trang nhà
l trang
sách l
bản
tin l
thiền
học l
tiểu
sử l trang
thơ l
h́nh ảnh
l
bài vở
CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN THÁNH ĐẠO
(STAGES ON THE PATH)
RADHA BURNIER
Bản Dịch Tâm Như
Mùa Hè 2006
Radha Burnier là Hội trưởng Hội Thông Thiên Học Quốc tế từ năm 1980. Cử nhân văn chương Bắc phạn của trường Đại học Benares Ấn Độ. Bà đă đi diễn thuyết khắp nơi trên thế giới và là tác giả của một số sách bao gồm quyển Sự Phục hưng của Con người và Không có Con đường nào khác để Đi. Bài này thoạt tiên được xuất bản trong Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, tạp chí quốc tế của Hội Thông Thiên Học số tháng 10 năm 1982.
CÁC GIAI ĐOẠN TRÊN THÁNH ĐẠO
Thật quan trọng khi thấu hiểu (không chỉ là một khái niệm mà là một sự thật) rằng Thánh đạo là chính chúng ta. Tiếng Nói Vô Thinh xác định rằng người ta không thể bước trên Thánh đạo chừng nào người ta chưa trở thành chính Thánh đạo. Thánh đạo là sự thay đổi định tính diễn ra trong tâm thức của ḿnh và trong những hiện thể mà tâm thức hoạt động thông qua đó.
Người ta có bảo rằng dưới dạng tuyệt đối, tâm thức bao giờ cũng thuần khiết và không thể biến dịch, và không cần phải có sự biến đổi diễn ra nơi nó. Nhưng tâm thức là một từ có nhiều nghĩa. Thuật ngữ Bắc phạn chaitanya chính xác hơn, biểu thị tâm thức vô hạn, hằng thanh khiết, hằng tự do, vốn không thay đổi. Triết lư Đông phương có nói tới hai loại sự thật: một là chân đế tức sự thật tuyệt đối, c̣n một đằng là tục đế tức sự thật tương đối. Theo quan điểm tuyệt đối th́ tâm thức không thể thay đổi, nhưng theo quan điểm tương đối th́ sự thay đổi ắt phải xảy ra. Tâm thức vốn đồng nhất hóa ḿnh với những hiện thể vật chất mà nó tác động thông qua đó và bị vướng mắc trong đó; nói một cách thực tế th́ nó hoạt động theo những cách thức không tự nhiên đối với nó. Nó không thể biểu diễn sự thanh khiết, tư do tự nhiên của ḿnh chừng nào mà những hiện thể này c̣n chưa trở thành những công cụ hoàn hảo có thể đáp ứng được với mọi rung động của nó.
Việc nghiên cứu Thông Thiên Học cho ta thấy rằng mọi hiện thể (thể xác, thể vía và thể trí) đều có tâm thức của riêng ḿnh. Thật vậy, với vai tṛ là một đơn vị sống động, mọi hạt trong mọi thể đều có tâm thức của riêng ḿnh theo một cách thức thích hợp đều có mặt trong mọi vật chất. Khối tập hợp vốn là cơ thể (cho dù đó là thể xác, thể vía hay thể trí) đều có một tâm thức của riêng ḿnh. Cũng c̣n có một khối tập hợp nhiều hơn nữa vốn là tâm thức của thể xác-vía-trí, đó là phàm ngă của con người theo Thông Thiên Học. Tâm thức cơ thể này hoạt động theo thói quen. Thói quen là ǵ? Khi một số rung động đi ngang qua vật chất và được lập đi lập lại măi th́ chất liệu đó có thể bị lôi cuốn vào kiểu mẫu của những rung động ấy, làm cho việc lập lại dễ dàng hơn. Chẳng hạn như chính thiên nhiên đă kiến tạo vào trong thể xác cái ham muốn sống c̣n. Đây là một bản năng, một lực mạnh mẽ làm linh hoạt tâm thức của thể xác. Trong tác phẩm Những Năm tháng Thức tỉnh, người ta có mô tả đôi khi tâm thức của J. Krishnamurti đă vượt ra xa th́ thực thể bị bỏ lại đằng sau kêu gào lên Krishna đâu rồi? Krishna đâu rồi? và cũng bảo rằng tôi không được kêu gọi ngài lại. Tôi được cho biết phải giữ im lặng. Ngài không thích tôi gọi ngài lại. Điều này dường như thể tâm thức của thể xác rất hay bị hoảng hốt khi tâm thức thực sự đi vắng.
Ư thức của cơ thể bị thôi thúc bởi ḷng ham muốn sống c̣n và tồn tại biệt lập nên tạo ra đủ thứ đ̣i hỏi. Nó sống dựa vào cảm giác, nó muốn có sự kích thích v.v. . . Sự biến đổi hoặc thay đổi mà ta nêu lên trước kia cốt ở nơi việc ư thức của cơ thể phải nhượng bộ những thói quen của ḿnh, những rung động và cách thức vận hành của ḿnh để trở thành một công cụ. Quyển Dưới Chơn Thầy có dạy rằng: Cơ thể phải trở thành một cây bút trong tay của người viết, một công cụ tinh vi đáp ứng với sự tiếp xúc nhẹ nhàng nhất của Atma ở bên trong, tức là một thứ tâm thức bao giờ cũng thanh khiết, tự do và vô biên. Các hạ thể phải không c̣n bị lôi kéo theo những hướng khác nhau giống như khi chúng đă quen thuộc với điều đó. Đây chính là bước đầu trên Thánh đạo. Không có ai mà lại không xảy ra sự thay đổi đó – chầm chậm trong suốt quá tŕnh của những thời gian dài dằng dặc qua nhiều qua nhiều kiếp – nhưng sẽ đến lúc mà người ta cuối cùng hiểu ra được và bảo rằng tôi sẽ không chờ cho đến lúc có sự thay đổi đó. Y tự kiểm soát lấy ḿnh khi tri thức của y đă đủ sáng tỏ để thấy được những mâu thuẫn trong cuộc đời ḿnh và ư thức của cơ thể đang lôi kéo y đi theo mọi hướng, ngoại trừ hướng mà Chơn ngă muốn đi. Đây là bước đầu của việc tự hiểu biết ḿnh.
Ngay cả trước khi nhập vào Thánh đạo, ắt phải có một sự hiểu biết nào đó về cuộc đời. Nếu không có sự phân biện về điều ǵ đáng giá và điều ǵ không đáng giá, nếu người ta cứ chạy theo những sự vật vô dụng, dấn thân theo đuổi những ǵ chỉ dùng được trong một kiếp thôi (theo lời dạy của Dưới Chơn Thầy) th́ người ta chưa sẵn sàng bước vào Thánh đạo.
Tuy nhiên từ Thánh đạo cung cấp cho ta một h́nh ảnh sai lầm dường như thể người ta đi tới đâu đó ở phía bên ngoài chính ḿnh; đúng ra th́ nó ngụ ư biểu thị một sự thay đổi nội tâm chứ không có ǵ khác nữa. Trước khi sự thay đổi đó có thể diễn ra một cách hữu thức th́ ắt phải có chẳng những là một sự phân biện nào đó, mà c̣n là một sự dứt bỏ nho nhỏ, một sự tự chế nào đó được hàm ư qua sáu điều hạnh kiểm mà phái Vedanta có nói tới, và các truyền thuyết khác đều có những giáo huấn song hành như vậy. Hơn nữa phải có sự thôi thúc thay đổi – cảm thức ắt phải có một bước ngoặc trong cuộc đời. Giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là bước ngoặc này. Trước đó, trong khi người ta hướng ngoại để t́m kiếm kinh nghiệm và thu được sự kích thích th́ không có vấn đề ǵ. Kẻ nào mong muốn những sự vật thế gian ắt chạy theo chúng. Sau khi đă nhập vào Thánh đạo theo đúng nghĩa cũng không có vấn đề ǵ. Kẻ đă dứt khoát nhập lưu ắt biết ḿnh đă theo hướng nào. Thời kỳ trung gian (mà có lẽ hầu hết người tầm đạo đang trải qua) khi người ta không hoàn toàn thế tục mà cũng chẳng dứt khoát phát triển bản chất tâm linh của ḿnh, là một giai đoạn nghi ngờ và phấn đấu. Người ta rêu rao là ḿnh muốn được giác ngộ, thế nhưng lại bám chặt lấy những khoái lạc và dính mắc của thế gian. Quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo nói rơ rằng mặc dù kẻ phàm phu đ̣i hỏi triền miên nhưng tiếng nói của y chẳng hề được nghe tới. Ánh Sáng Trên Đường Đạo cũng dạy rằng những kẻ nào thỉnh cầu ắt sẽ có. Điều khó khăn là tiếng nói của tâm trí chỉ được nghe thấy trên cơi mà tâm trí tác động ở đó. Những kẻ nào muốn giác ngộ để được giải thoát th́ ắt không được chỉ thỉnh cầu bằng cái trí không thôi (nghĩa là chỉ bằng những ư niệm); họ phải học cách thỉnh cầu ở một mức độ sâu thẳm hơn, không muốn có minh triết cùng một lúc với các khoái lạc và những sự vật của thế gian. Ắt phải có một sự đổi hướng triệt để. Khi phương hướng đă trở nên hoàn toàn rơ rệt th́ Thánh đạo theo đúng nghĩa bắt đầu.
Cuộc điểm đạo thứ nhất được Phật giáo gọi là Tu đà huờn (srotapatti), tức nhập lưu, và điều này mô tả rơ rệt thực trạng đó. Khi những sự vật vô thường không c̣n có ư nghĩa nào khác mà chỉ là một loại tṛ chơi của Thực tại vô hạn, khi ư thức về sự thật bất diệt đă chớm nở và có một ư thức dứt khoát về định hướng th́ đó chính là bậc Tu đà huờn. Tiến sĩ Besant cho rằng thuật ngữ parivrajaka (kẻ ta bà) cũng nhằm nói tới giai đoạn này. Khi khái niệm này bị suy đồi th́ người ta khoác lấy bộ quần áo của bậc Sannyasi đi lang thang với một b́nh bát khất thực. Parivrajaka là aniketa, nghĩa là kẻ vô gia cư theo nghĩa thế tục. Một căn nhà trên thế gian là một nơi chốn an trú đối với những ǵ c̣n lại trên thế gian, từ đó mỗi người chiến đấu trân chiến của ḿnh chống lại thế gian cùng với những đồng minh dưới dạng là chồng, vợ hoặc con ḿnh. Như vậy cái nhà tiêu biểu cho một cách sống độc đoán và duy ngă. Nhưng là kẻ vô gia cư – một người đi lang thang – có nghĩa là những sự ấn định và những sự dính mắc phải chấm dứt. Từ ngữ Sannyasi cũng lại bị hiểu lầm và điều thật ra tiêu biểu cho một sự thay đổi nội tâm diệu kỳ lại bị truyền thống làm cho trở nên tầm thường. Sannyasi đă cắt đứt sợi dây thiêng liêng của ḿnh, đă từ bỏ những nghi thức và chính tên tuổi của ḿnh v́ y không c̣n dính mắc nữa. Thế giới là gia đ́nh của y; trái đất là nhà của y. Như vậy bậc Tu đà huờn có nghĩa là những thái độ thế tục đối với nhà của tôi, gia đ́nh của tôi, tôn giáo của tôi, quê hương của tôi và quốc tịch của tôi, tất cả đều kết liễu. Chúng ta tự đồng nhất hóa ḿnh là tín đồ Ấn giáo hoặc tín đồ Phật giáo dựa vào giai cấp, quốc tịch, những đặc trưng về tâm trí v.v. . . Có từ bỏ được sự đồng nhất hóa đó ở một mức độ sâu sắc th́ ta mới mở rộng và đào sâu thêm được sự đồng cảm của ḿnh. Khi chúng ta cảm thấy một người anh em, hoặc một người bạn đau khổ th́ chúng ta cảm thấy rằng ḿnh cũng đau khổ; nhưng khi một người láng giềng hoặc một người nào đó ít quen biết hơn mà đau khổ th́ chúng ta có cảm thấy điều đó chăng? Thường thường là không, v́ chúng ta đă đồng nhất hóa ḿnh mật thiết hơn với những người anh em và những người bạn. Khi chúng ta thấy một người nào đó bị nghèo khổ th́ chúng ta có thật sự quan tâm chăng? Nếu người ta là bậc Tu đà huờn, parivrajaka, hoặc aniketa th́ có. Những sự dính mắc giảm đi và những khái niệm sai lầm dựa vào thân xác cũng bị rơi rụng. Hầu hết những dính mắc của ta đều là những dính mắc về thân xác. Một người Ấn Độ nghi ngờ một người khác v́ do nghiệp lực thể xác của người kia ngẫu nhiên là xác người Pakistan trong kiếp này. Đó là lư do duy nhất.
Trước khi diễn ra cuộc điểm đạo thứ nhất th́ đủ thứ xiềng xích ắt phải rơi rụng. Phàm ngă phải trở nên hài ḥa hơn và trở thành một người phụng sự thiện nguyện, không c̣n phấn đấu chống lại bản chất nội tâm.
Cả sự nghi ngờ lẫn sự chắc mẩm đều là xiềng xích. Như ta đă nói trước kia, trong khi tạo bước ngoặc thoát ra khỏi con đường hướng ngoại chuyển sang hướng nội th́ có nhiều lúc ta lại nghi ngờ. Những kẻ bảo rằng ḿnh muốn bước trên con đường tâm linh th́ đồng thời lại muốn hành động chiều ư người khác. Kẻ nào không nghi ngờ ắt biết thế nào là đúng chứ không phải v́ muốn chiều theo ư người khác; dĩ nhiên điều này không ngụ ư là người ta không cần đếm xỉa tới ư kiến của người khác. Sự nghi ngờ không c̣n nữa khi phương hướng đă rơ ràng. Kẻ nào đạt tới giai đoạn đó luôn luôn chọn điều dẫn tới sự vĩnh hằng chứ không dẫn tới cái chỉ là giây phút phù du.
Khi ông Krishnamurti nói tới việc không chọn lựa th́ điều này làm cho nhiều người bối rối. Nhưng thật là rất đơn giản khi ta hiểu rằng đối với một người đă xoay chuyển hướng về những đỉnh cao tâm linh th́ chỉ có một hướng chứ không nhiều và do đó không có sự chọn lựa. Từ ‘điểm đạo’ là một từ khác bị hiểu lầm rất nhiều và quả thật là một từ đă bị thoái hóa. Một vị sư phụ đặt ngón tay lên trán của một người nào đó và người ta bảo rằng đó là sự điểm đạo. Đây thật ra là sự mê tín dị đoan. Điểm đạo tuyệt nhiên không phải là một biến cố nơi ngoại cảnh. Cái yếu tố vốn ở nơi nội tâm; khi sự chuẩn bị đă xảy ra rồi th́ có một sự chuyển hóa trong nội tâm. Tâm thức trải qua một sự thay đổi chiều đo và không một ai khác có thể tạo ra được chuyện này cũng giống như không một ai khác có thể nh́n thấy dùm cho một người mù. Nếu không có sáu điều hạnh kiểm cần thiết cũng như sự dứt bỏ, nếu không có sự rũ bỏ ít ra là một số dính mắc của phàm ngă th́ không thể có sự điểm đạo. Thuật ngữ Bắc phạn để chỉ người đệ tử - shishya – biểu thị kẻ có thể và đáng được dạy dỗ. Một trong các Chơn sư Minh triết có viết rằng hầu hết những bí mật của ngài không thể truyền đạt được. Nếu không phải như vậy th́ hóa ra có thể được trao truyền qua việc xuất bản một quyển sách giáo khoa rồi phân phối nó cho thế giới. Nhiều điều cần được nói ra về sinh hoạt tâm linh đă được nói đi nói lại nhiều lần; nhưng v́ ngôn từ chẳng thành tựu được việc ǵ cho nên không v́ thế mà thiên hạ lại trở nên có tính cách tâm linh hơn. Tư tưởng của một người nào khác không thể mang lại sự thay đổi, người ta có thể sử dụng được tư tưởng này, nhưng chính người ta phải thực sự làm việc đó.
Điểm đạo có nghĩa là nhập vào một thế giới mới và bắt đầu sống ở một mực độ khác. Có nhiều mức độ tâm thức khác nhau. Một con chó khi quan sát một triết gia viết sách, ắt thấy những hành động thể xác của chủ ḿnh: bàn tay cử động, con người đi đến kệ sách hoặc lật t́m những trang sách. Nhưng con chó không biết điều ǵ đang diễn ra trong tâm thức người chủ v́ tâm thức của chính nó không ở trên cùng một mức độ như chủ. Sự thay đổi chiều đo tối hậu đối với một con người là sự giải thoát, nghĩa là được tự do v́ đă hoàn toàn diệt ngă chấp. Trên đường đi tới giai đoạn đó th́ sự qui ngă (self centredness) và sự quan trọng hóa bản thân (self importance) phải bớt đi. Có những cái gọi là kinh nghiệm tâm linh khiến cho một người tự lừa gạt ḿnh khi nghĩ rằng ḿnh đă trở nên giác ngộ; nếu y nói về điều đó th́ ắt có điều ǵ trục trặc, v́ không một người thực sự giác ngộ nào lại rêu rao là ḿnh như thế. Một sự thay đổi nội tâm chân chính tự nó đă hiển nhiên rồi theo ư nghĩa là đă có bớt đi cảm thức ngă chấp, ư thức về sự đơn nhất mở rộng ra và sự hài ḥa sâu sắc hơn. Cái điều duy nhất mà bất kỳ người tầm đạo nào cũng đều phải cảnh giác (cho dù y có thể đạt được kinh nghiệm nào đi chăng nữa, cho dù y có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa), đó chính là cái ngă chấp này; nó thật là nguy hiểm và sẽ khiến cho y sa ngă.
Thật rất khó ḷng mà mô tả được sự thay đổi chiều đo do một phẩm tính mới của tâm thức mang lại. Ảnh toàn đồ ba chiều (hologram) chứng tỏ rằng một bộ phận biểu diễn được toàn thể. Điều này cũng đúng với sự sống nữa. Nơi mọi bộ phận của sự sống toàn thể tồn tại một cách viên măn và chỉ nhờ có một chút xíu điều này mà một số người trải nghiệm được một mức độ tri giác mới, một sự bành trướng tâm thức. Những sự bành trướng tâm thức thay đổi về cấp độ và thời gian kéo dài. Ắt xảy ra điều trục trặc khi chỉ mới trải nghiệm được một chút mà người ta đă vội bắt đầu cảm thấy rằng ḿnh thuộc căn cơ đặc biệt về tâm linh. Những sự lạc lối do ngă chấp đó làm cho người ta mất đi khả năng tiến bộ thêm nữa.
Sau giai đoạn mà Phật giáo gọi là Tu đà huờn (srotapatti) có giai đoạn Tư đà hàm tức kutichaka, kẻ đă gần đến mức không c̣n bị bắt buộc luân hồi. Ở giai đoạn này, nghe nói có một tầm nh́n rộng lớn hơn về ư nghĩa, vẻ đẹp và sự thật của kiếp sinh tồn. Nhiều biểu lộ mà ta không thể hiểu nỗi. Ta thấy có sự đau khổ và chẳng hiểu tại sao. Nhưng một người trải qua cuộc điểm đạo thứ nh́ bắt đầu ngộ ra được vẻ đẹp trong ư nghĩa của nó. Giai đoạn thứ ba là A nan hàm tức hamsa, bậc này đă sạch nghiệp, do đó không bắt buộc phải tái sinh vào một thể xác nữa. Sự cưỡng chế của nghiệp báo là sự cưỡng chế của việc chính ta c̣n khao khát kinh nghiệm. Vào giai đoạn này, một chút xíu ham muốn cuối cùng cũng biến mất. Ánh Sáng Trên Đường Đạo mô tả việc tham vọng có thể có những dạng mới mẻ và tinh vi ra sao; tham vọng về những điều thế tục có thể chuyển thành tham vọng về những điều tâm linh. Cũng giống như vậy, sự khao khát giải thoát có thể là một dạng tham vọng, nhưng khi ư thức về tính đơn nhất đă được xác lập trọn vẹn th́ liệu ta c̣n tham vọng cái ǵ nữa? Tham vọng và dục vọng sẽ mất đi ngay cả ḷng ham muốn về điều tâm linh.
Người ta có dạy rằng tâm thức Bồ Đề khác với tâm thức Niết Bàn. Tâm thức Bồ Đề là một cảm thức nhiệm mầu về tính đơn nhất với vạn vật – với cỏ cây, đất cát, muôn thú, con người, ngay cả với điều trước đó dường như là ghê tởm và đau khổ. Có sự hiệp nhất với nỗi đau khổ của những kẻ đang đau khổ và với niềm vui của những kẻ đang hạnh phúc. Nhưng nơi tâm thức Niết Bàn không c̣n có dấu vết của cảm thức cho rằng tôi hiệp nhất với người khác. Chỉ có sự đơn nhất không chia chẻ sâu sắc và kiên định.
Cuộc điểm đạo thứ tư là quả vị A la hán tức Paramahamsa. Ngay cả ở giai đoạn này nghe nói cũng có một số xiềng xích nhưng chúng tất nhiên là rất vi tế. Ở giai đoạn này con người đă học được hết mọi điều về bản chất của Thực tại mà sự biểu lộ phải dạy được cho y. Ở đây, sự biểu lộ không c̣n là một đấu trường đau khổ nữa; nó đă trở thành một bài ca vĩ đại. Hạt giống của cây đa vốn nhỏ xíu, khi nh́n vào đó người ta không thể biết trọn vẹn được ǵ ở bên trong măi cho tới khi người ta thấy được chính cái cây to lớn. Sự biểu lộ cũng giống như thế. Xét về sự đơn giản nguyên thủy th́ ta không thể biết được hết sự huy hoàng của Tự tại nếu không có sự biểu lộ. Sự biểu lộ phải khải huyền được một điều ǵ đó huy hoàng khôn tả. Nghe nói bậc La hán trải nghiệm được điều đó.
Bậc La hán là hiện thân và tinh hoa của ḷng từ bi. Khi chúng ta thấy có sự đau khổ th́ hoặc là chúng ta đau khổ, hoặc là chúng ta lại thờ ơ. Nhưng việc hiểu được ư nghĩa của đau khổ, của cảm thức từ bi mà lại không bị kích động, đó là chuyện khác hẳn. V́ thế chư Phật và chư La hán trong khi vô cùng từ bi th́ lại có sự b́nh an tuyệt mỹ vốn bất khả tư nghị.
Nghe nói đây là các giai đoạn mà những sự thay đổi định tính về tâm thức phải xảy ra. Mọi sự thay đổi đều là sự thăng tiến nhằm có thêm tính đại đồng vũ trụ, ư thức sâu sắc hơn về tính đơn nhất và có thêm sự quên ḿnh. Ramana Maharishi có dạy rằng chẳng có điều chi là sự thực chứng chơn ngă v́ khi ta ngộ ra được sự thật th́ chẳng c̣n có một bản ngă nào để chứng ngộ sự thật. Ư niệm cho rằng sự tiến bộ trên Thánh đạo và sự điểm đạo là một dạng sống c̣n của bản ngả thật là hết sức sai lầm. Tiếng Nói Vô Thinh có dạy rằng người ta phải từ bỏ hiện hữu để phi hiện hữu, phải từ bỏ bản ngă để vô ngă.
-------------
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở