|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
Các “Huynh
Trưởng” của Thông Thiên Học
(“The Brothers”
of Theosophy)
Tác giả A. P. Sinnett Bản dịch: Chơn Như - 2011 |
|
Các “Huynh Trưởng” của
Thông Thiên Học
Nguyên bản được xuất bản thành hai bài báo đăng trong
Tạp chí Ánh Sáng (Luân Đôn) :
số
22 tháng 12 năm 1883 từ trang 557 – 559.
số 29
tháng 12 năm 1883 từ trang 568 – 569
Tài liệu sau đây được ông
Sinnett diễn thuyết trong một cuộc hội họp riêng tư mới đây của các nhà
Thông Thiên Học và nhóm thân hữu.
Tôi đă viết trên giấy trắng mực đen một vài nhận xét mà
tôi muốn tŕnh bày chiều nay để có thể đệ tŕnh cho các bạn cứu xét một cách
có hệ thống một số quan điểm liên quan tới Hội Thông Thiên Học.
Mọi người đă quan tâm tới bất kỳ giáo huấn nào t́m cách
xuất hiện trên thế gian qua trung gian Hội Thông Thiên Học chẳng bao lâu sau
sẽ quay sang phê chuẩn nền tảng của các giáo huấn này.
Thế mà lời giải đáp huyền bí chính thống cho đến nay được
dành cho kẻ điều tra về tính
chân thực của bất kỳ phát biểu nhỏ nhặt nào về khoa học huyền bí đă từng
được tŕnh bày cho đến nay đều chỉ đơn giản như sau: “Các con hăy tự ḿnh
nhận biết nó”. Điều này có nghĩa là phải sinh hoạt tâm linh thuần túy, trau
dồi các năng lực nội giới rồi từng bước năng lực này sẽ được khơi hoạt và
phát triển đến mức giúp cho các bạn tự ḿnh thám hiểm được Thiên nhiên.
Nhưng lời khuyến cáo ấy không thuộc loại mà đại đa số mọi người sẵn ḷng
nghe theo, v́ thế cho nên việc hiểu biết những sự thật của khoa học huyền bí
vẫn c̣n nằm trong tay một số ít người.
Giờ đây đă có một sự phát khởi mới. Một vài bậc lăo thành
về khoa học huyền bí đă phá vỡ những hạn chế cổ xưa trong ḍng tu của ḿnh
và đột ngột tiết lộ một loạt những phát biểu đưa ra cho thế gian cùng với
một số thông tin nào đấy liên quan đến những thuộc tính và năng lực mà bản
thân các ngài thủ đắc được và nhờ vậy các ngài học được những điều để nói
cho ta biết bây giờ.
Người ta đă công nhận rộng răi rằng giáo huấn thật thú vị
và mạch lạc, thậm chí c̣n được hậu thuẫn bởi những điều tương tự, nhưng đến
lượt mọi người mới t́m hiểu đều phải thắc mắc liệu ta có thể tin tưởng đến
đâu những vị ban ra giáo huấn này và liệu ta ở vị thế nào để t́m biết được
nhiều điều như thế. Tôi thiết tưởng rằng hầu hết mọi người đều sẵn sàng công
nhận rằng những vị - chẳng hạn như các bậc Huynh Trưởng Thông Thiên Học nghe
đâu có được những quyền năng phi thường và khác thường đối với Thiên nhiên
ngay cả trong những bộ môn Thiên nhiên mà chúng ta quen thuộc – được trang
bị rất có thể là những năng lực khiến cho các ngài thâm nhập và giác ngộ
được nhiều sự thật nói chung c̣n ẩn tàng trong Thiên nhiên. Nhưng thế rồi
lại có một thắc mắc căn bản: làm sao ta tin chắc được rằng đằng sau một vài
người xuất hiện dưới dạng đại biểu hữu h́nh của Thông Thiên Học lại thật sự
có các vị như các bậc Huynh Trưởng Thánh sư? Đây là một thắc mắc xưa cũ cứ
trở đi trở lại và cứ phải tiếp tục làm trăn trở những kẻ sơ cơ khi họ đến
gần ngưỡng cửa Hội Thông Thiên Học. Đối với nhiều người trong chúng ta th́
nó đă được giải quyết từ lâu rồi, c̣n đối với một số kẻ sơ cơ th́ sự tồn tại
của các Thánh sư có khả năng tâm linh dường
như có xác suất cao đến nỗi người ta sẵn ḷng chấp nhận lời đoan chắc của
các vị đại biểu lănh đạo Hội ở Ấn Độ; nhưng đối với những người khác, sự tồn
tại của các Huynh Trưởng trước hết lại phải được xác lập qua bằng chứng rành
rành và dứt khoát trước khi người ta bỏ công để quan tâm tới lời tường tŕnh
của một số người trong chúng ta về giáo lư chuyên biệt mà các ngài đă giảng
dạy.
V́ vậy tôi đề nghị sẽ lướt qua bằng chứng về đề tài chủ
yếu này mà chắc chắn là bất cứ ai dấn thân vào Hội Thông Thiên Học đều quan
tâm đến nó trong chừng mực nó là nền tảng của giáo huấn Ấn Độ. Dĩ nhiên tôi
sẽ chẳng làm cho các bạn mất công khi lập lại những diễn biến đặc thù được
miêu tả trong những tác phẩm đă từng được xuất bản. Tôi đề nghị là duyệt lại
một cách ngắn gọn toàn thể vụ việc này ở mức như hiện nay sau khi đă được mở
rộng và củng cố rất nhiều trong ṿng hai năm vừa qua. Để bắt đầu ta chia
bằng chứng ra làm hai loại. Một là ta có một tập hợp niềm tin đang thịnh
hành mà chính ở Ấn Độ cũng cho thấy rằng các bậc Thánh sư hoặc Cao đồ đều
tồn tại ở đâu đó. Hai là bằng
chứng chuyên biệt cho thấy các vị lănh đạo Hội Thông Thiên Học có quan hệ và
tâm giao với các bậc Thánh sư ấy.
Xét về tập hợp đức tin nói chung th́ cũng chẳng có ǵ là
ngoa ngoắc khi bảo rằng toàn khối kho tài liệu linh thiêng ở Ấn Độ đều dựa
vào niềm tin tồn tại của các Thánh sư và một niềm tin rất phổ biến bao trùm
những địa hạt không gian và thời gian rộng lớn hiếm khi nào có thể được coi
là bắt nguồn từ chuyện chẳng có ǵ, nghĩa là chẳng có cơ sở thật nào. Nhưng
khi duyệt qua bộ Mahabharata và kinh Puranas th́ mọi thứ cho ta biết về các
đấng “Rishis” hoặc Thánh sư thời xưa th́ tôi có thể xin các bạn lưu ư một
tài liệu trong Tạp chí Nhà Thông
Thiên Học số tháng 5 năm 1882 bàn về một số sách vở tương đối hiện đại
và phổ thông ở Ấn Độ tường thuật lại cuộc đời của đủ thứ “Sadhus” là một
cách gọi khác về bậc Thánh, đạo sĩ Yoga hoặc thánh sư đă từng sinh hoạt
trong hàng ngàn năm vừa qua. Trong bài báo này có liệt kê danh sách hơn 70
vị như vậy mà hồi ức được gói ghém trong một số quyển sách của Marathi có
ghi chép lại “những phép lạ” mà nghe đâu các ngài đă hiển lộng. Dĩ nhiên ta
có thể tranh căi về giá trị lịch sử của những câu chuyện kể này. Tôi đề cập
tới chúng chỉ để minh họa cho sự thật là niềm tin vào những người có những
huyền năng mà giờ đây ta gán cho các Huynh Trưởng cũng chẳng có ǵ là mới mẻ
ở Ấn Độ. Kế đến ta lại có những bằng chứng của nhiều tác giả hiện đại liên
quan tới những thành tích huyền bí rất đáng chú ư của các đạo sĩ Yoga và
Fakir Ấn Độ. Dĩ nhiên những người như thế xếp hạng vô cùng dưới so với các
bậc cao đồ có khả năng tâm linh mà ta gọi là Huynh Trưởng; nhưng các năng
lực mà họ có được đôi khi cũng đủ thuyết phục bất cứ ai nghiên cứu bằng
chứng về chúng cho thấy rằng người sống có thể thành tựu được những huyền
năng và năng lực thường được gọi là siêu nhân.
Trong tác phẩm của Jaccolliot về những trải nghiệm của
ông ở
Vậy là ở Ấn Độ ta khó ḷng tranh căi về sự thật có nhiều
người trên thế gian được coi là Thánh sư. Dĩ nhiên hầu hết những vị nào liên
quan tới ngài mà ta có được thông tin dứt khoát th́ khi điều tra thêm té ra
chỉ là các đạo sĩ Yoga cấp thấp, những người đă rèn luyện năng lực nội giới
tới mức có được đủ thứ quyền năng phi thường thậm chí giác ngộ được các sự
thật tâm linh. Song le mọi kẻ điều tra về các bậc Thánh sư cao cấp hơn nữa
về mặt thành tựu đều có được lời giải đáp rằng chắc chắn có những đấng như
vậy mặc dù các ngài sống hoàn toàn ẩn dật. Thật vậy, niềm tin mơ hồ không
xác định nói chung ắt dọn đường cho việc điều tra liên quan trực tiếp tới
chúng tôi. Liệu các nhà lănh đạo Hội Thông Thiên Học có thật sự quan hệ hay
chăng với một số Thánh sư cao cấp không sống trong cộng đồng nói chung mà
cũng không cho biết quả vị Thánh sư của ḿnh đối với bất cứ ai ngoại trừ các
đệ tử thực thụ chính qui của ḿnh. Thế là bằng chứng về vấn đề này được phân
chia như sau:
Một là,
chúng tôi có bằng chứng trực tiếp của những nhân chứng đích thân đă nh́n
thấy một vài Thánh sư này cả khi đang nhập xác lẫn khi đang không nhập xác.
Họ đă chứng kiến các ngài hiển lộng thần thông và chắc chắn là biết được các
ngài tồn tại với những thuộc tính nào đấy.
Hai là,
bằng chứng của những người đă nh́n thấy các ngài ở trong thể tinh vi, nhận
diện được ngài theo nhiều cách khác nhau giống hệt như những người c̣n sống
mà những người khác đă từng chứng kiến.
Ba là,
bằng chứng của những người có chứng cớ gián tiếp về sự tồn tại của các ngài.
Đứng đầu trong nhóm nhân chứng thuộc loại một là bà
Blavatsky và chính Đại tá Olcott. Đối với những kẻ nào có lư do để tin tưởng
vào bà Blavatsky th́ chứng nhận của bà dĩ nhiên thật hoan hỉ, chính xác và
hoàn toàn thỏa đáng. Bà đă sinh hoạt với các Thánh sư trong nhiều năm. Từ đó
trở đi hầu như ngày nào bà cũng giao tiếp với các ngài. Bà đă trở lại với
các ngài và các ngài cũng viếng thăm bà trong thể xác tự nhiên vào nhiều dịp
từ khi bà xuất đầu lộ diện ra khỏi Tây Tạng sau khi bản thân đă được điểm
đạo. Không có một phương án trung gian nào để chọn lựa giữa lời kết luận
rằng phát biểu của bà về các Huynh Trưởng cơ bản là đúng với lời kết luận bà
chính là cái mà một số kẻ thù người Mỹ mệnh danh là “kẻ bịp bợm vô địch
trong thời đại này”. Tôi có biết tới một thuyết mà một số nhà Thần linh học
theo đuổi với nội dung cho rằng bà có thể là một đồng tử được một số vong
linh tiếp dẫn mà bà nhầm lẫn là người c̣n sống; nhưng những kẻ nào hoàn toàn
không màng ǵ tới 9/10 phát biểu của bà (chứ đừng nói tới chứng cớ của người
khác) mới có thể chấp nhận thuyết này. Làm thế nào mà bà có thể sống trong
nhà một vài người ở Tây Tạng trong ít nhất 7 năm, tận mắt nh́n thấy họ, bạn
bè, thân bằng quyến thuộc tíu tít làm việc hằng ngày, dạy dỗ bà từng bước về
một khoa học bao la mà bà tận tụy theo đuổi lại có thể nghi ngờ xem liệu các
vị ấy là người c̣n sống hay là vong linh? Lời phỏng đoán thật là phi lư.
Hoặc là bà nói láo khi bà bảo rằng ḿnh đă sinh hoạt trong nhóm các ngài,
hoặc là các Thánh sư dạy dỗ bà đúng là người c̣n sống. Giả thuyết của các
nhà Thần linh học về các vong linh giả định “tiếp dẫn” bà vốn dựa trên phát
biểu bà tuyên bố rằng các Thánh sư xuất hiện với bà trong thể tinh vi khi bà
ở xa các ngài. Nếu các ngài chưa bao giờ xuất hiện trước mắt bà trong một
h́nh dạng nào khác th́ c̣n có thể lập luận theo quan điểm của nhà Thần linh
học hoặc có thể c̣n có những t́nh huống khác. Nhưng những vị đến viếng thăm
bà bằng thể tinh vi đều đồng nhất về mọi mặt với những người mà bà đă sinh
hoạt và theo học trong số các ngài. Như tôi có nói, thỉnh thoảng bà lại có
thể trở về nh́n thấy các ngài bằng xương bằng thịt. Sự giao tiếp qua thể
tinh vi với các ngài chỉ lấp đầy khoảng trống trong giao tiếp cá nhân của bà
với các ngài vốn đă trải dài qua nhiều năm dài đằng đẵng. Cố nhiên người ta
có thể thách đố sự chân thực của bà mặc dù tôi thiết tưởng rằng có thể chứng
minh việc thách đố ấy là phi lư nhất, nhưng chúng ta cũng có thể nghi ngờ
một cách hợp lư về sự thật sống động trong thân bằng quyến thuộc gần gũi
nhất của ḿnh về những người mà ta đă giao tiếp mật thiết nhất khi giả định
rằng bản thân bà Blavatsky có thể nhầm lẫn qua việc miêu tả các Huynh Trưởng
là người c̣n sống. Hoặc là bà ắt đúng hoặc là bà đă cố t́nh thêu dệt nên một
mạng lưới bao la gồm những điều trá ngụy trong những tác phẩm của ḿnh,
trong những hành vi và đối thoại trong ṿng 8 – 9 năm vừa qua. Việc lấy cớ
bà có thể là người không kín miệng, thậm chí ngoa ngoắc cũng gặp khó khăn
không kém ǵ giả thuyết của các nhà Thần linh học. Cho dù bạn có xén bỏ chi
tiết trong phát biểu của bà Blavatsky lấy cớ rằng nó có thể ngoa ngoắc th́
phần c̣n lại vẫn là một khối phát biểu vững chắc khổng lồ vốn hoặc phải là
đúng sự thật hoặc chỉ là một cấu trúc cố t́nh lừa dối. Và tạm dẹp chứng cớ
của bà Blavatsky sang một bên th́ ta cũng có một sự kiện kỳ diệu là bà hoàn
toàn xả thân v́ chính nghĩa của Thông Thiên Học để đưa ra giả thuyết bà là
một kẻ cố t́nh bịp bợm th́ giả thuyết ấy liệu có thể được chấp nhận là quá
trớn hay chăng. Thoạt tiên khi chúng tôi ở Ấn Độ rồi đặc biệt trở thành bạn
của bà, khi tôi nêu điều này ra th́ thiên hạ bảo rằng: “Nhưng làm sao tôi
biết được bà có hi sinh ǵ chăng? Biết đâu ngay từ đầu bà đă là một kẻ phiêu
lưu. Chúng tôi xin chứng tỏ phỏng đoán này theo như tôi giải thích rốt ráo
trong lời nói đầu cho ấn bản kỳ hai của quyển “Thế Giới Huyền Bí” và theo
một số những người có uy tín hàng đầu ở Nga vốn là thân bằng quyến thuộc của
bà th́ họ đă sẵn ḷng đoan chắc về lư lịch cá nhân của bà. Nếu bà không hiến
thân cho Huyền bí học th́ có lẽ bà đă sống cuộc đời xa hoa giữa dân tộc của
ḿnh v́ sự thật là bà thuộc giai cấp thượng lưu.
Cho dù giả thuyết về sự bịp bợm của bà có tỏ ra khó chấp
nhận th́ kế đó ta lại thấy nó rành rành tương kỵ với mọi sự kiện trong cuộc
đời Đại tá Olcott. Trường hợp bà Blavatsky không thể chối căi được th́
trường hợp Đại tá Olcott đă từ bỏ một cuộc đời thịnh vượng trong trần thế để
sinh hoạt theo Thông Thiên Học trong những hoàn cảnh xả thân rất nhiều về
thể chất ở Ấn Độ. Ông cũng từng bảo chúng tôi rằng ông đă nh́n thấy các
Huynh Trưởng cả bằng xương bằng thịt lẫn trong thể tinh vi qua hàng loạt
những sự thi thố mầu nhiệm nhất về thuật thông thần khi lần đầu tiên ông
được giới thiệu về đề tài này ở Mỹ th́ ông đă làm quen với quyền năng của
các ngài. Ở Bombay, người tới viếng thăm ông là một người c̣n sống, là vị
thầy đặc biệt của chính ông mà lần đầu tiên ông đă làm quen khi thấy ngài
dưới dạng tinh vi ở Mỹ. Trong nhiều năm, cuộc đời ông đầy dẫy những diễn
biến khác thường mà các nhà Thần linh học đôi khi lại phỏng đoán hoang tưởng
là thuộc về Thần linh học, nhưng mọi điều ấy đều gắn liền với một chuỗi quan
hệ liên lạc với các Huynh Trưởng mà đối với Đại tá Olcott, đây một phần là
hiện tượng huyền bí và một phần là vấn đề giao tiếp tỉnh táo giữa người và
người. Lại nữa, khi nói tới Đại tá Olcott cũng như khi nói tới bà Blavatsky,
tôi xin quả quyết một cách vô e sợ rằng không thể có sự thỏa hiệp nào giữa
điều giả định ngoa ngoắc cho rằng ông cố t́nh nói dối về mọi thứ liên quan
tới các Huynh Trưởng và điều giả định là những ǵ ông nói đă xác lập sự thật
rằng các Huynh Trưởng tồn tại; đó là v́ ta nên nhớ rằng bây giờ Đại tá
Olcott đă là một cộng sự của bà Blavatsky và thường xuyên giao tiếp thân
thiết với bà trong 8 năm. Ư kiến cho rằng bà đă lừa gạt ông suốt thời gian
ấy qua những thủ đoạn bịp bợm chứ đừng nói tới quái gở, thật là quá phi lư
đến nỗi không thể chấp nhận được. Dù sao đi nữa Đại tá Olcott cũng biết liệu
bà Blavatsky có lừa gạt hay chăng hoặc là bà chân chính. Ông đă dành trọn
cuộc đời để phục vụ cho chính nghĩa mà bà đại diện cho nên bằng chứng về sự
tin chắc của ông cho thấy bà chân chính. Lại nữa, ta thử xét thêm giả thuyết
của phái Thần linh học. Bà Blavatsky có thể là một đồng tử vây bũa những
hiện tượng lạ xung quanh Đại tá Olcott; nhưng thế th́ bản thân bà cũng bị
lừa gạt bởi những ảnh hưởng tinh vi về bản chất chân thực của các Huynh
Trưởng vốn chỉ đạo toàn thể sự hiển lộng hiện tượng lạ này và thiết tưởng ta
đă có đủ lư do để bác bỏ giả thuyết ấy là phi lư. Ta không thể tránh né được
kết luận hợp lư rằng sự thật nói chung đúng như bà Blavatsky và Đại tá
Olcott phát biểu hoặc cả hai đều cố t́nh bịp bợm đua nhau tranh chức vô địch
trong thời đại này về lănh vực ấy, cả hai đều hi sinh tất cả mọi thứ mà
những kẻ có đầu óc thế tục đắm say trong đấy, suốt đời miệt mài bịp bợm để
rốt cuộc chẳng được ǵ ngoài cuộc sống lầm than và những lời miệt thị.
Nhưng sự kiện phát biểu của họ có đúng thực hay chăng đâu
đă chỉ kết thúc ở đây mà theo một ư nghĩa nào đấy mới chỉ bắt đầu nơi đây.
Bây giờ ta sẽ xét tới các nhân chứng người bản xứ Ấn Độ. Trước hết là
Damodar, tác giả trứ danh của quyển
Những lời bóng gió về Thông Thiên Học Bí truyền đă nói như sau về ông
trong tập sách nhỏ ấy.
“Trong một bức thư trước kia đề cập tới Damodar bạn có
đặc biệt thắc mắc chẳng biết có nên tin hay chăng việc các Huynh Trưởng lại
phí thời giờ với một đứa trẻ thuộc ḍng dơi thất học như y, thế mà lại dứt
khoát từ chối không viếng thăm và thuyết phục những người Âu Tây có năng lực
lỗi lạc và học thức cao nhất chẳng hạn như . . . và . . . Nhưng bạn có biết
đâu rằng cái đứa trẻ thuộc ḍng dơi hạ lưu ấy có dứt khoát từ bỏ giai cấp
cao tột, gia đ́nh và bằng hữu cùng với một tài sản kếch xù để hết ḷng theo
đuổi sự thật chăng? Trong nhiều năm y đă sống một cuộc đời xả thân thanh
khiết phi thế tục như vậy mà chúng tôi được biết rằng đó là điều kiện cốt
yếu để được giao tiếp trực tiếp với các Huynh Trưởng? Bạn bảo rằng ôi đó chỉ
là một kẻ thiên chấp biên kiến; dĩ nhiên y nh́n thấy hết mọi chuyện và chẳng
nh́n thấy điều ǵ. Nhưng bạn có thấy chăng liệu điều này dẫn bạn đến đâu?
Nếu người ta không dám sống cuộc đời xả thân như vậy th́ đừng ḥng có bằng
chứng trực tiếp về sự tồn tại của các Huynh Trưởng. Bạn dám cả gan gọi y là
một kẻ thiên chấp biên kiến và bác bỏ chứng nhận của y. Một người đă dám
sống cuộc đời như vậy và khẳng định rằng ḿnh có bằng chứng như thế . . .
th́ đúng là bạn đang đi theo lập trường dù sấp hay ngửa th́ tôi vẫn thắng
ván bài này”.
Damodar đă nh́n thấy một vài Huynh Trưởng tới viếng thăm
Tổng hành dinh của Hội bằng xương bằng thịt. Các ngài đă tới viếng thăm đi
viếng thăm lại Damodar trong thể tinh vi. Bản thân y đă trải qua một vài
cuộc điểm đạo, y đă có được những quyền năng rất đáng kể v́ y đă nhanh chóng
phát triển chúng rơ ràng là để y có thể trở thành một mối liên lạc thêm nữa
– độc lập với bà Blavatsky – giữa Sư phụ của y là các Huynh Trưởng và Hội
Thông Thiên Học. Toàn thể cuộc đời mà y sinh hoạt là bằng chứng hùng hồn cho
sự thật y cũng biết các Huynh
Trưởng thật sự tồn tại. Dựa trên bất kỳ giả thuyết nào khác th́ ta ắt phải
bao gồm Damodar vào việc cố t́nh bịp bợm mà ta đă giả định là chính bà
Blavtsky thuộc về nghi án ấy, bởi v́ Damodar là cộng sự viên thân tín của bà,
là người tận tụy phụ giúp bà, ăn cùng mâm làm cùng việc với bà, sinh hoạt
trong nhà bà ở Bombay ṛng ră nhiều năm trời.
Thế th́ liệu ta có thể tin vào các Huynh Trưởng rồi lại
chấp nhận giả thuyết cho rằng bà Blavatsky, Đại tá Olcott và Damodar đều là
một băng đảng cố t́nh bịp bợm? Trong trường hợp ấy ta lại c̣n phải xét tới
Ramswamy. Ramswamy là một người bản xứ biết nói tiếng Anh, ở vùng Nam Ấn Độ,
có giáo dục, rất khả kính, phục vụ chính quyền trên cương vị lục sự ở ṭa án
Tinnevelly. Tôi tin như vậy v́ tôi đă gặp y nhiều lần. Trước hết xin nêu rơ
lộ tŕnh trải nghiệm của y qua một vài lời vắn tắt:
Y nh́n thấy thể tinh vi của Sư phụ
bà Blavatsky ở Bombay; sau đó y mới liên lạc bằng thần nhĩ với ngài
trong khi cách xa mọi Thông Thiên Học giả nhiều trăm dặm ở nhà riêng của y
tại miền Nam Ấn Độ. Thế rồi tuân theo lời dẫn dắt, y đă du hành tới
Darjeeling rồi điên rồ đi sâu vào rừng rậm Sikkim để t́m Sư phụ, người mà y
có lư do để tin rằng ở loanh quanh chỗ ấy; sau nhiều cuộc phiêu lưu y đă gặp
được ngài; đó cũng chính là người mà y đă nh́n thấy trước kia ở dưới dạng
tinh vi, cũng chính là người mà Đại tá Olcott có chân dung, chính là người
mà y đă nh́n thấy, là con người c̣n sống phát ra tiếng nói dẫn dắt y rời
khỏi miền Nam Ấn Độ để muôn dặm t́m thầy. Y đă có một cuộc tiếp kiến lâu dài
với ngài, một cuộc tiếp kiến tỉnh táo ngay giữa ngoài trời, giữa thanh thiên
bạch nhật với một người c̣n sống, y đă trở về với tư cách đệ tử tận tụy với
ngài mà y đạt được vào lúc ấy và chắc chắn là đời đời sẽ như vậy. Thế mà vị
Sư phụ đă hiệu triệu y xuất phát từ Tinnevelly rồi lại tiếp kiến y ở Sikkim,
theo những kẻ chấp nhận giả thuyết của Thần linh học, lại chính là vong linh
tiếp dẫn bà Blavatsky.
C̣n hai nhân chứng nữa đích thân biết được các Huynh
Trưởng kế đó đến với tôi ở Simla, qua nhân vật là hai đệ tử chính qui đă
được biệt phái băng núi rừng để đi công tác và nhân tiện được lệnh viếng
thăm tôi và cho tôi biết về thầy của họ là vị Thánh sư liên lạc thư tín với
tôi. Những người này đă tới ngay khi tôi lần đầu tiên nh́n thấy họ sinh hoạt
với các Thánh sư. Một trong những người đó là Dhabagiri Nath đă đến thăm
viếng tôi nhiều ngày ṛng ră, nói chuyện với tôi hằng giờ về Chơn sư Koot
Hoomi mà y đă sống với ngài trong 10 năm, y gây cho tôi ấn tượng cùng với 1
– 2 người khác đă từng tiếp kiến y, thấy y là một người rất tha thiết, tận
tụy và đáng tin cậy. Về sau này khi đến viếng thăm Ấn Độ, y c̣n dính dáng
tới nhiều hiện tượng lạ nổi bật về huyền bí học được thi thố để thỏa măn
những người điều tra bản xứ. Dĩ nhiên ắt phải là một nhân chứng giả được bịa
ra để hậu thuẫn cho sự bịp bợm rộng khắp của bà Blavatsky, nếu y chẳng phải
ǵ khác hơn là đệ tử Chơn sư Koot Hoomi theo lời tuyên bố của y.
C̣n một người bản xứ nữa là Mohini ngay sau khi bắt đầu
việc này đă liên lạc trực tiếp với Chơn sư Koot Hoomi hoàn toàn độc lập với
bà Blavatsky và khi đang cách xa bà cả trăm dặm Anh. Y cũng trở thành một
người tận tụy gắn bó với chính nghĩa Thông Thiên Học, nhưng theo chỗ tôi
biết th́ Mohini phải được xếp vào nhóm nhân chứng thứ nh́ vốn có liên lạc
riêng trong cơi vô h́nh với các Huynh Trưởng nhưng chưa thấy các ngài bằng
xương bằng thịt.
Bhanavi Rao, một thanh niên bản xứ rắp ranh làm đệ tử đă
có lần đi với Đại tá Olcott đến viếng thăm tôi ở Allahabad vào lúc mà bà
Blavatsky ở chỗ khác nơi Ấn Độ; y đă ngủ hai đêm trong nhà chúng tôi, y là
một nhân chứng khác có giao tiếp độc lập với Chơn sư Koot Hoomi, hơn nữa bản
thân y có thể đóng vai tṛ liên lạc giữa Chơn sư Koot Hoomi với ngoại giới.
Đó là v́ trong chuyến viếng thăm mà tôi có nhắc đến y được phép chuyển một
bức thư của tôi cho Sư phụ rồi tiếp nhận trở lại thư phúc đáp của ngài, và
thêm một thông điệp thứ nh́ của tôi rồi nhận lại một thông điệp ngắn khác
chỉ gồm vài từ để phúc đáp. Tôi không ngụ ư y làm được hết mọi chuyện ấy do
quyền năng của chính ḿnh mà ư tôi muốn nói y có luồng từ khí sao cho Chơn
sư Koot Hoomi có thể thực hiện điều ấy thông qua y. Kinh nghiệm này thật là
vô giá bởi v́ nó cung ứng một sự minh họa nổi bật về sự kiện bà Blavatsky
không phải là một trung gian cốt yếu để cho tôi liên lạc thư tín với người
bạn kính mến của ḿnh. Những minh họa khác được cung ứng qua việc thường
xuyên chuyển giao thư tín giữa Chơn sư Koot Hoomi và chính tôi qua trung
gian của Damodar ở Bombay vào lúc cả bà Blavatsky lẫn Đại tá Olcott đều vắng
mặt ở Madras v́ đi du hành trong chuyến du khảo Thông Thiên Học mà trên lộ
tŕnh ấy có có mặt ở nhiều nơi khác nhau và thường được báo chí địa phương
nhắc đến. Tôi ở Allahabad và trong thời kỳ ấy, tôi thường gửi thư cho Chơn
sư Koot Hoomi qua trung gian của Damodar ở Bombay và đôi khi tôi nhận được
phúc đáp nhanh đến nỗi chúng không thể do bà Blavatsky cung cấp v́ lúc bấy
giờ bà ở cách xa tôi ít nhất là 4 ngày đường đi trên lộ tŕnh bưu điện so
với Bombay.
Bằng cách này việc liên lạc thư tín rất đồ sộ của tôi đă
tỏ ra là một phần của sự việc và v́ vậy suy ra đối với toàn thể th́ tất
nhiên đó không phải là công tŕnh
của bà Blavatsky hoặc của Đại tá Olcott, cho nên nếu các Huynh Trưởng không
phải là một thực tại th́ sự việc ắt phải như thế. Việc liên lạc thư tín rành
rành trên giấy trắng mực đen với một khối lượng đáng kể. Làm thế nào mà nó
tốn tại được, đến với tôi ở nhiều chỗ khác nhau và nhiều lúc khác nhau, ở
những xứ khác nhau, qua trung gian những người khác nhau? Tôi chẳng hiểu nổi
có giả thuyết nào mà những người không tin tưởng vào các Huynh Trưởng đề ra
được để giải thích việc liên lạc thư tín của tôi. Tôi chẳng thể nghĩ tới
điều ǵ ngay tức khắc phủ định được một số sự thật về việc này.
Thật hoài công mà sao chép lại những phát biểu thỉnh
thoảng vẫn được công bố trong tờ Nhà
Thông Thiên Học, danh tính những người bản xứ chứng nhận đă nh́n thấy
những h́nh dáng tinh vi của các Huynh Trưởng – những h́nh mờ mờ nhân ảnh mà
họ được thông tin như thế - xuất hiện xung quanh Tổng hành dinh Hội ở
Bombay. Có vô số nhân chứng ắt chứng nhận cho những trải nghiệm như thế và
bản thân tôi cũng có thể nói thêm rằng tôi đă thấy một sự xuất hiện như vậy
vào một dịp ở Tổng hành dinh hiện nay của Hội tại
----------------------
Các “Huynh
Trưởng” của Thông Thiên Học
(Bài thứ
nh́)
Tác giả A. P. Sinnett
Tiếp theo bài báo về đề
tài này mà ông Sinnett mới đọc gần đây, sau đây là bài thuyết tŕnh cũng của
tác giả ấy được trao cho chúng tôi xuất bản: -
Nhiều người khảo cứu về triết lư huyền bí đều có khuynh
hướng chú trọng tới sự khác nhau giữa việc tin vào sự tồn tại của các đấng
mà chúng tôi gọi là “Huynh Trưởng” khác hẳn việc tin vào một loạt những giáo
huấn bao la và phức tạp giờ đây đă được các đệ tử cận đại tích lũy. Tôi
thiết tưởng thật ra có thể chứng tỏ rằng không có một chỗ ngập ngừng nào để
cho kẻ bắt đầu điều tra mà lại có thể ngừng lại một cách hợp lư để tự nhủ
rằng: “Tôi chỉ đi đến đây thôi chứ không đi thêm nữa”. Chuỗi lư luận dẫn dắt
bất cứ ai đă từng một lần ngộ ra được sự tồn tại của các Thánh sư ắt cảm
thấy chắc mẫm rằng chẳng có ǵ sai lầm lớn lao khi quan niệm về việc được
các ngài trợ giúp, bao gồm nhiều mắt xích, nhưng thật sự không gián đoạn mà
liên tục và cũng có thể chịu đựng được sự căng kéo ở bất cứ chỗ nào.
Nó bao gồm nhiều mắt xích, một phần v́ không ai hiện nay
trong đám người ở vị thế học
viên như chúng tôi – vốn đang c̣n sống nghĩa là lúc nào cũng sinh hoạt b́nh
thường theo thế tục và chỉ nghiên cứu Huyền bí học về mặt trí thức – có thể
tự ḿnh đạt được sự hiểu biết hoàn chỉnh về các Thánh sư. Điều này nghĩa là
y không thể biết được bằng kiến thức riêng của ḿnh mọi chuyện ngay cả chỉ
có một Thánh sư. Việc giải thích đầy đủ về khó khăn này dẫn tới việc ta phải
hiểu rơ nguyên tắc là các Thánh sư đều ẩn cư phần nào, sự ẩn cư này chỉ phần
nào nội trong thời gian rất gần đây và việc ẩn cư sẽ hoàn chỉnh cho đến khi
thế giới nói chung khó ḷng biết được sự tồn tại về bất kỳ tri thức bí
truyền nào không muốn được tiết lộ ra ngoài. Đây là một vấn đề cực kỳ quan
trọng v́ kinh nghiệm đă cho thấy rằng thế giới nói chung ưa vội vă đả kích
cái cung cách ngập ngừng và bất toàn mà các Thánh sư cho đến nay đă dùng để
đối xử với những kẻ mưu cầu được các ngài giáo huấn về tâm linh. Xét v́
chính sách huyền bí được đeo đuổi khi so sánh với những việc điều tra trên
b́nh diện tri thức vật lư th́ sự nôn nóng của người điều tra là dĩ nhiên
thôi; tuy nhiên ngay cả việc làm quen chút ít với điều kiện khảo cứu thần bí
cũng cho thấy chính sách huyền bí ấy là hợp lư.
Dĩ nhiên ai nấy cũng đều công nhận rằng các Thánh sư hoàn
toàn có lư khi rất thận trọng trong việc trao truyền bất kỳ tri thức khoa
học đặc thù nào vốn sẽ đưa cái thường gọi là thần thông vào trong tầm tay
của những kẻ không xứng đáng về mặt đạo đức để vận dụng thần thông ấy. Nhưng
việc cần nhắc để qui định sự thận trọng nêu trên dường như không có tác dụng
đối với việc trao truyền tri thức về sự tiến bộ tâm linh của con người hoặc
các quá tŕnh rộng lớn hơn trong cơ tiến hóa. Và thật vậy, các Thánh sư đă
đi đến chính kết luận đó, các ngài đă đảm đương việc trao truyền kiến thức
lư thuyết an toàn của ḿnh cho công chúng và nỗ lực các ngài đang thực hiện
chỉ gây nổ chậm hoặc có vẻ dường như vậy đối với một số quan sát viên do bởi
tầm rộng lớn của nhiệm vụ cần thực thi, khía cạnh mới mẻ mà nó khoác lấy
cũng như các bậc huấn sư đối với học viên đều bỡ ngỡ như nhau. Đó là v́ ta
nên nhớ rằng nếu các Thánh sư có thay đổi chính sách như tôi vừa nêu th́ sự
thay đổi ấy mới bắt nguồn gần đây đến nỗi hầu như ta có thể miêu tả nó chỉ
vừa mới xảy ra. Và nếu người ta thắc mắc tại sao chỉ mới gần đây kiến thức
lư thuyết an toàn ấy mới được trao truyền th́ dường như cũng có lư khi ta
thấy lời giải đáp cho vấn đề này vốn ở nơi t́nh h́nh thực tế của thế giới
trí thức xung quanh ta vào lúc này. Sự tự do tư tưởng mà các tác giả người
Anh thường khoe khoang cho đến nay vẫn chưa được phổ biến rộng khắp trên thế
giới và dù sao đi nữa hầu như chẳng có thế hệ nào trước thế hệ này mà lại có
thể tự do truyền bá những giáo điều hoàn toàn mang tính cách mạng về những
vấn đề tôn giáo vốn đă từng được đảm đương một cách an toàn ở bất cứ xứ sở
nào. Những cộng đồng có được công tŕnh ấy vẫn c̣n đầy dẫy nguy cơ, thậm chí
hiện nay các cộng đồng ấy c̣n nhiều hơn những cộng đồng mà người ta có thể
phát khởi công tŕnh ấy với bất kỳ lợi ích thực tiễn nào. Vậy là ta cũng dễ
dàng hiểu được tại sao trong thế giới huyền bí đă từng có những tranh luận
măi tới gần đây liệu có nên truyền bá triết lư bí truyền cho thế giới nói
chung hay chăng với nguy cơ sẽ kích động những cuộc tranh căi gay gắt, thậm
chí những xáo trộn nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện do tiết lộ quá sớm
những sự thật mà chỉ một thiểu số mới thật sự sẵn sàng chấp nhận. Khi nhớ kỹ
quan điểm này th́ măi cho tới gần đây ta khó ḷng có thể coi việc các Thánh
sư dè dặt về những điều bí mật là đáng ngạc nhiên v́ nó có thể khiến cho ta
phải chấp nhận những giả thuyết với phương án mạnh bạo đối nghịch với mọi
bằng chứng rành rành liên quan tới mọi tác động hiện nay của chúng. Có lư do
minh bạch tại sao các ngài lại thận trọng trong việc đưa một đoàn thể các
môn đồ tân ṭng lănh đạo ḍng tiến hóa nói chung của nhân loại; vả lại việc
rèn luyện đệ tử như vậy khiến cho họ thường thận trọng ở mức độ lớn lao hơn
sự cẩn thận cực kỳ trong sinh hoạt đời thường đối với kẻ phàm phu. Người ta
ắt lập luận rằng: “Nhưng cứ cho là như vậy đi, cứ giả định rằng rốt cuộc dù
sao đi nữa một số Thánh sư cũng đi tới kết luận là một số tri thức của ḿnh
đă chín muồi để tŕnh bày cho thế gian, tại sao các ngài không tŕnh bày hết
mức để bảo đảm có được một tác dụng nổi bật hơn, vô địch hơn và thuyết phục
hơn so với những ǵ đă thật sự được cung ứng”. Tôi thiết tưởng ta có thể dễ
dàng rút ra lời giải đáp khi xét tới cách thức mà dĩ nhiên ta trông mong
rằng một sự thay đổi chính sách của các Thánh sư ắt dần dần được du nhập vào
một vấn đề thuộc loại này. Theo giả thuyết mà chúng tôi quan niệm khi đi đến
kết luận nên dạy cho nhân loại nói chung một phần khoa học tâm linh cho đến
nay chỉ độc quyền truyền thụ cho những kẻ đă phát đại nguyện mới đủ tư cách
để được truyền thụ. Khi xét tới thế giới nói chung, dĩ nhiên kiến thức ấy
phải được trao truyền theo những đường lối đáng tin cậy như khi được trao
truyền cho những kẻ mưu cầu điểm đạo chính qui. Chưa bao giờ trong lịch sử
thế giới mà các ngài lại phải đi t́m người tầm đạo, ve văn họ hoặc quảng cáo
với họ theo bất cứ cách nào. Người ta đă t́m thấy một định luật bất di bất
dịch trong sự tiến bộ của loài người mới xuất hiện trên thế gian được thiên
nhiên phú cho một số thuộc tính dành riêng cho bậc Thánh sư, có những tâm
trí đă được cấu tạo để tin chắc vào khả năng có đời sống huyền bí chỉ bắt
nguồn từ một chút bằng chứng cỏn con về đề tài thường được đồn đăi này.
Trong số những người được thiên phú như vậy bao giờ cũng có một số dấn bước
vào hàng ngũ đệ tử nghĩa là để mưu cầu bất cứ cơ hội hoặc phương tiện nào mà
hoàn cảnh cho phép ḿnh đào sâu thêm tri thứ huyền bí. Khi bị người tầm đạo
bũa vây như thế, sớm muộn ǵ th́ bậc Thánh sư cũng lộ nguyên h́nh. Việc thay
đổi chính sách mà ta giới thiệu hiện nay qui định rằng bậc Thánh sư sẽ tiến
một bước trước tiên để bộc lộ bản thân đối với nhu cầu của người tầm đạo,
nhưng ta có thể dễ dàng hiểu được khi thay đổi trước tiên như thế bậc Thánh
sư ắt lập luận rằng nếu cho đến nay đă có nhiều đệ tử dấn bước khi chưa có
đáp ứng hồn nhiên nào về phía ngài th́ có thể có việc những người tầm đạo
kém phẩm chất hầu như có nguy cơ ùa tới do bị chiêu dụ bởi bất kỳ biểu lộ
nào của ngài vốn hơn mức chỉ là việc nhá ra sự thật. Dù sao đi nữa bậc Thánh
sư ắt tự nhủ rằng vẫn c̣n quá sớm khi bắt đầu bằng việc hiển lộng thần thông
một cách giật gân do tri thức tâm linh cao cấp cho đến nay c̣n chưa quen
thuộc với thế giới nói chung. Tốt hơn là thoạt tiên đưa ra một lời đề nghị
vốn chỉ được tính toán để thổi bùng lên óc tưởng tượng của những kẻ nào đă
dấn bước thêm một chút vượt quá mức những bản năng tự nhiên sẽ dẫn dắt họ
bước vào đời sống huyền bí. Đây dường như thật sự là lập luận mà các Thánh
sư đă xúc tiến cho đến nay, điều này cũng giúp ta hiểu được như tôi đă nói
lúc khởi đầu là v́ sao không ai trong số các học viên ngoại môn – cái gọi là
các đệ tử tại gia – đă từng nói rằng ḿnh có sự hiểu biết riêng về bất kỳ
Thánh sư nào.
Mặt khác khi kết nối đủ thứ sự tiết lộ rải rác liên quan
đến các Huynh Trưởng tản mạn trong vô số người khác nhau ở Ấn Độ thuộc về
Hội Thông Thiên Học th́ ta học được biết bao nhiêu điều về các Thánh sư đến
nỗi ta có đủ tư cách để thẩm định được tŕnh độ của các ngài đến mức ta có
thể nói một cách tin tưởng rằng các ngài đă tạo ra những thành tích thật sự
trong thiên nhiên đối với cơi siêu vật lư. Những điều tiết lộ rải rác này –
nếu người ta chấp nhận được lư luận của tôi về những điều nêu trên – đă được
cố t́nh chia nhỏ ra và vung vải khắp nơi để cho đến nay ta chỉ có thể đạt
tới mức tin chắc vào quả vị Thánh sư sau khi đă mất một số công phu lắp ghép
lại những bằng chứng rời rạc. Thế nhưng khi đă hoàn tất quá tŕnh này th́ ta
ắt có một khối lượng tri thức nào đấy liên quan đến các Thánh sư, từ đó tất
nhiên ta rút ra được nhiều điều suy diễn. Trước hết ta thấy rằng các ngài
dứt khoát có được khả năng nhận biết các diễn biến và các sự kiện trên cơi
hồng trần mà ta vẫn quen thuộc nhờ vào những phương tiện khác hơn năm giác
quan b́nh thường. Ta cũng thấy rằng các ngài dứt khoát có được khả năng xuất
lộ từ cơ thể của riêng ḿnh và xuất hiện ở những nơi xa xăm qua những đối
thể ít nhiều tinh vi hơn, chúng chẳng những là các tác nhân để gây ấn tượng
lên người khác mà c̣n là trụ xứ tạm thời của nguyên khí suy tư của chính
Thánh sư; vậy là nếu không có bằng chứng nào thêm nữa th́ bản thân các ngài
cũng chứng minh được sự thật hồn người là một điều ǵ đấy hoàn toàn độc lập
với chất liệu của bộ óc và các trung khu thần kinh. Bây giờ tôi không dừng
lại để nêu ra các ví dụ nữa. Việc ghi nhận bằng chứng phải tách rời khỏi
việc các lập luận như hiện nay, nhưng có rất nhiều tài liệu ghi chép khả
dụng cho bất cứ người nào mất công khảo sát chúng. Thế mà nếu ta biết rằng
linh hồn của các Thánh sư có thể tùy ư chuyển sang trạng thái có những năng
lực nhận thức độc lập với guồng máy cơ thể th́ chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên
khi các ngài có thể dùng kiến thức của chính ḿnh để đưa ra nhiều phát biểu
liên quan đến các quá tŕnh trong thiên nhiên vượt xa bất cứ tri thức nào mà
ta có thể đạt được chỉ bằng cách quan sát trên cơi trần. Chẳng hạn như ta
hăy xét phát biểu của Thánh sư cho rằng có một vài hành tinh khác với trái
đất có dính dáng tới sự tăng trưởng của đại khối nhân loại mà ta chỉ là một
phần. Điều này không hề được đưa ra dưới dạng một phỏng đoán hoặc suy diễn.
Các Thánh sư cho ta biết rằng một khi thoát xác, các ngài thấy ḿnh có thể
nhận biết được diễn biến trên một số hành tinh khác cũng như ở những nơi xa
xăm trên hành tinh của chúng ta. Đây không phải là tín ngưỡng ngoại lệ của
một cá nhân có tổ chức cơ thể ngoại lệ mà những kẻ đa nghi có thể coi là
người bị ảo giác; chẳng có lư do ǵ để nghi ngờ sự thật về bằng chứng hội tụ
của một đoàn thể người đáng kể đă dấn thân vào việc thường xuyên thực nghiệm
những năng khiếu tương tự. Bằng cách này, sự thật ấy cũng giống như sự thật
của khoa học chân chính, chẳng hạn giống như sự thật đại tinh vân ở Orion
phô bày một phổ chất khí và do đó là một tinh vân thật sự. Tất cả chúng ta
ai có cái phổ kư tinh tú đều có thể tự ḿnh nhận biết được sự thật này nếu
ta lợi dụng một đêm trời trong sáng khi có thể quan sát thiên văn được. Việc
nghi ngờ nó ắt không tỏ ra thận trọng hơn việc tin tưởng nó mà chỉ là việc
thẩm định chưa hoàn chỉnh về bằng chứng. Quả thật là xét về t́nh h́nh trên
các hành tinh khác th́ việc ta chấp nhận phát biểu của Thánh sư ắt tùy thuận
vào cảm tưởng của ta liên quan tới sự thành ư của các ngài khi cho ta biết
các ngài đă quan sát như thế. Cho đến nay ta có quyền suy luận liệu các
Thánh sư có nói điều các ngài tin
là đúng – khi các ngài nói đến một dăy hành tinh gồm 7 hành tinh bao gồm cả
trái đất – hay các ngài cố t́nh lừa gạt chúng ta với một chuyện lăng nhăng
những phát biểu mà các ngài biết là không đúng sự thật. Tôi thiết tưởng có
nhiều cách khác nhau chứng tỏ được rằng giả định cố t́nh lừa gạt là phi lư.
Nhưng bản thân việc khảo sát rốt ráo tính phi lư của nó cũng là một nhiệm vụ
gian nan. Trong lúc này, lập trường mà tôi cố gắng xác lập là không tùy
thuộc vào vấn đề đối với các hành tinh th́ liệu các Thánh sư đang nói cho ta
biết điều mà các ngài biết rằng đúng hay là điều ǵ đó mà các ngài biết là
không đúng. Lập trường hiện nay của tôi là dù sao đi nữa bản thân các Thánh
sư cũng biết đâu là sự thật về vấn đề này và ta ắt nhận xét rằng lập trường
ấy không bị hoen ố bởi sự thật là cho đến nay các đệ tử cận đại nhất của các
ngài như chúng ta vẫn chưa thể nối gót các ngài để lập lại những thí nghiệm
mà giáo huấn của các ngài dựa vào đấy.
Ta cũng có thể áp dụng chuỗi lập luận ấy cho toàn thể các
giáo huấn mà Hội Thông Thiên Học giờ đây đang quan tâm ra sức đồng hóa. Khi
được đưa ra như hiện nay cho thế giới c̣n chưa được khai tâm th́ nó chỉ có
thể ở dưới dạng một tập hợp các phát biểu dựa trên thẩm quyền. Và các loại
phát biểu như thế đâu phải là điều dễ chịu nhất đối với phương pháp của ta
hoặc đối với tập quán giáo huấn của các Thánh sư. Đó là v́ không có một
pḥng hóa học nào ở Anh nơi mà hệ thống giáo huấn lại bị hạn chế nghiêm ngặt
theo lệnh thí nghiệm của học viên hơn là cái hệ thống mà
các đệ tử huyền bí đang chọn theo
khóa học khai tâm chính qui. Từng bước một, khi đệ tử chính qui được cho
biết đâu là sự thật liên quan tới các điều bí nhiệm nội giới của thiên nhiên
th́ y cũng được chỉ có cách ứng dụng những năng lực đang phát triển của
chính ḿnh để trực tiếp quan sát những sự thật ấy. Thế nhưng các năng lực
đang phát triển ấy – như ta đă từng nêu rơ trước đây – có kèm theo những
quyền năng mới mẻ đối với thiên nhiên chỉ có thể được phó thác cho những kẻ
mà các Thánh sư đă thọ kư làm đệ tử thực thụ. Khi dạy dỗ cho những kẻ ngoại
lai để cố gắng làm như bây giờ, các Thánh sư
phải từ bỏ những phương pháp quen
thuộc của ḿnh cũng như nếu ta muốn t́m hiểu điều mà các ngài sẵn ḷng giảng
dạy th́ ta cũng phải từ bỏ các phương pháp điều tra quen thuộc của ḿnh. Ta
phải tạm ngưng cái thói quen đ̣i hỏi bằng chứng về mỗi phát biểu được đưa ra
mỗi khi nó được đề cập đến. Ta phải tạm thời tin vào mỗi phát biểu ấy dựa
trên niềm tin chắc chắn nói chung của ta vốn có thể được thỏa măn theo những
đường lối chứng minh quen thuộc, đó là: những người như các Thánh sư chắc
chắn có tồn tại mặc dù ta không thể tùy ư yết kiến các ngài, các ngài phải
thấu hiểu được rất nhiều định luật trong Thiên nhiên nằm ngoài tầm những
định luật mà các giác quan thể chất nhận biết được khi đưa ra bất kỳ phát
biểu nào, các ngài phải hoàn toàn biết rơ liệu phát biểu ấy là đúng hay
chăng.
Nếu ta đă nhận thức rơ như vậy th́ sự thật là đến lượt
mỗi người điều tra phải thỏa
măn song hành với việc thực chứng được trường hợp ấy sao cho lư trí sẽ phải
nổi loạn chống đối ư niệm các Thánh sư có thể dấn thân vào toan tính hiện
nay nhằm truyền đạt một số tri thức của riêng ḿnh cho thế giới nói chung
khác hơn là với ḷng thành tâm thành ư thuần túy nhất. Ta có thể kết thúc
rằng chúng ta vốn đi đến kết luận giáo huấn của các ngài hoàn toàn chấp nhận
được th́ chúng ta đang dựng một kim tự tháp lớn lộn ngược trên cái đáy nhỏ
của ḿnh. Nhưng sức mạnh lư luận trong lập trường của ta không hề bị tổn
thương do lời phản bác ấy. Trong mọi ngành tri thức của nhân loại th́ những
sự suy diễn đều vượt xa các sự kiện quan sát được dùng làm căn cứ để suy
diễn. Và ngay cả trong khoa học chính xác hơn hết th́ ta coi như một định lư
là đă được chứng minh nếu bằng phép phản chứng ta thấy bất kỳ giả thuyết
khác đi nào cũng đều phi lư. Hơn nữa học thuyết thậm chí về bằng chứng hợp
pháp cũng công nhận giá trị của chứng cớ thứ cấp khi xét theo bản chất sự
việc th́ ta không thể có được bằng chứng sơ cấp. Đây chính là t́nh huống
liên quan đến toan tính hiện nay nhằm bắc cầu nối liền vực thẳm ngăn cách
trường phái nghiên cứu vật lư với trường phái tri thức tâm linh. Chừng nào
chúng ta ở bên phía này c̣n được biện minh khi nghi ngờ liệu đâu đó trên
trần thế có một điều ǵ đáng gọi là trường phái tri thức tâm linh hay chăng
th́ ta cũng chẳng hoài công mà bận tâm với những mảnh tản mạn trong giáo
huấn thỉnh thoảng lại x́ ra dưới một dạng hầu như chẳng ai hiểu nổi. Nhưng
nghi ngờ về sự tồn tại của một trường phài như thế th́ quả thật hiện nay
cũng tương đương với việc nghi ngờ về phát biểu nhắc tới tinh vân ở Orion
theo ví dụ minh họa mà tôi vừa dẫn chứng. Nó chỉ có thể bắt nguồn từ việc
thiếu quan tâm tới những sự kiện của toàn bộ vấn đề xét chung hiện nay do
sốt sắng chịu mất công khảo cứu rốt ráo, đó vẫn c̣n là một loại chướng ngại
ngăn cách Hội Thông Thiên Học với cộng đồng nói chung mà Hội đang được gieo
trồng vào đấy. Khi xét tới vấn đề theo sự minh giải về một hàng rào huyền bí
– đó là một chướng ngại trong trường hợp đệ tử tại gia tương ứng với những
thử thách thật sự nghiêm trọng mà đệ tử chính qui phải vượt qua – th́ việc
cần mất công như thế khó ḷng có thể coi là một chướng ngại mà ta khó vượt
qua được. Ở phía bên kia có hằng hà sa số thông tin liên quan đến những điều
bí nhiệm trong thiên nhiên rơ ràng là soi sáng cho những vùng rộng lớn trong
quá khứ và vị lai mà đến nay vẫn c̣n đắm ch́m trong vô minh tột độ đối với
những kẻ phê phán ḍ t́m và chỉ làm mồi cho những kẻ khác phỏng đoán một
cách không đáng tin cậy. Đối với những người nào đă từng một lần đi rốt ráo
vào vấn đề này để có được sự quán triệt đầy đủ đối với mọi nhận xét mà tôi
đă nêu ra – nhờ vậy họ tin chắc rằng các Huynh Trưởng thật sự tồn tại th́ họ
ắt phải quen thuộc với những sự thật về thiên nhiên ẩn đằng sau và vượt
ngoài tầm kiếp sống này, giờ đây họ sẵn sàng truyền thụ một khối lượng tri
thức đáng kể cho chúng ta th́ thật là lố bịch khi không tin vào thành tâm
thành ư của các ngài – tất cả những nhà Thông Thiên Học chân chính như thế
thuộc Hội Thông Thiên Học hiện nay đều thấy chẳng có ǵ liên quan tới sự
thành công về tâm linh mà có tầm quan trọng so sánh được với việc nghiên cứu
giáo lư bao la hiện nay đang được phó thác cho chúng ta.
-------------------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES