Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

 

CÁC GIẤC MƠ

(Trích Chương 10 quyển THỂ VÍA)

THE ASTRAL BODY

AND OTHER ASTRAL PHENOMENA

Tác giả: A. E. POWELL - Bản dịch Tâm Như 2010

 

 

CÁC GIẤC MƠ

(Trích Chương 10 quyển THỂ VÍA)

 

Có ư thức và hoạt động trong Thể Vía là một chuyện, c̣n nhớ được tâm thức trong Thể Vía và hoạt động trên trung giới lại là một chuyện khác hẳn. Việc có hoặc không có trí nhớ của óc phàm không ảnh hưởng ǵ tới tâm thức trên cơi trung giới cũng như khả năng hoạt động một cách hoàn toàn thoải mái và tự do trên cơi Trung giới. Thật vậy, chẳng những có thể được mà c̣n rất b́nh thường khi một người hoạt động thoải mái và hữu ích trong Thể Vía lúc thể xác đang ngủ. Thế nhưng khi trở về xác phàm th́ chẳng nhớ một chút ǵ về công việc trên cơi Trung giới mà ḿnh đă dấn thân vào.

Sự đứt quăng về tâm thức giữa sinh hoạt trên cơi Trung giới và sinh hoạt trên cơi trần là do Thể Vía chưa phát triển hoặc do thiếu một cầu nối thỏa đáng bằng chất dĩ thái giữa vật chất của Thể Vía và vật chất của xác phàm.

Cầu nối này bao gồm một mạng lưới đan bện xoắn xít vào nhau làm bằng vật chất nguyên tử mà các rung động phải băng ngang qua đó; nó giống như một bức màn che gây ra một lúc tạm mất ư thức giữa lúc ngủ và khi thức.

Cách duy nhất để cho trí nhớ về sinh hoạt trên cơi Trung giới có thể được chuyển vào trong óc phàm là phải phát triển đầy đủ Thể Vía và khơi hoạt được các Luân xa Thể Phách vốn có một chức năng là chuyển thần lực từ cơi Trung giới sang cơi dĩ thái. Hơn nữa, tuyến yên cũng phải hoạt động tích cực v́ nó tập trung các rung động trên cơi Trung giới.

Thỉnh thoảng lúc thức dậy, ta có cảm giác là ḿnh đă trải nghiệm một điều ǵ đó nhưng không c̣n nhớ lại được. Cảm giác này cho thấy rằng ta đă có tâm thức trên cơi Trung giới mặc dù bộ óc chưa đủ mẫn cảm để tiếp nhận điều đă ghi lại được. Đôi khi con người trong Thể Vía có thể thành công gây ra một ấn tượng nhất thời lên Thể Phách và xác phàm, với kết quả là ghi nhớ sống động được sinh hoạt trên cơi Trung giới. Điều này có khi được thực hiện cố ư lúc có một chuyện ǵ xảy ra mà người ta cảm thấy ḿnh nên ghi nhớ được trên cơi trần. Một trí nhớ như vậy thường mờ nhạt đi nhanh chóng và không thể khôi phục được; những nỗ lực nhằm khôi phục trí nhớ bằng cách dựng nên những rung động mạnh trong xác phàm c̣n đè bẹp những rung động tinh vi của Thể Vía hơn nữa, do đó làm cho việc thành công lại càng xa vời hơn.

Cũng có một số diễn biến tạo ra một ấn tượng sống động trên Thể Vía rồi được ghi khắc vào óc phàm bằng một loại phản kích (Xem trang 242).

Trong những trường hợp khác, người ta có thể thành công trong việc gây ấn tượng gồm tri thức mới mẻ lên óc phàm mà lại không thể truyền đạt được trí nhớ về việc tri thức ấy đă thu lượm được ở đâu hoặc bằng cách nào. Những ví dụ như thế rất thông thường đối với hầu hết mọi người xảy ra khi việc giải một bài toán trước đó không giải được th́ đột nhiên lại xuất hiện trong tâm thức hoặc khi một vấn đề trước kia lờ mờ th́ bất thần được soi sáng. Những trường hợp như thế có thể coi như biểu thị rằng ta đă tiến bộ trong việc tổ chức và làm vận hành Thể Vía mặc dù thể xác vẫn c̣n tiếp nhận chỉ được một phần.

Trong những trường hợp mà óc phàm đáp ứng th́ có những giấc mơ sống động mạch lạc và hợp lư chẳng hạn như nhiều người thỉnh thoảng vẫn mơ như vậy.

Ít người nào khi ở trong Thể Vía mà lại quan tâm tới việc liệu óc phàm có nhớ hay chăng và mười người th́ có tới chín người rất ghét quay về thể xác. Từ cơi Trung giới trở lại xác phàm, ta có cảm giác bị câu thúc rất nhiều, dường như thể phải tṛng vào một cái áo khoác ngoài dày đụp lên. Sinh hoạt trên cơi Trung giới vui đến mức sinh hoạt cơi trần so sánh với nó dường như không có sức sống ǵ hết. Nhiều người coi việc hằng ngày phải quay lại xác phàm cũng giống như việc thiên hạ thường ngày phải đi làm tới công sở. Họ không dứt khoát là ghét nó nhưng họ chỉ chịu làm nếu bị cưỡng chế.

Rốt cuộc trong trường hợp những người đă phát triển và tiến hóa cao th́ cầu nối giữa chất cơi Trung giới và cơi hồng trần cũng được kiến tạo; lúc bấy giờ ta có việc hoàn toàn liên tục tâm thức giữa sinh hoạt trên cơi Trung giới và sinh hoạt trên cơi hồng trần. Đối với những người như thế th́ cuộc sống không c̣n bao gồm ngày nhớ đêm quên mà thay v́ vậy trở thành một tổng thể tâm thức liên tục không gián đoạn hết năm này sang năm khác.

Có khi người ta b́nh thường không nhớ được sinh hoạt trên cơi Trung giới nhưng vô h́nh trung do bị tai nạn, ốm đau hoặc cố t́nh thực hành theo một pháp môn nhất định nào đó, nhờ vậy bắc được cầu nối qua khoảng trống giữa tâm thức trên cơi Trung giới và ư thức trên cơi trần, sao cho từ lúc đó trở đi tâm thức trên cơi Trung giới của y sẽ liên tục, v́ vậy trí nhớ về sinh hoạt trong lúc ngủ của y cũng được hoàn chỉnh. Nhưng dĩ nhiên, trước khi điều đó xảy ra được th́ y đă phải phát triển được tâm thức trọn vẹn trong Thể Vía. Chỉ có việc xé toang bức màn che giữa cơi Trung giới và cơi hồng trần là đột ngột thôi, c̣n sự phát triển Thể Vía th́ không đột ngột như vậy.

Sinh hoạt trong giấc mơ có thể biến đổi đáng kể do kết quả trực tiếp của sự phát triển tâm trí. Mọi lực thôi thúc mà tâm trí phóng xuống óc phàm đều phải băng ngang qua Thể Vía, và v́ vật chất trung giới đáp ứng với những rung động của tư tưởng nhiều hơn so với vật chất cơi hồng trần cho nên suy ra rằng những tác dụng trên Thể Vía tương ứng cũng lớn hơn. Như vậy khi người ta đă đạt được sự kiểm soát tâm trí nghĩa là đă học được cách chế ngự bộ óc, định trí, và suy nghĩ giống như ḿnh muốn th́ có một sự thay đổi tương ứng diễn ra trong sinh hoạt trên cơi Trung giới; và nếu y đưa được trí nhớ về sinh hoạt ấy xuyên suốt tới tận óc phàm th́ những giấc mơ của y sẽ trở nên sống động, dai dẳng, hợp lư, thậm chí c̣n mang tính giáo huấn nữa.

Nói chung th́ óc phàm càng được rèn luyện để đáp ứng với những rung động của Thể Trí bao nhiêu th́ việc bắc cầu nối vực thẳm giữa ư thức tỉnh táo và tâm thức trong lúc ngủ lại càng dễ dàng bấy nhiêu. Bộ óc nên được càng ngày càng trở thành công cụ ngoan ngoăn của Chơn nhơn, tác động theo những lực thôi thúc từ ư chí của Chơn nhơn.

Việc nằm mơ thấy những diễn biến thông thường không can thiệp vào công việc trên cơi Trung giới bởi v́ giấc mơ ấy diễn ra trong óc phàm trong khi Chơn nhơn đang ở cách xa và bận rộn với những vấn đề khác. Óc phàm thật ra mơ mộng ǵ không quan trọng lắm miễn là nó đừng chịu ảnh hưởng của những tư tưởng bất hảo.

Một giấc mơ đă bắt đầu th́ lộ tŕnh của nó thông thường không thay đổi được: nhưng sinh hoạt mơ mộng có thể được kiểm soát gián tiếp trong một chừng mực đáng kể. Điều đặc biệt quan trọng là tư tưởng cuối cùng lúc ngủ thiếp đi nên là một tư tưởng thanh cao và cao thượng, v́ điều này làm trổi lên nốt chủ âm xác định phần lớn bản chất của những giấc mơ nối tiếp nó. Một tư tưởng gian tà hoặc không thanh khiết thu hút những tạo vật và ảnh hưởng gian tà và không thanh khiết, chúng phản tác động lên Thể Trí và Thể Vía, có khuynh hướng khơi dậy những ham muốn thấp hèn trần tục.

Mặt khác nếu người ta ngủ thiếp đi với những tư tưởng kiên định về những sự việc cao cả và thánh thiện th́ y sẽ tự động thu hút tới xung quanh ḿnh những tinh linh nhân tạo do những nỗ lực tương tự của người khác tạo ra, do đó những giấc mơ của y sẽ thanh cao và thanh khiết.

Bởi v́ trong quyển sách này ta đang chủ yếu bàn tới Thể Vía và các hiện tượng liên quan mật thiết tới nó, cho nên ta không cần toan tính bàn rốt ráo về một đề tài khá rộng lớn là tâm thức trong giấc mơ. Tuy nhiên để chứng tỏ bối cảnh thích đáng của vai tṛ mà Thể Vía đóng trong sinh hoạt mơ mộng, ta nên tŕnh bày một lược thuyết rất ngắn gọn về những yếu tố chính tác động nhằm tạo ra các giấc mơ. Muốn nghiên cứu tỉ mỉ về toàn bộ vấn đề này, xin học viên hăy tham chiếu cuốn sách giáo khoa tuyệt vời Những Giấc Mơ của C. W. Leadbeater mà những sự kiện sau đây được trích ra từ đó.

Có những yếu tố liên quan tới việc tạo ra các giấc mơ như sau:

(1)- Bộ óc phàm hạ đẳng với t́nh trạng ư thức nửa vời ấu trĩ và thói quen biểu diễn mọi kích thích dưới dạng h́nh ảnh.

(2)- Bộ phận bằng chất dĩ thái của bộ óc mà có một quá tŕnh ngừng càn quét những bức tranh rời rạc xuyên qua nó.

(3)- Thể Vía phập phồng với những cơn hoang dại bộc phát dục vọng và xúc động.

(4)- Chơn ngă (trong Thể Nguyên nhân) có thể ở bất cứ trạng thái tâm thức nào từ mức hầu như hoàn toàn thiếu cảm giác cho tới mức hoàn toàn làm chủ được các năng khiếu của ḿnh.

Khi một người đi ngủ th́ Chơn ngă triệt thoái thêm nữa vào trong bản thân, bỏ mặc cho đủ thứ hạ thể tha hồ lộng hành tự do hơn thông lệ. Những hạ thể riêng biệt này: (1) dễ nhạy cảm hơn nhiều với những ấn tượng từ bên ngoài so với những lúc khác, và (2) có một ư thức sơ cấp của chính ḿnh. Do đó có nhiều lư do để tạo ra các giấc mơ cũng như việc nhớ lại hỗn độn trong óc phàm những trải nghiệm của các hạ thể khác trong khi ngủ.

Như vậy những giấc mơ hỗn độn có thể là do: (1) một loạt những bức tranh rời rạc và những sự biến hóa không thể có được tạo ra do tác động vô tri vô giác tự động của óc phàm hạ đẳng; (2) một luồng tư tưởng ngẫu nhiên chạy xuyên qua bộ phận dĩ thái của bộ óc; (3) đợt sóng bao giờ cũng lăn xăn những ham muốn trần tục tác động xuyên qua Thể Vía và có lẽ chịu sự kích thích của những ảnh hưởng trên Trung giới; (4) một toan tính bất toàn của Chơn ngă chậm tiến hóa muốn dàn diễn vở tuồng; (5) một sự pha trộn nhiều hoặc tất cả những ảnh hưởng nêu trên.

Ta sẽ mô tả ngắn gọn những yếu tố chính trong mỗi một giấc mơ này.

1- Những Giấc Mơ của Óc Phàm. Khi ta đi ngủ, Chơn ngă nhất thời nới lỏng việc kiểm soát bộ óc, thể xác vẫn c̣n có một ư thức mơ hồ nào đó của riêng ḿnh, hơn nữa c̣n có ư thức tập hợp của những tế bào cá thể trong thể xác. Ư thức hồng trần của thể xác đối với bộ óc yếu hơn nhiều trong việc kiểm soát bộ óc với Chơn ngă; v́ thế cho nên những thay đổi thuần túy của thể xác cũng có thể ảnh hưởng tới bộ óc trong một chừng mực rất lớn. Những ví dụ về thay đổi của thể xác là: máu tuần hoàn không được đều, khó tiêu, nóng quá và lạnh quá v.v. . . Ư thức mơ hồ của thể xác có một vài đặc tính như sau: (1)- trong một chừng mực rộng lớn th́ nó mang tính tự động; (2)- nó dường như không hiểu được một ư tưởng nếu đó không phải dưới dạng mà bản thân nó là một diễn viên; v́ vậy mọi kích thích cho dù từ bên trong hay bên ngoài đều được tức khắc phiên dịch thành ra những h́nh ảnh nhận thức; (3)- nó không thể lĩnh hội được những ư tưởng hoặc kư ức trừu tượng cho nên phải ngay tức khắc biến những thứ ấy thành ra những nhận thức h́nh ảnh; (4)- mọi sự điều động tư tưởng tới một địa điểm đối với nó trở thành việc thực sự di chuyển trong không gian nghĩa là chỉ thoáng nghĩ tới nước Trung Hoa cũng ngay tức khắc vận chuyển ư thức đến nước Trung Hoa trong óc tưởng tượng; (5)- nó không có khả năng thẩm định được sự nối tiếp, giá trị hoặc sự thật khách quan của những h́nh ảnh xuất hiện trước mắt nó, nó chấp nhận những thứ ấy đúng như thể dường như xuất hiện ra chứ chẳng bao giờ cảm thấy ngạc nhiên về bất cứ thứ ǵ có thể xảy ra, cho dù điều ấy tiền hậu bất nhất hoặc phi lư đến đâu đi chăng nữa; (6)- nó tuân chịu nguyên tắc liên tưởng và v́ vậy những h́nh ảnh rời rạc ngoại trừ sự kiện chúng biểu diễn những biến cố xảy ra gần kề nhau trong thời gian, những h́nh ảnh ấy thường được nén lại với nhau thành ra một mớ hỗn độn chằng chịt; (7)- nó đặc biệt nhạy cảm với những h́nh ảnh nhỏ nhất từ ngoại cảnh chẳng hạn như âm thanh hoặc những sự đụng chạm và (8)- nó phóng đại và bóp méo sự thật tới một mức độ hầu như không thể tin được.

Như vậy, óc phàm có thể gây ra đủ mức bối rối và ngoa ngoắc để giải thích cho nhiều hiện tượng giấc mơ và tuyệt nhiên không giải thích hết được.

 2- Những Giấc Mơ của Bộ Óc Dĩ Thái. Trong khi cơ thể ngủ, bộ óc dĩ thái thậm chí c̣n bén nhạy với ảnh hưởng từ ngoại giới nhiều hơn cả lúc ư thức tỉnh táo b́nh thường. Trong khi tâm trí đang chủ động dấn thân, do đó sử dụng bộ óc hết mức th́ hầu như tư tưởng từ bên ngoài liên tục tác động cũng không lọt vào nó được. Nhưng lúc mà bộ óc được bỏ cho rỗng tuếch th́ luồng hỗn độn không có thứ tự bắt đầu tuôn đổ qua nó. Trong đại đa số thiên hạ th́ tư tưởng chạy xuyên qua óc họ thực ra không phải tư tưởng của chính họ mà là những mảnh vụn do những người khác phóng ra. V́ vậy đặc biệt trong sinh hoạt lúc ngủ, bất cứ tư tưởng thoáng qua nào t́m được một điều ǵ đó đồng thanh đồng khí với ḿnh trong bộ óc của người đang ngủ đều được bộ óc ấy chụp lấy chiếm hữu, thế là khởi đầu trọn cả một chuỗi ư tưởng; rốt cuộc th́ những thứ ấy cũng mờ nhạt đi và cái luồng tư tưởng rời rạc vô mục đích lại bắt đầu tuôn chảy qua bộ óc.

Có một điều cần lưu ư là bởi v́ trong t́nh trạng hiện nay của cơ tiến hóa trên thế giới, rất có thể có nhiều tư tưởng ác trôi nổi xung quanh người ta nhiều hơn tư tưởng thiện cho nên người nào có bộ óc không kiểm soát được đều mở cửa đón tiếp đủ mọi loại cám dỗ mà việc kiểm soát tâm trí và bộ óc đă miễn cho y khỏi chịu.

Ngay cả khi những ḍng tư tưởng này bị chặn đứng do nỗ lực cố ư của người khác phong bế nó khỏi bộ óc dĩ thái của người đang ngủ th́ bộ óc ấy vẫn không hoàn toàn thụ động mà bắt đầu từ từ mơ mộng vẽ vời ra những h́nh ảnh cho chính ḿnh lấy từ kho chứa trong những kư ức đă qua.

3- Những Giấc Mơ của Thể Vía. Đây chỉ là việc nhớ lại trong óc phàm sinh hoạt và hoạt động của Thể Vía trong khi thể xác đang ngủ mà ta đă từng nhắc tới ở những trang trước. Trong trường hợp một người tiến hóa cao th́ Thể Vía có thể vân du thoải mái tới nơi xa đáng kể so với thể xác, có thể mang về những ấn tượng ít nhiều xác định ở những nơi chốn mà nó có thể đă đến viếng thăm hoặc những người mà nó đă gặp gỡ. Trong mọi trường hợp, như ta có nói, Thể Vía bao giờ cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của bất kỳ tư tưởng hoặc sự ám thị nào dính dáng tới ham muốn hoặc xúc động, mặc dù bản chất của những ham muốn dễ dàng khơi dậy sự đáp ứng của nó, dĩ nhiên tùy thuộc vào sự phát triển của người ấy và sự thanh khiết hoặc ô trược của Thể Vía của y.

Thể Vía bao giờ cũng chịu ảnh hưởng của những ḍng tư tưởng thoáng qua và khi tâm trí không chủ động kiểm soát nó th́ nó cứ măi mê tiếp nhận những kích thích này từ bên ngoài và háo hức đáp ứng với chúng. Trong khi ngủ nó c̣n thậm chí dễ chịu ảnh hưởng hơn nữa. Do đó một người chẳng hạn như đă hoàn toàn tiêu diệt được một ham muốn của xác phàm (chẳng hạn y trước kia có thể đă nghiện rượu) sao cho trong những sinh hoạt tỉnh thức y có thể thậm chí cảm thấy dứt khoát ghê sợ nó, thế mà y lại thường nằm mơ thấy ḿnh đang uống rượu và trong giấc mơ ấy y nếm trải vui sướng do tác dụng của rượu. Lúc ban ngày ham muốn của Thể Vía có thể chịu kiểm soát của ư chí, nhưng khi Thể Vía được sống tự do trong lúc ngủ th́ nó thoát khỏi sự khống chế của Chơn ngă trong một chừng mực nào đó và có lẽ khi đáp ứng với những ảnh hưởng từ bên ngoài nơi trung giới thói quen xưa cũ của nó lại ngóc đầu dậy. Cái loại giấc mơ này có lẽ thông thường đối với nhiều người đang thực hiện những toan tính dứt khoát nhằm dùng ư chí để kiểm soát bản chất ham muốn.

Cũng có thể xảy ra trường hợp của một người nghiện rượu trong kiếp quá khứ cho nên c̣n sở hữu trong Thể Vía của ḿnh một lượng vật chất nào đó bị thu hút vào Thể Vía do tính nghiện rượu gây ra những rung động trong nguyên tử trường tồn. Mặc dù loại vật chất này không được làm linh hoạt trong kiếp này thế nhưng trong giấc mơ, sự kiểm soát của Chơn ngă yếu đi cho nên vật chất ấy có thể đáp ứng với những rung động nghiện rượu từ bên ngoài, thế là người ấy nằm mơ thấy ḿnh uống rượu. Một khi ta đă hiểu rồi th́ những giấc mơ như thế không nhất thiết phải khiến ta phiền năo; tuy nhiên ta nên coi đó là một lời cảnh báo rằng ngay cả hiện nay, khả năng thèm uống rượu cũng có thể ngóc đầu trở lại.

Những Giấc Mơ của Chơn Ngă. Khi Thể Vía phát triển th́ bản chất của nó thay đổi nhiều bao nhiêu bấy giờ sự thay đổi của Chơn ngă, tức Chơn nhơn ngự trong nó cũng lớn bấy nhiêu. Khi Thể Vía chẳng qua chỉ là một vành sương mù trôi nổi th́ Chơn ngă hầu như say ngủ như thể xác, mù quáng với những ảnh hưởng trên cơi cao của chính ḿnh; và ngay cả khi một ư tưởng nào thuộc về nó có thể xoay xở  đến với nó được th́ bởi v́ nó không kiểm soát hoặc chẳng kiểm soát được bao nhiêu với các hạ thể, cho nên nó không thể gây ấn tượng của kinh nghiệm ấy lên óc phàm.

Trong giai đoạn này người nằm ngủ có thể ở mức hoàn toàn quên mất cho tới mức có đầy đủ tâm thức trên cơi Trung giới. Và như ta có nói, ta phải nhớ rằng mặc dù trên cơi cao có nhiều kinh nghiệm quan trọng, song le Chơn ngă không thể ghi khắc chúng vào bộ óc đến nỗi mà tuyệt nhiên không có trí nhớ trong óc phàm hoặc chỉ có một trí nhớ hỗn độn nhất.

Đặc trưng chính yếu của tâm thức và trải nghiệm thuộc Chơn ngă cho dù bộ óc phàm có nhớ hay không là như sau:

(1)- Việc Chơn ngă đo lường không gian và thời gian khác hẳn với việc Chơn ngă sử dụng chúng trong sinh hoạt tỉnh thức đến nỗi mà không gian hoặc thời gian hầu như không tồn tại đối với Chơn ngă. Ta biết có nhiều ví dụ trong một thời gian ngắn ngủi (theo sự đo lường của đồng hồ) Chơn ngă có thể trải nghiệm những điều dường như kéo dài nhiều năm, hết diễn biến này nối tiếp diễn biến kia với chi tiết đầy đủ và tỉ mỉ.

(2)- Chơn ngă có khả năng hoặc thói quen dàn dựng vở tuồng ngay tức khắc. Vậy là một âm thanh hoặc một sự đụng chạm vào thể xác có thể đạt tới Chơn ngă không qua đường thần kinh theo cơ chế thông thường mà trực tiếp đến với nó chỉ một phần của một giây ngay cả trước khi nó đạt tới óc phàm. Một phần của một giây ấy cũng đủ cho Chơn ngă dàn dựng lên một loại vở tuồng hoặc một loạt những hồi diễn đưa tới đỉnh cao là diễn biến làm thể xác thức dậy. Bộ óc lẫn lộn giấc mơ trong nội giới với diễn biến nơi ngoại giới, v́ vậy tưởng tượng rằng ḿnh đă thật sự trải qua những diễn biến của giấc mơ.

Tuy nhiên, xét về mặt tính linh th́ thói quen này dường như là đặc thù đối với loại Chơn ngă vẫn c̣n tương đối chậm phát triển. Khi Chơn ngă đă phát triển về mặt tính linh th́ nó vượt lên trên những tṛ chơi ấu trĩ dễ thương ấy. Người nào đă đạt được sự liên tục tâm thức đều hoàn toàn bận rộn với công việc trên cơi cao đến nỗi y chẳng hơi đâu mà dàn dựng vở tuồng như thế, v́ vậy y không c̣n có loại giấc mơ này nữa.

(3)- Chơn ngă trong một chừng mực nào đó cũng có khả năng tiên tri, đôi khi có thể thấy trước những diễn biến sắp xảy ra hoặc nói cho đúng hơn là có thể xảy ra trừ phi ta tiến hành ngăn ngừa; thế là nó ghi ấn tượng lên óc phàm với diễn biến ấy. Ta ghi lại được nhiều ví dụ về những giấc mơ tiên tri hoặc cảnh báo ấy. Trong một số trường hợp, người ta có thể chú ư tới lời cảnh báo và xúc tiến những bước ngăn ngừa cần thiết, cho nên kết quả được tiên đoán hoặc là bị biến đổi đi hoặc là hoàn toàn tránh được.

(4)- Khi xuất ra khỏi thể xác trong lúc ngủ, Chơn ngă dường như suy nghĩ bằng biểu tượng: một ư tưởng ở dưới hạ giới cần nhiều từ ngữ để diễn đạt th́ chỉ cần một h́nh ảnh biểu tượng cũng hoàn toàn truyền đạt cho nó rồi. Nếu một tư tưởng biểu tượng như thế được ghi khắc lên bộ óc rồi nhớ lại trong ư thức tỉnh táo th́ tâm trí tự ḿnh có thể phiên dịch nó thành ra từ ngữ; mặt khác nó cũng có thể chỉ xuất hiện dưới dạng chưa được phiên dịch và do đó có thể gây ra sự lẫn lộn. Trong những giấc mơ thuộc loại này, dường như mỗi người thường có một hệ thống biểu tượng của riêng ḿnh; vậy là nước có thể nghĩa là sắp có chuyện rắc rối, chuỗi ngọc trai có thể nghĩa là một ḍng nước mắt chảy đầm đ́a, v. v. . .

Nếu một người muốn có những giấc mơ hữu dụng, nghĩa là có thể gặt hái được trong ư thức tỉnh táo lợi ích của những điều mà Chơn ngă học được trong lúc ngủ th́ có một vài bước mà y nên noi theo để tạo ra kết quả này.

Trước kia, y cần tạo ra thói quen tư duy bền bĩ và tập trung trong sinh hoạt tỉnh thức đời thường. Một người hoàn toàn kiểm soát được tư tưởng ắt luôn luôn biết chính xác ḿnh đang nghĩ về cái ǵ và tại sao nghĩ vậy; y cũng sẽ phát hiện thấy rằng nếu bộ óc được rèn luyện như thế để lắng nghe những thổn thức của Chơn ngă th́ nó vẫn c̣n tịch lặng khi không được sử dụng và sẽ từ chối tiếp nhận hoặc hưởng ứng những ḍng tư tưởng ngẫu nhiên từ biển tư tưởng vây xung quanh. Như vậy người ấy rất có thể  nhận được những ảnh hưởng từ các cơi cao, nơi mà sự giác ngộ sẽ sắc sảo hơn và sự phán đoán sẽ đúng thật hơn bao giờ hết so với lúc ở trên cơi trần.

Ta cũng chẳng cần nói thêm rằng, con người cũng nên làm chủ hoàn toàn được ít ra là các đam mê thấp hèn của ḿnh.

Do một hành vi sơ cấp của pháp thuật, con người có thể phong bế bộ óc dĩ thái của ḿnh trước đợt tấn công của những tư tưởng tác động lên nó từ bên ngoài. Muốn làm như vậy, khi nằm ngủ y nên h́nh dung ra hào quang của ḿnh và mạnh mẽ muốn rằng bề mặt bên ngoài của nó sẽ trở thành một lớp vỏ che chở y khỏi những ảnh hưởng bên ngoài. Vật chất hào quang sẽ tuân theo tư tưởng của y và sẽ tạo thành lớp vỏ. Bước này có một giá trị đáng kể đối với mục tiêu mà y mong muốn.

Ta đă nhắc tới tầm quan trọng lớn lao của việc cố định tư tưởng cuối cùng vào những chuyện cao cả và cao thượng trước khi ngủ thiếp đi; những người nào muốn kiểm soát giấc mơ của ḿnh nên thực hành đều đặn điều này.

Ở đây ta nên nói thêm những thuật ngữ tiếng Ấn Độ dành cho bốn trạng thái tâm thức.

Jāgrat là ư thức tỉnh táo thường ngày.

Svapna là tâm thức trong giấc mơ hoạt động qua Thể Vía và có thể ghi khắc những trải nghiệm của ḿnh lên bộ óc.

Sushupti là tâm thức hoạt động trong Thể Trí và không thể gây ấn tượng các trải nghiệm của ḿnh lên bộ óc.

Turiya là trạng thái xuất thần, tâm thức hoạt động trong Thể Bồ Đề và cho đến nay tách rời khỏi bộ óc đến nỗi những phương tiện bên ngoài không dễ ǵ nhớ lại được nó.

Tuy nhiên ta chỉ dùng những thuật ngữ này tương đối thôi và biến thiên tùy theo ngữ cảnh. Vậy là trong cách thuyết giải về Jāgrat, các cơi hồng trần và cơi Trung giới được phối hợp lại, bảy phân bộ tương ứng với bốn t́nh huống của vật chất trên cơi trần, c̣n ba bộ phận rộng lớn của vật chất trung giới được đề cập ở trang 148 nguyên bản tiếng Anh.

Muốn được soi sáng hơn nữa học viên nên tham chiếu quyển Nhập Môn Yoga của bà Annie Besant trang 16 và tiếp theo, cũng như quyển Nghiên Cứu về Tâm Thức trong đó bà định nghĩa ư thức tỉnh táo là bộ óc của tâm thức tổng thể đang hoạt động thông qua hiện thể ngoài cùng.

 

-------------------------

 

 

 

HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES