Không Tôn Giáo Nào Cao Hơn Chân Lư

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES

 

CÁC THUYẾT VỀ LUÂN HỒI

 VÀ CÁC TINH LINH

(Theories about Reincarnation and Spirits)

In lại từ Tạp chí Thánh Đạo, số tháng 11 năm 1886

 Bản Dịch Tâm Như

 

CÁC THUYẾT VỀ LUÂN HỒI

 VÀ CÁC TINH LINH

Trải đi trải lại, cái vấn đề bí hiểm đă được nêu lên thảo luận về sự Tái sinh hoặc Luân hồi th́ trong ṿng 10 năm đầu tiên khi Hội Thông Thiên Học mới ra đời, vấn đề này đă từng len lỏi vào đó. Dựa vào chứng cớ thoạt nh́n, người ta đă phỏng đoán rằng có một sự lệch lạc đáng kể giữa phát biểu trong quyển Vén màn Bí mật Nữ thần Isis, quyển I, trang 351-352 và sau này là giáo huấn cũng của tác giả ấy và cũng do cùng một bậc Chơn sư linh hứng [[1]]. Nó được chủ trương trong quyển Nữ thần Isis c̣n sự Luân hồi lại bị chối bỏ. Người ta chỉ cho phép đôi khi có sự trở lại của “những vong linh sa đọa”. Khi loại trừ khỏi cái khả năng hiếm hoi và khả nghi ấy, Nữ thần Isis chỉ dành cho ta ba trường hợp đặc biệt: sẩy thai, chết yểu và ngu si; khiến cho việc luân hồi trên Trần thế này xảy ra được. (C. C. M. trong tạp chí Ánh sáng năm 1882).

Thế rồi lời tố cáo cũng được giải đáp mà mọi người nào lật tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 8 năm 1882 ra xem đều có thể tự ḿnh nh́n thấy nó. Song le, lời giải đáp cũng không thể thỏa măn được một số bạn đọc hoặc trải qua mà chẳng ai lưu ư tới. Khi dẹp qua một bên tính kỳ quặc của lời khẳng định cho rằng thuyết Luân hồi đă bị chối bỏ - nghĩa là sự tái sinh lần lượt theo chu kỳ của mọi Chơn thần cá biệt từ chu kỳ hoại không này sang chu kỳ hoại không khác [[2]] khi giáp mặt với sự kiện giáo lư này chỉ là một bộ phận, là một trong những đặc điểm căn bản của Ấn Độ giáo và Phật giáo th́ lời tố cáo hầu như đạt tới mức sau đây: người viết ra tác phẩm này là một người công khai hâm mộ và nghiên cứu triết học Ấn Độ, công khai theo đuổi Phật giáo nhiều năm trước khi viết ra bộ sách Nữ thần Isis mà nếu bác bỏ sự luân hồi th́ tất nhiên ta cũng bác bỏ luôn NGHIỆP BÁO! Đó là v́ Nghiệp báo chính là ḥn đá tảng của triết lư Bí truyền và tôn giáo Đông phương, đó chính là một cột trụ lớn lao trên đó có treo toàn thể triết lư về tái sinh và một khi người ta đă chối bỏ sự tái sinh th́ toàn thể giáo lư về Nghiệp báo ắt chỉ c̣n là lời nói lải nhải vô nghĩa.

Tuy nhiên, các đối thủ không ngừng nghĩ tới “sự dị biệt” hiển nhiên giữa lời tố cáo và sự thật đă buộc tội Phật tử là rao giảng đức tin về sự chối bỏ luân hồi, v́ vậy cũng hàm ư là chối bỏ Nghiệp báo. V́ vậy muốn căi cọ với một người bạn, đồng thời cũng chẳng muốn triển khai việc biện hộ cho những chi tiết và bằng chứng nội tại – quả thật là mất thời giờ - cho nên tác giả chỉ đáp lại bằng một vài câu. Nhưng hiện nay ta cần phải định nghĩa giáo lư cho minh bạch. Những nhà phê b́nh khác cũng đi theo đường lối ấy và khi hiểu lầm những đoạn văn với nội dung giống như trong bộ Nữ thần Isis, họ đă đạt tới cũng những kết luận ấy hơn là những kết luận phi thường. Để kết thúc những cuộc tranh căi hoài công như vậy, người ta đă đề nghị giải thích giáo lư một cách rành rẽ hơn. Mặc dù xét v́ giáo lư bí truyền sau này đă tŕnh bày tỉ mỉ hơn, thật là hoàn toàn không quan trọng khi ta có thể viết trong bộ Nữ thần Isis một bách khoa từ điển về những đề tài huyền bí trong đó mỗi một đề tài này đều được phác họa chút ít – ta nên biết ngay rằng tác giả duy tŕ tính đúng đắn của mọi từ ngữ được đưa ra dựa vào đề tài này trong những quyển sách trước kia của ḿnh. Điều được tŕnh bày trong tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 8 năm 1882 giờ đây có thể được lập lại nơi đây. Đoạn văn được trích dẫn từ đó có thể và rất có thể là “không hoàn hảo, hỗn độn, mơ hồ, có lẽ là vụng về cũng giống như nhiều đoạn văn khác trong tác phẩm này, đó là tác phẩm văn chương đầu tiên của một người nước ngoài mà hiện nay thậm chí cũng chẳng dám khoe khoang là ḿnh biết tiếng Anh”. Tuy nhiên thật hoàn toàn chính xác chừng nào mà đặc điểm bàng hệ của sự luân hồi c̣n dính dáng trong đó.

Giờ đây tôi xin trích ra từ quyển Nữ thần Isis một đoạn rồi tiến hành giải thích mọi đoạn bị phê b́nh, trong đó nghe nói rằng “một vài đoạn văn của thuyết luân hồi bí nhiệm này ắt riêng rẽ với sự chuyển kiếp” – thế rồi nó lại được tŕnh bày. Những câu giải thích hiện nay được tŕnh bày chữ nghiêng.

Sự Luân hồi nghĩa là việc cùng một cá thể hoặc nói cho đúng hơn là một anh hồn của y xuất hiện hai lần trên cùng một hành tinh, điều này không phải là một qui tắc trong thiên nhiên mà chỉ là điều ngoại lệ giống như hiện tượng quái thai của một đứa trẻ hai đầu. Tiếp theo đó là một sự vi phạm các định luật hài ḥa trong thiên nhiên và chỉ xảy ra khi những định luật này t́m cách phục hồi sự quân b́nh của nó đă bị xáo trộn và mạnh mẽ quẳng trả trở lại vào sự sống trên trần thế anh hồn vốn đă bị hất văng ra khỏi ṿng tất yếu do tội ác hoặc tai nạn. Như vậy là trong các trường hợp sẩy thai, trẻ con chết yểu trước một tuổi nào đó, ngu đần bẩm sinh không chữa được th́ bản thiết kế nguyên thủy của thiên nhiên nhằm tạo ra một con người toàn bích đă bị chặn đứng lại. V́ vậy trong khi vật chất thô của mỗi một trong nhiều thực thể này phải chịu sự phân tán vào lúc chết thông qua cơi hiện tồn rộng lớn th́ tinh thần bất tử và anh hồn của cá thể - có thể đă được tách ra để làm linh hoạt một bộ khung c̣n linh hồn bất tử th́ lại soi ánh sáng thiêng liêng cho tổ chức cơ thể - chúng phải cố gắng một lần nữa thực thi chủ đích của trí tuệ sáng tạo (quyển I, trang 351).

Ở đây ta ngụ ư muốn nói “anh hồn” tức cơ thể của phàm ngă đă quá cố - theo cách nói của thánh John hoặc thánh Thomas. Trong giáo huấn của triết lư Bí truyền Ấn Độ giáo, đó chính là điều mà ta gọi là bhoot; trong triết lư Hi lạp ta gọi là simulacrum hoặc umbra, c̣n trong mọi triết lư khác cũng xứng đáng với tên gọi ấy, th́ triết lư Bí truyền Ấn giáo có dạy rằng nó biến mất sau một thời kỳ ít nhiều lâu dài trong Kama- loka tức là cơi Luyện ngục của Công giáo La mă hoặc cơi Âm cung của người Hi lạp [[3]].

Đó là “một sự vi phạm các định luật hài ḥa của thiên nhiên”, mặc dù nó được qui định bởi các định luật Nghiệp báo – mỗi khi anh hồn tức simulacrum của phàm ngă  thuộc thánh John hoặc thánh Thomas, thay v́ đi tới mức kết thúc thời kỳ tự nhiên trong tuổi thọ của thể xác lại thấy ḿnh (a) dữ dội bứt tung ra khỏi cơ thể cho dù do chết yểu hoặc do tai nạn, (b) bị bắt buộc do hậu quả của nhiệm vụ chưa hoàn tất phải tái xuất hiện trên trần thế (nghĩa là cũng anh hồn ấy gắn liền cũng chơn thần bất tử ấy), để hoàn tất nhiệm vụ dở dang. Như vậy “một lần nữa nó phải tiến hành việc triển khai mục đích của trí tuệ sáng tạo” tức đính luật.

Nếu cho đến nay lư trí đă được phát triển đến mức trở nên hoạt động và phân biệt th́ không có sự luân hồi (ngay lập tức) nào trên trần thế [[4]] v́ ba bộ phận của con người tam nguyên đă được hợp nhất với nhau và y có thể song hành với loài người. Nhưng khi thực thể mới mẻ chưa vượt quá trạng thái Chơn thần hoặc khi giống như trong kẻ điên khùng, tam vị nhất thể chưa hoàn tất trên trần thế và do đó không thể được như vậy sau khi chết th́ điểm linh quang bất tử vốn soi sáng cho nó phải nhập vào trên cơi trần thế v́ nó đă bị bất đắc chí trong toan tính đầu tiên. Bằng không th́ anh hồn hữu hoại và linh hồn bất tử không thể tiến bộ song hành rồi chuyển sang cơi bên trên [[5]] (cơi Devachan). Tinh thần đi theo một đường lối song hành với đường lối của vật chất; và sự tiến hóa tâm linh đồng hành với sự tiến hóa thể chất.

Giáo lư huyền bí có dạy rằng:

(1) không có sự luân hồi ngay lập tức trên Trần thế dành cho Chơn thần theo lời giảng dạy sai lạc của các nhà Luân hồi theo Thần linh học; cũng chẳng có bất kỳ kiếp thứ nh́ nào dành cho “phàm ngă” ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ nêu trên. Tuy nhiên (a) có sự tái sinh tức sự luân hồi định kỳ của Chơn ngă bất tử (Chơn ngă trong chu kỳ tái sinh và ngă nơi Niết bàn hoặc Giải thoát khi nó đă trở nên vô ngă tuyệt đối); v́ Chơn ngă ấy là gốc rễ của mọi kiếp lâm phàm mới, là sợi dây trên đó có xuyên xỏ hết phàm ngă này tới phàm ngă khác (đó là những hiện thể hăo huyền mà ta gọi là con người trong đó Chơn ngă-Chơn thần nhập thể trong chu kỳ tái sinh); (b) những sự luân hồi như thế diễn ra không phải là trước 1.500 năm, 2.000 năm và ngay cả 3.000 năm trong sinh hoạt nơi cơi Devachan.

(2) Manas – chỗ ngự của Jiva, điểm linh quang chạy ṿng ṿng theo chu kỳ tái sinh luân hồi cùng với Chơn thần từ lúc bắt đầu tới lúc chấm dứt một Chu kỳ Khai nguyên (Manvantara) đó chính là Chơn ngă. (a) Jiva đi theo Chơn thần linh thiêng (vốn ban cho nó sinh hoạt tinh thần và tính bất tử nhập vào cơi Devachan – v́ vậy nó chẳng thể nào được tái sinh trước thời kỳ đă định, nó cũng chẳng tái xuất hiện trên Trần thế một cách hữu h́nh hoặc vô h́nh trong thời kỳ chuyển tiếp; (b) nếu không viên măn th́ hương vị tâm linh của Manas – tức là mọi cao vọng hay ho nhất và mọi phẩm tính, thuộc tính tâm linh cấu thành CHƠN NGĂ của con người ắt hiệp nhất với Chơn thần của nó và Chơn thần này đâm ra phi hữu; v́ xét theo bản thể th́ nó vốn “vô ngă” và có thể nói là chính hiệu không có ngă tính; nó chỉ có sắc thái hoặc hương vị tâm linh Ngă chấp do mỗi Manas trong kiếp lâm phàm, rồi sau khi đă thoát xác bèn tách rời khỏi nguyên khí thấp hơn.

(3) Trong số bốn nguyên khí c̣n lại hoặc nói đúng hơn là hai rưỡi – v́ chúng bao gồm phần thô tục của Manas, hiện thể của nó là Kama rupaLinga Sarira – (cơ thể tan ră ngay tức khắc và prana tức nguyên sinh khí đi theo cùng nó), những nguyên khí này thuộc về phàm ngă cho nên không thích hợp với cơi Devachan. Devachan là trạng thái Cực lạc, phần thưởng dành cho mọi khốn khổ, oan uổng trong cuộc đời [[6]] , và điều thúc đẩy con người phạm tội (nghĩa là bản chất đam mê trần tục của nó) không thể có chỗ đứng nơi cơi này.

V́ vậy nguyên khí luân hồi (phàm ngă) bị bỏ lại nơi Kama loka trước hết là tàn dư vật chất, kế đó sau này là phản ánh trên tấm gương Tinh tú quang. Khi được phú cho hành động hăo huyền măi tới ngày dần dần bị phai nḥa đi rồi biến mất th́ liệu có c̣n lại cái ǵ ngoại trừ Eidolon của người Hi lạp và simulacrum của các thi sĩ và nhà văn cổ điển Hi lạp và La tinh?

Trong cơi các thực thể con người đă mất xác này liệu có thể thưởng hoặc phạt cái ǵ đối với một phôi thai hoặc bào thai con người thậm chí chưa có thời gian để hít thở trên trần thế chứ đừng nói chi có cơ hội vận dụng các năng lực thiêng liêng của tinh thần? Thế mà đối với một đứa trẻ c̣n vô trách nhiệm mà Chơn thần vô tri vô giác vẫn c̣n yên ngủ bên trong lớp vỏ thể xác và thể tinh anh, liệu có chút ít điều ǵ ngăn cản nó tự thiêu như bất kỳ người nào khác đến nỗi thiệt mạng? Hoặc lại nữa đối với một kẻ ngu đần bẩm sinh mà số lượng nếp cuộn trong vỏ năo chỉ có từ 20 tới 30% của những người lành mạnh và do đó nó chịu trách nhiệm về tính khí, hành vi hoặc sự bất toàn của trí năng vẩn vơ mới phát triển được một nửa. (Nữ thần Isis, I, trang 352).

Vậy th́ đây là “những điều ngoại lệ” mà ta nói tới trong quyển Nữ thần Isis, giáo lư này hôm nay được bảo tồn giống như thuở đó. Hơn nữa không có “sự sai lệch” mà chỉ có sự bất toàn – v́ thế cho nên mới có những quan niệm sai lạc bắt nguồn từ những giáo lư này. Lại nữa có nhiều lỗi lầm quan trọng trong quyển Nữ thần Isis mà v́ các kính bản (plates) của tác phẩm này đă được in bằng bản đúc cho nên trong những ấn bản sau này không sửa lại được nữa. Một trong những lỗi lầm đó là ở trang 346 và một lỗi lầm khác liên quan tới nó với hậu quả ở trang 347.

Sự lệch lạc ở phần đầu của phát biểu này và phần cuối phải gợi ra ư tưởng về một lỗi lầm hiển nhiên. Người ta ngơ lời với các nhà thần linh học, các nhà luân hồi vốn coi những lời lẽ mơ hồ của Apuleius là một đoạn bổ chứng cho những lời rêu rao của họ về “các vong linh” và sự luân hồi. Xin bạn đọc hăy xét đoán xem [[7]] liệu Apuleius có biện minh cho những lời quả quyết của chúng tôi hay chăng. Người ta buộc tội chúng tôi là chối bỏ sự luân hồi, thế mà chúng tôi đă ngay tức khắc nói tới nó trong bộ Nữ thần Isis.

Triết lư dạy rằng thiên nhiên chẳng bao giờ để cho công tŕnh của ḿnh bị bỏ dở dang, nếu bị trở ngại trong toan tính ban đầu th́ nó bèn cố gắng trở lại. Khi nó tiến hóa ra một bào thai người th́ mục đích là một con người hoàn hảo về mặt thể chất, trí tuệ và tâm linh. Cơ thể của y phải tăng trưởng, trưởng thành, ṃn mỏi đi rồi chết; tâm trí của y phải phát triển chín muồi rồi lại được thăng bằng hài ḥa; tinh thần thiêng liêng của y soi sáng và ḥa lẫn dễ dàng với con người nội tâm. Không một người nào hoàn tất được đại chu kỳ của ḿnh tức là “chu kỳ tất yếu” chừng nào mà mọi điều này chưa được hoàn tất. Cũng giống như những kẻ lười biếng trong một cuộc chạy đua vẫn c̣n vất vả ở ¼ quăng đường ban đầu trong khi kẻ chiến thắng đă lao vút qua đường vạch tới đích; cũng vậy trong cuộc chạy đua để có được sự bất tử, một số linh hồn vượt xa tất cả những linh hồn c̣n lại để đạt tới đích trong khi hằng hà sa số những kẻ đang cạnh tranh với nó vẫn c̣n oằn vai dưới gánh nặng vật chất, loanh quanh ở mức khởi hành. Một số kẻ bất hạnh lại bị hoàn toàn tụt hậu, mất hết cơ may đoạt giải thưởng; một số lại lúi húi lên đường bắt đầu trở lại. (Nữ thần Isis, I, trang 345 và tiếp theo).

Người ta ắt bảo rằng như thế cũng đủ rơ ràng rồi. Thiên nhiên mà bị thất bại th́ lại cố gắng thử tiếp. Không ai có thể thoát ra khỏi thế giới này (trái đất) mà không trở nên toàn bích về mặt thể chất, đạo đức và tâm linh. Liệu ta có thể làm được điều này ra sao nếu không có một loạt những sự tái sinh cần thiết v́ chắc chắn nội trong một kiếp người ta chẳng bao giờ có thể đạt được sự toàn bích cần thiết trong từng bộ môn để tiến hóa trong “chu kỳ tất yếu”. Thế nhưng nối tiếp câu này không ngừng nghỉ lại là một phát biểu đặt trong ngoặc sau đây: “Sau đây là điều mà người Ấn độ sợ hơn hết: chuyển kiếp luân hồi; chỉ có điều là ở nơi những hành tinh khác thấp kém hơn chứ chẳng bao giờ ở trên hành tinh này” !!!

Câu vừa nêu là một sai lầm chết người và là một sai lầm mà tác giả “không chịu nhận lỗi”. Đây hiển nhiên là lỗi lầm của một bạn đọc nào đó vốn chẳng có ư niệm ǵ về triết học Ấn độ đến nỗi bị lôi kéo vào một lỗi lầm sau này ở trang kế tiếp. Trong đó người ta dùng một từ đáng tiếc là “hành tinh” thay thế cho chu kỳ. Sau khi bộ Nữ thần Isis được xuất bản th́ tác giả c̣n nhiều chuyện khác phải làm cho nên đâu có thời giờ đọc lại; bằng không th́ đă có một lời xin lỗi và một trang đính chính với câu đó được sửa lại như sau: “Người Ấn độ sợ việc chuyển kiếp dưới những h́nh dáng khác thấp kém hơn ngay trên hành tinh này”.

Điều này ắt là ăn khớp với câu trước kia, chứng tỏ sự kiện quan niệm công truyền của người Ấn độ khiến y tin tưởng và sợ khả năng luân hồi – lần lượt là giữa loài người và loài thú qua những bước tiến nhảy vọt từ con người trở thành con thú và thậm chí trở thành cây cỏ rồi ngược lại; trong khi đó triết lư bí truyền dạy rằng thiên nhiên chẳng bao giờ thoái hóa trong diễn tŕnh tiến hóa, trong khi con người đă tiến hóa từ mọi loại h́nh thể thấp kém hơn – giới khoáng vật, thực vật và động vật – thành ra h́nh người th́ y chẳng bao giờ có thể trở thành một con thú ngoại trừ về mặt đạo đức, do đó chỉ mang tính ẩn dụ. Kiếp lâm phàm mang xác người là một sự thiết yếu tuần hoàn và là một định luật; chẳng người Ấn độ nào sợ điều ấy cho dù y có thể phàn nàn xiết bao về tính tất yếu ấy. Định luật và sự hồi qui tuần hoàn này trong sự tái sinh của con người được tŕnh bày cũng ở trang 346 trong cùng một đoạn không đứt quăng khi người ta kết luận đoạn này bằng cách bảo rằng: “Nhưng cũng có cách để tránh né điều ấy. Đức Phật dạy điều đó về sự an bần lạc đạo, kiềm chế các giác quan, hoàn toàn dửng dưng đối với những sự vật trong vực thẳm trần tục đầy nước mắt này, xa ĺa mọi đam mê, thị dục và thường xuyên liên lạc với Atma tức nhập định chiêm ngưỡng linh hồn. Nguyên nhân của luân hồi chính là vô minh [[8]] của các giác quan chấp rằng trên thế gian này có điều ǵ đó là thực tại ngoại trừ sự tồn tại trừu tượng. Do đó giác quan mới có “ảo giác” mà ta gọi là xúc, do xúc mới có ái, do ái mới có thọ (vốn cũng là một sự lừa gạt của cơ thể), do thọ mới có hữu, do hữu mới có thủ, do thủ mới có sinh rồi tới lăo, bệnh, tử.

Ta phải giải quyết được vấn đề này và chứng tỏ ắt phải có một số lỗi lầm nào đó mà ta chưa nhận ra được do sơ suất, và nếu điều này c̣n chưa đủ th́ lại có một điều ǵ đó chứng minh điều ấy v́ người ta c̣n phát biểu thêm nữa như sau: “Vậy là giống như sự xoay ṿng của một bánh xe, có một sự nối tiếp đều đặn của sinh và tử, nguyên nhân đạo đức của nó là việc bám lấy những sự vật đang tồn tại (chấp hữu) trong khi nguyên nhân công cụ của nó là Nghiệp báo (quyền năng kiểm soát vũ trụ thôi thúc nó hoạt động), phước và tội. V́ vậy ao ước lớn nhất của mọi sinh linh muốn được giải thoát khỏi những phiền năo của các kiếp sống liên tiếp là phải mưu t́m việc hủy diệt nguyên nhân đạo đức tức là sự chấp hữu, tức là tà dục.

Các đấng nào đă hoàn toàn tiêu diệt được tà kiến, tà dục đều được gọi là La hán. Có thoát khỏi tà kiến, tà dục th́ mới bảo đảm có được thần thông. Vào lúc lâm chung vị La hán chẳng bao giờ luân hồi, ngài vĩnh viễn nhập Niết bàn – nhân tiện xin nói đây là một từ ngữ mà các học giả Ki Tô giáo và những nhà b́nh luận đa nghi đă giải thích sai lạc. Niết bàn là thế giới nguyên nhân, trong đó mọi hậu quả sai lầm hoặc lệch lạc của giác quan đều biến mất. Niết bàn là cơi cao nhất mà ta có thể đạt được. Các đấng pitris (các chơn linh tiền Adam) được triết gia Phật giáo coi là đă luân hồi, mặc dù ở một mức cao hơn hẳn con người trên trần thế. Đến lượt họ lại chẳng chết hay sao? Chẳng lẽ các thể tinh vi của họ không chịu đau khổ và vui sướng, và cũng cảm thấy sự đọa đày của những xúc cảm hăo huyền như khi c̣n hiện thân trên trần thế?

Và chỉ sau đó th́ người ta mới khiến cho chúng tôi lại nói tới Đức Phật và nói tới giáo lư về “Phước” và “Tội”, tức Nghiệp báo: Nhưng kiếp trước mà các Phật tử tin tưởng không phải là kiếp sống trên hành tinh này v́ hơn bất kỳ người nào khác, triết gia Phật tử đánh giá cao giáo lư vĩ đại về các chu kỳ.

Nếu sửa câu “sống trên hành tinh này” bằng câu “sống trong cùng chu kỳ” th́ bạn ắt có được câu phát biểu chính xác: Đó là v́ điều đánh giá cao “giáo lư vĩ đại về các chu kỳ” liên quan tới triết lư của Đức Phật đă khiến cho bậc đại hiền triết chỉ tin vào một kiếp sống ngắn ngủi trên Trái đất và trong cùng một chu kỳ. Nhưng ta hăy quay lại với thuyết chân thực về luân hồi cũng như trong giáo lư bí truyền và việc nó đă tŕnh bày không được suông sẻ trong bộ Nữ thần Isis.

Như vậy điều mà ta thực sự ngụ ư trong đó chính là cái nguyên lư vốn không luân hồi – trừ ra trong những ngoại lệ đă được nêu rơ – đó chính là phàm ngă, thực thể con người hăo huyền được định nghĩa và biệt lập ngă tính trong kiếp sống ngắn ngủi này của ta dưới một dạng và tên gọi chuyên biệt nào đó; nhưng cái có luân hồi và phải luân hồi dù muốn hay không đúng theo qui tắc nghiêm khắc và không sờn ḷng của luật Nghiệp báo, cái đó chính là CHƠN NGĂ. Việc lẫn lộn Chơn ngă bất tử nơi con người nhầm lẫn với phàm ngă phù du và hư ảo mà Chơn ngă ngự trong đó khi tiến hóa qua Chu kỳ Thành trụ; việc lẫn lộn ấy là cội nguồn của mọi điều hiểu lầm sau này. Thế mà Chơn ngă là ǵ c̣n phàm ngă là ǵ? Chơn ngă bao gồm:

1. Tinh thần bất tử - vô giới tính, vô sắc tướng (arupa), là một phân thân của THẦN KHÍ vũ trụ nhất như.

2. Hiện thể của nó tức Linh hồn thiêng liêng, được gọi là “Chơn ngă Bất tử”, “Chơn thần Thiêng liêng” v.v. . . khi đă rút tỉa được của Manas – bên trong Manas có Jiva hằng hữu tức điểm linh quang bất diệt cháy măi – để bồi đắp thêm cho ḿnh vào cuối mỗi kiếp lâm phàm tinh hoa của cái ngă tính cá biệt đă tồin tại ấy th́ hương hoa của cái đóa hoa được hái đi ấy c̣n lại chứ đóa hoa th́ không c̣n nữa.

 Phàm ngă là ǵ? Đó là một mớ những ham muốn, khao khát, luyến ái và sân hận, tóm lại là tác nghiệp mà con người biểu hiện trên trần thế trong một kiếp lâm phàm dưới dạng một phàm ngă [[9]] . Chắc chắn không phải tất cả những thứ này (thật ra đối với chúng ta th́ đó là một khối suy tư theo dạng vật chất hăo huyền duy vật, một ông hoặc một bà nào đó) đều vẫn c̣n bất tử hoặc sẽ là được tái sinh.

Cả mớ Ngă chấp ấy, cái Tôi biểu kiến và phù du ấy biến mất sau khi chết giống như bộ trang phục của cái vai diễn mà diễn viên đang đóng biến mất khỏi cơ thể của diễn viên sau khi y đă rời sân khấu đi nghỉ ngơi. Ngay tức khắc diễn viên ấy lại trở thành cái ông John Smith hoặc Gray theo đúng tên cúng cơm chứ không c̣n là Othello hoặc Hamlet mà chỉ biểu diễn trong ṿng vài tiếng đồng hồ. Giờ đây trong cái mớ ấy chẳng c̣n lại điều ǵ sẽ nhập vào kiếp lâm phàm kế tiếp ngoại trừ mầm mống của Nghiệp tương lai mà Manas có thể kết hợp vào nhóm bất tử của ḿnh để tạo ra cùng với nó Chơn ngă đă thoát xác tiến nhập vào “Devachan”. C̣n về phần bốn nguyên khí thấp th́ ta thấy chúng trở thành những điều ǵ qua những tác phẩm kinh điển nhất mà chúng tôi ngụ ư trích dẫn dài dài để biện hộ cho ḿnh. Giáo lư về Perisprit, “phàm ngă” tức tàn tích của vong hồn dưới dạng tinh anh mờ nhạt đi để rồi sớm muộn ǵ cũng biến mất. Các nhà thần linh học nuốt không nổi cái điều khủng khiếp ấy v́ họ cứ khăng khăng lẫn lộn phàm ngă vô thường với Chơn ngă bất tử.

Tiếc thay cho họ và may thay cho chúng ta, các nhà Huyền bí học không hề bịa đặt ra giáo lư ấy. Họ chỉ bảo vệ cho giáo lư. Và họ đă chứng tỏ điều ḿnh nói, nghĩa là không có “một phàm ngă” nào đă từng “luân hồi” trên cùng một hành tinh (trái đất của ta đă từng một lần không hề nhầm lẫn) ngoại trừ trong ba trường hợp nêu trên. Ngoài ra c̣n có một trường hợp thứ tư vốn là hành vi hữu thức cố ư của quả vị cao đồ và một thể tinh vi như vậy chẳng thuộc về phần xác cũng chẳng thuộc về phần hồn chứ đừng nói chi tới việc thuộc về tinh thần bất tử của con người mà phần sau đây được dẫn chứng cùng với những chứng minh được trích dẫn.

Trước khi người ta nêu ra những thuyết dựa trên cơ sở các sự hiện h́nh không thể chối bỏ được để xem điều ǵ tạo ra chúng và ngay tức khắc dựa vào bằng chứng thoạt nh́n khẳng định rằng chính vong linh của những người phàm phu đă quá cố trở lại thăm viếng chúng ta th́ trước hết ta cần nghiên cứu xem cổ nhân đă tuyên bố như thế nào về đề tài này. Ma và những sự hiện h́nh; các VONG LINH bán vật chất hiện h́nh ra, không bắt nguồn từ Allan Kardec cũng như ở Rochester. Nếu những thực thể này mà thói quen bất biến khiến chúng thể hiện ra thành các vong linh và hồn ma của người chết được chúng tự nguyện làm như thế và thành công th́ đó chỉ là v́ triết lư thận trọng của cổ nhân giờ đây đă thay thế bằng một ḷng tự cao tiên nghiệm và giả định chưa được chứng minh. Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là: “Liệu các vong linh có khoác lấy bất kỳ loại vật chất nào chăng?” Đáp: Điều mà hiện nay ở nước Pháp ta gọi là perisprit c̣n ở nước Anh và nước Mỹ gọi là một “H́nh tướng hiện ra” th́ thời xưa gọi là peri-psyche peri-nous, v́ thế cho nên những người Hi lạp thời xưa cũng thừa biết nó. Liệu có hay chăng một cơ thể hoặc là bằng chất hơi, lưu chất, tinh anh, bằng vật chất hoặc bán vật chất? Không đâu, chúng tôi nói điều này dựa vào thẩm quyền của giáo huấn huyền linh trên khắp thế giới. Đó là v́ đối với người Ấn độ th́ Atma tức tinh thần vốn vô sắc tướng và đối với người Hi lạp th́ cũng như vậy. Ngay cả trong Giáo hội Công giáo La mă th́ các thiên thần Ánh sáng cũng như thiên thần Bóng tối vốn hoàn toàn không có h́nh thể và theo lời lẽ trong GIÁO LƯ BÍ TRUYỀN th́ chúng là nguyên thủy. Các phân thân của Nguyên khí không biến dị, các đấng Dhyan Chohans thuộc loại thứ nhất tức là Bản thể Tâm linh thuần túy được tạo ra từ Chơn linh của Nguyên tố duy nhất, loại nh́ của Phân thân thứ nh́ được tạo ra từ Linh hồn của các Nguyên tố; loại thứ ba có một “thể trí” mà chúng không lệ thuộc nhưng chúng có thể chiếm hữu và khống chế dưới dạng một cơ thể khiến nó khuất phục chúng, tuân phục ư chí của chúng về mặt h́nh dạng và chất liệu. Kể từ loại ba này trở đi th́ (các chơn linh, thiên thần, chư Thiên hoặc Dhyan Chohan) đều có CƠ THỂ, nhóm hữu sắc đầu tiên được cấu thành từ một nguyên tố là Ether; nhóm thứ nh́ gồm hai nguyên tố Ether (dĩ thái) và lửa; nhóm thứ ba gồm ba nguyên tố là Ether, lửa và nước; nhóm thứ tư gồm bốn nguyên tố là Ether, không khí, lửa và nước. Thế rồi tới con người mà ngoại trừ bốn nguyên tố ra th́ y c̣n có hành thứ năm chiếm ưu thế là Địa: v́ thế cho nên y phải chịu đau khổ. Về phần các Thiên thần, theo lời thánh Augustine và Peter Lombard th́ cơ thể của họ được khiến cho hành vi mà không chịu đau khổ. “Chính đất và nước ban cho ta năng lực chịu đau khổ và thụ động, c̣n Ether và Lửa ban cho ta khả năng hành động”. Tinh thần tức Chơn thần con người thuộc về bản thể đầu tiên chưa biến phân do đó không có h́nh dạng; nhưng nguyên khí thứ ba của y (tức nguyên khí thứ năm Manas) có thể kết hợp với cơ thể trở thành Kama rupa Mayavi rupa tức là cơ thể dục vọng hoặc “hăo huyền”. Sau khi chết, những phẩm tính tốt đẹp nhất, cao quí nhất, thuần túy nhất của Manas tức hồn người cùng với Chơn thần thiêng liêng thăng lên vào tận Devachan, từ đó không ai c̣n xuất lộ hoặc trở lại ngoại trừ vào lúc luân hồi – thế th́ điều ǵ xuất hiện dưới cái mặt nạ kép là Chơn ngă tức phần hồn của cá thể người quá cố? Đó chính là yếu tố Kama rupa với sự hỗ trợ của các tinh linh ngũ hành. Đó là v́ người ta dạy chúng tôi rằng những thực thể tâm linh nào có thể tùy ư khoác lấy một h́nh tướng và hiện ra nghĩa là trở nên sờ sờ nơi ngoại giới thậm chí có thể sờ mó được – đều chỉ là các thiên thần thôi (các đấng Dhyan Chohan) và các Nirmanakya [[10]] của các bậc Cao đồ, Chơn linh của các đấng này khoác lấy vật chất tinh vi. Các thể tinh vi – di tích tàn dư của một phàm phu đă thoát xác khi chúng hiện h́nh ra th́ chúng không tự cho ḿnh là các cá thể mà chỉ là những thứ giả mạo. Và đó chính là niềm tin của toàn thể thế giới xưa từ Homer tới Swedenborg, từ giống dân thứ ba măi xuống tới tận thời nay.

Hơn một nhà thần linh học thuần thành cho tới nay đă trích dẫn thánh Paul là bổ chứng cho lời rêu rao của ông theo đó các vong linh có và có thể xuất hiện. “Có một cơ thể tự nhiên và có một cơ thể tâm linh” v. v. . .(Thư gửi tín hữu Corinth I, xv, 44), nhưng người ta chỉ cần nghiên cứu sâu sát hơn những câu kinh có trước và sau câu kinh được trích dẫn th́ ắt nhận thức được điều mà thánh Paul ngụ ư vốn khác hẳn ư nghĩa mà người ta rêu rao với nó. Chắn chắn là có một thể tâm linh nhưng nó không đồng nhất với h́nh dáng tinh vi chứa đựng nơi con người “tự nhiên”. Thể “tâm linh” chỉ được tạo ra do cá thể của ta đă cởi bỏ hết mọi lớp vỏbiến hóa sau khi chết; như bậc thánh tông đồ đă mất công giải thích trong các câu kinh 51 và 52. “Xem này, ta cho quí vị biết một điều bí nhiệm: chúng ta sẽ không yên nghỉ cả đâu mà chúng ta đều bị thay đổi. Điều hữu hoại này phải khoác lấy sự bất hoại và cái hữu tử này phải khoác lấy sự bất tử”.

Nhưng đây không phải là bằng chứng ngoại trừ đối với các Ki Tô hữu. Ta hăy xem liệu người Ai cập thời xưa và người Tân Platon – cả hai là nhà thông thần tuyệt hảo đă suy nghĩ như thế nào về đề tài này: Họ phân chia con người ra thành ba nhóm chính yếu, rồi lại chia nhỏ chúng ra thành các nguyên khí như ta thấy hiện nay: tinh thần thuần túy bất tử; phần “Hồn ma mảnh” (bóng ma chiếu sáng) và xác phàm thô trược. Ngoại trừ xác phàm thô trược vốn được coi là lớp vỏ trần tục th́ các nhóm này lại được chia thành sáu nguyên khí: (1) Kha là thể sinh lực, (2) Khaba là thể tinh vi tức bào ảnh, (3) Khou là hồn thú, (4) Akh là trí thông minh trần tục, (5) Sa là linh hồn (tức Buddhi) và (6) Sah tức xác ướp, các chức năng của nó bắt đầu sau khi chết. Osiris là tinh thần cao nhất chưa được sáng tạo ra v́ theo một ư nghĩa nào đó nó là một tên gọi chung, sau khi được osiris hóa nghĩa là hấp thu vào Osiris tức Mặt trời, tức trạng thái thiêng liêng vinh diệu th́ mọi người đều trở thành Osiris. Đó là Khou với những bộ phận thấp hơn Akh hoặc Kama rupa thêm vào cặn bă của Manas vẫn c̣n lại tất cả trong ánh sáng tinh tú của bầu hào quang chúng ta – vốn tạo thành đối thể của các bhoots khủng khiếp và dễ sợ biết bao đối với người Ấn độ (các âm ma). Ta thấy điều này qua phần dịch thuật cái gọi là giấy cói Harris bàn về Pháp thuật (bản dịch của Chabas), ông gọi chúng là Kouey tức Khou và giải thích rằng tùy theo chữ tượng h́nh mà chúng được gọi là Khou tức là “người chết đă được hồi sinh”, “các h́nh bóng đă được phục sinh” [[11]].

Khi ta nói tới một người, y có một Khou, th́ điều này c̣ nghĩa là y bị một “tinh linh” ám. Có hai loại Khou: loại công chính, sau khi sống một thời gian ngắn kiếp sống thứ nh́ (nam onk) th́ nó bèn mờ nhạt đi rồi biến mất; loại Khou bị kết án phải đi lang thang không ngừng nghỉ trong đêm tối sau khi chết lần thứ nh́ (mut em nam) và được gọi là H’ou metre (chết lần thứ nh́) vốn không cản trở họ bám lấy một kiếp sống tầm gửi theo kiểu ma cà rồng. Họ dễ sợ xiết bao, ắt được giải thích trong phần phụ lục của chúng tôi bàn về Pháp thuật của Ai cập và “các Vong linh của Trung hoa” (Giáo lư Bí truyền). Các lễ sư Ai cập trục họ ra cũng giống như vị tu sĩ Công giáo trục tà; lại nữa, phần hồn của người Trung hoa đồng nhất với Khou và “Âm ma”, cũng như đồng nhất với lares hoặc larvae – một từ ngữ mà Festus, nhà ngữ pháp đă phái sinh larvae từ lares, ông giải thích rằng đó là “u hồn của người chết khiến cho ngôi nhà họ ở trong đó không được yên tịnh hoặc là đối với Chủ hoặc là đối với tớ”. Khi được triệu thỉnh trong các nghi thức thông thần và nhất là nghi thức chiêu hồn các tạo vật này đă và vẫn c̣n được dân Trung hoa coi không phải là Tinh thần, chẳng phải là phần Hồn hoặc bất kỳ điều nào khác thuộc về phàm ngă của người chết mà chúng biểu diễn, song chỉ là phản ánh của y tức điều giả mạo – simulacrum.

Apuleius có nói “Hồn người là một Thần linh bất tử” (Buddhi), tuy nhiên nó có lúc khởi đầu. Khi sự chết đă tách phần Hồn ra khỏi cơ thể trần tục th́ nó được gọi là lemure. Trong số các lemure có một vài thứ có hảo ư, vốn trở thành chư thần linh hoặc thần quỉ trong gia đ́nh, nghĩa là các vị thần linh trong gia đạo; trong trường hợp này chúng được gọi là lares. Nhưng chúng đă bị phỉ báng và bị gọi là larvae khi số phận kết án chúng phải đi lang thang; chúng gieo rắc điều ác và những bệnh dịch xung quanh ḿnh hoặc nếu bản chất thực sự của chúng là đáng nghi ngờ th́ người ta chỉ gọi chúng là manes. (Apuleius; xem Bàn về Thượng Đế của Socrate trang 143-145, ấn bản Niz). Ta hăy lắng nghe Jamblichus, Proclus, Porphyry, Psellus và hàng tá các tác giả khác bàn về những đề tài thần bí này.

Các Pháp sư của xứ Chaldea tin tưởng và linh hồn trên cơi trời ắt tham dự vào phúc lợi của ánh sáng vĩnh hằng trong khi hồn thú tức hồn đa dục nếu có tốt th́ cũng tan ră nhanh chóng và nếu ác độc th́ cứ tiếp tục đi lang thang trong ṿng hào quang Trái đất. Trong trường hợp này, “phần hồn đôi khi khoác lấy h́nh tướng của đủ thứ loài ma của loài người và ngay cả bóng ma của loài thú”. Người ta cũng nói như thế đối với Eidolon của Hi lạp và Nephesh của các giáo sĩ Do thái (Xem Khoa học Huyền bí, Bá tước de Resie, V.11). Mọi đấng Minh triết thời trung cổ đều cho ta biết về anh hồn, vốn là phản ánh của người chết tức bóng ma của nó. Ở Natal sự chết (sự sinh) tinh thần thuần túy vẫn gắn liền với cơ thể trung gian sáng chói, nhưng ngay khi h́nh dáng bên dưới (thể xác) của nó đă chết đi th́ tinh thần thuần túy thăng lên cơi trời c̣n h́nh dáng trung gian giáng xuống cơi âm ty tức Kama loka.

Homer cho ta thấy cơ thể của Patroclus – h́nh dáng chân thực của cơ thể phàm tục bị Hector giết chết – thăng lên tới h́nh dạng tâm linh, c̣n Lucretius cho ta thấy Ennius xưa cũ biểu diễn chính Homer, nhỏ những giọt nước mắt cay đắng giữa các u hồn và các vong hồn người trên băi biển Acherusia “nơi mà cơ thể hoặc phần hồn của ta không sống ở đó mà chỉ có h́nh ảnh của ta”.

Virgil gọi nó là h́nh ảnh và trong tác phẩm Odyssey (hồi XI) th́ tác giả gọi nó là h́nh mẫu, mô h́nh, đồng thời là bản sao của cơ thể; v́ Telemachus sẽ không nhận ra Ulysses và t́m cách trục y ra bằng cách bảo rằng: “Không đâu, người không phải là cha ta; người là một con quỉ - cố gắng cám dỗ ta!” (Odyssey, hồi XVI, quyển 194). “Người La tinh không thiếu những tên gọi chính xác đầy ư nghĩa để biểu thị đủ thứ thần quỉ; thế là họ lần lượt gọi chúng là lares, lemures, geniimanes”. Khi dịch tác phẩm Timaeus của Plato, Cicero dịch từ ngữ daimones lares, c̣n nhà ngữ pháp Festus giải thích rằng các vị thần hạ đẳng là các phần hồn của loài người, phân biệt giữa đôi bên cũng giống như Homer phân biệt giữa anima bruta anima divina hồn thú và hồn thiêng). Trong tác phẩm Vấn đề La mă, Plutarch khiến cho lares chủ tŕ và ở nơi những căn nhà bị ma ám, gọi chúng là độc ác, yêu sách, ưa cật vấn v.v. . . Festus nghĩ rằng trong đám lares có loại tốt loại xấu. Đó là v́ có lúc ông gọi chúng là praestites v́ đôi khi chúng canh chừng những sự vật một cách kỹ lưỡng (những vật hiện ra trực tiếp) và có lúc khác th́ gọi là hostileos [[12]]. Khi phát biểu bằng một loại tiếng Pháp xưa cũ kỳ quặc, Leloyer có nói rằng: “Cho dù chúng có thể không khá ǵ hơn loài ma quỉ mà nếu dường như có lúc chúng giúp đỡ con người, dâng hiến tài vật cho con người th́ điều này chỉ làm tổn hại cho họ sau này. Lemures cũng là ma quỉ và larvae v́ chúng xuất hiện ban đêm với đủ dạng người và thú, nhưng thường xuyên có những đặc điểm được vay mượn từ người chết. (Sách của loài Ma, quyển IV, trang 15 và 16).

Sau một chút vinh dự nhỏ nhoi dành cho những quan niệm đầy tiên kiến về Ki Tô giáo của ông vốn thấy quỉ vương Satan có mặt ở khắp mọi nơi th́ Leloyer có nói giống như một nhà Huyền bí học và cũng là một người rất uyên bác: “Hoàn toàn chắc chắn là chư thần và chẳng có ai có sứ mệnh giám sát mọi người mới sinh ra, chúng được gọi là chư thần theo lời Censorinus, v́ chúng chịu trách nhiệm về loài người, chẳng những chúng chủ tŕ mọi kẻ phàm phu mà c̣n chủ tŕ mọi thế hệ và bộ tộc, là chư thần của các dân tộc.

Ư niệm về thiên thần hộ mệnh của con người, các giống dân, các địa phương, các thị trấn và các quốc gia đă được các Ki Tô hữu La mă tiếp thu của các nhà Huyền bí học và người ngoại đạo trước thời Ki Tô giáo. Symmachus (Thánh thư.I. X) có viết: “Cũng như các linh hồn được dành cho những kẻ sinh ra đời, cũng vậy chư thần được phân bổ cho các quốc gia. Mọi đô thị đều có các vị thần bảo hộ mà dân chúng hiến tế cho họ”. Ta thấy có nhiều ḍng chữ khắc được đọc lên như sau: “Kính dâng vị thần của đô thị”.

Chỉ có bậc cổ nhân phàm tục dường như chưa bao giờ chắc chắn hơn kẻ thời nay để xem liệu sự hiện h́nh là một bào ảnh của một thân bằng quyến thuộc hay là vị thần của địa phương. Æneas – trong khi cử hành lễ sinh nhật nhân danh cha là Anchises lúc thấy một con rắn ḅ trên mộ cha cũng chẳng biết đây là vị thần của cha hay là thần địa phương (Virgil). “Các manes [[13]] được liệt kê rồi phân chia thành tốt và xấu; những thứ xấu th́ Virgil gọi là numina larva, đă được xoa dịu bằng những lễ hiến tế để cho chúng không có ác ư, chẳng hạn như phóng ra những cơn ác mộng tới cho kẻ nào khinh thường ḿnh” v.v. . .

Tibullus chứng tỏ điều này qua câu tiếng La tinh sau đây: “Kẻ ngoại đạo nghĩ rằng sau khi chết, Hồn hạ đẳng biến thành vong linh ma quỉ nhẹ như không khí (Leloyer trang 22).

Thuật ngữ Eteroprosopos khi được phân chia thành nhiều từ ngữ phức hợp ắt có nghĩa là trọn cả câu sau đây: “Một điều khác hơn là tôi bên dưới những đặc điểm cá nhân tôi”. Tác phẩm Nữ thần Isis bác bỏ sự luân hồi của nguyên khí trần tục này tức eidolon, larva, bhoot – cho dù ta gọi nó bằng tên ǵ đi chăng nữa [[14]] .

Giáo lư Thông Thiên Học chỉ là sự phản ánh trung thực của Thời xưa. Con người chỉ là một Nhất nguyên ngay từ đầu và vào lúc kết thúc. Mọi Chơn linh, Linh hồn, thần linh và thần quỉ xuất phát từ và có nguyên thể gốc là LINH HỒN CỦA VŨ TRỤ - theo Porphyry (De Sacr.) Không một triết gia nổi tiếng nào mà lại không tin (1) vào sự luân hồi, (2) vào tính đa dạng của các nguyên khí nơi con người tức là con người có hai phần Hồn với bản chất riêng rẽ khác hẳn nhau; một phần Hồn hữu hoại tức Anh hồn c̣n một phần Hồn bất diệt và bất tử, (3) anh hồn không phải là con người và không đại diện cho con người, nó “không phải tinh thần con người cũng chẳng phải thể xác con người mà cùng lắm chỉ là phản ánh của con người”. Người Bà la môn, Phật tử, người Hebrew, người Hi lạp, người Ai cập và người Chaldea đều dạy dỗ điều này, những người thừa kế hậu hồng thủy đối với Minh triết tiền hồng thủy, Pythagoras và Socrate, Clemens Alexandrinus, Synesius và Origen, những thi sĩ Hi lạp xưa nhất cũng như các tín đồ Ngộ đạo mà Gibbon coi là những người tinh anh nhất, bác học nhất và giác ngộ nhất mọi thời đại đều dạy như thế (Xem Sự Suy vong và sự Sa đọa v.v. . . ). Nhưng giới tiện dân thời nào cũng vậy: mê tín dị đoan, cứng đầu cứng cổ, duy vật hóa mọi quan điểm lư tưởng nhất và tâm linh nhất, kéo ch́m nó xuống mức thấp nhất và bao giờ cũng đối nghịch với triết học.

Nhưng mọi điều này đều không can thiệp vào sự kiện “Giống dân thứ Năm” của chúng ta, là con người được phân tích bí truyền ra thành một tạo vật thất phân, bao giờ cũng được công nhận về mặt công truyền là trần tục, dưới trần tục, trần thế và siêu trần thế. Ovid đă mô tả y một cách thi vị như sau:

 

Bis duo sunt hominis: manes,caro, spiritus, umbra;

Quatuor ista loca bis duo suscipiunt.

Terra tegit carnem, tumulum circumvolat umbra;

Orcus habel manes, spiritus astra petit”.

 

OSTENDE, thàng 10 năm 1886.

H. P. B.

 

 



[[1]] Xem lời tố cáo và lời giải đáp trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học số tháng 8 năm 1882

[[2]] Chu kỳ tồn tại trong ṿng Chu kỳ Thành trụ - là thời kỳ trước và sau khi bắt đầu cũng như hoàn tất mà mọi “Chơn thần” như thế đều được hấp thụ và tái hấp thụ vào linh hồn DUY NHẤT tức là anima mundi.

[[3]] Cơi Âm ty chắc chắn chẳng bao giờ ngụ ư là Địa ngục. Đó luôn luôn là nơi chốn của các u hồn phiền năo gồm những anh hồn của phàm ngă đă chết. Bạn đọc phương Tây nên nhớ Kama-loka không phải là Karma-loka, v́ Kama nghĩa là ham muốn c̣n Karma th́ không phải như vậy. 

[[4]] Nếu thuật ngữ “ngay trước mắt” này được đặt ra vào thời kỳ xuất bản Nữ thần Isis giữa hai từ ngữ “không” và “luân hồi” th́ ắt chẳng c̣n chỗ nào để bàn căi và tranh luận.

[[5]] Người ta ngụ ư “cơi bên trên” cố nhiên là “cơi Devachan”.

[[6]] Bạn đọc phải nhớ rằng giáo lư bí truyền chủ trương rằng ngoại trừ trong những trường hợp độc ác khi bản thể con người đạt đến đỉnh cao Ác độc, và tội lỗi của con người trần tục đạt tới tính cách quỉ vương Satan phổ biến – có thể nói giống như một số vị Phù thủy – th́ đa số loài người sau khi chết không bị trừng phạt. Luật Báo phục tức Nghiệp báo chờ đợi con người ở ngưỡng cửa kiếp luân hồi mới. Con người cùng lắm chỉ là một công cụ khốn khổ của điều ác, không ngừng tạo ra những nguyên nhân và hoàn cảnh mới. Y chẳng luôn luôn (nếu có bao giờ) chịu trách nhiệm. V́ thế cho nên một thời kỳ yên nghỉ và cực lạc nơi Devachan, với việc tạm thời quên lăng hoàn toàn mọi sự khốn khổ nhất và chỉ dành cho những kẻ nào đă cố t́nh dâng trọn đời ḿnh cho việc làm hại người khác và thế là đă đạt tới tính linh cao nhất của ĐIỀU ÁC.

[[7]] Apuleius có nói: linh hồn sinh ra trên thế giới này khi rời bỏ linh hồn thế giới (anima mundi) trong đó sự tồn tại của linh hồn có trước sự tồn tại mà tất cả chúng ta đều biết (trên trần thế). Như vậy, chư Thần linh khi xét xử những quá tŕnh trong mọi giai kỳ thuộc đủ thứ kiếp sống xét chung, đôi khi phạt linh hồn v́ những tội lỗi mà nó phạm phải trong kiếp trước. Nó chết đi khi nó tách rời khỏi một thể xác mà nó băng ngang qua cuộc đời trong thể xác ấy cũng giống như đi trên một chiếc thuyền mỏng manh. Và nếu tôi không lầm th́ đây là một ư nghĩa bí mật của đoạn khắc trên mộ phần đơn giản biết bao nhiêu đối với điểm đạo đồ: “Đối với chư Thần linh th́ đây là linh hồn của những người đă từng sống”. Nhưng loại sự chết này không hủy diệt linh hồn mà chỉ biến đổi (một phần của nó) thành ra lemur. ‘Lemures’ các vong hồn tức ma mà ta gọi là lares. Khi chúng tránh xa ra và phù hộ cho ta th́ ta tôn vinh chúng là những vị thần pḥ trợ cho gia đạo, nhưng nếu chúng phạm tội ác và bị kết án phải đi lang thang th́ ta gọi chúng là larvae. Chúng trở thành một bệnh dịch đối với kẻ độc ác và sự khủng bố phù phiếm đối với kẻ thiện lương’’. (Tác phẩm Bàn về Thượng Đế của Socrate, tác phẩm kinh điển của Apuleius trang 143-145).

[[8]] “Nguyên nhân của luân hồi là vô minh” – v́ vậy có ‘‘sự luân hồi’’ một khi tác giả đă giải thích được các nguyên nhân của nó.

[[9]] Có một bằng chứng cho thấy giáo huấn Thông Thiên Học của chúng ta đă bén rễ trong mọi lớp người thuộc xă hội và ngay cả trong kho tài liệu tiếng Anh, ta có thể thấy bằng chứng này bằng cách đọc bài báo Trước khi Sinh ra của ông Norman Pearson vào thế kỷ 19, số tháng 8 năm 1886. Trong đó người ta có suy đoán các ư tưởng và giáo huấn Thông Thiên Học mà tuyệt nhiên không công nhận hoặc tham chiếu Thông Thiên Học, trong số những điều ấy chúng tôi thấy có đoạn sau đây liên quan tới các thuyết của tác giả bàn về Bản ngă: ‘‘Làm thế nào mà cái Bản ngă cá biệt ấy lại được giả định là lên thiên đường hoặc xuống địa ngục? Liệu trọn cả trang bị trí tuệ tốt hay xấu, các phẩm tính cao thượng và những đam mê không thánh thiện có đi kèm theo linh hồn sang thế giới bên kia hay chăng? Chắc chắn là không. Nhưng nếu không th́ ta ắt phải có một điều ǵ đó bị lột bỏ đi, vậy th́ ta phải hạn định ra sao và khi nào? Mặt khác nếu Linh hồn là một điều ǵ đó tách biệt với mọi tâm trí của ta, ngoại trừ ngă thức th́ liệu ta có phải đương đầu với một ư niệm không thể hiểu nổi về một nhân cách không có bất kỳ một thuộc tính nào chăng?’’

     Đứng trước thắc mắc ấy tác giả xin trả lời giống như bất kỳ nhà Thông Thiên Học chân chính nào khác : ‘‘Những vấn đề khó khăn của vấn đề này thực sự nảy sinh từ quan niệm sai lầm về bản chất chân thực của những thuộc tính ấy. Thành phần trong trang cụ tâm trí của ta – những khao khát, ghê sợ, xúc cảm, thị hiếu và các phẩm chất nói chung – không tồn tại tuyệt đối mà chỉ tồn tại tương đối. Chẳng hạn như đói và khát là hai trạng thái tâm thức vốn xuất hiện để đáp ứng với những kích thích của nhu cầu thể xác. Chúng không phải là những thành phần cố hữu của linh hồn và sẽ biến mất hoặc bị biến dạng v.v. . . (trang 356 và 357). Nói cách khác, ta đă chọn theo giáo lư Thông Thiên Học. Atma và Buddhi đă rút tỉa của Manas cái hương hoa của phàm ngă tức hồn người để tiến nhập cơi Devachan, trong khi đó các nguyên khí hạ đẳng vốn là phần tinh anh giả mạo tức phàm ngă bị mất đi Chơn thần thiêng liêng tức tinh thần vẫn ở lại Kama loka tức là ‘‘thế giới trường hạ’’ (Summerland).

[[10]] Nirmanakya là tên gọi dành cho các h́nh tướng tinh vi (hoàn chỉnh) của các bậc Cao đồ, họ đă tiến quá xa trên con đường tri thức và sự thật tuyệt đối nên không thể nhập vào trạng thái Devachan; mặt khác, các ngài lại cố t́nh từ chối niềm cực lạc của cơi Niết bàn để trợ giúp Nhân loại bằng cách dẫn dắt một cách vô h́nh và giúp đỡ những người ưu tuyển tiến trên con đường tiến bộ ấy. Nhưng các thể tinh anh này không phải là các ma h́nh trống rỗng mà là các Chơn thần hoàn chỉnh được cấu tạo bằng những nguyên khí thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu và thứ bảy. Tuy nhiên có một cấp Nirmanakya khác mà ta sẽ nói nhiều tới các ngài trong Giáo Lư Bí Truyền (H.P.B)

[[11]] Khi xếp song song những thứ này với phép phân chia trong giáo lư bí truyền ta ắt thấy rằng: (1) Osiris chính là Atma, (2) Sa chính là Buddhi, (3) Akh chính là Manas, (4) Khou chính là Kama rupa - tụ điểm của các dục vọng trần tục, (5) Khaba chính là Linga Sarira, (6) Kha chính là Pranatma (nguyên sinh khí); (7) Sa chính là xác ướp tức cơ thể.

[[12]] Bởi v́ chúng đánh đuổi kẻ thù đi.

[[13]] Từ nguyên là manus tức là « tốt »; Festus giải thích đây là các đặt tên phản đề.

[[14]] Ở trang 12, quyển I, bộ Nữ thần Isis ngay từ đầu ta khẳng định niềm tin vào sự luân hồi, đó vốn là một bộ phận tín ngưỡng phổ biến khắp thế giới. Xét cho cùng th́ sự chuyển kiếp (tức đầu thai) và sự luân hồi chỉ là một.

 HOME  sách   TIỂU SỬ    BẢN TIN   H̀NH ẢNH   thIỀN    BÀI VỞ   THƠ   gifts   TẾT 2006  BOOKS  MAGAZINES