắc liệu ḿnh có thể thực hành Samadhi hay chăng, liệu ḿnh có thể phát triển được t́nh thương tới mức cho ḿnh khả hữu thành tựu một mức độ hiệp nhứt nào đó với Đối tượng sùng tín của ḿnh. Ta hăy trở lại xét ví dụ về một học viên quyết tâm muốn trở thành một nhà toán học lỗi lạc; chính v́ y khởi sự làm phép tính cộng trong khoa số học thông thường cho nên y mới quan tâm tới toán học và không c̣n lo ngại ǵ về phép tính vi phân và tích phân, khi đúng lúc y sẽ học chúng sau này.

Chính công tŕnh sáng tạo thuộc bất cứ loại nào mới mang lại niềm vui cho cuộc sống và sự biến đổi bản chất của ḿnh bằng những phương pháp của Khoa Yoga Dự bị là công tŕnh sáng tạo cao cấp nhất; nó c̣n thực tiễn và năng động hơn cả việc tạo ra một pho tượng hoặc vẽ ra một bức tranh. Những nghệ sĩ đều đang dính dáng tới các vật đă chết cứng. C̣n người nào biến h́nh ảnh của Chơn ngă mà xuất lộ ra được từ bên trong bản chất thấp hèn của ḿnh th́ người ấy mới đang xử lư một sự việc sống động và chân thực. Y đang giải quyết được bài toán hóc búa của cuộc đời. Y đang vẽ nên một bức tranh sống động về điều ḿnh phải hiện tồn trong tương lai. Một pho tượng mới mẻ hiện thân của sự hoàn hảo trong tương lai của ta đang được đẽo gọt ra từ khối đá hoa cương thô thiển tức bản chất thấp hèn của ta. Chính tính sáng tạo Thiêng liêng trong công việc ấy mới biến đổi cuộc đời ta thành ra một bài ca chiến thắng bất chấp phiền năo và thống khổ mà ta có thể trải qua nơi ngoại biên của ư thức đắm ch́m trong ngoại giới.

Đó là một tiến tŕnh sống động khi nụ hoa cố gắng nở ra thành một bông hoa với mọi nỗi hoan hỉ tự nhiên vốn luôn luôn hiện diện nơi những quá tŕnh bộc lộ tự nhiên như thế. Ta đang cố gắng hội nhập tương lai vào hiện tại. Ta đang trở thành cái ḿnh ắt phải là. Ta đâu có biết pho tượng phải giống cái ǵ, nhưng Đấng vốn là Chơn ngă Sâu kín nhất của ta th́ ắt phải biết và ta cảm thấy bàn tay của Ngài dẫn dắt ta khi ta cầm lấy cái giũa đục để khởi sự tạo h́nh cho khối đá hoa cương vốn là bản chất thô trược của ta.

Ai đă từng là nghệ sĩ th́ đều nếm trải cái niềm vui khi vẽ ra được một bức tranh hoặc viết được một bài thơ. Người ấy ắt có thể thẩm định được niềm vui khi làm hiển lộ một h́nh ảnh Thiêng liêng sống động vốn tiềm tàng ẩn giấu bên trong ta. Bức tranh chỉ là một sự vật chết cứng, pho tượng chỉ là một sự vật chết cứng, nhưng cái sự vật sống động vốn bắt đầu từ từ xuất lộ bên trong ta chính là một đấng Thiêng liêng với tiềm năng vô hạn, Ngài càng ngày càng trở thành một công cụ của t́nh thương, tri thức và quyền năng Thiêng liêng. H́nh ảnh hoàn chỉnh có thể vẫn c̣n thuộc về tương lai mà ta chưa thấy và chưa biết được, nhưng chính cái công tŕnh sáng tạo khiến cho h́nh ảnh ấy hiện hữu mới truyền lại được niềm vui và nỗi háo hức cho công việc chuẩn bị Yoga.

Trong công tŕnh này th́ tuổi tác chẳng hề quan trọng, hoàn cảnh cũng chẳng ăn thua ǵ, ngay cả chết mất xác cũng có sao đâu. Công tŕnh có thể tiếp tục ngay cả sau khi chết nếu tâm trí ta đă quyết theo chiều hướng ấy v́ mục đích hoặc mục tiêu vốn trong nội tâm ta và sẽ măi măi gắn bó với ta cho dù ta có đi đến đâu đi nữa. Đó là v́ mọi vật nơi ngoại giới đều thuộc về thế giới hiện tượng, c̣n giờ đây ta đă móc dính cái toa xe của ḿnh vào Ngôi sao Vĩnh hằng của Linh hồn vốn đang ẩn tàng bên trong ta và dẫn dắt ta trở về với Nó. Đây là điều mà Khoa Yoga Dự bị có tiềm năng và có thể thực sự mang lại ư nghĩa cho bất cứ ai tiến hành công việc một cách tha thiết.

 

Triết lư của Khoa Yoga

 

Chương II của Yoga Sutras chẳng những giúp ta có được một ư niệm về bản chất của sự dọn ḿnh vốn cần thiết cho việc theo đuổi phép thực hành cao cấp trong Yoga mà c̣n phác họa một cách rất hệ thống và hợp lư cái triết lư mà phần kỹ thuật vốn dựa vào đó.

Người ta giả định rằng triết lư của Yoga vốn thoát thai từ triết lư của Sankhya (Số luận), là một trong sáu hệ thống triết lư chủ yếu của Ấn Độ. Chắc chắn là nó giống với triết hệ Sankhya về đại thể mặc dù có một vài điều khác nhau căn bản mà ta không thể lờ đi, khiến cho nhiều học giả nghi ngờ chẳng biết hai hệ thống triết lư này có thật sự liên hệ ǵ với nhau hay chăng.

Khi cả hai hệ thống triết lư ấy đều được truyền thừa cho ta từ quá khứ xa xưa và đă song song tồn tại bên nhau trong hàng ngàn năm mà chẳng có bằng chứng dứt khoát nào về nguồn gốc của chúng, th́ thật rất khó ḷng mà quyết định được những vấn đề vốn chỉ gây hứng thú cho các nhà triết học hàn lâm.

Đối với người tầm đạo th́ vấn đề ấy cũng chẳng lấy ǵ làm quan trọng. Điều mà y chú ư là kỹ thuật thực hành vốn đă chịu đựng được sự trắc nghiệm của thời gian, đă được thực nghiệm trong hàng ngàn năm và có thể được sử dụng nhằm đạt mục đích của ḿnh một cách đáng tin cậy. Triết lư Yoga cung ứng được một cơ sở thỏa đáng cho kỹ thuật này, thế là cũng đủ rồi. Lư thuyết dựa vào đó ta có được một khoa học thực nghiệm vốn cần thiết và quan trọng để cho các kỹ thuật khác nhau được tương quan và tích hợp thành ra một tổng thể cố kết, nhưng lư thuyết ấy có đúng sự thật hoặc có giá trị hay chăng th́ tuyệt nhiên cũng chẳng ảnh hưởng ǵ tới sự hữu hiệu của các kỹ thuật vốn được dùng cho những mục đích thực tiễn.

Trong một thời gian dài, các định luật về điện và những hiện tượng điện được sử dụng rất hữu hiệu cho đủ thứ mục đích mặc dù lư thuyết thịnh hành để giải thích về hiện tượng ấy c̣n chưa được hoàn chỉnh và thiếu thỏa đáng. Nếu giờ đây ta thấy toàn bộ lư thuyết về điện đó hoàn toàn thiếu cơ sở v́ trong tương lai có bất cứ những phát minh nào khác, th́ trọn cả khoa học vốn dựa trên việc ứng dụng những định luật về điện và các hiện tượng điện nhằm phát triển công nghiệp cho hợp khoa học vẫn hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của kết quả phát hiện ấy bởi v́ những định luật và hiện tượng điện dựa trên những sự kiện thực nghiệm chứ không phải bất cứ sự suy đoán nào.

Đối với triết lư Yoga th́ cũng như thế. Mặc dù đó là một triết lư hoành tráng và rất hợp lư dựa trên kinh nghiệm của các Cao đồ, việc nó có giá trị hay chăng không ảnh hưởng ǵ tới kỹ thuật hoặc tính hữu dụng của khoa Yoga với vai tṛ là một Khoa học nhằm vén màn bí mật của những điều huyền bí sâu sắc trong cuộc sống để khám phá ra Thực tại bên trong bản thân ta.

 

Thân phận Con người

 

Bây giờ ta hăy cố gắng lĩnh hội một ư niệm tổng quát và rơ ràng về triết lư mà kỹ thuật Yoga của Patanjali dựa trên đó. Triết lư này được từng bước phác họa trong Chương II qua 26 câu kinh từ câu 3 tới câu 28. Ta không thể bàn tỉ mỉ về những câu kinh này và ở đây ta chỉ có thể tŕnh bày khái lược về những ư tưởng làm nền tảng cho những câu kinh ấy và những mắt xích trong chuỗi xích lư luận vốn là cơ sở của triết lư ấy.

Triết lư bắt đầu bằng vấn đề tất cả mọi người (ngoại trừ một số rất ít) đều bị vướng mắc vào vấn đề những khốn khổ, hạn chế và hăo huyền của thân phận con người. Câu kinh tổng kết sự thật rành rành về kiếp người chính là câu II-15. Nó ngụ ư rằng: “Đối với những người nào đă phát triển được óc phân biện th́ tất cả đều là khốn khổ v́ những nỗi đau khổ bắt nguồn từ sự vô thường, lo âu và những khuynh hướng cũng như v́ những cuộc xung đột giữa các khuynh hướng tự nhiên mà con người phát hiện ra trong bản chất con người với những tư tưởng và ham muốn lộng hành trong một thời kỳ đặc biệt nào đó”. Người ta đă dịch câu kinh này thoát nghĩa để cho ư nghĩa của nó nổi bật hơn. Một số người có khuynh hướng coi phát biểu này là khá bao quát và quá bi quan; nhưng muốn ngộ ra được nó đúng đến đâu th́ ta cần phải suy tư kỹ lưỡng và sâu sắc. Mọi bậc đại Đạo sư của thế gian đều bắt đầu từ sự thật căn bản này của kiếp làm người, v́ vậy ta có thể giả định rằng phát biểu trong câu kinh là chính xác.

Vấn đề kế tiếp gây thắc mắc là: giả sử rằng kiếp làm người lúc nào cũng bị ngập tràn những khốn khổ th́ có thể nào tránh được hoặc dứt bỏ sự khốn khổ ấy chăng? Câu trả lời cho thắc mắc này hoàn toàn minh bạch, dứt khoát và khẳng định. Nó được tŕnh bày trong câu kinh II-16: “Sự khốn khổ nào chưa xảy ra th́ có thể và ắt tránh được”. Đó chính là loại trả lời mà một triết lư chân chính về cuộc đời phải đưa ra. Liệu một triết lư hoặc một tôn giáo có ích lợi ǵ nếu nó vạch ra được những khốn khổ và hạn chế của cuộc đời để rồi không chỉ ra cho bạn thấy có một giải pháp thực sự nào hoặc niềm hi vọng thoát khỏi những khốn khổ ấy? Thế nhưng nhiều triết lư hiện đại lại đúng là như vậy. Chúng nêu ra vấn đề rồi bỏ lửng không giải đáp, chúng đưa ra những phương thuốc chỉ làm giảm đau tạm bợ chứ tuyệt nhiên chẳng chữa trị được cái ǵ.

 

Các Nguyên nhân của Khốn khổ

 

Sau khi khẳng định rằng ta có thể tránh được hoặc vượt qua được những khốn khổ của cuộc đời, triết lư tiến hành việc phân tích nguyên nhân của khốn khổ. Đây là một bằng chứng nữa về việc nó thật là chu đáo và hữu hiệu. Nếu bạn đau khổ v́ bất cứ bệnh tật nào th́ bạn có thể giải quyết bằng hai cách. Hoặc là bạn sử dụng thuốc giảm đau tạm bợ vốn sẽ làm mất đi những triệu chứng đặc biệt rất khó chịu của bệnh tật nhưng chỉ tạm thời và một phần thôi; hoặc là bạn có thể chọn theo một lộ tŕnh hữu hiệu và có ư nghĩa hơn nhằm đi t́m nguyên nhân của bệnh tật rồi xử trí nó ở mức đó. Chỉ bằng cách này th́ ta mới có thể triệt để chữa bệnh rốt ráo và măi măi.

Triết lư Yoga chọn theo lộ tŕnh vừa nêu. Nó đi tới tận nguyên nhân rốt ráo của nỗi đau khổ con người với những hạn chế rồi gợi ra một phương thuốc trừ tuyệt căn nguyên nhân của bệnh tật, do đó chữa bệnh hoàn toàn rốt ráo. Việc phân tích nguyên nhân đau khổ của con người được tŕnh bày trong thuyết kiết sử (kleshas) vốn tạo thành một chuỗi xích nhân và quả bao gồm năm mắt xích.

Những mắt xích này được gọi là Avidya tức Vô minh Nguyên thủy; Asmita tức là Tâm thức thuần túy (vốn tự do, tự túc, tự tại) bị đồng nhất hóa với mọi thứ linh tinh mà nó biểu lộ thông qua đó khi vướng mắc vào ṿng biểu lộ. Các mắt xích thứ ba và thứ tư là Raga Devesha nghĩa là đủ thứ lực hút và đẩy xuất hiện do kết quả của việc Tâm thức đồng nhất hóa với các hiện thể của ḿnh cũng như với các môi trường xung quanh khiến nó rèn đúc ra sự ràng buộc nội giới làm cá nhân gắn bó với các hiện thể và môi trường xung quanh của ḿnh. C̣n mắt xích cuối cùng là hậu quả rốt cuộc của chuỗi xích nhân quả ấy. Nó được gọi là Abhinivesha nghĩa là bản năng bám víu lấy cuộc sống trần tục và những hưởng thụ của xác thịt cho nên e sợ rằng nếu chết đi th́ ḿnh sẽ chia ĺa với mọi thứ ấy. Như vậy ta thấy rằng nguyên nhân đầu tiên là Avidya (vô minh) và hậu quả cuối cùng là kiếp làm người sống trong đủ thứ hạn chế và hăo huyền. Ta sẽ không đi sâu hơn vào chi tiết nữa.

Nhưng có một điều mà ta có thể minh giải trước khi thông qua vấn đề này. Avidya không phải là loại vô minh thông thường hoặc ngay cả vô minh được dùng theo nghĩa triết học tổng quát. Nó là một thuật ngữ chuyên môn thực sự có ngụ ư là không biết Bản chất Chân thực của ḿnh. Chính v́ ta đă không c̣n biết được Bản chất Chân thực của ḿnh cho nên ta mới bị vướng mắc vào trong ṿng biểu lộ. Như vậy Vô minh là công cụ gây ra việc Chơn thần giáng hạ tiến hóa để biểu lộ. Tại sao Chơn thần lại vướng mắc vào ṿng biểu lộ hoặc nó bị vướng mắc vào ṿng biểu lộ như thế nào quả thật là những câu hỏi rốt ráo vốn ngoài tầm nhận thức của trí năng và có lẽ ta chỉ giải đáp được những câu hỏi ấy khi ta có trở lại sự hiểu biết về Thực tại vào lúc Giải thoát. C̣n hiện nay ta hăy công nhận sự thật là ta đang bị vướng mắc, ta rất cần và rất nên thoát ra khỏi những t́nh huống bất hảo ấy và những hạn chế mà ta đâu muốn thấy ḿnh phải chịu.

Rơ ràng là nếu việc thiếu hiểu biết Bản chất Chân thực hoặc Thực tại của ḿnh chính là nguyên nhân ta bị ràng buộc trong nội tâm hoặc bị vướng mắc vào ṿng biểu lộ th́ phương thuốc trường tồn chân thực duy nhất ắt phải là có trở lại cái tri thức về Thực tại ấy tức là biết được Bản chất Chân thực của chính ḿnh. Đây là mắt xích kế tiếp trong chuỗi xích lư luận mà triết lư Yoga dựa vào đó. Nó nêu rơ hậu quả rốt ráo dưới h́nh thức các nỗi khốn khổ của kiếp làm người có thể được truy nguyên tới tận Nguyên nhân Bản sơ dưới dạng không c̣n biết được Thực tại nữa, v́ vậy phương tiện duy nhất để vượt qua được những khốn khổ của đời người chính là phải có trở lại tri thức về Thực tại ấy một cách rốt ráo và thường trụ. Điều này được diễn tả qua câu kinh II-26 như sau: “Việc thực hành tri thức Thực tại liên tục chính là phương tiện để xua tan Vô minh”. Không một loại thuốc giảm đau nào, không một giải pháp tạm bợ nào được đưa ra giống như hầu hết các triết lư thời nay.

Thắc mắc kế tiếp dĩ nhiên là: Làm thế nào thực hiện được cái tri thức về Thực tại ấy? Lời giải đáp được tŕnh bày trong câu kinh II-28 như sau: “Nhờ thực hành các phép tập luyện Yoga để tiêu diệt sự ô trược; sự giác ngộ tâm linh mới xuất hiện để rồi phát triển thành tri thức về Thực tại”. Nối tiếp câu kinh này là câu kinh 29 tŕnh bày tám phép luyện tập nổi tiếng để thực hành kỹ thuật Yoga.

 

Khoa học Yoga

 

Nói tóm lại, đây chính là triết lư Yoga. Nó thực sự cho thấy Chơn thần đă bị vướng mắc trong ṿng biểu lộ ra sao v́ quên mất Bản chất Chân thực của ḿnh cho nên mới tự đồng nhất hóa với các hiện thể và tất cả những ǵ liên kết với chúng. Sự đồng nhất hóa này khiến cho Chơn thần phát triển đủ thứ quyến luyến cá nhân, những mối ràng buộc dưới dạng hút và đẩy đối với người và vật trên thế gian. Chính những điều này tạo ra đủ thứ kinh nghiệm vốn là nguồn gốc của sự khốn khổ thực sự hoặc tiềm tàng. Thế rồi triết lư vạch ra phương pháp Giải thoát vốn dĩ nhiên là đảo ngược toàn bộ quá tŕnh tiến hóa giáng hạ và kết thúc với việc Chơn thần có trở lại tri thức về Bản chất Chân thực của ḿnh. Khoa học Yoga chẳng qua chỉ là kỹ thuật giúp ta có thể thực hiện điều đó một cách có hệ thống và khoa học.

Phát biểu trên chỉ nêu ra những nguyên tắc vốn dính líu vào sự giáng hạ tiến hóa của Chơn thần cùng với việc Chơn thần giải thoát khỏi những t́nh huống không đáng mong muốn khi đă mở ra được con mắt nội giới và ngộ ra được bản chất chân thực của sinh hoạt nơi các cơi thấp cũng như việc cần thiết và có thể thoát ra khỏi những t́nh huống ấy. Phương pháp thực sự để giải thoát và những kỹ thuật khác nhau mà người tầm đạo có thể có được là vấn đề chi tiết mà y có thể học hỏi do nghiên cứu tỉ mỉ khoa Yoga. Người tầm đạo có thể nghiên cứu kỹ lưỡng những phương pháp này và học cách ứng dụng những kiến thức ấy vào trường hợp riêng của ḿnh càng ngày càng tốt.

Điều quan trọng là phải tha thiết bắt đầu bằng một động cơ thúc đẩy trong sáng. Khi điều này xảy ra th́ mọi lực trong Thiên nhiên sẽ bắt đầu cộng tác giúp cho người tầm đạo trong nỗ lực tinh tấn ấy mặc dù xét theo bề ngoài những lực ấy dường như có vẻ cản đường y và ngăn trở những nỗ lực của y. Đây chỉ là cách thức mà Thiên nhiên trắc nghiệm ḷng tha thiết của ta nhằm triển khai sức mạnh và những quyền năng ẩn tàng nơi ta. Chúng ta phải học cách kiên tŕ khi giáp mặt với những khó khăn và nếu ta kiên nhẫn th́ ta sẽ thấy thánh đạo mở ra trước mắt ḿnh, những cơ hội bất ngờ và bất thường sẽ xảy đến cho ta theo nhiều cách khác nhau.

 

Bắt đầu từ đâu?

 

Nhưng về vấn đề này tôi muốn minh giải một điều. Nhiều người trong chúng ta băn khoăn một cách không cần thiết, và thắc mắc liệu ḿnh nên bắt đầu ở đâu và nên đi theo con đường nào. Về vấn đề “nên bắt đầu ở đâu” th́ câu trả lời là bắt đầu ở bất cứ nơi đâu, nhưng phải bắt đầu ngay tức khắc. Con đường Thực tại không phải là con đường đă sẵn có mà chúng ta phải t́m ra trước khi chúng ta có thể lái xe chạy trên đó. Đó là một con đường không có lối dẫn vào vốn mở ra ngay từ bên trong bản thân ta và ta có thể nhập vào ở bất cứ điểm nào trong không gian và thời gian cho nên có thể được gọi là “Ở đây” và “Ngay bây giờ”.

 

Ba Con Đường nhập làm Một

 

Người ta đă hiểu lầm rất nhiều đối với vấn đề đi theo một con đường đặc biệt, một trong ba đường lối: hiểu biết, sùng tín hành động. Người tầm đạo nghĩ rằng ḿnh phải đi theo một trong ba con đường ấy từ đầu chí cuối và tự nhiên là thắc mắc một cách không cần thiết liệu ḿnh thuộc về con đường nào. Sự thật là những con đường này không phải là những con đường khác nhau mà chúng ta phải bước đi trên đó nhằm cố gắng đạt tới mục tiêu của ḿnh. Chúng không phải là những con đường thực sự riêng rẽ và độc lập dẫn tới cùng một cứu cánh chung mà chỉ là những loại pháp môn khác nhau với mục đích phát triển hoặc thể hiện ra được những khía cạnh khác nhau trong Bản chất Thiêng liêng của ta.

Rơ rệt là sự toàn bích đ̣i hỏi phải phát triển Bản chất Thiêng liêng một cách hài ḥa và toàn diện. Bản chất Thiêng liêng của ta không thể thật sự toàn bích tối hậu nếu có sự thiên lệch, thiếu hài ḥa hoặc thiếu sót bất cứ thứ ǵ. Do đó mọi khía cạnh trong Bản chất Thiêng liêng của ta phải được hiển lộ và phải được hiện diện dưới dạng đă được khai triển đến mức hoàn hảo tối hậu có thể đạt được.

Nhưng mặc dù sự toàn bích tối hậu ắt bao gồm mọi khía cạnh khác nhau này trong bản chất của ta dưới dạng đă phát triển, nhưng các khía cạnh khác nhau ấy chỉ được phát triển tốt nhất qua việc mỗi lúc phải được tập trung vào một khía cạnh đặc biệt thôi. Chính thân phận của kiếp người khiến cho ta chỉ có thể phát triển một khía cạnh ở một mức độ cật lực trong một t́nh huống đặc biệt. Điều này không ngụ ư là ta không nên cố gắng phát triển những khía cạnh khác nhau một cách thăng bằng và hài ḥa mà chỉ ngụ ư tất yếu là trong nhất thời th́ các khía cạnh khác nhau phải đóng một vai tṛ phụ thuộc trong sinh hoạt của ta.

 

 

Chính sự cần thiết phải tập trung vào một khía cạnh đặc biệt trong một lúc đă làm nảy sinh ra cái quan niệm sai lầm cho rằng tính khí của ta thích hợp với việc đi theo một đường lối đặc biệt và nếu ta muốn nỗ lực thành công th́ ta phải đi theo đường lối đặc biệt ấy. Sự thật là những t́nh trạng khác nhau về tâm trí, xúc động và ham muốn vốn biểu thị việc ta thích hợp với cái gọi là một đường lối đặc biệt – Jnana, Bhakti Karma – chỉ là những giai đoạn trong sự phát triển nội tâm của ta và ta không nên ngần ngại khi phải đi theo một đường lối khác nếu ta cảm thấy bị thôi thúc mạnh mẽ nhằm làm như thế. Đó là v́ vấn đề không phải là đi theo một đường lối đặc biệt mà là chọn theo một pháp môn đặc biệt hoặc nói cho đúng hơn đặc biệt chú trọng tới một pháp môn đặc biệt trong một thời khoảng nào đó tùy theo nhu cầu phát triển nội tâm của ta. Sự phát triển hài ḥa không có nghĩa là phát triển theo mọi đường lối ở mức độ ngang hàng với nhau. Nó chỉ có nghĩa là chúng ta không cho phép bất cứ khía cạnh nào trong bản chất ta bị tụt hậu đến mức nó bắt đầu khiến cho ta thiên lệch, ảnh hưởng tới hiệu năng và cản trở tới sự tiến bộ nói chung của ta.

Sơ đồ nêu trên có thể minh họa cho sự thật là ta trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong khi phát triển bằng cách chọn theo những pháp môn khác nhau vào những thời khoảng khác nhau khiến cho ta thấy có vẻ như ḿnh đang đi theo những đường lối khác nhau.

Ta có thể khởi sự ở bất cứ nơi đâu để rồi sau khi đi theo một đường lối đặc thù một cách cật lực th́ lại chuyển dời sang một đường lối khác trong một kiếp khác hoặc trong chính kiếp ấy. Thế rồi ta lại đi theo đường lối này được một thời gian để rồi chuyển sang một đường lối khác. Như vậy ta có thể lần lượt chú trọng tới mọi khía cạnh và phát triển chúng một cách hài ḥa. Đây là cách thức mà Thiên nhiên bảo đảm cho ta sẽ không trở nên thiên lệch để rồi cuối cùng đạt được sự toàn bích toàn diện.

 

(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, số tháng 8, tháng 9, tháng 10, năm 1965.)

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES