trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở
ĐIỀU G̀ LÀ
MỚI THỰC
RADHA BURNIER
( Bà hội trưởng hội Thông Thiên Học thế giới hiện nay )
Người Dịch : Như Hải
Trong khu xóm tôi, có một người đàn bà mỗi buổi chiều thường hay kể cho đứa con nhỏ của bà ta nghe về những câu truyện trong Panchaiantra, một bộ tuyển tập truyện cổ về thú vật mà người ta cho nó là tiền thân của ngụ ngôn Aesop. Con bà ấy không chấp nhận bất cứ phần nào của câu chuyện nói rằng một con thú đă chết. Qua cái nh́n của em bé ấy không có con thú nào chết cả, v́ lẽ đó cậu bé ấy cải lại người mẹ và nói “ không mẹ, con thú ấy không chết, nó chỉ chạy trốn vào rừng thôi.” Mỗi lần, một con thú bị nguy hiểm trong câu truyện, nhất là những con thú con , th́ nó lại bảo rằng “ Con thú ấy đi mất rồi, nó không chết.” (1)
Nếu chúng ta ghi nhận những điều trẻ nhỏ nói, không coi điều ấy chỉ là truyện trẻ nít, th́ phản ứng của những đứa trẻ sẽ làm chúng ta động ḷng. Một tờ báo mới đây tường thuật về một em bé 3 tuổi kể rằng mẹ em trong khi lái xe trên một vách đá trong lúc thời tiết xấu đă lọt ra khỏi đường, xe và người trong xe đă rớt xuống biển từ độ cao 90 feet. Mẹ em bị chết đuối, c̣n em vẫn ngồi trong ghế và bị ném vào trong nước giá băng. Em vẫn ở đó 12 giờ đồng hồ không bị ǵ cả ngoại trừ hơi lạnh cóng một tí. Em nói có hai thiên thần khoác áo choàng màu trắng coi chừng em và v́ thế em cảm thấy được bảo vệ ,không cảm thấy sợ hăi. Em đă lập lại chuyện này cho mọi người nói chuyện với em.
Nhiều trẻ em khóc khi mẹ chúng khóc hay khi thấy người khác khóc. Có lẽ sự hiểu biết ngây thơ trong thân xác trẻ thơ không có những kinh nghiệm của đời sống vật chất, chúng cảm nhận theo bản năng điều ǵ bất hạnh là sai . Một đứa trẻ phản ứng theo tự nhiên v́ lẽ cảm thấy điều ǵ đó không đúng khi bất cứ ai bất hạnh. Đa số trẻ thơ bị cuốn hút bởi những ngưới ngây thơ , những trẻ thơ khác và thú vật, nhất là những con thú con.
Trạng thái thơ ngây này luôn luôn bị mất đi khi đứa trẻ lớn lên vào tuổi trưởng thành, và lối sống hiện đại không giúp chúng ǵn giữ được trạng thái thơ ngây ấy. Những đứa trẻ dạn dĩ bị thiệt hại rất nhiều, chúng ư thức sự phân biệt giới tính và bắt đầu đời sống t́nh dục ở tuổi sớm hơn; xem những cảnh bạo động trên truyền h́nh lập đi lập lại nhiều lần cũng hủy hoại đi cái khả năng duy nhất thuộc về bản năng mà trẻ nhỏ có. Trẻ thơ, như chúng ta đă biết, cần sự bảo vệ và chăm sóc một thời kỳ dài hơn nhiều so với loài vật và chim muông. Đây có thể là một phần của Thiên Cơ (Nature’s plan) nhằm phát triển sự nhạy cảm của con người. Những con thú nhỏ khi bị bỏ để tự sống một ḿnh buộc phải tranh đấu để sống c̣n, điều này làm cho chúng biết sợ hăi, biết nghi ngờ, biết hung tợn và biết thêm những điều khác nữa ;những điều này hợp lại làm cho chúng bắt đầu một cuộc sống tranh dành và mánh khóe. Khi có sự bất an và sợ hăi, th́ sự gây hấn phát triển và sự sợ hăi thúc ép đầu óc xoay sở, nghĩ ra những cách để tự bảo vệ hay những cách để đánh bại đối phương. V́ thế sự chai sạn đă thành h́nh và sự ư thức đă đánh mất đi cái phản ứng thanh bai bẩm sinh.
Đa số chúng ta có thái độ chai sạn và nếu chúng ta thành thật, th́ chúng ta khám phá rằng tại sao và khi nào chúng xăy ra - thế nào sự ngây thơ của trẻ con và khả năng ḥa ḿnh cùng các sinh linh khác bị đánh mất. Tất cả chúng ta đều có khả năng cảm nghiệm được những trạng thái của đời sống nhạy cảm hơn, ngay cả biết được sự hiện diện của các thiên thần và ư nghĩa của tất cả trạng thái sự sống. Những sự nhạy cảm như vậy là một phương tiện để phân biệt theo bản năng giữa điều thiện và điều ác, điều đúng và điều sai. Sự ̣a khóc của trẻ con khi thấy điều bất hạnh một nơi nào đó, hay trẻ con có cảm giác rằng thú vật không phải là một món hàng mà đời sống của chúng bị kết liễu một cách nhanh chóng. Những cảm nhận của trẻ em như thế nhà tâm lư học có thể bỏ qua v́ cho đó chỉ là điều trẻ con, chuyện con nít không có ǵ để quan tâm; những cảm xúc của trẻ em là sự phản ứng của nội tâm ngây thơ và trong trắng, những điều này không phải chỉ là chuyện trẻ con !!! (2)
Một câu hỏi được đặt ra giữa những sinh viên và những người suy nghĩ nghiêm túc. Khi hỏi như vậy chúng ta có ư hỏi phải chăng núi, sông, cây cối, những v́ sao và chim chóc có thật hay không, thế giới Thiên Nhiên này có thực hay không? Hầu như nó là thật, nó là một phần của Đời Sống duy nhất, của Sự Thật duy nhất ngoài trừ những ǵ không hiện hữu. Về mặt khác, v́ thế giới Thiên nhiên chỉ là một phần của sự thực, nó tương đối thực, không tuyệt đối như vậy. Trong những bản văn bên Ấn độ cho rằng sông núi và tất cả Thiên Nhiên thiêng liêng tráng lệ như các Đấng Tối Cao kén chọn để biểu lộ, mà với con mắt chúng ta không có khả năng nh́n hơn được phạm vi giới hạn của nó (3). Chỉ một mảnh nhỏ của sự thực như vũ trụ chúng ta nh́n thấy, phần không thấy c̣n lớn hơn vũ trụ này nữa. V́ vậy thế giới Thiên Nhiên này không thực, nó chỉ là một phần của sự hiện hữu của Đấng Tối Cao, nhưng cũng chẳng phải là thực, bởi v́ nó chỉ là một phần, không phải là tất cả. Nói cho đúng đó chỉ là phương tiện qua đó những thứ khác bao la vĩ đại hơn nhiều biểu lộ mà con người chỉ thấy thoáng qua. Nhưng loại tâm trí nào có thể thấy được điều huy hoàng tráng lệ vượt qua khỏi những h́nh dáng bên ngoài ?. Đó chính là sự ngây thơ, không có sự ư thức nào thiếu vắng được sự thơ ngây. Trẻ em co dúm người lại khi nghe tiếng thú vật chết th́ hầu như các em cảm nhận sự thật của cuộc đời nhiều hơn là người lớn có nhiều kinh nghiệm những kinh nghiệm mà chỉ giúp họ hiểu biết được những vấn đề liên quan đến sự sống c̣n, giàu có, lợi lộc và sự an nhàn của một cá nhân mà thôi
Con người , dĩ nhiên, là một phần của thế giới Thiên nhiên này , con người là sự sáng tạo của thiên nhiên; nhưng hiện nay chúng ta tự chúng ḿnh làm thành kẻ xa lạ. Khi chúng ta đánh mất đi sư thơ ngây, chính là lúc chúng ta tự đày ải chính ḿnh, ra khỏi chốn thiên đường và chúng ta đă chọn chỗ để sống trong một thế giới giả tạo của máy móc, của chiến tranh, của tham vọng, và những thứ quyến rũ khác. Thế giới đồi bại, độc ác này chúng là sản phẩm của tư tưởng con người, thế giới này không thực, chỉ là mộng ảo, bởi v́ chúng dựa trên những nhận thức méo mó , sai lệch. Vậy th́ sự sai lệch này vốn có ở đâu? Không phải ở trong cây cối, không phải ở trong loài vật, trong trái đất, mà ở trong con mắt người nhận thức. Họ nh́n tất cả mọi thứ như đồ vật để chiếm hữu, để khai thác . Bằng con mắt hồng trần như con mắt chúng ta, họ nh́n cùng ḍng nước ấy, cùng khối đất, họ thấy con sông Ganga, ngọn núi Kailasa như là sự hiện diện của thần linh [Thượng Đế], c̣n chúng ta hạ giá trị của con sông ngọn núi thành không ǵ khác hơn là vật chất vô tri.
V́ vậy , đ́ều quan trọng của sự nhận thức trong suốt không thể bị đánh giá quá đáng, điều này nghĩa là chúng ta phải chấm dứt sự chai hóa tâm trí. Nếu điều này xảy ra rồi th́ ít ra bây giờ phải chú ư đến khả năng đáp ứng của chúng ta và chú ư đến sự phát triễn của sự nhạy cảm, chứ không phải là sự đa cảm đâu. Người mà tỏ lộ ḷng ngưỡng mộ qua mọi việc có thể h́nh dung được rằng họ là những người nhạy cảm hơn những người khác, họ sẽ thấy Sự Thật. Tuy nhiên những nhà thấu thị giỏi không chiều theo cảm xúc của phàm thể v́ nó khác với nhạy cảm tâm linh.
chú thích
(1) Trẻ em hồn nhiên nên có được
khả năng cảm nhận được chân lư :
Chân lư đó là linh hồn bất tử,
chỉ có những phàm thể chết và tan ră, c̣n phần Chơn Nhơn , Bản Thể, Linh Hồn th́ bất tử.( lời người
dịch)
(2) Cảm nhận của trẻ thơ như trực giác- tâm các em trong trắng, tinh khiết cộng thêm cái nh́n của các em không qua bất cứ một lăng kính nào như thành kiến, thiên vị, ḷng tham vọng, ḷng ích kỹ, ḷng đố kỵ v..v.., nên mọi việc không thể nào biến dạng. Nó thật như ánh trăng trên ḍng sông an tịnh. ( lời người dịch)
(3) Những ǵ mắt người không nh́n thấy được không có nghĩa là không có
Mắt của con người chỉ nh́n được phần nằm trong dăi tần số giới hạn nhất định của nó thôi, c̣n phần nằm ngoài dăi tần số ấy mắt không nh́n được. Những người có thần nhăn là những người đă khai mỡ những quan năng tiềm ẩn, họ có dải tần số rất rộng nên có thể thấy được những phần mà mắt thường không thấy được.(lời người dịch)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở