trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

BẢY CUNG VÀ VÔ SỐ ĐIỂM LINH QUANG

(SEVEN RAYS AND COUNTLESS SPARKS)
(Tạp chí Nhà Thông Thiên Học, tháng 9 năm 2004)

 của  HUGH DIXON
Bản Dịch Tâm Như, Hè 2006
www.thongthienhoc.com

Ông Hugh Dixon là một hội viên lâu năm của Hội Thông Thiên Học ở Tân Tây Lan, ông đă điều khiển lớp nghiên cứu ở Chi bộ H.P.B. tại Auckland và là Tổng biên tập của báo Thông Thiên Học Tân Tây Lan.

BẢY CUNG VÀ VÔ SỐ ĐIỂM LINH QUANG

Định luật Thất bội

Để hiểu được nhiều giáo huấn liên quan tới con người và sự tiến hóa của y, ta cần hiểu được ư nghĩa của Định luật Thất bội (The Septenary Law), nghĩa là ư nghĩa của con số bảy. Đó là ch́a khóa bằng số để hiểu được bản chất của con người và tiềm năng rộng lớn của con người. Ta cũng phải học được cái ư tưởng cơ bản theo đó mọi người đều xuất lộ từ một Nguồn Tâm Linh Duy Nhất dọc theo một trong bảy con đường để theo đuổi cuộc hành hương tiến hóa xuyên qua vật chất rồi lại trở về với Cội Nguồn.

Thoạt đầu th́ các quyền năng thiêng liêng của con người vốn tiềm tàng nơi Đấng Ngự Chốn Thâm Sâu Nhất, tức Chơn thần, mà người ta đă gọi là Điểm Linh Quang của Ngọn Lửa Nhất Như. Trong cuộc du hành tuần hoàn này những quyền năng đó sẽ nảy nở và phát triển, một phần là do kết quả của những kinh nghiệm trong cuộc sống biểu lộ. Đến lúc cuối cùng th́ chúng đă phát triển tới mức độ cao nhất có thể được trong chu kỳ đặc biệt đó.

Có một cách khác để diễn tả ư tưởng này, đó là việc các Chơn thần được phóng chiếu ra từ Thái dương Thượng Đế, tức là Đấng Thiêng liêng biểu hiện, để cho các Chơn thần có thể trở về trên cương vị là các mặt trời vĩ đại và vinh quang, mỗi mặt trời có thể cung cấp sự sống và ánh sáng cho một hệ thống nguy nga mà hàng triệu Chơn thần khác đến lượt ḿnh có thể phát triển thông qua và nhờ hệ thống đó.

Có một đấng thông tuệ siêu nhân chủ tŕ một trong bảy con đường. Mỗi một trong bảy Cung này (người ta gọi những con đường này như thế) đều có một vị Chơn sư lănh đạo, bản thân ngài đă khiến cho mọi quyền năng của nó trở nên toàn bích. Và đằng sau các Chơn sư này c̣n có những đấng cao cả hơn nữa, các Chơn linh Hành tinh, Hành tinh Thượng Đế (H.P.B. gọi các ngài như vậy), Chúa tể của bảy Hệ thống Hành tinh lớn thuộc Thái dương hệ, mỗi hành tinh hệ là một phương tiện dành cho một trong bảy Cung hoặc bảy Ngôi của Tính khí Thượng Đế, và mỗi sinh linh đều thuộc về một trong bảy Cung này.

Trong Chú Giải Thuật ngữ Thông Thiên Học, H.P.B. có viết rằng các Chơn linh Hành tinh:

Trước hết là các đấng cai quản hoặc cai trị các hành tinh. Cũng như trái đất của ta có một huyền giai các chơn linh hành tinh trái đất từ cơi cao nhất xuống tới cơi thấp nhất; cũng vậy mọi thiên thể đều có chơn linh hành tinh. Tuy nhiên trong Huyền bí học thuật ngữ Chơn linh Hành tinh thường chỉ được áp dụng cho bảy huyền giai cao siêu nhất tương ứng với các Tổng thiên thần của Ki Tô giáo. Tất cả các ngài đều đă trải qua một giai đoạn tiến hóa tương ứng với loài người trên quả đất, nhưng diễn ra ở những thế giới khác trong những chu kỳ quá khứ xa xăm. Trái đất của ta cho đến nay chỉ mới ở vào cuộc tuần hoàn thứ tư cho nên vẫn c̣n quá non trẻ không thể tạo ra được các Chơn linh Hành tinh cao cấp. Chơn linh Hành tinh cao siêu nhất trị v́ trên bất kỳ hành tinh nào đích thực là ‘Thượng Đế Nhân H́nh’ của hành tinh đó và c̣n đúng hơn mức đấng thiên hựu quan pḥng so với Đấng Thiêng Liêng Nhân H́nh Vô Hạn tự mâu thuẫn nội bộ của Ki Tô giáo hiện đại.

Mặt trời là biểu lộ chính yếu của Thái dương Thượng Đế trên cơi hồng trần. Ta có thể coi nói là cái lăng kính mà quyền năng của Thượng Đế chiếu sáng thông qua đó. Và ở đây ta lưu ư thấy rằng mọi ngôi sao cũng là một mặt trời giống như mặt trời của chính ta, mỗi ngôi sao ta biểu lộ một phần của Thượng Đế. Mặt trời hồng trần cũng có thể được coi là một loại luân xa hoặc trung tâm lực nơi Thái dương Thượng Đế, tương ứng với luân xa tim của con người.

Các Hành tinh Thượng Đế có nhiều hồng danh khác nhau

Các Hành tinh Thượng Đế có nhiều hồng danh chẳng những trong các truyền thuyết khác nhau mà c̣n trong kho tài liệu Thông Thiên Học nữa. Chẳng hạn như:

Các Dhyān Chohan (nghĩa đen là Tinh quân Ánh sáng), các Đấng Thông tuệ thiêng liêng chịu trách nhiệm Giám sát Càn khôn; bảy Đấng Tinh quân cao cả; các Đấng Thông tuệ Vô h́nh; bảy Đấng Thần bí; bảy Đấng Nguyên thủy; các Đấng Giám sát bảy Bầu của Dăy hành tinh Trái đất.

Trong Ấn Độ giáo đó là Bảy Prajāpati; trong Bái Hỏa giáo đó là Bảy Ameshaspends; trong Do Thái giáo đó là Bảy Sephiroth; trong Ki Tô giáo đó là các Thiên thần Hiện diện và Bảy Chơn linh Đại hùng trước ngai Chúa Trời v. v. . .

Thật là thú vị mà lưu ư thấy rằng từ dhyān bắt nguồn từ ngữ căn Bắc phạn dhyai, nghĩa là tham thiền, c̣n danh từ dhyāna có nghĩa là sự tham thiền tôn giáo trừu tượng và thâm thúy. C̣n từ ngữ Tây Tạng chohan có nghĩa là Tinh quân; v́ thế cho nên Dhyān Chohan là ‘Tinh quân Tham thiền’. Điều này truyền đạt một ư tưởng hay ho vốn có thể được diễn đạt như sau: nó có nghĩa là trạng thái tự tại cao siêu chuyên tâm vào việc nhập thiền về Thiên Cơ để t́m ra những phương tiện phát triển Thiên Cơ và thực hiện trọn vẹn Thiên Cơ. Như vậy thay v́ là các ‘thần linh’ th́ các ngài có thể được coi là các quyền năng thông tuệ hữu thức trong Thiên nhiên. Thật vậy, các ngài là các đấng thông tuệ thiêng liêng chịu trách nhiệm giám sát ‘Càn khôn’.

Sự tiến triển bằng con số trong khoa Vũ trụ khởi nguyên luận

Có một cách để hiểu được tầm quan trọng của con số bảy, đó là khởi sự ngay từ đầu khi mới khai thiên tịch địa rồi theo dơi sự tiến triển qua những con số của khoa Vũ trụ khởi nguyên luận do Thông Thiên Học giảng dạy.

Chúng ta thấy rằng nguồn gốc thụ động của đấng Thượng Đế biểu lộ được gọi là ĐẤNG TUYỆT ĐỐI và được biểu diễn bằng biểu tượng một ṿng tṛn, một con số Không. Ở đây ta thấy ḿnh thuộc phạm vi ‘bí pháp’, và thắc mắc: Vũ trụ bắt nguồn từ ‘Hư vô’ như thế nào ? Giáo huấn cổ truyền cố gắng giải thích quá tŕnh này như sau:

Nếu Cội nguồn thụ động được tŕnh bày biểu tượng bằng một con số Không th́ xét bằng số Cội nguồn chủ động của mọi cuộc sống và h́nh tướng được biểu diễn bằng con số Một. Giờ đây biểu tượng thay đổi thành ra một ṿng tṛn có một chấm ở tâm điểm.

Theo khoa Vũ trụ khởi nguyên luận Huyền bí th́ bước kế tiếp trong quá tŕnh sáng tạo chính là việc từ số Một xuất lộ ra các khía cạnh cố hữu dương và âm, tức là các mănh lực thư và hùng. Một trở thành Hai; biểu tượng trở thành ṿng tṛn có một đường kính nằm ngang (hai trong một).

Hai thứ này tương tác với nhau để tạo ra Khía cạnh thứ Ba của đấng Thượng Đế biểu lộ có ba ngôi. Giờ đây biểu tượng là h́nh tam giác đều tức Tam Vị Nhất Thể: Kether, Chokmah và Binah trong kinh Kabbalah; Thượng Đế ngôi Một, Thượng Đế ngôi Hai và Thượng Đế ngôi Ba trong Thông Thiên Học. Thuật ngữ của Thông Thiên Học có thể gây nhầm lẫn v́ thật ra đây là các khía cạnh của Thượng Đế có ba ngôi chứ không phải là ba vị Thượng Đế riêng rẽ mà cách diễn tả nêu trên thoạt nh́n dường như cho thấy vậy. Một số những sự hiểu lầm khác cũng có thể xảy ra khi lần đầu tiên người ta gặp cách diễn đạt khác: Ba Luồng Lưu Xuất Lớn của Sự Sống Thiêng liêng. Đây là giai đoạn trong Vũ trụ khởi nguyên luận nối tiếp theo sự biểu lộ của Thượng Đế ba Ngôi tức Tam Vị Nhất Thể. Môn sinh học biết rằng Luồng Lưu Xuất Thứ Nhất bắt đầu từ Ngôi Ba của Tam Vị Nhất Thể, ban cho các nguyên tử đă tồn tại sẵn có trước đó cái khả năng tụ tập lại thành ra các nguyên tố hóa học – thánh kinh Ki Tô giáo mô tả tác động này là Thần Khí của Đức Chúa Trời chuyển động trên bề mặt nước không gian, tuy nhiên đây là một đề tài khác.

Thuật ngữ Logos của Hi Lạp nhằm nói tới biểu hiện bên ngoài, tức là hiệu quả của nguyên nhân vốn bao giờ cũng ẩn khuất bên trong. Như vậy lời nói là Logos của tư tưởng và đă được dịch rất hay ho là Verbum, theo ư nghĩa siêu h́nh Verbum là tiếng La Tinh của từ ngữ ‘lời lẽ’.

Các nhà thần bí học và các triết gia tổng hợp Tam Vị Nhất Thể của ḿnh thành ra sự trừu tượng thiêng liêng thuần túy. Tín đồ chính thống th́ lại nhân h́nh hóa nó.

Từ Thượng Đế biểu lộ, Tam Vị Nhất Thể này mới nảy sinh bảy Cung mà kinh Zohar gọi là Chư Sephiroth hạ đẳng, c̣n huyền bí học Đông phương gọi là Bảy tia nguyên thủy. Từ đó mới sinh ra hàng loạt hằng hà sa số các Huyền giai.

Muốn hiểu được việc số bảy xuất lộ từ số ba như thế nào, chúng ta hăy bắt đầu tưởng tượng ra ba ngôi của Tam Vị Nhất Thể được biểu diễn bằng ba ṿng tṛn có màu sắc khác nhau: một ṿng tṛn màu đỏ, một ṿng tṛn màu vàng và một ṿng tṛn màu xanh lơ chẳng hạn (hoặc nếu muốn bạn có thể gọi là A, B và C). Ta có thể thấy có ba cách ghép nhóm, trong đó mỗi màu sắc lần lượt chói sáng và chiếm ưu thế, rồi lại có ba cách ghép nhóm khác mà có một cặp màu sắc khác nhau chiếm ưu thế (chẳng hạn như AB, AC và BC). Cho đến nay đă có được sáu cách ghép nhóm và bây giờ tới nhóm thứ bảy trong đó các màu sắc được biểu lộ bằng nhau (ABC). Như vậy Ki Tô hữu có thể bảo rằng từ ba Ngôi của Tam Vị Nhất Thể Linh Thiêng đă nảy sinh ra con số bảy.

Bảy Tia của Mặt Trời

Theo giáo huấn của Nội môn Bí giáo xuyên Hi mă lạp sơn th́ chúng ta thấy rằng Thái dương hệ cũng bao gồm bảy nguyên khí và nảy sinh ra nhờ vào hoạt động của Fohat theo bảy nguyên khí của Ākāsa tác động lên chất liệu biểu lộ, tức là Nguyên tố Nhất như; và khi làm cho nguyên tố này biến dị thành ra đủ thứ trung tâm năng lượng, th́ Fohat đă phát động qui luật Tiến hóa của Vũ trụ vốn tuân theo sự Tạo ư trong Trí tuệ Vũ trụ, làm nảy sinh ra đủ thứ trạng thái tự tại trong Thái dương hệ biểu lộ.

Theo giáo huấn thuộc Giáo lư bí truyền của các trường phái xưa cũ nhất th́ con số bảy là con số linh thiêng và toàn bích của Đại chu kỳ Thành trụ (Mahā-manvantara) này của chúng ta. Thật vậy, bộ bảy vốn linh thiêng đối với nhiều vị nam thần và nữ thần, đối với thần Mars và bảy người tùy tùng; đối với thần Osiris có cơ thể được chia thành bảy và mười bốn bộ phận; đối với thần Thái dương Apollo mà trong đám bảy hành tinh của ngài có trổi lên bài thánh ca vẽ ra bảy tia trên cái đàn hạc (harp) có bảy dây cũng như các thần linh khác.

V́ người ta thường áp dụng thuật ngữ Chu kỳ Thành trụ (Manvantara) cho đời sinh hoạt của một hành tinh hoặc một hệ thống hành tinh, cho nên một Đại Chu kỳ Thành trụ (Mahā-manvantara) có thể tương đương với đời sinh hoạt của một Thái dương hệ - một thời kỳ bao la kéo dài đến nỗi ta có thể coi nó là có tầm cỡ ‘vũ trụ’ đối với một sinh linh trên trái đất.

Ta cũng nên nhớ rằng giáo lư bí truyền có hơn một ch́a khóa để thuyết giải được nó:

. . . nó được thuyết giải và mở khóa được các điều bí nhiệm . . . nhờ vào bảy chứ không phải là hai, hoặc tối đa là ba ch́a khóa.

Ta có thể nói thêm phần b́nh luận sau đây của quyển Giáo lư Bí truyền so với điều nêu trên:

Chính v́ có bản chất thất bội cho nên Mặt Trời mới được cổ nhân gọi là một đấng được bảy con ngựa kéo đi bằng các âm luật trong kinh Phệ Đà; vả lại, mặc dù ngài được đồng nhất hóa với bảy lớp tự tại trong thiên thể của ḿnh th́ ngài vẫn tách biệt với chúng v́ ngài quả thật là như vậy, cũng như ngài quả thật có tới BẢY TIA . . .

Bảy Đấng trong Mặt Trời chính là Bảy Đấng Linh Thiêng tự thân được sinh ra từ quyền năng cố hữu trong cái khuôn của chất liệu Mẹ. Chính các ngài phóng ra Bảy Thần Lực Chính Yếu được gọi là các tia mà vào lúc bắt đầu Chu kỳ Hoại không (Pralaya) sẽ được tập trung thành ra bảy Mặt Trời mới dành cho Chu kỳ Thành trụ (Manvantara) kế tiếp. Năng lượng mà từ đó các ngài nảy sinh thành ra sự tồn tại hữu thức trong mọi Mặt Trời chính là điều mà một số người gọi là Vishnu, vốn là Thần Khí của Đấng TUYỆT ĐỐI . . .

Vishnu dưới dạng năng lượng chủ động của ngài không bao giờ mọc hoặc lặn, và vừa là mặt trời thất bội vừa phân biệt với mặt trời đó theo Vishnu Purana cổ truyền.

Trong tác phẩm cổ xưa nhất của Ấn Độ tức Rig Veda có câu sau đây đề cập tới chủ đề của ta: 

Bảy đấng minh triết uốn nắn bảy con đường.

Kẻ phàm phu khốn khổ có thể đến với một trong các con đường này.

Câu thơ thần bí nêu trên có thể được minh giải như sau: ‘bảy đấng minh triết’ có nghĩa là bảy tia minh triết – bảy đấng Dhyānis hoặc Dhyān Chohan, các Tinh quân Ánh sáng, các thần linh cao nhất, các Tổng Thiên thần của Công giáo La Mă, và như ta đă nói trước kia đó là các đấng thông tuệ thiêng liêng chịu trách nhiệm giám sát Càn khôn và thuộc về một Huyền giai cao siêu vượt xa mức tŕnh độ của loài người. Lại nữa, trong quyển Giáo lư Bí truyền chúng ta học biết rằng câu thơ vừa trích dẫn có nhiều ư nghĩa huyền bí. Những ‘Con Đường Đạo’ có thể có nghĩa là những ‘Đường Thằng’, nhưng chúng chủ yếu là các Chùm Tia Sáng chiếu xuống các Đường Đạo dẫn đến Minh triết . . . Tóm lại, bảy Tia rớt tự do từ Tâm điểm Đại Vũ trụ là các Nguyên khí theo ư nghĩa siêu h́nh học, và các Giống dân theo ư nghĩa vật thể. Tất cả đều tùy thuộc vào ch́a khóa được sử dụng.

Mối quan hệ của Chơn thần với Thái dương hệ và với Cội Nguồn của nó

Các Chơn thần tiến hóa trên trần thế có quan hệ tới Thái dương hệ với một tầm quan trọng lớn lao hơn chỉ là việc tạm trú trong phạm vi một bầu hành tinh. Mối quan hệ này mở rộng tới những tầm mức rộng lớn hơn v́ có những ràng buộc liên kết các Chơn thần với những tụ điểm sự sống đầy mănh lực. Những tụ điểm sự sống này tiêu biểu cho việc tập trung Sinh lực tỏa ra từ các Thiên thể trong Ngân hà mà ta thường biết là các Cung Hoàng Đạo. Các lớp vỏ mà Chơn thần cần tới để cư ngụ trên Trái đất tiêu biểu cho các ‘Nguyên khí’ cấu thành con người. Những nguyên khí này đă truyền tới Trái đất do công quả của các Đấng Thiền na Hành tinh (the Planetary Dhyāni), tức các Tổng Thiên thần Giám sát bảy Hành tinh Thánh thiện. Cố nhiên là địa vị của Chơn thần trên bầu hành tinh Trái đất biểu diễn điều mà chúng ta có thể phát triển trong thời gian tạm trú để tiến hóa trên bầu hành tinh này.

Cũng như Chư Thiền na của bảy Hành tinh Thánh thiện là các ‘Đấng Giám Sát’ bảy bầu của dăy Hành tinh Trái đất, cũng giống như vậy các ngài đóng vai tṛ ‘thủy tổ’ của bảy nguyên khí nơi con người, mỗi Đấng Thiền na Hành tinh ứng với một nguyên khí. Như vậy, mỗi người cũng như mỗi nguyên khí nơi con người đều có được phẩm tính đặc biệt do thủy tổ của ḿnh, tức là Chơn linh Hành tinh hoặc Thiền na Hành tinh. V́ vậy mỗi người là một bộ bảy, tổ hợp của bảy nguyên khí, mỗi nguyên khí bắt nguồn từ một phẩm tính của đấng Thiền na đặc biệt.

Khi Chơn thần được xạ ra từ Nguồn Cội th́ nó xuất lộ với một Cung đặc thù chiếm ưu thế, tức là Cung Chơn thần, nhưng nhiệm vụ của nó trong chuỗi kiếp sống dài dằng dặc chính là phát triển trọn vẹn tất cả mọi Cung.

Những sự Tương ứng giữa các Nguyên khí của Con người và phẩm tính của Bảy Cung

Đặc trưng chủ yếu của Cung Một là quyền lực và điều này tương ứng với Ātmā, tức Ư chí Tinh thần nơi Con người. Nó được biểu diễn qua tính khí căn bản của nhà Lănh tụ hay Thủ lĩnh.

Minh triết và Bác ái là đặc trưng của Cung Hai vốn tương ứng với tâm thức Bồ đề nơi Con người, tức trực giác Tinh thần của y. Bậc đạo sư là gương điển h́nh của loại h́nh của Cung này.

Thượng trí tương ứng với Cung Ba, tức Cung Hoạt động Sáng tạo. Sự thông hiểu là chủ yếu của nó và Triết gia là một trong những đại biểu của nó.

Dĩ nhiên đây là ba thành phần nổi tiếng của bản chất cao siêu thuộc Con người theo giáo huấn Thông Thiên Học.

Hạ trí thuộc phàm ngă tương ứng với Cung Năm Kiến thức, tức Cung của trí tuệ phân tích. Nhà khoa học là gương mẫu điển h́nh của loại h́nh này.

Cung Sáu Sùng tín Nhất tâm tương ứng với bản chất xúc cảm hoặc dục vọng của Con người và những người sùng tín thuộc đủ mọi tôn giáo phô bày tính khí này.

Cung Bảy tương ứng với Cung Một ở chỗ thể xác biểu diễn Quyền năng của Cung Một đang tác động. Cung Bảy là Cung của nhà Nghi lễ. Thuộc về Cung này là những người nào vốn yêu thích hoạt động có trật tự, chính xác và đầy sự rực rỡ huy hoàng.

Thế c̣n Cung Bốn th́ sao ? Nó tương ứng với cái ǵ ở đây ?

Cung Bốn là trung tâm của tâm thức khi nội giới hội ngộ với ngoại giới. Ta có thể phát hiện thấy nó tương ứng với antahkarana, nhịp cầu trong nội giới nối liền chơn ngă với phàm ngă của con người. Cung Bốn đóng vai tṛ một thấu kính tụ tập các Cung kia lại. Đặc trưng nổi bật của nó là sự đẹp đẽ và hài ḥa; đó là Cung của nghệ sĩ ở bất cứ địa hạt biểu diễn nào, tính khí nghệ sĩ tiêu biểu cho sự thăng bằng của cảm hứng với sự thành tựu về mặt kỹ thuật.

Một đấng Dhyān Chohan phải Qui Nhất

Thật là thú vị khi ta đọc thấy trong giáo lư phát biểu cho rằng: trong vũ trụ không có một sinh linh nào được đặc quyền, cho dù ở Thái dương hệ ta hay Thái dương hệ khác, ở nội giiới hay ngoại giới . . . Một đấng Dhyān Chohan phải qui nhất, ngài không thể được sinh ra hoặc th́nh ĺnh xuất hiện trên cơi sự sống với vai tṛ là một thiên thần đă bộc lộ hết quyền năng. Huyền giai Thiêng liêng của Chu kỳ Thành trụ hiện nay, trong chu kỳ sống kế tiếp sẽ được chuyển sang các cơi cao siêu hơn để nhường chỗ cho một huyền giai mới bao gồm các sinh linh được tuyển chọn thuộc nhân loại chúng ta. Sinh tồn là một chu kỳ vô tận trong một thời gian vĩnh hằng tuyệt đối. Trong đó có vận động vô số chu kỳ nội tại hữu hạn và có điều kiện.

Sự neo đậu của Chơn thần

Trong khi người ta không luôn luôn nêu rơ mối quan hệ của Chơn thần với Thái dương hệ th́ ta có thể phát biểu rằng giáo huấn thường được tŕnh bày theo kiểu nói bóng gió hoặc ẩn dụ hơn là dùng những lời lẽ minh bạch; mục đích của điều này nhằm khơi dậy trực giác khiến cho người ta có thể ‘nhảy vọt’ về phía trước như thể đă lĩnh hội được ư nghĩa hơn là dùng phương pháp chậm chạp là phân tích theo suy diễn. Bất chấp mọi điều xảy ra trong các cơi hữu h́nh ngoại giới, điều quan trọng là mối quan hệ với các cơi vô h́nh nội giới, đây mới chính là sự neo đậu của Chơn thần.

Mục tiêu tối hậu của Chơn thần là một Sinh linh hoàn toàn hữu thức với Cội Nguồn mà nó phát sinh từ đó cộng thêm với mọi lớp vỏ hoạt động hữu thức nhờ đă được phong phú hơn và cao cả hơn. Ngay cả các lớp vỏ cũng bao gồm các sinh linh được tụ tập lại trong cuộc hành hương dài a tăng kỳ kiếp mà Chơn thần đă đảm nhiệm khi xuất lộ là một Điểm Linh Quang xuất phát từ Cội Nguồn trong t́nh trạng chưa có ngă thức. Như vậy các sinh linh hợp thành lớp vỏ của Chơn thần cũng được Chơn thần mang theo trong cuộc hành hương tiến về sự thành tựu siêu thức vinh quang.

Bảy Nhóm người xuất lộ theo Bảy Cung

Cũng giống như mặt trời của ta tỏa ra ánh sáng và các chùm tia sáng lên mọi vật thể của không gian trong ṿng giới hạn của Thái dương hệ. Cũng vậy, Tinh quân của mỗi ngôi sao tinh tú xạ ra Chơn thần là mọi Linh hồn đi ‘hành hương’ sinh ra dưới Cung của nó và trong phạm vi Nhóm của nó. Xét về bí truyền th́ có bảy Tinh quân này, cho dù đó là bảy Sephiroth, bảy Thiên thần Hiện diện, bảy Rishis, bảy Ameshaspends của Ba Tư, hoặc bảy Dhyān Chohan.

Trong mọi tôn giáo ta đều thấy có công nhận bảy Nhóm chủ yếu này v́ đó là Bảy Cung nguyên thủy.

Huyền bí học dạy cho ta biết rằng, nhân loại được chia thành bảy Nhóm riêng biệt . . . v́ thế cho nên mới có bảy hành tinh chính, trú sở của bảy Chơn linh chủ tŕ một trong các Nhóm nhân loại được sinh ra dưới ảnh hưởng của bảy Chơn linh này và được dẫn dắt bởi Chơn linh đó.

Chỉ có bảy hành tinh (đặc biệt liên quan tới Trái đất) và mười hai Cung, nhưng các tổ hợp khả hữu của các khía cạnh của chúng thật là vô số.

Phàm ngă và Chơn ngă

Ngoài bảy Nhóm chính yếu này ra th́ c̣n có một mối quan hệ khác, một mối quan hệ cá biệt thậm chí c̣n mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên trong mối quan hệ này, ta phải phân biệt một điều khác: phân biệt giữa phàm ngă (nghĩa là một người sống trên trần thế từ ngày này sang ngày khác) và chơn ngă (nghĩa là điều nối tiếp từ kiếp này sang kiếp khác trên trần thế) nối liền các phàm ngă lại với nhau giống như sợi chỉ xỏ qua những viên ngọc trai nối liền chúng lại với nhau thành một dây chuyền đeo cổ.

Giáo huấn huyền bí học cho biết rằng ngôi sao mà một con người sinh ra chịu ảnh hưởng của nó vẫn măi măi là ngôi sao đó trọn cả chu kỳ mà nó lâm phàm trong một Chu kỳ Thành trụ. Nhưng đây không phải là ngôi sao chiêm tinh của y. Ngôi sao chiêm tinh có liên quan và liên hệ với phàm ngă [cố nhiên là thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác], c̣n ngôi sao hộ mệnh [ngôi sao vốn là điểm xuất phát của một trong các Cung] th́ có liên quan tới CHƠN NGĂ. Thiên thần của ngôi sao đó tức đấng Dhyān Chohan, hoặc là thiên thần hộ mệnh hoặc chỉ có thể nói là thiên thần chiếu mệnh chủ tŕ mỗi kiếp tái sinh mới của Chơn thần; Chơn thần vốn là một phần bản thể của đấng Dhyān Chohan này mặc dù hiện thể của Chơn thần tức phàm nhơn, có thể măi măi không bao giờ biết được sự thật này.

Tóm lại, giáo huấn về Bảy Cung nêu rơ rằng thoạt đầu có thể nói là chúng ta nhuốm sắc thái của một phẩm tính chủ yếu là phẩm tính của Cung mà Chơn thần lần đầu tiên xuất lộ qua đó, tức Cung Chơn thần. Tuy nhiên cũng giáo huấn đó nêu rơ rằng chúng ta hàm chứa bên trong ḿnh các quyền năng bẩm sinh của đủ mọi Cung. Các quyền năng này có thể tiềm tàng và cần phải được khai triển hoặc đă hiển lộ rồi. Người ta nhấn mạnh rằng mọi quyền năng đều hiện diện trong mỗi người nam và nữ. Không có điều ǵ mà một người làm được thế mà người khác rốt cuộc lại không thể làm được. Cuối cùng th́ mọi Cung đều phát triển trọn vẹn, nhưng ngay cả lúc bấy giờ th́ Cung cơ bản của Chơn thần vẫn chiếm ưu thế.

Nhờ nghiên cứu về Bảy Cung, ta mới có thể đạt được một sự khoan dung rộng lớn bắt nguồn từ việc hiểu biết sâu sắc về những lư tưởng và hành động của những con người khác và các quốc gia khác. Đức tính này được tŕnh bày một cách hay ho qua lời lẽ của Đức Sri Krishna (nghe nói ngài là hóa thân của Vishnu, Ngôi Hai trong ba Ngôi của Ấn Độ:

Cho dù người ta tiếp cận với Ta như thế nào đi chăng nữa th́ ta vẫn hoan nghênh họ, v́ con đường mà người ra chọn đi từ mọi phía đều là con đường của Ta.


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

 

 

 

 

 

-----------

 

 

Chỉ khi tâm trí đơn giản và dễ bị tổn thương th́ nó mới có thể thấy được sự vật một cách minh bạch đúng tầm cỡ. V́ vậy, sự đơn giản của tâm trí thật là  cốt yếu để có thể sống đơn giản. Nếp sống trong tu viện không phải là giải pháp. Sự đơn giản sẽ xuất lộ khi tâm trí không bị dính mắc, khi tâm trí không vọng cầu, khi tâm trí chấp nhận cái thực tại.

 

J. Krishnamurti

 

www.thongthienhoc.com