|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES
|
THE MENTAL BODY Tác giả:
A. E. POWELL
|
|
-------------------------
SỰ ĐỊNH
TRÍ
(CONCENTRATION)
(Trích
Chương 15 của quyển THỂ HẠ TRÍ)
Từ những
điều chúng ta đă thấy về cơ chế và quyền năng của tư tưởng, thật rơ ràng
là việc kiểm soát cái trí có tầm quan trọng hơn hẳn so với mức ta giả định
thông thường cả v́ ích lợi của con người lẫn v́ ảnh hưởng của nó đối với
công việc mà y làm được cho người khác. Thật vậy, sự kiểm soát tư tưởng là
điều kiện tiên quyết cốt yếu để phát triển các quyền năng của linh hồn.
Trong quyển Tiếng
Nói Vô Thinh có nêu rơ rằng: “Cái Trí là kẻ giết chết thực tại, đệ tử
hăy tiêu diệt kẻ giết thực tại”. Điều này dĩ nhiên không có nghĩa là ta phải
tiêu diệt cái trí v́ nếu không có nó th́ ta không tiến bộ được, nhưng ta
phải làm chủ và chế ngự được nó; nó không phải là Chơn nhơn mà là một công
cụ để cho Chơn nhơn rèn luyện và vận dụng.
Rơ rệt là học
viên phải hết sức cẩn thận để dung dưỡng những tư tưởng và xúc động mà
ḿnh được phép. Kẻ phàm phu ít khi nghĩ tới việc toan tính kiểm soát những
xúc động, ngoại trừ có lẽ kiểm soát sự biểu lộ ra bên ngoài của nó;
khi y thấy xúc động xuất lộ bên trong bản thân th́ y ch́u theo nó và cho
rằng làm như thế mới là tự nhiên. Tuy nhiên, học viên huyền bí phải chọn
theo một thái độ khác hẳn: thay v́ để cho xúc động chạy lồng lên th́ y phải
hoàn toàn kiểm soát được nó và ta phải thực hiện điều này bằng cách phát
triển và kiểm soát thể Trí. Một trong những bước đầu tiên hướng về điều này
là nhận thức rằng thể Trí không phải là Chơn nhơn mà là một công cụ Chơn
nhơn phải học cách sử dụng.
Như vậy học
viên phải đặt ra cho ḿnh nhiệm vụ làm chủ được cả xúc động lẫn tâm
trí; y phải biết chính xác ḿnh đang suy nghĩ về điều ǵ và tại sao ḿnh
nghĩ như vậy đến mức mà y phải sử dụng cái trí, xoay chuyển nó hoặc
nắm giữ nó yên tịnh giống như một người đấu gươm điêu luyện xoay chuyển vũ
khí theo ư muốn của ḿnh về hướng này hướng khác và cũng có thể nắm chắc nó
theo y muốn. Nói cách khác, y phải đạt được khả năng định trí vốn là một
điều kiện sơ bộ cần thiết cho mọi công tŕnh trí tuệ.
Y phải học cách
suy nghĩ kiên định và liên tục, không để cho cái trí đột ngột nhảy từ chuyện
này snag chuyện khác, không phí phạm năng lượng của cái trí vào đa số những
tư tưởng không quan trọng.
Hầu hết mọi người
đều thấy đủ thứ tư tưởng đi lạc, không mời mà đến ùa vào trong tâm thức ḿnh
v́ họ hoàn toàn không quen kiểm soát cái trí cho nên họ bất lực không kềm
chế được ḍng thác ấy. Những người đó đâu có biết tư tưởng thật sự tập trung
nghĩa là ǵ; chính việc hoàn toàn thiếu định trí này, sự bạc nhược này của
cái trí và ư chí khiến cho các giai đoạn sơ khởi trong sự phát triển huyền
bí khó khăn xiết bao đối với kẻ phàm phu. Vả lại, bởi v́ trong hiện trạng
thế giới ngày nay rất có thể có nhiều tư tưởng gian tà trôi nổi hơn là tư
tưởng tốt lành, cho nên khuyết điểm này chỉ khiến cho người ta chịu đủ thứ
cám dỗ mà chỉ cần một chút cố gắng và thận trọng là có thể hoàn toàn tránh
được.
Xét về khía cạnh
h́nh tướng th́ định trí là giữ cho thể Trí được định h́nh theo một
h́nh ảnh kiên định; xét về khía cạnh sự sống th́ đó là việc điều khiển
sự chú ư tới h́nh tướng ấy một cách kiên định sao cho ta mô phỏng lại được
nó bên trong bản thân. Chính lực của ư chí mới bắt buộc cái trí phải giữ
nguyên một h́nh tướng duy nhất, mới định h́nh được nó theo một h́nh ảnh duy
nhất, hoàn toàn bất chấp mọi ấn tượng khác tác động vào nó.
Nói một cách ngắn
gọn hơn th́ định trí cốt ở việc tập trung tâm trí vào một ư tưởng duy
nhất và giữ cho nó ở ngay đó. Nói đơn giản hơn, th́ định trí là chú ư.
Nếu người ta chú ư tới điều ḿnh đang làm th́ y đang định trí.
Trong khi liên kết
với những dạng cao của sự nghe thấy th́ trung tâm lực ở họng cũng có liên
hệ mất thiết với khả năng chú ư mà mọi hệ thống huyền bí học đều luôn
luôn cho nó là rất quan trọng. V́ thế cho nên trong trường phái Pythagore
chẳng hạn, học viên trong nhiều năm được duy tŕ ở cấp Akoustikoi gọi là
Thinh Văn và bị cấm tuyệt không được lao vào vùng nước nguy hiểm đầy chuyện
mới mẻ chừng nào họ chưa hoàn toàn bén rễ với những nguyên lư triết học đă
được xác lập. Cũng v́ những lư do tương tự trong các bí pháp ở Mithra, cấp
thấp nhất là con Quạ nghĩa là chỉ được phép lập lại những điều ḿnh nghe nói
y hệt như con quạ hoặc con vẹt. Hội viên Tam Điểm ắt nhận ra được sự tương
ứng của các cấp này với cấp E. A. trong hệ thống của ḿnh. Nhận tiện, xin
nói cấp E. A. triệu thỉnh sự trợ giúp con người sử dụng nó một lớp đặc thù
các sinh linh thông tuệ phi nhân loại thuộc cơi tinh vi, nó cần được thực
hiện chính xác đúng nơi đúng chỗ; nếu thực hiện điều cần phải làm một cách
cẩn thận, không suy nghĩ th́ người ta chỉ rước lấy những ảnh hưởng mà ḿnh
chẳng biết ǵ và chưa hề được chuẩn bị. Khi sử dụng mọi dạng “pháp thuật”
như thế th́ người ta nên cảnh giác kẻ vô h́nh trung ḿnh chỉ chuốc lấy những
ảnh hưởng bất lợi mà trong trường hợp khác ắt đă làm ngơ ḿnh đi. Học viên
cũng nên nhớ rằng tác dụng tự nhiên của việc định trí là tạo ra sự căng
thẳng của các cơ bắp trong cơ thể, chẳng hạn như việc cau mày. Sự căng thẳng
như thế chẳng những làm cơ thể mệt mỏi mà c̣n gây trở ngại cho việc chu lưu
thần lực. V́ vậy, định kỳ trong buổi tham thiền cũng như trong sinh hoạt
hằng ngày, học viên nên chú tâm tới cơ thể và cố ư “thư giản”. Kinh nghiệm
chứng tỏ rằng trong toàn bộ hệ thống được vô cùng thoải mái ngay cả chỉ sau
một lúc hoàn toàn thư giản. Những người có bản chất mạnh mẽ và cực lực nên
đặc biệt chú ư tới sự thư giản và thấy ḿnh có thể cần phải thực hành những
bài tập nhất định với mục đích ấy. Có nhiều quyển sách bàn về đề tài này, ta
có thể tin tưởng khuyên bạn đọc tham khảo một trong những quyển sách hay
nhất là quyển Quyền Năng do Sự Nghỉ ngơi của Annie Payson Call.
Định trí không
phải là vấn đề nỗ lực thể xác; lúc cái trí quay sang một tư tưởng th́ nó đă
định trí về tư tưởng ấy rồi. Định trí đâu phải là vấn đề dùng sức mạnh để
giữ cho cái trí (trang 128) gắn liền với một tư tưởng nào đó mà định trí là
để cho cái trí tiếp tục an nghỉ nơi tư tưởng ấy một cách hoàn toàn yên tĩnh
và tịch lặng. Học viên phải nhớ rằng chỗ của tư tưởng không phải ở trong bộ
óc mà ở trong thể trí; v́ thế cho nên định trí liên quan tới thể trí nhiều
hơn là óc phàm. Như vậy, định trí rơ rệt không phải là một trạng thái thụ
động mà ngược lại là một hoạt động cực lực và điều độ. Trên cơi trí tuệ, nó
cũng giống như việc chuẩn bị cơ bắp để nhảy vọt trên cơi hồng trần hoặc làm
cứng đơ cơ bắp để đối phó với một sự căng thẳng kéo dài. Kẻ nào bắt đầu thực
sự định trí đối với tư tưởng thoạt tiên không nên vượt quá 5 hoặc 10 phút
trong một mạch bằng không y sẽ bắt bộ óc làm việc quá sức. Dần dần th́ thời
gian có thể kéo dài ra tới 15 - 20 hoặc 30 phút. Học viên chẳng bao giờ nên
thực hành định trí hoặc tham thiền tới mức cảm thấy bộ óc đờ đẫn và nặng nề,
v́ đờ dẫn và đau đớn là những tín hiệu nguy hiểm, nó biểu thị rằng nỗ lực
được thực hiện đă làm thay đổi vật chất của các thể nhanh hơn mức tương hợp
với sức khỏe.
Hầu hết mọi người
dường như thấy khó kiềm chế tư tưởng hơn xúc động, có lẽ v́
họ được giáo dục coi việc để cho xúc động lộng hành, không bị kiểm soát
là khiếm nhă trong khi họ thưởng bỏ mặc cho tư tưởng chạy rông theo
tiếng gọi của óc hoang tưởng. Khi người ta bắt đầu toan tính kiểm soát cái
trí của ḿnh th́ y thấy ḿnh xung đột với những thói quen đă qua của thể
Trí. Cũng như tâm thức tập thể của thể Vía tạo thành cái gọi là Tinh linh
Dục vọng bao nhiêu (Xem quyển THỂ VÍA trang 77) th́ tâm thức tập thể của thể
Trí cũng tạo thành Tinh linh Trí tuệ bấy nhiêu. Như vậy, Tinh linh Trí tuệ
này đă quen có mọi chuyện theo ư ḿnh và trôi dật dờ từ đề tài này sang đề
tài khác theo ư ngông của chính ḿnh. Đấu tranh với Tinh linh Trí tuệ, xét
về một số phương diện th́ khác với đấu tranh chống lại Tinh linh Dục vọng.
Tinh linh Trí tuệ vốn sớm tiến hóa hơn Tinh linh Dục vọng trọn cả một giai
đoạn cho nên ít quen thuộc hơn với việc bị giam hăm trong vật chất; v́ thế
cho nên nó năng động hơn Tinh linh Dục vọng: lăn xăn hơn nhưng thiếu quyết
tâm hơn và thiếu sức mạnh hơn.
Xét về bản chất
của sự việc th́ như vậy y dễ quản lư hơn nhưng lại không quen quản lư;
điều này khiến cho muốn kiểm soát một tư tưởng th́ thật sự cần vận dụng ít
sức mạnh hơn việc kiểm soát ham muốn, nhưng cũng cần áp dụng kiên tŕ sức
mạnh ấy. Ta cũng phải nhớ rằng trên cơi trí tuệ, cái trí vốn ở vùng đắc địa
của ḿnh và đang xử trí vật chất của chính ḿnh sao cho đó chỉ là vấn đề
thực hành trong việc nó học cách quản lư hoàn hảo Tinh linh Trí tuệ; trong
khi đó lúc ta cố gắng kềm chế Tinh linh Dục vọng th́ ta đang đưa cái trí
xuống một cơi xa lạ với nó vá áp đặt một uy lực ngoại lai từ bên ngoài.
Một vài sự kiện
vừa nêu quan trọng đến nỗi ta nên ôn lại chúng một cách ngắn gọn. Bản
thân việc kiểm soát cái trí dễ hơn nhiều so với việc kiểm soát xúc động;
nhưng ta đă thực hành kiểm soát xúc động trong một chừng mực nào đó và theo
thông lệ ta hầu như chưa thực hành việc kiểm soát cái trí. V́ thế cho nên
việc vận dụng trí tuệ dường như khó khăn xiết bao đối với chung ta. Cả hai
cùng nhau tạo thành một nhiệm vụ dễ dàng hơn nhiều so với việc hoàn toàn làm
chủ được thể xác; nhưng trong một chừng mực nào đó, ta đă thực hành công
việc kiểm soát thể xác trong một số kiếp trước kia, mặc dù thành tích của ta
theo đường lối ấy thậm chí rơ ràng là bất toàn. Việc hiểu được rốt ráo vấn
đề này ắt dứt khoát khích lệ học viên. Việc hiểu biết ấy có một kết quả là
gây ấn tượng lên y, linh hoạt về một sự thật của nhận xét trong quyển
Tiếng Nói Vô Thinh, theo đó trần gian là địa ngục chân chính duy nhất mà
huyền bí gia đă từng biết tới. Để thấy phát biểu nêu trên không dường
như sai sự thật hoặc ngoa ngoắc, xin học viên hăy xét tới nỗi khó khăn khi
dùng quyền năng tư tưởng để trấn áp chẳng hạn như một cơn đau răng kịch liệt
(mặc dù ngay cả điều này cũng có thể được thực hiện trong một số t́nh huống
nào đó); rơ ràng là dễ hơn nhiều khi dùng quyền năng tư tưởng để trấn áp sự
chán nản, giận dữ, ghen tuông hoặc bất kỳ xúc động khó chịu nào khác, và c̣n
dễ hơn nữa khi lái tư tưởng chệch ra khỏi một đề tài không hấp dẫn hoặc bất
lợi chuyển sang một đề tài hấp dẫn hoặc có ích lợi hơn hay là thậm chí ngưng
làm việc hoàn toàn bằng cái trí.
Giờ đây ta
nên xét tỉ mỉ hơn những trở ngại cho việc định trí; như ta thấy, những trở
ngại này tự nhiên chia thành hai nhóm chính. Nhóm thứ nhất có liên quan tới
Kāma tức dục vọng; nhóm thứ nh́ có liên quan tới chính bản chất của vật chất
trí tuệ. Cách đây 5.000 năm trong cuộc đàm đạo bất hủ giữa Arjuna và Shri
Krishna (Xem Chí Tôn Ca VI, 34-35), Arjuna đă diễn tả việc khó kiểm soát cái
trí như sau: “Hỡi đấng giết chết Madhu, cái khoa yoga mà ngài tuyên bố qua
sự b́nh tâm, con thấy chẳng có nền tảng vững chắc nào cho nó v́ nó thật lăn
xăn; bởi v́ cái trí, hỡi đấng Krishna, nó quả thật là lăn xăn. Nó thật hung
hăn, dữ dội và thật khó uốn nắn; con thấy khó uốn nắn nó cũng như khó nắm
bắt được gió”.
Và câu
trả lời vẫn c̣n đúng măi, câu này vạch ra đường lối duy nhất dẫn đến thành
công: “Hỡi kẻ được vơ trang hùng hậu, chắc chắn là cái trí thật khó
uốn nắn; nhưng ta có thể uốn nắn nó bằng việc thực hành thường xuyên
(abhyasa) và sự lănh đạm điềm nhiên, dứt bỏ (vairagya).
Chúng ta sẽ xét
hai trở ngại (mà hai phương thuốc chữa trị chúng đă được viết nghiêng như
trên) theo thứ tự ngược.
(1). Sự lănh
đạm, điềm nhiên. Điều này
rơ ràng nhằm nói tới khả năng của kāma, tức dục vọng, thu hút, gây ảnh hưởng
và bám lấy cái trí. Ở chương 6, ta đă nghiên cứu tỉ mỉ mối quan hệ giữa kāma
và manas, ta thấy cách thức mà ham muốn không ngừng thúc đẩy cái trí và
thường xuyên khiến cái trí cung cấp cho ḿnh vui sướng. Vậy là cái trí bị
dẫn dụ phải mưu t́m cái mang lại vui sướng cũng như tránh né cái gây ra đau
khổ. V́ thế cho nên chỉ khi nào ta chế ngự và làm chủ được xúc động th́ ta
mới khống chế nó và ngăn ngừa nó không lọi kéo cái trí không đi chệch ra
khỏi nhiệm vụ mà nó đă đề ra cho ḿnh thực thi. Học viên nên nhớ lại rằng
một khối hỗn độn những xúc động nhỏ mọn thật không xứng đáng với một sinh
linh thuần lư và thật là hết sức mất tư cách khi con người vốn là Điểm Linh
Quang của Thượng Đế mà lại để cho ḿnh chịu sự chi phối của Tinh linh Dục
vọng vốn là một thứ thậm chí chưa đạt được mức khoáng vật. Dường như có hai
cách thức chính yếu giúp ta đạt được sự điềm nhiên này và dùng nó làm phương
tiện để định trí. Ta có thể gọi chúng là (a)- phương pháp Triết học và (b)-
phương pháp Sùng tín.
(a)- Phương
pháp Triết học: Phương pháp
này cốt ở việc biến đổi và tăng cường thái độ của ḿnh đối với bất cứ thứ ǵ
thường hấp dẫn và trói buộc con người sao cho người ta hoàn toàn chế ngự
được kāma tức ham muốn; vậy là con người trở nên điềm nhiên với mọi sự vật
cho dù ở bên ngoài hay là được giới thiệu với cái trí từ bên trong. Theo
nhận xét của chính người viết tác phẩm, phương pháp này dường như khó khăn
đối với hầu hết những người có tính khí Tây phương và thường có khuynh hướng
tạo ra nhiều bối rối hơn là giải quyết được bối rối; đối với những người có
tính khi Đông phương (tạm dùng một cách phân biệt thô thiển nhưng hữu ích)
th́ nó có vẻ không tạo ra nhiều khó khăn như thế. Muốn tŕnh bày rốt ráo
phương pháp này th́ cần phải có một bộ khảo luận về triết học và dĩ nhiên
điều này vượt xa tầm mức của quyển sách. Ta chỉ cần nói vài lời cũng đủ nêu
lên đại ư của phương pháp ấy. Triết lư của hệ thống này được mô tả trong các
Đề mục 5 và 6 của Chí Tôn Ca, vốn được lần lượt gọi là Khoa Yoga Xả bỏ Hành
động và Khoa Yoga Tự chế.
Trong hệ thống này
con người “chẳng ghét bỏ mà cũng chẳng ham muốn; y thoát khỏi các
cặp đối đăi; y nhận thấy rằng các giác quan theo đuổi những đối tượng của
giác quan; y đặt mọi hành động nơi Đấng Vĩnh Hằng, từ bỏ sự dính mắc; y xả
bỏ trong trí mọi tác động; y quan sát giống nhau một người Bà la môn có học
thức và khiêm tốn, một con ḅ cái, một con voi, thậm chí một con chó và kẻ
cùng đinh; y không vui mừng khi đạt được điều dễ chịu, cũng chẳng buồn rầu
khi vớ phải điều khó chịu; y không dính mắc vào những sự tiếp xúc với ngoại
giới và thấy ḿnh hoan hỉ nơi Tự ngă; y có thể nhẫn nhục; sức mạnh sinh ra
từ ham muốn và đam mê được làm cho hài ḥa, hạnh phúc, chú ư tới phúc lợi
của chúng sinh; tách rời khỏi ham muốn và đam mê.
“Y thực thi hành
động ấy coi là một bổn phận, độc lập với kết quả của hành động; với ư chí
tạo h́nh xả bỏ kiểm soát và yên b́nh, y vẫn không thay đổi khi nóng hoặc
lạnh, khi sướng hoặc khổ cũng như vinh hoặc nhục; y coi như nhau những người
thương yêu, bạn và thù, người xa lạ, người vô thưởng vô phạt, người nước
ngoài và thân quyến cũng như kẻ công chính và kẻ gian tà; y không c̣n hi
vọng và tham lam nữa; y không c̣n khao khát những điều đáng mong muốn; y
giống như một ngọn đèn đặt ở nơi không có gió; ngay cả sự phiền năo nặng nề
cũng không làm y xao động; y không ngần ngại từ bỏ mọi ham muốn sinh ra do
óc tưởng tượng; dần dần y đạt được sự b́nh an v́ đă khiến cho cái trí an trụ
nơi TỰ NGĂ; y thấy Tự Ngă ngự nơi vạn vật và vạn vật đều có nơi Tự ngă và y
đă hoàn toàn trở nên hài ḥa”.
Đoạn trích dẫn nêu
trên chẳng qua chỉ là sự phác họa đại khái điều mà ta gọi là phương pháp
Triết học. Thật ra phương pháp này có thể chế biến và thích ứng trong một
phạm vi rất rộng để thích ứng với những cá thể đặc thù và tính khí đặc dị
của y. Tuy nhiên, như ta đă nói, phương pháp Triết học là con đường khó đi
và gây bối rối cho đa số mọi người, v́ vậy “thiên chức của người khác th́
tràn đầy nguy hiểm” nên ta theo phương pháp thứ nh́ th́ ít kịch liệt hơn mà
ta sẽ miêu tả bây giờ.
(b) Phương pháp
Sùng tín – Trong phương pháp
này thay v́ loại bỏ kāma, nghĩa là ham muốn tức dính mắc th́ học viên lại
dùng chính cái sức mạnh của kāma để ổn định cái trí. Đây là phương pháp độc
đáo của kẻ sùng tín, y trau dồi kāma dưới dạng cao nhất tới mức cường độ cực
mạnh sao cho mọi sự dính mắc khác đều trở nên tương đối vô nghĩa; do đó nó
bất lực không làm xáo trộn hoặc xao lăng sự chú ư của y. Kẻ có tính khí sùng
tín có thể đạt được mục tiêu của ḿnh bằng cách định trí vào một đối tượng
yêu thương hoặc một h́nh ảnh thân thương, chính điều vui sướng mà y trải
nghiệm do sự lặng ngắm cái h́nh ảnh ấy đă giữ cho cái trí cố định vào đó,
cho dù cái trí có bị sức mạnh khác lôi kéo lệch ra khỏi nó th́ cái trí cứ
trở đi trở lại nó hoài. Bằng cách này, người sùng tín đạt được một mức độ
định trí đáng kể. Trong khi người sùng tín sử dụng yếu tố hấp dẫn như thế
đối với một con người th́ người có đầu óc triết lư hơn lại có thể thay thế
h́nh ảnh hấp dẫn bằng một ư tưởng sâu xa nào đó hoặc ngay cả một bài toán
khó khăn nào đó; như vậy, đối với y, lợi ích trí thức tức ḷng ham muốn sâu
sắc có được sự hiểu biết cung cấp khả năng ràng buộc của sự hấp dẫn và như
vậy giữ cho cái trí không bị xao động.
Xét theo quan điểm
này th́ ta định nghĩa sự định trí một cách hữu dụng như sau: Việc thực hành
định trí là việc kiểm soát cái trí, dùng một tâm trạng để chế ngự cái trí,
dùng ư chí để dẫm đạp lên cái trí sao cho mọi suy nghĩ đều uốn ḿnh theo chủ
đích đă được chọn lựa.
Đối với kẻ nào
không dứt khoát có tính sùng tín th́ ta có thể thay đổi phương pháp nêu trên
khá nhiều; thật vậy đối với hầu hết mọi người phương pháp được thay đổi này
quả thật có lẽ là phương pháp dễ nhất mà người ta thực hiện trong sinh hoạt
hằng ngày. Nó cốt ở việc trở nên bận tâm và đắm ch́m vào đề tài được tuyển
lựa đến nỗi chính v́ thế mà mọi tư tưởng khác đều bị loại ra khỏi cái trí.
Cái trí trở nên bận tâm đến nỗi nó cảm ứng ra một trạng thái ít nhiều tập
trung chăm chú. Học viên phải học cách hoàn thành điều này một cách thoải
mái và y sẽ thành công rực rỡ khi trau dồi được khả năng và thói quen quan
sát, chú tâm tới những đối tượng nơi ngoại giới. Ta chọn một đối tượng, khảo
sát và nghiên cứu nó tỉ mỉ về nhiều phương diện. Không một đối tượng nào
trong thiên nhiên thật ra lại nhàm chán hoặc không thú vị; nếu có mộtđiều ǵ
đó dường như vậy th́ nói cho cho đúng hơn đó là v́ ta thiếu chú ư và không
nhận thức được để đáng giá cao sự kỳ diệu và vẻ đẹp trong sự biểu lộ của nó.
Ta cần đạt được một mức độ làm chủ nào đó trong việc thực tập sơ cấp tương
đối như nêu trên th́ mới có thể h́nh dung thành công được: h́nh dung là năng
lực tạo ra trong cái trí một đối tượng được mô phỏng với chi tiết tỉ mỉ thế
mà mắt phàm không nh́n thấy đối tượng; việc h́nh dung chính xác là một năng
lực cần thiết trong một vài dạng công tác huyền bí, chẳng hạn như trong nghi
lễ.
Nều thay
v́ là một đối tượng cụ thể mà ta lại chọn một ư tưởng, chẳng hạn
như một đức tính th́ nó cũng khơi dậy ḷng nhiệt thành và sùng tín của
học viên; trong trường hợp này sự định trí chủ yếu là của xúc cảm chứ c̣n
cái trí th́ không rơ rệt như vậy. Xúc cảm dễ đạt được mức nhất tâm hơn tư
tưởng bởi v́ tư tưởng vốn tinh vi và năng động hơn; nhưng nếu ta có thể cảm
ứng được sự tập trung xúc cảm th́ trong một chừng mực nào đó th́ sự định trí
sẽ nối tiếp theo. Khi thực hành định trí cũng như tham thiền, kẻ sơ cơ hay
thấy rằng có nhiều ham muốn nho nhỏ chưa được thỏa măn và nhiều vấn đề chưa
được suy nghĩ rốt ráo cứ ngoác cái miệng hau háu đói khát ra gào thét lấn át
sự chú tâm của ḿnh. Để dẹp tan những sự trở ngại ấy, việc ức chế hoặc đè
nén chúng không có công dụng là bao. Việc đối phó tốt hơn là phải quan tâm
tới chúng, dành cho chúng một thời gian và suy nghĩ về chúng. Một cái trí
không khắc phục được sự dao động như thế đến nỗi những vấn đề tồn đọng cứ
triền miên không giải quyết được th́ không định trí thành công chứ đừng nói
chi tới tham thiền. Học viên phải quyết tâm dàn xếp những vấn đề của ḿnh,
đi tới những quyết định dứt khoát để rồi không suy đi nghĩ lại về đề tài ấy
nữa. Khả năng làm như vậy được gia tăng nhờ việc thực hành và thói quen hễ
quyết định là bắt tay vào làm ngay.
(2). Việc
Thực hành Thường xuyên. Ở
đây dường như ta nhằm nói tới tính chất lăn xăn vốn ít nhiều cố hữu nơi vật
chất trí tuệ và nơi tinh hoa ngũ hành trí tuệ. Thật vậy, tinh hoa ngũ hành
phần lớn là chịu trách nhiệm về những tư tưởng lang thang của ta khi nó
thường xuyên nhảy nhót từ chuyện này sang chuyện kia. Nhưng bởi v́ vật chất
trí tuệ cũng tuân theo định luật thói quen giống như mọi loại vật chất cho
nên ta có thể rèn luyện nó bằng cách thường xuyên thực hành cho đến khi nó
quen với việc đảo ngược lại tính lăn xăn; như vậy là ta đă uốn nắn nó thành
ra một tôi tớ ngoan ngoăn và cúc cung tận tụy phục vụ Chơn nhơn tức Chủ thể
tư tưởng. Cố nhiên cách nhanh nhất và tốt nhất để khắc phục sự lang thang
của cái trí là phải sử dụng ư chí. Thật vậy, cho dù ta chọn phương pháp nào
đó đi chăng nữa th́ ta vẫn phải sử dụng ư chí đến một chừng mực nào đó. Có
một số người chỉ trông cậy hoàn toàn vào sức mạnh của ư chí và ư chí có thể
được phát triển đến mức vô hạn, trong khi những người khác lại thích hỗ trợ
và bổ sung cho quyền năng ư chí bằng triết lư, ḷng sùng tín hoặc bất kỳ
công cụ nào khác mà họ có thể phát hiện ra cho bản thân. Dĩ nhiên ta có thể
tạo ra một lớp vỏ bao bọc xung quanh ḿnh, vậy là ta đă loại trừ được những
tư tưởng từ bên ngoài, nhưng người ta không khuyến khích dùng phương pháp
này làm một chiến lược măi măi bởi v́ xét cho cùng th́ những lớp vỏ bảo vệ
chẳng qua chỉ là những cái nạng chống đỡ. Tuy nhiên nếu ta sử dụng một lớp
vỏ bảo vệ th́ cũng phải nhận thức được rằng nó không thể ngăn ngừa được
những tư tưởng lang thang xuất hiện ngay từ bên trong cái trí chính ḿnh. Nó
chỉ ngăn ngừa được sự xâm nhập từ bên ngoài của những tư tưởng ngẫu nhiên
trôi nổi do người khác đă thả ḷng cho chúng bèo giạt mây trôi. Ta chỉ nên
dùng vật chất hạ trí để tạo ra một lớp vỏ như vậy, bằng không th́ ta có thể
ngăn ngừa những tư tưởng hữu ích hoặc chính tư tưởng của ta cũng bị cản trở
không tuôn lên được hướng về phía Chơn sư. Trong Hội Tam Điểm, quá tŕnh
tương ứng với điều nêu trên là việc Lợp ngói cho Chi bộ; điều này dĩ nhiên
được thực hiện ở trên một cơi thích hợp với Mức độ mà nó được triển khai.
Trong sinh hoạt đời thường hằng ngày ta có thể và nên đạt được khả năng định
trí. Cho dù ta đang làm việc ǵ th́ ta cũng nên tập trung toàn bộ chú tâm
vào đó, toàn tâm toàn ư làm việc ấy. Chẳng hạn như ta nên viết một bức thư
cho kỹ lưỡng và chính xác, không được cẩu thả về chi tiết khiến cho tác dụng
của nó bị tŕ hoăn hoặc phương hại. Ta nên hết sức chú tâm đọc một quyển
sách và cố gắng lĩnh hội ngụ ư của tác giả. Không một ngày nào trôi qua mà
ta lại không thể luyện tập cái trí một cách nhất định. Đó là v́ sức mạnh của
cái trí chỉ có được qua việc luyện tập; nếu bỏ phế th́ bao giờ nó cũng bị
suy yếu rồi teo tóp đi. Học viên cũng nên lĩnh hội được cơ chế của sự lo âu
và phương pháp loại trừ điều ấy. Miễn là đừng quá sức th́ làm việc chẳng
những không gây phương hại cho bộ máy tư duy mà ngược lại c̣n củng cố cho bộ
máy ấy. Nhưng quá tŕnh lo âu trong trí dứt khoát làm tổn hại cái trí, chỉ
sau một thời gian là nó sẽ gây ra sự kiệt quệ thần kinh và ưa cáu kỉnh khiến
cho ta không thể làm việc đều đều bằng cái trí. Lo âu là quá tŕnh lập đi
lập lại cùng một chuỗi tư tưởng mà chẳng thay đổi được bao nhiêu, chẳng đi
đến kết quả ǵ, thậm chí thường khi lại chẳng nhắm vào một kết quả nào. Đó
là việc cứ tiếp tục mô phỏng lại những h́nh tư tưởng được phát khởi do thể
trí và bộ óc chứ không phải do tâm thức rồi thể trí và bộ óc lại áp đặt
những h́nh tư tưởng ấy lên tâm thức. Chủ thể suy tư v́ không giải được bài
toán của ḿnh cho nên vẫn bất đắc chí, nỗi e sợ do tiên liệu về chuyện rắc
rối đă khiến cho y cứ nhấp nha nhấp nhỏm đứng ngồi không yên. Trong t́nh
huống ấy (nghĩa là chủ thể suy tư mất phương hướng) th́ cái trí và bộ óc cứ
tiếp tục nhồi nén những h́nh ảnh đă được định h́nh và bị bác bỏ ra. Trong
khi lo âu, Chủ thể suy tư trở thành kẻ nô lệ thay v́ là chủ nhân ông của các
hạ thể.
Lo âu phần lớn là
do cơ chế tự động v́ vậy ta có thể sử dụng chính cái đặc tính ấy của vật
chất để lấy độc trị độc. Có lẽ cách tốt nhất để dẹp bỏ một “kênh dẫn lo âu”
là đào một kênh dẫn khác có đặc tính ngược hẳn lại nó. Ta có thể thực hiện
điều này bằng cách cứ tham thiền về một tư tưởng chẳng hạn như “Tự ngă là
Yên b́nh, tôi là Tự ngă. Tự ngă là Sức mạnh, tôi là Tự ngă”. Khi ta suy ngẫm
như vậy th́ sự Yên b́nh mà ta đang lặng ngắm sẽ bủa quanh ta và ta cũng sẽ
được tràn ngập Sức mạnh mà ḿnh đă phác họa cho bản thân trong lúc suy tư.
Dĩ nhiên công thức chính xác về các ư tưởng để tham thiền phải thích ứng với
từng cơ thể đặc thù.
Học viên phải học
cách chẳng những suy tư mà c̣n có thể ngưng suy nghĩ một cách tùy ư. Khi
việc suy nghĩ đă xong rồi th́ nên dứt bỏ nó hoàn toàn chứ không cho
phép nó trôi nổi dật dờ, lướt qua cái trí rồi lại biến đi đâu mất giống như
một chiếc thuyền va chạm vào vách đá. Người ta không giữ cho cỗ máy vận hành
khi nó không tạo ra công hữu ích v́ như vậy sẽ làm ṃn máy móc một cách
không cần thiết. Cũng giống như vậy, bộ máy vô giá là cái trí không nên được
phép xoay chuyển không có mục đích, không bị hao ṃn khi không tạo ra kết
quả hữu ích. Cũng giống như tay chân mỏi mệt ră rời sẽ phục hồi sức lực khi
được nghỉ ngơi hoàn toàn, do vậy cái trí sẽ cảm thấy thoải mái khi được hoàn
toàn thư giản.
Khi học viên đă
hoàn tất một công tŕnh suy tư th́ y nên dứt bỏ tư tưởng ấy, thế rồi
khi những tư tưởng khác xuất hiện trong trí ḿnh th́ y cũng đừng chú tâm tới
chúng. Có một phương pháp khác mà người viết quyển sách này sử dụng rất
thành công, không chú trọng vào việc xoay chuyển chú tâm sang hướng khác
[bản thân việc này là một hành vi tích cực] mà cốt ở việc không chú ư tới
những tư tưởng xuất lộ. Cứ để cho những tư tưởng ấy ló mặt ra mà đừng thèm
ngó ngàng ǵ tới chúng. Sau một thời gian ngắn, v́ không được cấp thêm sự
sống mới mẻ cho nên những tư tưởng ấy không thể xuất hiện được nữa; thế là
ta trải nghiệm được sự tĩnh lặng hoàn toàn, không có bất kỳ tư tưởng nào,
điều này cực kỳ thư giản cho cả thể vía lẫn thể trí. [Ta có thể sử dụng
chiến lược này để chữa bệnh mất ngủ, người viết quyển sách này thấy trong
nhiều trường hợp nó thật là vô giá].
Muốn làm việc trên
các cơi cao th́ điều tiên quyết sơ bộ là phải ngưng tư tưởng. Khi
bộ óc đă học được cách tịch lặng th́ bấy giờ mới mở ra khả năng triệt
thoái tâm thức ra khỏi xác phàm. Đến bấy giờ th́ học viên mới vỡ lẽ ra được
trọn cả ư nghĩa trong câu kinh của Patanjali, theo đó muốn thực hành Yoga
th́ người ta phải làm ngưng những “biến thái của nguyên khí suy tư”. Nhiệm
vụ mà ta cần thành tựu là phải kiểm soát hoàn toàn được thể Trí tức “nguyên
khí suy tư” sao cho nó chỉ có thể bị biến động do sự đồng ư đă được cố t́nh
ban ra cho Chơn nhơn, tức Chủ thể suy tư. Khi địng nghĩa Yoga, Patanjali có
sử dụng thuật ngữ chitta-vritti-nirodha, có nghĩa là dẹp hết (nirodha) những
xoáy lực (vritti) trong cái trí (chitta).
Người ta phải
có thể vận dụng và ngưng sử dụng cái trí giống như khi sử dụng một
đồ vật; khi con người đạt được giai đoạn này th́ y mới có thể hoàn
toàn triệt thoái ra khỏi thể Trí. Như vậy Yoga chính là sự ức chế mọi rung
động và biển đổi trong thể Trí. V́ thế cho nên nếu không được phát khởi từ
bên trong th́ thể Trí của một Chơn sư không thay đổi về màu sắc. Màu sắc thể
Trí của ngài giống như “ánh trăng trên đại dương lăn tăn gợn sóng”. Bên
trong cái ánh trăng ấy có đủ mọi khả năng của màu sắc nhưng không một điều
ǵ nơi ngoại giới có thể thay đổi chút nào được cái sắc thái lan tỏa qua ánh
quang huy kiên định của nó. Thể Trí của Chơn sư chỉ là một lớp vỏ bên ngoài
mà ngài sử dụng khi ngài cần giao tiếp với hạ giới.
Kết quả của
việc định trí là khi Chủ thể tri thức kiên định, lặng ngắm h́nh ảnh
duy nhất bằng cái trí đă tập trung th́ y đạt được sự hiểu biết về đối tượng
đầy đủ hơn mức mà ḿnh có thể đạt được qua bất kỳ sự mô tả nào bằng ngôn ngữ.
Nét phác họa thô thiển tạo ra do sự vật được mô tả bằng ngôn từ càng ngày
càng được lấp đầy mọi chi tiết khi bức tranh định h́nh trong thể Trí và tâm
thức càng ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với sự vật được mô tả. Để biết thêm
chi tiết về lư thuyết và thực hành trong việc định trí cũng như quyền năng
tư tưởng, xin học viên hăy tham chiếu tác phẩm Quyền Năng Tư Tưởng, việc
Kiểm soát và Trau dồi nó của bà Annie Besant; muốn có một cẩm nang thực hành
về định trí xin học viên hăy tham chiếu quyển sách đáng khâm phục của ông
Ernest Wood bàn về sự Định trí.
------------------------
SỰ THAM
THIỀN
(MEDITATION)
(Trích
Chương XVI của quyển THỂ HẠ TRÍ)
THE
MENTAL BODY
Tác
giả: A. E. POWELL
Dĩ nhiên,
định trí không phải là cứu cánh tự thân mà chỉ là một phương tiện để đạt tới
cứu cánh. Định trí uốn nắn thể trí thành ra một công cụ để cho chủ nhân ông
sử dụng thoải mái. Khi cái trí tập trung đă được ổn định đều đều hướng về
một mục tiêu nào đó với chủ đích xuyên qua bức màn che để đạt tới sự sống
bên trong, rồi thu rút sự sống ấy hiệp nhất với sự sống của cái trí – th́
bấy giờ ta đă tham thiền. Như vậy, định trí là định h́nh cơ quan, c̣n tham
thiền là việc vận dụng nó.
Như ta đă
thấy, định trí nghĩa là cố định cái trí vào một điểm duy nhất không cho nó
xao lăng, không bị đăng trí do những sự vật bên ngoài gây ra, do hoạt động
của các giác quan hoặc do hoạt động của chính cái trí. Nó phải được gom hết
sức b́nh sinh đến nỗi ổn định không xao động và cố định cho đến khi nó dần
dần học được cách triệt thoái sự chú tâm ra khỏi ngoại giới và ra khỏi cơ
thể sao cho các giác quan vẫn c̣n yên tĩnh và tịch lặng, trong khi cái trí
lại cực lực linh hoạt và mọi năng lực của nó đều được triệt thoái vào bên
trong, được phóng ra ở một điểm tư tưởng duy nhất, là điểm cao nhất mà nó có
thể đạt tới được. Khi nó có thể an trụ như vậy được dễ dàng th́ nó sẵn sàng
đạt thêm một bước nữa bằng cách nỗ lực mạnh mẽ và b́nh tĩnh của ư chí, nó có
thể phóng ḿnh vượt qua tư tưởng cao nhất mà nó có thể đạt được trong khi
hoạt động trong bộ óc phàm; nhờ nỗ lực ấy nó sẽ vươn lên hiệp nhất với tâm
thức cao siêu và thấy ḿnh được giải thoát khỏi cơ thể.
Như vậy
là bất cứ ai có thể chú ư, suy tư kiên định về một đề tài nào đó trong
một thời gian ngắn mà không để cho cái trí xao lăng th́ người ấy đă sẵn sàng
để bắt đầu tham thiền. Chúng ta có thể định nghĩa tham thiền là chú tâm dai
dẳng của cái trí được tập trung giáp mặt với một đối tượng sùng tín hoặc một
vấn đề cần được soi sáng cho dễ hiểu. Thật vậy, về bất cứ vấn đề ǵ trong đó
ta phải ngộ ra và hấp thụ sự sống chứ không phải là h́nh tướng. Đó là thuật
xem xét một đối tượng và lật nó đi lật nó lại trong tâm trí qua đủ thứ
phương diện và mối quan hệ. Sau khi đă định nghĩa tham thiền là cốt ở việc
cố gắng đưa vào trong tâm thức tỉnh táo điều mà nó ở trạng thái hoạt động
b́nh thường trong tâm trí, rồi sao cho nó phần nào nhận thức cái siêu thức
được sáng tạo ra do quyền năng hoài băo để tạo ra một kênh dẫn, thông qua đó
ảnh hưởng nguyên khí thiêng liêng hoặc nguyên khí tinh thần (Chơn nhơn) có
thể tỏa chiếu cho phàm nhơn. Đó là việc cái trí và xúc cảm vươn ra bên ngoài
hướng tới lư tưởng, mở ra cánh cửa cho tâm thức hạ đẳng bị giam hăm chịu ảnh
hưởng của lư tưởng ấy. Bà H. P. Blavatsky có nói: “Tham thiền là sự khao
khát không diễn tả nên lời của Chơn nhơn hướng về Vô cực”. Thánh Alphonus de
Liguori bảo tham thiền là: “cái ḷ đốt linh thánh mà trong đó linh hồn cháy
bừng T́nh thương Thiêng liêng của Thượng Đế”. Lư tưởng được chọn theo có thể
là trừu tượng, chẳng hạn như một đức tính; nó có thể là Thiên tính nơi con
người; nó cũng có thể được nhân cách hóa là một Chơn sư hoặc một Đạo sư.
Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào th́ nó cũng có bản chất là nâng linh hồn
lên cao hướng về cội nguồn thiêng liêng, là ham muốn của biệt ngă để hiệp
nhất với Đại ngă.
Thực phẩm đối với
cuộc sống trên cơi trần ra sao th́ tham thiền đối với sinh hoạt tâm
linh cũng như vậy. Người biết tham thiền bao giờ cũng là người hữu
hiệu nhất trên thế gian. Khi nói tới Cromwell, ngài Rosebery mô tả Cromwell
là một “thần bí gia thực tiễn” và tuyên bố một thần bí gia thực tiễn là sức
mạnh lớn lao nhất trên thế giới. Trí năng được tập trung và khả năng triệt
thoái ra ngoài sự xáo động có nghĩa là tăng cường rất nhiều được nghị lực
trong khi làm việc, có thêm sự kiên định, sự tự chủ và sự thanh thản. Người
biết tham thiền là người không phí phạm thời gian, không phí hoài năng
lượng, không bỏ lỡ cơ hội. Một người như thế khống chế được các biến cố bởi
v́ bên trong y có một quyền năng mà các diễn biến chỉ là sự biểu hiện ra bên
ngoài, y chia xẻ sự sống thiêng liêng và v́ vậy cũng chia xẻ quyền năng
thiêng liêng.
Như ta đă
nói trước kia, khi cái trí được giữ để duy tŕ theo một h́nh ảnh và khi
Chủ thể tri thức kiên định lặng ngắm nó th́ y đạt được sự hiểu
biết đầy đủ hơn nhiều về đối tượng này so với khi chỉ đạt được nhờ vào bất
kỳ sự mô tả nào bằng ngôn từ. Khi sự định trí được thực hiện th́ bức tranh
được định h́nh trong thể Trí và sự định trí vào những đường nét đại khái suy
ra chẳng hạn từ việc mô tả qua ngôn từ ắt bổ sung thêm càng ngày càng nhiều
chi tiết khi tâm thức tiếp xúc mật thiết hơn với những sự vật được mô tả.
Mọi tôn giáo đều
khuyên ta nên tham thiền, mọi trường phái triết học đều công nhận là nên
tham thiền. Cũng giống như một người muốn được khỏe mạnh ắt dùng những phép
thể thao, thể dục được qui định để phát triển cơ bắp; cũng vậy học viên
huyền bí sử dụng những phép luyện tập tham thiền được qui định chính xác để
phát triển thể Vía và thể Trí.
Cố nhiên
có nhiều loại tham thiền cũng như có nhiều loại h́nh người; rơ ràng
không thể có một phép tham thiền duy nhất thích hợp cho mọi người. Tham
thiền có nhiều mục đích mà mục đích chính là như sau đây:
[1] Nó bảo đảm
được ít ra mỗi ngày một lần người ta đều nghĩ tới những chuyện cao siêu và
thánh thiện, rút tư tưởng ra khỏi cái chu tŕnh nhỏ mọn của sinh hoạt hằng
ngày với những chuyện phù phiếm và bao nhiêu thứ rắc rối.
[2] Nó làm cho
người ta quen nghĩ tới vấn đề ấy đến nỗi mà sau một thời gian
th́ những vấn đề ấy tạo thành bối cảnh cho sinh hoạt hằng ngày của y, cái
trí của y sẽ hân hoan trở về với bối cảnh ấy bất cứ khi nào nó được giải
thoát khỏi những yêu cầu ngay trước mắt của công việc làm ăn.
[3] Nó đóng vai
tṛ một loại thể dục thể thao cho cái trí và cái vía để giữ các
thể cao này được lành mạnh, giữ cho luồng sinh khí tuôn chảy qua các thể ấy.
Xét về mục đích này th́ ta nên nhớ rằng việc tập luyện đều đặn là quan trọng
bậc nhất.
[4] Ta có thể dùng
tham thiền để tu tâm dưỡng tính, để đạt được đủ thứ đức tính và phẩm chất.
[5] Nó nâng tâm
thức lên tới những mức cao siêu để bao trùm được những sự vật cao siêu và
tinh vi; nhờ tham thiền con người có thể vươn lên tới bản lai diện mục của
Đấng Thiêng Liêng.
[6] Nó cởi mở đối
với thiên nhiên và triệu thỉnh được những sự ban phước từ các cơi cao.
[7] Nó là phương
cách – cho dẫu là một bước rụt rè đầu tiên trên con đường đi – dẫn tới sự
phát triển cao siêu và tri thức rộng lớn hơn, để đạt được thần nhăn và rốt
cuộc đạt tới sự sống cao siêu hơn hoàn toàn vượt quá cơi trần này.
Tham thiền
là phương pháp an toàn và dễ dàng nhất để phát triển được tâm thức cao siêu.
Nhờ tham thiền, chắc chắn bất cứ ai trải qua thời gian cũng có thể lên tới
Đức Thượng Đế hoặc Chơn sư, trước hết nâng ḿnh lên cơi trung giới rồi tới
cơi trí tuệ. Tuy nhiên không ai biết chắc nó sẽ phải mất bao nhiêu lâu, v́
điều ấy hoàn toàn tùy thuộc vào quá khứ của học viên và những nỗ lực mà y đă
thực hiện. Một người bận tâm tha thiết nghiên cứu những chuyện cao siêu th́
đă nhất thời được hoàn toàn nâng lên ra khỏi bản thân và tạo ra một h́nh tư
tưởng mạnh mẽ trên cơi trí tuệ, nó được sử dụng ngay tức khắc để làm một
kênh dẫn cho thần lực đang lởn vởn nơi thế giới ngay kế trên nó. Khi một
đoàn thể người tụ họp lại cùng suy nghĩ với bản chất ấy th́ kênh dẫn mà họ
tạo ra xét về mọi tỉ lệ đều lớn hơn về dung lượng so với tổng số các kênh
dẫn riêng rẽ. V́ vậy, một đoàn thể người như thế là một sự ban phước vô giá
cho cộng đồng mà nó hoạt động trong đó. Khi họ nghiên cứu về mặt trí thức,
th́ họ có thể là nguyên nhân khiến cho thần lực tuôn đổ vào cơi hạ trí mà
thần lực này b́nh thường chỉ thuộc về cơi thượng trí. Nếu tư tưởng của họ có
liên quan tới luân lư và sự phát triển của linh hồn ở những phương diện cao
siêu th́ họ có thể tạo ra một kênh dẫn cho một tư tưởng cao siêu hơn nữa,
thông qua đó thần lực của cơi bồ đề có thể giáng xuống cơi trí tuệ.
Như vậy,
họ có thể gây ra ảnh hưởng được tỏa chiếu lên nhiều người vốn tuyệt nhiên
không hề cởi mở với tác động của thần lực ấy nếu nó vẫn c̣n ở mức
nguyên thủy. Đây quả thật là chức năng vĩ đại nhất và đích thực, chẳng
hạn như một Chi bộ của Hội Thông Thiên Học - ắt cung ứng một kênh dẫn để
phân phối Sự Sống Thiêng Liêng. Đó là mọi Chi bộ của Hội Thông Thiên Học đều
là một trung tâm để cho các Chơn sư Minh triết và đệ tử các ngài chú ư tới;
v́ vậy tư tưởng của các thành viên của Chi bộ khi dấn thân vào việc nghiên
cứu, thảo luận v.v. . . có thể thu hút sự chú tâm của các Chơn sư, bấy giờ
một thần lực được tuôn đổ ra đạt mức cao siêu hơn nhiều so với bất cứ thứ ǵ
thoát thai từ chính các thành viên Chi bộ.
Chúng tôi xin nhắc
các hội viên Thông Thiên Học nhớ rằng Tiến sĩ Besant có phát biểu cho biết
Chơn sư có dạy rằng khi một người gia nhập Hội Thông Thiên Học th́ y đă liên
kết với các Chơn sư qua một tuyến sinh lực nhỏ xíu. Tuyến này là đường liên
kết từ khí với Chơn sư; nhờ nỗ lực vất vả, sùng tín và phụng sự vị tha, học
viên có thể củng cố và mở rộng tuyến này cho đến khi nó trở thành một đường
ánh sáng sinh động. Người ta cũng có thể triệu thỉnh sự ban phước từ một
nguồn c̣n cao hơn nữa. Sự Sống và Ánh Sáng của Đấng Thiêng Liêng tràn ngập
trọn cả Thái dương hệ; c̣n thần lực ở mỗi cảnh hoặc mỗi cơi b́nh thường chỉ
hạn chế vào cảnh hoặc cơi này thôi. Tuy nhiên nếu ta chuẩn bị một kênh dẫn
đặc biệt cho nó th́ nó có thể giáng xuống và soi sáng cho một cảnh thấp hơn.
Một kênh dẫn như thế thường được cung ứng bất cứ khi nào có một tư tưởng
hoặc một xúc cảm hoàn toàn mang tính cách vị tha. Xúc cảm vị kỷ chuyển động
theo một đường cong khép kín và như vậy nó cứ chạy ṿng ṿng trên cảnh của
riêng ḿnh. Một xúc động cực kỳ vị tha là sự bùng nổ năng lượng một đi không
trở lại, nhưng khi chuyển động hướng lên trên, nó cung ứng một kênh dẫn để
cho Năng lượng thiêng liêng từ cảnh ngay kế trên nó tuôn xuống. Chính sự
thực này là nền tảng của ư niệm về việc hễ cầu nguyện th́ sẽ được đáp ứng.
Đối với người có
thần nhăn th́ y thấy kênh dẫn này là một xoáy lực lớn thuộc loại h́nh trụ
hoặc h́nh phễu khổng lồ. Đây là cách giải thích gần nhất mà ta có thể tŕnh
bày trong cơi trần, nhưng nó không được thỏa đáng bởi v́ khi thần lực tuôn
xuống qua kênh dẫn th́ bằng cách nào đó nó tạo ra một xoáy lực làm xuất phát
những đặc trưng riêng biệt nhuốm màu sắc ấy và gây ảnh hưởng biểu lộ qua cái
mà kênh dẫn đă tạo ra. Khi tham thiền, thể Trí và thể Vía của con người dần
dần từ hỗn loạn trở nên trật tự, bành trướng từ từ rồi dần dần học cách đáp
ứng với những rung động càng ngày càng cao siêu hơn. Mỗi nỗ lực đều giúp làm
mỏng bớt bức màn che ngăn cách y với cơi cao và hiểu biết trực tiếp (trực
giác). Hết ngày này sang ngày khác h́nh tư tưởng của y trở nên xác định hơn
sao cho càng ngày càng có nhiều sự sống từ bên trên tuôn đổ vào đó.
Như vậy,
tham thiền giúp ta xây dựng các loại vật chất cao siêu vào trong các hiện
thể. Nó thường giúp ta trải nghiệm được những xúc động cao thượng vốn bắt
nguồn từ mức bồ đề rồi được phản chiếu xuống thể Vía. Hơn nữa, thể hạ trí và
thể nguyên nhân cũng cần được phát triển để mang lại sự kiên định và quân
b́nh; bằng không th́ những xúc động thanh bai vốn lôi cuốn con người đi đúng
hướng lại rất có thể dễ trở thành hơi méo mó đi một chút để rồi lôi cuốn y
đi theo những đường lối quá khích cực đoan không đáng mong muốn. Chỉ có xúc
cảm không thôi th́ chẳng bao giờ ta đạt được sự kiên định quân b́nh toàn
bích. Quyền năng dẫn dắt của cái trí và chỉ đạo của ư chí cũng cần thiết
chẳng kém ǵ động cơ thúc đẩy của xúc động.
Khi thực hành tham
thiền, học viên có thể thấy cần biết tới năm tŕnh độ của cái trí theo
như Patanjali xiển dương. Tuy nhiên y nên nhớ rằng năm tŕnh độ này không
hạn chế chỉ vào cơi trí tuệ mà tồn tại dưới một dạng thích hợp trên mọi cơi.
Đó là:
[1] Kshipta: cái
trí bay lượn như con bướm, thường xuyên nhảy nhót từ đề tài này sang đề tài
khác. Nó tương ứng với hoạt động trên cơi trần.
[2] Mudha: giai
đoạn rối trí, trong đó con người bị xúc động lôi kéo gây ra bối rối;
nó tương ứng với hoạt động trên cơi trung giới.
[3] Vikshipta:
trạng thái bận tâm hoặc mê say về một ư tưởng; ta có thể nói ư tưởng
ám ảnh hoặc chiếm hữu con người. Giai đoạn này tương ứng với hoạt động nơi
cơi ha trí. Con người nên học Viveka (Xem trang 294) vốn có liên quan tới
khía cạnh Nhận biết của tâm thức.
[4] Ekagrata:
(Nhất tâm), trạng thái con người chiếm hữu được ư tưởng thay
v́ bị ư tưởng chiếm hữu. Điều này tương ứng với hoạt động trên cơi thượng
trí. Ở đây con người nên học Vairagya (Xem trang 295) vốn có liên quan tới
khía cạnh Hoạt động của tâm thức.
[5] Niruddha:
(Tự chủ), vượt lên trên mọi ư tưởng, con người tùy chọn lựa theo Ư chí đă
giác ngộ của ḿnh. Điều này tương ứng với hoạt động trên cơi bồ đề.
Ở đây con người nên học Shatsampatti (Xem trang 294) vốn có liên quan tới
khía cạnh Ư chí của tâm thức.
Khi đă hoàn toàn
tự chủ rồi sao cho ḿnh có thể ức chế mọi biến động của cái trí th́
con người đă sẵn sàng nhập Samadhi, tương ứng với Nhập định mà sẽ bàn
tới đầy đủ hơn ở Chương kế tiếp. Trong khi chờ đợi để cho được hoàn
chỉnh ta nên tŕnh bày ở đây một ư niệm sơ khởi về Samadhi. Xét theo từ
nguyên (Tam muội = Samadhi) có nghĩa là “được ghép lại đầy đủ với nhau”, v́
vậy có thể dịch sang tiếng Việt là “gộp cái trí lại”, nghĩa là tom góp nó
lại hoàn toàn, kiểm soát được mọi sự đăng trí. Vyasa dạy rằng “yoga là cái
trí thanh thản”. Đây là nghĩa gốc của Tam muội, mặc dù người ta thường dùng
nó để biểu thị trạng thái xuất thần vốn là kết quả tự nhiên của sự thanh
thản toàn bích. Samadhi có hai loại: (1)- Samprajnata Samadhi nghĩa
là Samadhi có ư thức, ư thức được xoay chuyển ra bên ngoài hướng về các đối
tượng. (2)- Asamprajnata Samadhi nghĩa là Samadhi vô thức, ư thức
xoay chuyển vào trong nội tâm, triệt thoái vào trong bản thân sao cho nó
được chuyển sang một hiện thể cao hơn ngay kế nó. Để tiện việc tham khảo, ta
tŕnh bày hai sự kiện này dưới dạng bảng biểu ở trang 146. Học viên cũng có
thể muốn có việc liệt kê ngắn gọn bốn Trạng thái của cái Trí được khoa Yoga
đề cập tới. Đó là:
[1] Jagrat:
ư thức tỉnh táo.
[2] Svapna:
tâm thức mơ mộng, tâm thức hoạt động trong thể Vía và có thể ghi khắc những
kinh nghiệm của ḿnh lên bộ óc.
[3] Sushupti:
tâm thức lúc ngủ say, hoạt động trong thể Trí và không thể ghi khắc những
kinh nghiệm của ḿnh lên bộ óc phàm.
[4] Turiya:
tâm thức xuất thần, tách rời xa bộ óc đến nỗi dùng phương tiện ngoại giới
không thể dễ dàng triệu hồi nó về được.
Số |
|
Đức
tính cần đạt |
Khía cạnh của
tâm thức |
|
Bắc
phạn |
Tiếng Việt |
|||
1 |
Kshipta |
|
-------------- |
------------- |
2 |
Mūdha |
Bối
rối |
|
|
3 |
Vishipta |
Mê say |
Viveka
(phân
biện) |
Nhận biết |
4 |
Ekāgrata |
Nhất tâm |
Vairāgya
(vô dục) |
Hoạt động |
5 |
Niruddha |
Tự chủ |
Shatsampatti
(sáu đức tính của
cái trí) |
Ư chí |
6 |
Samādhi |
Thanh thản của
cái trí, dẫn
tới sự
xuất thần |
|
|
Tuy nhiên ta nên
lưu ư rằng bốn trạng thái tâm thức này đều tồn tại trên mọi cơi. Bảng
sau đây nêu ví dụ về bốn trạng thái của ư thức trên cơi trần và sắp xếp nó
dưới dạng bảng biểu để được gọn ghẽ và trong sáng.
BỐN TRẠNG THÁI TÂM THỨC |
|||
Tiếng Bắc phạn |
Tiếng Việt |
Các ví dụ trong ư thức trên cơi trần |
|
Jāgrat |
Tỉnh táo |
Đọc một quyển sách |
Nh́n một chiếc đồng hồ |
Svapna |
Mơ mộng |
Nhận thực được ư nghĩa của các từ ngữ |
Tưởng tượng ra một chiếc đồng hồ |
Sushupti |
Ngủ say |
Tiếp xúc với cái trí của người viết sách |
Quan niệm ra một chiếc đồng hồ lư tưởng |
Turiya |
Xuất thần |
Thâm nhập vào cái trí của người viết sách |
Chuyển sang ư niệm về thời gian trừu
tượng |
Ta cũng nên lưu ư rằng
những từ ngữ này chỉ tương đối thôi; vậy là đối với hầu hết mọi người,
Jagrat tức ư thức tỉnh táo là một bộ phận của tâm thức toàn thể vốn
đang hoạt động qua bộ óc và hệ thần kinh, nó dứt khoát là tự ư thức được.
Chúng ta có thể nghĩ rằng tâm thức là một quả trứng lớn ánh sáng mà chỉ có
một đầu mút đút vào trong bộ óc; đầu mút ấy chính là ư thức tỉnh táo. Nhưng
khi tự ư thức (ư thức ḿnh là bản ngă) đă phát triển được trên cơi trung
giới và bộ óc đă phát triển đúng mức để đáp ứng được các rung động của cơi
trung giới th́ tâm thức trên cơi trung giới trở thành một bộ phận của ư thức
tỉnh táo; lúc bấy giờ tâm thức trên cơi hạ trí lại trở thành Svapna tức là
tâm trạng mơ mộng.
Cũng giống như vậy,
khi tự ư thức đă phát triển trên cơi hạ trí và bộ óc đă đáp ứng được
với cơi hạ trí th́ ư thức tỉnh táo cũng bao gồm cả tâm thức hạ trí. Và cứ tiếp
tục như thế cho đến khi trọn cả tâm thức trên năm cơi đều được bao hàm trong
ư thức tỉnh táo. Muốn mở rộng ư thức tỉnh táo như vậy th́ cần phải phát
triển các nguyên tử của bộ óc cũng như phát triển một vài cơ quan trong bộ
óc và các mối nối giữa những tế bào. Muốn bao hàm tự ư thức trên cơi trung
giới th́ ta phải phát triển tuyến Yên và hoàn chỉnh được tập hợp loa tuyến
thứ tư trong các nguyên tử. Muốn bao hàm được tự ư thức trên cơi hạ trí th́
tuyến Tùng phải bước vào hoạt động và tập hợp loa tuyến thứ năm trong các
nguyên tử phải tác động rốt ráo. Nếu ta chưa thành tựu được những sự phát
triển này nơi xác phàm th́ tâm thức cơi trung giới và tâm thức cơi hạ trí
vẫn c̣n là siêu thức và chưa biểu hiện được qua bộ óc.
Lại nữa, nếu một
người không có xác phàm th́ Jagrat tức ư thức tỉnh táo của y chính là ư
thức trên cơi trung giới. Như vậy định nghĩa mở rộng hơn của Jagrat là:
Jagrat tức ư thức tỉnh táo là cái bộ phận của tâm thức toàn thể vốn đang
hoạt động thông qua hiện thể ở ngoài cùng.
Ta cũng có thể xét
lại Samadhi theo quan điểm của sự phân tích nêu trên. Samadhi là một trạng
thái tâm thức trong đó thể xác không nhạy cảm nhưng cái trí hoàn toàn hữu
ngă thức và từ đó cái trí trở lại óc phàm mà vẫn nhớ được những trải nghiệm
siêu trần thế của ḿnh.
Nếu một người
ở trong trạng thái xuất thần và hoạt động trên cơi trung giới th́
Samadhi của y trên cơi trung giới. C̣n nếu y hoạt động trên cơi trí tuệ th́
Samadhi của y cũng ở trên cơi ấy. Như vậy người nào có thể thực hành Samadhi
đều có thể triệt thoái ra khỏi thể xác để cho nó vô tri vô giác trong khi
cái trí hoàn toàn hữu thức. V́ vậy Samadhi là một thuật ngữ hoàn toàn tương
đối. Do đó một Chơn sư bắt đầu Samadhi trên cơi Atma rồi từ đó vươn lên tới
các cơi vũ trụ cao hơn.
Từ
ngữ Samadhi đôi khi cũng được dùng để biểu thị t́nh trạng vượt ngoài
tầm mức mà một người c̣n có thể giữ được ư thức. Như vậy đối với một người
dă man, mà ư thức rơ rệt trên cơi hồng trần th́ cơi trung giới ắt là
Samadhi. Điều này có nghĩa là khi người ấy trở lại các hạ thể của ḿnh, th́
y ắt mang theo ḿnh không được một kiến thức xác định bổ sung nào và cũng
không có khả năng mới mẻ nào để làm bất cứ một điều ǵ hữu dụng. Loại
Samadhi này không được khuyến khích trong các trường phái huyền bí học cao
nhất. Đi ngủ và nhập Samadhi phần lớn là cùng một quá tŕnh; nhưng trong khi
đi ngủ là do t́nh huống thông thường và không có ư nghĩa th́ nhập Samadhi
lại là do tác động của ư chí đă được rèn luyện và là một quyền năng vô giá.
Những phương tiện trên cơi trần để gây ra sự xuất thần, chẳng hạn như thôi
miên, dùng ma túy, nh́n đăm đăm vào một chấm đen trên một nền trắng hoặc
nh́n chăm chú vào chóp mũi cũng như những phép thực hành tương tự khác nữa,
đều thuộc về phương pháp Hatha Yoga và chẳng bao giờ được sử dụng trong khi
Raja Yoga. Đối với một người có thần nhăn th́ sự khác nhau giữa một đối
tượng bị thôi miên mesmer và sự xuất thần do chính một đạo sĩ Yoga tự gây ra
th́ nh́n vào là thấy rơ ngay. Nơi một đối tượng bị thôi miên hoặc thôi miên
mesmer th́ mọi “nguyên khí” đều có mặt, thượng trí bị tê liệt, bồ đề bị cắt
rời khỏi nó do sự tê liệt ấy, c̣n thể vía hoàn toàn tuân phục hạ trí và
kama. Mặt khác, nếu xét về đạo sĩ yoga th́ các “nguyên khí” của tứ nguyên hạ
lại hoàn toàn biến mất, ngoại trừ những rung động khó ḷng nhận ra được của
prana có màu hoàng kim và một ngọn lửa màu tím có sọc hoàng kim bốc lên từ
trên đầu rồi đạt đỉnh cao nơi một điểm nào đó. Người bị thôi miên hoặc thôi
miên mesmer không nhớ lại được ǵ trong bộ óc ḿnh về những sự trải nghiệm,
c̣n đạo sĩ yoga lại nhớ được mọi chuyện đă xảy ra cho ḿnh. Một vài ví dụ
thực tiễn có lẽ sẽ minh họa hay ho nhất cho một số phương pháp sử dụng trong
lúc tham thiền.
Học viên nên
bắt đầu bằng cách trau dồi tư tưởng cho đến khi thể xác có thói quen là một
công cụ của tinh thần, y nên nghĩ tới thể xác, về cách thức để có thể kiểm
soát và điều khiển được nó, thế rồi y nên tách rời tư tưởng ḿnh ra
với nó, thật vậy chối bỏ nó. Kế đó, sau khi nhận thức được rằng ḿnh có thể
kiểm soát được xúc động và dục vọng th́ y nên chối bỏ thể Vía với những ham
muốn và xúc động; thế rồi khi h́nh dung ḿnh ở thể hạ trí và lại suy gẫm
rằng ḿnh có thể kiểm soát và điều khiển được tư tưởng th́ y nên chối bỏ cái
trí, rồi để cho ḿnh bay vút lên tới tận bầu hào quang tự do của tinh thần
nơi có sự an b́nh đời đời; sau khi ở lại đó trong một lúc y nên phấn đấu hết
sức ḿnh ngộ ra rằng Đó là Chơn Ngă. Khi lại giáng xuống tâm thức, y nên cố
gắng mang theo ḿnh sự an b́nh của tinh thần nhập vào các hiện thể khác
nhau.
C̣n một phép thực
hành khác là nên điều khiển buổi tham thiền để tu tâm dưỡng tính, chọn lựa
v́ mục đích có một đức tính, chẳng hạn như tính vô hại. Sau khi ta đă
tập trung sự chú ư th́ ta nên nghĩ về đề tài này xét theo nhiều khía cạnh,
nghĩa là tính vô hại về hành vi, về lời nói, về tư tưởng, về ham muốn; làm
thế nào biểu hiện được tính vô hại trong sinh hoạt của con người lư tưởng;
làm thế nào mà nó ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của ḿnh; ḿnh đối nhân
xử thế ra sao nếu ḿnh đă hoàn toàn đạt được đức tính ấy v.v. . .
Sau khi đă tham
thiền như vậy về tính vô hại th́ y nên mang theo vào trong sinh hoạt hằng
ngày một tâm trạng sao cho chẳng bao lâu sau nó sẽ biểu hiện qua mọi hành
động và tư tưởng của y. Những phẩm tính khác, dĩ nhiên cũng có thể được xử
trí tương tự. Một vài tháng nỗ lực tha thiết theo những đường lối ấy ắt tạo
ra những sự thay đổi kỳ diệu trong sinh hoạt của một người đă được miêu tả
qua những lời lẽ đáng ghi nhớ của Plotinus: “Bạn hăy triệt thoái vào nơi bản
thân rồi nh́n xem và nếu cho đến nay bạn chưa thấy ḿnh tuyệt đẹp th́ hăy
làm như người sáng tạo ra một pho tượng sao cho nó được đẹp đẽ; người ấy cắt
ở đây một miếng, làm bằng ở kia một mảnh, rồi tạo ra đường nét thanh bai
hơn, chỗ khác th́ lại trong sạch hơn cho đến khi một khuôn mặt tuyệt đẹp
hiện ra trên bức tượng. Bạn cũng làm như vậy; hăy cắt bỏ đi những ǵ quá lố,
hăy làm cho ngay thẳng lại tất cả những ǵ cong queo, mang lại ánh sáng cho
tất cả những ǵ mờ tối, lao động vất vả để cho mọi thứ đều lóe lên vẻ đẹp và
đừng ngưng đục đẽo pho tượng của ḿnh cho đến khi lóe ra tia rực rỡ giống
như thần linh của đức tính, cho đến khi bạn ắt thấy sự tốt đẹp tối hậu đă
được xác lập vững chắc trên bàn thờ không c̣n t́ vết (Plotinus bàn về Vẻ Mỹ
Lệ, bản dịch của Stephen Mackenna).
Như vậy
sự tham thiền về một đức tính khiến cho con người dần dần tăng trưởng đến
mức sở hữu đức tính ấy; Kinh điển Ấn độ có dạy rất hay ho như sau:
“Một người nghĩ tới cái ǵ th́ y sẽ trở thành cái đó; v́ vậy hăy nghĩ tới
Đấng Vĩnh Hằng”. Và lại nữa: “Con người sáng tạo ra tư tưởng”.
Có một
ví dụ rất hay về điều mà ta có thể thực hiện theo kiểu này bằng cách
tham thiền, đó là có một người nào đấy trong ṿng 40 năm, ngày nào cũng tham
thiền về chơn lư; kết quả là y đă chỉnh hợp với phương thức của chơn lư đến
nỗi y biết khi một người đang nằm th́ cái b́nh rớt xuống y ra sao. Có xảy ra
việc một người là một thẩm phán th́ khả năng của y ắt thuận lợi cho ḿnh rất
nhiều.
Trong công việc
này, người ấy đang sử dụng óc tưởng tượng - là một công cụ vĩ đại nhất trong
khoa Yoga. Nếu người ấy tưởng tượng trong suy nghĩ là ḿnh có một đức
tính nào đó th́ y đă thành công tới một nửa để sở hữu đức tính ấy; nếu
y tưởng tượng ḿnh không c̣n mắc phải một khiếm khuyết nào đó th́ y đă thành
công một nửa trong việc thoát khỏi khiếm khuyết ấy. Óc tưởng tượng lăo luyện
là một vũ khí sắc bén mà người ta có thể sử dụng để dẹp bỏ hết một nửa những
chuyện rắc rối và sai sót của ḿnh. Ta không nên suy đi gẫm lại về những
điều thiếu sót v́ nó có khuynh hướng khuyến khích t́nh trạng bệnh hoạn và
buồn rầu chán nản vốn đóng vai tṛ một bức vách khép kín mọi ảnh hưởng tâm
linh. Trên thực tế ta nên lờ đi những khiếm khuyết trong bẩm tính của ḿnh
đến mức tối đa và chỉ tập trung vào việc xây dựng những đức tính ngược lại.
Thành công trong sinh hoạt tâm linh không phải do ta đấu tranh kịch liệt với
bản chất thấp hèn mà là do ta gia tăng sự hiểu biết và đánh giá cao những
chuyện cao thượng. Đó là v́ một khi ta đă trải nghiệm đầy đủ sự cực lạc và
hoan hỉ của cuộc sống cao siêu th́ khi đối chiếu tương phản với nó những ham
muốn thấp hèn sẽ mờ nhạt đi và mất hết sức hấp dẫn. Một bậc đại Đạo sư có
dạy rằng h́nh thức hối hận tốt nhất về việc phạm tội là hướng về phía trước
với ḷng can đảm đầy hi vọng kết hợp với quyết tâm sắt đá không phạm tội trở
lại một lần nữa.
Kế đó ta hăy
giả sử rằng mục đích của việc tham thiền là t́m hiểu bằng cái trí về một
đối tượng cũng như mối quan hệ của đối tượng ấy với những đối tượng khác.
Học viên nên nhớ lại rằng công việc đầu tiên của Chủ thể tri thức là quan
sát chính xác, v́ tư tưởng tùy thuộc vào tính chính xác của việc quan sát
ấy, nếu sự quan sát không chính xác th́ do sai lầm sơ khởi ấy ắt nảy sinh ra
một số sai lầm tiếp sau mà không điều ǵ có thể chỉnh đốn lại được, ngoại
trừ việc phải trở lại từ đầu. Sau khi đối tượng đă được quan sát kỹ lưỡng
như thế th́ ta tác động luồng tư tưởng lên nó sao cho có thể lĩnh hội được
nó về đủ mọi khía cạnh tự nhiên, siêu trần thế và siêu h́nh, ta phải
thực hiện nỗ lực này một cách hoàn toàn minh bạch và xác định đối với mức
tâm thức vẫn c̣n lờ mờ. Chẳng hạn như đề tài là sự hài ḥa. Ta hăy xét nó
liên quan tới đủ thứ giác quan theo nhiều nghĩa; xét nó về âm nhạc, về màu
sắc, về nhiều hiện tượng thuộc đủ loại khác nhau; ta hăy t́m cách khám phá
ra những đặc điểm chính yếu của sự hài ḥa để xem nó khác với những ư tưởng
tương tự và ư tưởng tương phản ở chỗ nào, nó đóng vai tṛ ǵ trong sự nối
tiếp của các diễn biến; nó có công dụng ra sao; nếu không có nó th́ kết quả
sẽ như thế nào. Sau khi đă trả lời tất cả những thắc mắc này và nhiều thắc
mắc nữa th́ ta nên cố gắng bỏ đi mọi h́nh ảnh cụ thể hoặc tư tưởng cụ thể và
trong tư tưởng của ta chỉ giữ lại ư niệm trừu tượng về sự hài ḥa.
Học viên phải
nhớ rằng nh́n bằng cái trí cũng hoàn toàn có thực và thỏa đáng như nh́n bằng
mắt trần. Như vậy ta có thể rèn luyện cho cái trí nh́n thấy chẳng hạn
như ư niệm về sự hài ḥa hoặc căn bậc hai của số hai cũng rơ rệt và
chắc chắn như khi người ta nh́n thấy một cái cây hoặc một cái bàn bằng mắt
phàm. Xét về ví dụ thứ ba, chúng tôi xin chọn một sự tham thiền sùng tín. Ta
hăy nghĩ tới con người lư tưởng là Chơn sư hoặc nếu muốn ta có thể chọn đấng
thiêng liêng hoặc bất kỳ biểu lộ nào đó của đấng thiêng liêng. Ta hăy để cho
tư tưởng tác động lên đối tượng từ nhiều khía cạnh khác nhau sao cho nó
thường xuyên khơi dậy sự hâm mộ, ḷng biết ơn, sự kính cẩn, ḷng sùng bái.
Ta hăy suy gẫm về mọi đức tính biểu hiện qua đề tài này và xét mỗi đức tính
với đủ mọi khía cạnh và đủ mọi mối quan hệ.
Nói chung là một
lư tưởng trừu tượng và một nhân cách đều tốt như nhau xét tùy mục đích tham
thiền. Một người có tính khí trí thức thường thấy lư tưởng trừu tượng
thỏa đáng hơn; một người có tính khí xúc động ắt đ̣i hỏi một hiện thân cụ
thể cho tư tưởng của ḿnh. Nhược điểm của lư tưởng trừu tượng là nó thường
không đạt được mức cưỡng chế ta có nhiều hoài băo; nhược điểm của hiện thân
cụ thể là nó thường thấp kém hơn lư tưởng.
Ở đây ta hăy đặc
biệt chú ư tới kết quả của việc tham thiền về Chơn sư, nó tạo ra một mối
liên kết nhất định với Chơn sư mà một nhà thần nhăn nh́n thấy nó biểu hiện
thành một loại tuyến ánh sáng. Trong tiềm thức, Chơn sư luôn luôn cảm nhận
được tác động của một tuyến như thế; ngài gửi dọc theo nó để đáp ứng lại
bằng một luồng từ khí kiên định vốn tiếp tục tác động rất lâu sau khi buổi
tham thiền đă qua rồi. Nếu ta dùng một bức tranh để tham thiền th́ ta thường
có thể quan sát thấy nó thay đổi về biểu hiện. Điều này xảy ra v́ ta có thể
rèn luyện ư chí để tác động trực tiếp lên vật chất trên cơi trần, những hạt
có thật trên cơi trần chắc chắn chịu ảnh hưởng của quyền năng tư tưởng lâu
bền mạnh mẽ.
Ta có thể tŕnh
bày một dạng tham thiền khác nghĩa là tham thiền thần chú. Một thần chú là
một sự nối tiếp nhất định các âm thanh được huyền bí gia sắp xếp lại để tạo
ra một vài kết quả nhất định. Những âm thanh này được lập đi lập lại theo
đúng tiết điệu và nối tiếp nhau ắt làm đồng bộ những rung động của các hiện
thể khiến cho chúng hiệp nhất lại. Như vậy, một thần chú là một phương cách
máy móc để kiểm soát các rung động hoặc cảm ứng các rung động theo như mong
muốn. Hiệu lực của nó c̣n tùy thuộc vào cái gọi là rung động đồng cảm. (Xem
quyền Thể Vía trang 157-158). Ta càng lập lại một thần chú th́ kết quả lại
càng mạnh mẽ. V́ thế cho nên việc lập lại các công thức của Giáo hội mới có
giá trị, kinh mân côi khiến cho tâm thức có thể được tập trung trọn vẹn về
điều được nói ra hoặc nghĩ ra mà không bị xao lăng do nhiệm vụ đếm số thứ
tự.
Trong phương pháp
tham thiền này được thực hành phần lớn ở Ấn Độ, tín đồ điều khiển tâm
trí ḿnh chẳng hạn như hướng về Shri Krishna, hiện thân của Thượng Đế, Chơn
linh Bác ái và Tri thức trên trần thế. Người ta chọn một câu rồi ngâm
đi ngâm lại thành một thần chú trong khi chăm chú suy gẫm về đủ thứ ư nghĩa
sâu xa của nó. Vậy là tín đồ đă khiến cho ḿnh tiếp xúc với Chính Đấng Thế
Tôn. Điều nêu trên tạo thành bảng phác họa ngắn gọn nhất về một vài dạng
tham thiền. Muốn có sự mô tả chi tiết thêm nữa, học viên nên tham chiếu
quyển cẩm nang tuyệt vời về sự Định Trí của Ernest Wood, quyển Tham Thiền
dành cho kẻ Sơ cơ của J. I. Wedgwood và những chương đáng hâm mộ về sự
Kiểm soát Tư tưởng và việc Tu tâm Dưỡng tính trong quyển Trước thềm Thánh
điện của Tiến sĩ Besant.
Trong quyển Tiên
mắc đọa của Tiến sĩ văn chương J.J. van der Leeuw có tŕnh bày một bài
“Tham Thiền về Chơn ngă” tuyệt vời ở phần Lời bạt vào cuối tập sách nhỏ đáng
hâm mộ ấy. Nhiều người hằng ngày tham thiền thôi mà cũng thành công, nhưng
khả năng đó sẽ lớn hơn nhiều nếu một nhóm người định trí về cùng một đề tài.
Việc này tạo nên một ứng xuất trong chất ether trên cơi trần cũng như trên
cơi trung giới và cơi trí tuệ, đó là một đường xoắn lại theo hướng mà chúng
ta mong muốn. Vậy là thay v́ phải chiến đấu chống lại môi trường xung quanh
như thông lệ ta lại thấy môi trường xung quanh quả thật hữu dụng, dĩ nhiên
mọi người có mặt đều thành công trong việc giữ cho cái trí ḿnh đừng đi lang
thang. Một cái trí lang thang tâm viên ư mă như vậy trong nhóm đó chận đứng
ḍng tư tưởng lại sao cho thay v́ có một khối tư tưởng khổng lồ di chuyển
thành một cơn lũ mạnh mẽ th́ trong đó lại có những đợt sóng ngầm giống như
những tảng đá làm cho nước trong một ḍng sông phải chuyển hướng.
Một ví dụ nổi bật
về khả năng ghê gớm của việc tham thiền tập thể và tư duy tập thể chính là
ngày hội mừng lễ Kim Cương của Nữ hoàng Victoria. Ông C. W. Leadbeater mô tả
dịp ấy là một trong những biểu lộ thần lực huyền bí kỳ diệu nhất mà ông đă
từng chứng kiến. Đám đông trở nên phấn khởi đến nỗi thiên hạ bị xúc động đến
mức xuất thần, vậy là trải nghiệm một sự nâng cao tâm hồn ghê gớm. Một tác
dụng tương tự trên qui mô nhỏ hơn cũng có thể được tạo ra do sự tham thiền
tập thể.
Bây giờ ta hăy xét
tới những điều bổ sung về tham thiền thuộc cơi trần. Trong việc tham thiền,
tư thế đâu phải là không quan trọng. Ta nên để thể xác ở trong tư thế dễ
chịu rồi quên nó đi. Nếu thể xác cảm thấy không thoải mái th́ ta không thể
quên nó được và nó thường xuyên khiến ta phải chú ư tới nó.
Hơn nữa, cũng
giống như một vài tư tưởng và xúc động có khuynh hướng biểu hiện qua những
chuyển động và cử động đặc trưng của thể xác; cũng giống như vậy khi đảo
ngược quá tŕnh này, các tư thế của thể xác cũng có thể có khuynh hướng làm
cảm ứng ra các tâm trạng và trạng thái xúc động, vậy là trợ giúp cho học
viên kiên tŕ với các tâm trạng ấy. Đại đa số người Tây phương ắt thấy thoải
mái nhất khi ngồi trong một ghế dựa, lưng đừng thoai thoải quá, bàn tay có
thể nắm lại để trên cẳng chân hoặc gác nhẹ lên đầu gối. Bàn chân có thể chụm
lại hoặc vắt bàn chân phải nằm trên bàn chân trái. Việc khóa cứng đầu mút
của cơ thể giúp ta ngăn ngừa từ khí tuôn ra nơi đầu ngón chân đầu ngón tay
v.v. . . Tư thế nên thoải mái và thư giản, đầu đừng gục xuống cằm mà hơi giữ
cho thăng bằng một chút, mắt nhắm kín, miệng khép lại, cột sống thẳng đứng
(có nhiều ḍng từ khi chạy dọc theo cột sống).
Người phương Đông
thường ngồi theo thế kiết già trên sàn nhà hoặc trên một ghế đẩu thấp, tư
thế này nghe nói hữu hiệu hơn bởi v́ bất cứ từ khí nào được phóng
thích ra đều có khuynh hướng bốc lên xung quanh cơ thể thành một lớp bảo vệ.
Khi xác định
tư thế tham thiền ta c̣n phải xét tới một yếu tố khác là khả năng mất
ư thức trên cơi trần. Người Ấn Độ ngồi trên sàn nhà chỉ ngă người
về phía đằng sau mà không làm cơ thể bị tổn thương; người nào tham thiền
ngồi trên một ghế dựa nên dùng một cái ghế bành để cho trường hợp thể xác
mất ư thức th́ họ không thể té ra khỏi cái ghế. Ngoại trừ những trường hợp
rất hiếm có th́ không chọn theo tư thế thiền nằm, bởi v́ nó có khuynh hướng
tự nhiên khiến ta ngủ thiếp đi trong lúc thiền. Trước khi thiền mà tắm nước
lạnh hoặc đi bộ mau mắn th́ rất hữu ích để khắc phục khuynh hướng máu chảy
lờ đờ vốn rơ rệt là gây tổn hại cho bộ óc. Có một mối liên hệ mật thiết giữa
việc thiền sâu và thở sâu. Trong việc thực hành, người ta thấy rằng khi cơ
thể được hài ḥa lúc tham thiền th́ nhịp thở cũng sâu hơn, đều đều và có
nhịp điệu cho đến khi nó từng bước trở nên chậm chạp và yên tĩnh đến nỗi ta
hầu như không nhận ra được. Hatha Yoga đảo ngược quá tŕnh này bằng cách cố
ư điều tiết hơi thở để t́m cách làm hài ḥa những chức năng của cơ thể và
cuối cùng làm cho cái trí tác động hài ḥa. Tuy nhiên học viên nên coi chừng
đừng thực hành bừa băi những phép luyện hơi thở; tốt hơn y nên học cách kiểm
soát tư tưởng theo đường lối của Raja Yoga để cho nỗ lực tham thiền gây tác
dụng tự nhiên lên thể xác. Trong khi một số phép điều tức là cực kỳ nguy
hiểm, ta vẫn không phản đối việc thở sâu đơn giản miễn là đừng gây căng
thẳng thái quá cho phổi và tim, và đừng toan tính tập trung tư tưởng lên đủ
thứ trung tâm lực tức luân xa trong cơ thể. Nhang thơm cũng hữu ích v́ nó có
khuynh hướng tẩy trược bầu không khí xét theo quan niệm huyền bí. Học viên
cũng có thể được trợ lực nhờ có những màu sắc đẹp đẽ, hoa và những bức tranh
bày xung quanh ḿnh cùng với những phương tiện khác nhằm nâng cao tâm trí và
xúc cảm. Y cũng thấy việc tuân theo một vài phép tiết thực (Xem quyển Thể
Vía trang 65) thật là hữu ích và nếu có thể được v́ không gây hại cho sức
khỏe th́ nên kiêng thịt cá và rượu. Nếu người ta uống rượu th́ việc tham
thiền ắt gây ra những triệu chứng bị viêm trong bộ óc, đặc biệt ảnh hưởng
tới tuyến Yên (Xem quyển Thể Vía trang 66).
Sáng sớm
có lẽ là lúc thuận lợi nhất để tham thiền v́ ham muốn và xúc động thường
b́nh yên hơn sau khi ngủ và trước khi con người dấn thân bon chen trên trần
thế. Nhưng nếu ta chọn bất cứ thời gian nào th́ cũng phải chắc chắn rằng lúc
đó không bị quấy rầy. Hơn nữa ta có nêu rơ là thời khoảng luôn luôn phải
cùng một lúc v́ tính đều đặn là cốt lơi của phép tham thiền này. Các tín đồ
thời xưa đă chọn những thời khắc là lúc mặt trời mọc, lúc đúng ngọ và lúc
mặt trời lặn v́ đây là những giờ khắc thuận lợi nhất về từ khí. Ta cũng nên
trau dồi thói quen hướng tâm trí trong một lúc nào đó vào mỗi tiếng đồng hồ
trong ngày hăy thực chứng ḿnh là Chơn nhơn. Phép thực hành này dẫn tới cái
mà các thần bí gia Ki Tô giáo gọi là “sự nhớ lại Chơn ngă” giúp cho học viên
rèn luyện cái trí tự động trở về với những tư tưởng thiêng liêng.
Ta không nên tham
thiền ngay sau khi ăn v́ lư do hiển nhiên là nó có khuynh hướng rút ḍng máu
ra khỏi các cơ quan tiêu hóa; tham thiền vào ban đêm cũng không tốt v́ cơ
thể đă mỏi mệt và thể phách dễ bị lệch lạc; hơn nữa ảnh hưởng tiêu cực của
mặt trăng cũng tác động vào lúc ấy làm cho những kết quả không đáng mong
muốn dễ xảy ra hơn. Đôi khi việc tham thiền có thể ít thành công hơn thông
lệ bởi v́ có những tác dụng bất lợi đối với thể vía và thể trí. Một số người
cũng nêu rơ rằng vào một số lúc nào đó tác dụng của các hành tinh thuận lợi
hơn những lúc khác. Vậy là một Chiêm tinh gia đă bảo rằng khi Mộc tinh có
một số quan hệ nào đó với mặt trăng th́ điều này có tác dụng làm mở rộng bầu
hào quang dĩ thái khiến cho việc tham thiền có vẻ thành công hơn. Mặt khác,
một vài thế chiếu của Thổ tinh nghe đâu làm nghẽn mạch bầu hào quang dĩ thái
khiến cho việc tham thiền gặp khó khăn.
Hệ thống
tham thiền được phác họa ngắn gọn như nêu trên có mục tiêu là phát
triển luân lư, trí tuệ và tâm linh cũng như kiểm soát cái trí
và xúc cảm. Nó không nhắm vào việc phát triển các năng khiếu thông linh “từ
bên dưới tính lên”; nhưng kết quả tự nhiên của nó có thể là khai mở được một
dạng năng khiếu thông linh trực giác nơi những người có tổ chức đủ bén nhạy;
nó sẽ biểu hiện thành việc gia tăng sự nhạy cảm với ảnh hưởng của con người
và nơi chốn, nhớ lại được những kư ức vụn vặt về các kinh ngiệm trên cơi
trung giới trong lúc ngủ, gia tăng sự mẫn cảm với việc chỉ đạo trực tiếp của
Chơn ngă, có khả năng nhận ra được ảnh hưởng của các Chơn sư và những người
phát triển về mặt tâm linh v.v. . .
Sự tham
thiền có kết quả là được soi sáng vốn có thể là một trong ba điều khác hẳn
nhau:
[1]. Nhờ cực lực
suy tư kỹ lưỡng về một đề tài, bản thân người ta có thể đạt tới một
kết luận nào đó liên quan tới nó.
[2]. Nó có thể đạt
được sự soi sáng của Chơn ngă, khám phá được Chơn ngă thực sự nghĩ như thế
nào về vấn đề hữu quan trên cơi của riêng ḿnh.
[3]. Nếu phát
triển cao siêu, người ta có thể bước vào tiếp xúc với các Chơn sư hoặc
Thiên thần. Chỉ trong trường hợp thứ nhất [1]
th́ những kết luận của y rất có thể bị ô nhiễm bởi những tư tưởng của chính
y, c̣n Chơn ngă ắt có thể bị siêu việt được những điều này và một Chơn sư
hoặc một Thiên thần cũng đạt được như vậy.
Điều mà ta có thể
thực hiện được trong khi tham thiền c̣n tùy thuộc vào điều mà ta đang làm
suốt ngày. Nếu trong sinh hoạt b́nh thường, ta có những thành kiến chẳng hạn
th́ ta không thể thoát khỏi chúng trong khi tham thiền.
Dĩ nhiên
sự tham thiền trên cơi trần là để rèn luyện các hạ thể chứ không phải dành
cho Chơn ngă. Trong khi tham thiền, Chơn ngă coi phàm ngă cũng như bất
cứ lúc nào khác, nghĩa là thường thường th́ Chơn ngă hơi khinh thị phàm ngă.
Nếu Chơn ngă đă phát triển ở một mức nào đó th́ nó sẽ tham thiền trên cơi
của riêng ḿnh, nhưng sự tham thiền ấy dĩ nhiên không cần phải đồng bộ với
sự tham thiền của phàm ngă.
Tham thiền là một
phương tiện để đạt được thuật rời bỏ thể xác với trọn vẹn ư thức. Tâm thức
được củng cố tới mức kiên định, không nao núng và cố định; sự chú ư dần dần
được triệt thoái ra khỏi ngoại giới và cơ thể, các giác quan vẫn c̣n yên
tịnh trong khi cái trí linh hoạt cực lực nhưng có mọi năng lượng được triệt
thoái vào bên trong để rồi sẵn sàng được phóng ra chỉ cần có một tư tưởng
nào thôi, mức cao nhất mà nó có thể đạt được. Như vậy, khi nó có thể trụ lại
tương đối dễ dàng với một nỗ lực mạnh mẽ nhưng b́nh tĩnh của ư chí, th́ nó
có thể phóng ra vượt quá tư tưởng cao nhất mà nó có thể đạt được trong khi
c̣n hoạt động nơi óc phàm, và trong nỗ lực ấy nó sẽ vươn lên hiệp nhất với
tâm thức cao siêu để rồi thấy ḿnh được giải thoát khỏi cơ thể. Khi điều này
được thực hiện th́ không có ư thức về giấc ngủ hoặc giấc mơ cũng không hề bị
mất ư thức; con người thấy ḿnh ở bên ngoài cơ thể dường như lướt ra khỏi
một thứ nặng nề cồng kềnh mà như không bị mất đi bất cứ bộ phận nào của bản
thân. Có những cách khác để được giải thoát khỏi cơ thể, chẳng hạn như do
cường độ đê mê của sự sùng tín hoặc do những phương pháp đặc biệt có thể
được truyền thụ bởi một bậc đại đạo sư cho môn đồ của ḿnh. Con người có thể
trở về với cơ thể và tùy ư nhập lại vào nó; trong những trường hợp như vậy,
y cũng có thể gây ấn tượng lên bộ óc và như thế trong khi ngự nơi thể xác
vẫn c̣n nhớ lại được những kinh nghiệm mà ḿnh đă trải qua. Việc tham thiền
thật sự có nghĩa là nỗ lực hết sức, chứ không phải là cảm giác hạnh phúc bắt
nguồn từ một trạng thái ngủ lơ mơ và cơ thể cảm thấy thoải mái về tiện nghi
vật chất. V́ vậy, nó chẳng dính dáng ǵ tới và thật ra khác hẳn loại thuật
đồng cốt thụ động mà khoa thần linh học đă phát triển. Môn sinh không cần
phải băn khoăn do huấn lệnh ḿnh nên cởi mở với những ảnh hưởng tâm linh và
đồng thời lại phải tích cực. Nỗ lực tích cực là cần thiết như một điều kiện
sơ bộ; điều này nâng cao tâm thức lên những mức cao sao cho các ảnh hưởng
cao siêu có thể tác động được; bấy giờ và chỉ bấy giờ th́ ta mới an toàn thư
giản được đối với sự phấn đấu hướng thượng và đạt được sự thực chứng an b́nh.
Cụm từ “mở ra cho những ảnh hưởng tâm linh” có thể bị coi là ngụ ư duy tŕ
một thái độ cực lực tĩnh lặng ở một mức cao về tâm linh, rất giống như một
con chim mặc dù có vẻ thụ động và bất động nhưng lại thăng bằng chống lại
trận cuồng phong bằng một nỗ lực mạnh mẽ liên tục vẫy cánh.
-------------------------
SỰ NHẬP ĐỊNH
(CONTEMPLATION)
(Trích
Chương XVII của quyển THỂ HẠ TRÍ)
THE
MENTAL BODY
Tác
giả: A. E. POWELL
NHẬP ĐỊNH là giai
đoạn thứ ba trong ba giai đoạn mà chúng ta đă xét được hia giai đoạn rồi. Ba
giai đoạn này là:
(1). Định Trí:
Gh́ chặt chú tâm vào một đối tượng.
(2). Tham Thiền:
Kích thích tâm thức hoạt động nhằm chỉ nói tới đối tượng ấy thôi, nh́n ngắm
đối tượng theo mọi khía cạnh khả hữu và cố gắng thâm nhập ư nghĩa của nó,
đạt tới một tư tưởng mới mẻ hoặc sâu sắc hoặc là nhận được một ánh sáng trực
giác nào đó về đối tượng ấy.
(3). Nhập Định:
Tích cực tập trung tâm thức vào đối tượng trong khi đă ức chế thành công
được các hoạt động hạ đẳng của tâm thức; cố định được chú ư trong một thời
gian đối với ánh sáng mà người ta nhận được. Nó đă được định nghĩa là sự
Định Trí ở đầu mút đường lối tư tưởng hoặc tham thiền.
Theo thuật ngữ của Ấn Độ
th́ các giai đoạn này được khuếch đại và đặt tên như sau:
[1] Prātyāhara:
Giai đoạn sơ khởi, bao gồm việc hoàn toàn kiểm soát được các giác quan.
[2] Dhāranā: Định
Trí.
[3] Dhyana: Tham
Thiền.
[4] Samādhi:
Nhập Định.
Dhāranā, Dhyana,
Samādhi được gọi gộp lại là Samyama tức Tam muội. Trong tham thiền ta phát
hiện được đối tượng là ǵ khi so sánh với những sự vật khác và có liên quan
tới chúng. Chúng ta tiếp tục với quá tŕnh lư luận và lập luận này cho đến
khi ta không c̣n có thể lư luận hoặc lập luận ǵ thêm nữa về đối tượng ấy:
lúc bấy giờ ta ức chế quá tŕnh này, ngưng mọi so sánh và lập luận, với chú
tâm cố định chủ động lên đối tượng, cố gắng thâm nhập sự bất định mà đối với
chúng ta dường như bao xung quanh nó. Đó chính là Sự Nhập Định.
Kẻ sơ cơ nên
nhớ rằng Tham Thiền là một khoa học của trọn một kiếp sống sao cho y không
thể trông mong đạt tới giai đoạn nhập định thuần túy qua những nỗ lực
sơ khởi. Ta cũng có thể mô tả sự Nhập Định là duy tŕ ư thức về một điều duy
nhất, thu hút nó vào nơi bản thân sao cho người suy tư và nó hiệp nhất lại.
Khi một cái trí lăo luyện có thể duy tŕ được sự nhất tâm hoặc định trí
trong một thời gian nào đó, thế rồi bỏ luôn đối tượng, vẫn duy tŕ sự chú
tâm cố định nhưng không có chú tâm nào hướng về bất cứ điều ǵ th́ ta đă đạt
được giai đoạn nhập định. Trong giai đoạn này thể trí không phô ra một h́nh
ảnh nào; các vật liệu của chính ḿnh được giữ cho kiên định và vững bền,
không nhận ấn tượng, hoàn toàn yên tịnh giống như nước tĩnh lặng. Ta không
thể giữ cho trạng thái này kéo dài nhiều hơn một phút giây rất ngắn ngủi v́
nó giống như trạng thái “tới hạn” của nhà hóa học, điểm ở giữa hai trạng
thái vật chất. Diễn tả theo cách khác th́ khi thể trí được yên tịnh, tâm
thức thoát ra khỏi thể trí chuyển vào trong rồi ra khỏi “trung tâm Laya”,
tức là điểm tiếp xúc trung ḥa giữa thể trí và thể nguyên nhân. Sự thoát ra
này có kèm theo việc tạm thời bị ngất đi hoặc mất ư thức, đó là kết quả tất
yếu của việc các đối tượng tâm thức biến mất tiếp theo sau là có ư thức nơi
một thể cao hơn. Như vậy, việc bỏ đi những đối tượng tâm thức thuộc về các
cơi thấp được nối tiếp bởi sự xuất hiện các đối tượng tâm thức thuộc cơi
cao. Lúc bấy giờ Chơn ngă có thể uốn nắn thể trí theo những tư tưởng cao
siêu của chính ḿnh và thấm nhuần nó bằng những rung động của chính ḿnh. Y
có thể uốn nắn nó theo những linh ảnh mà ḿnh đă đạt được trên các cơi thậm
chí c̣n cao hơn các cơi của chính ḿnh; như vậy, Chơn ngă có thể truyền đạt
cho tâm thức hạ đẳng những ư tường mà thể trí không thể đáp ứng được bằng
cách khác.
Đây là những sự
linh cảm của các thiên tài vốn lóe xuống vào trong thể trí với ánh sáng chói
ḷa để soi sáng cho thế gian. Bản thân con người tiết lộ chúng cho thế gian
trong trạng thái tâm trí b́nh thường cũng khó ḷng diễn tả được chúng đă đến
với ḿnh bằng cách nào; nhưng y biết rằng bằng một cách kỳ lạ nào đó “những
quyền năng bên trong tôi reo vang. Các kiếp sống trên môi tôi và vẫy gọi
bằng bàn tay tôi.
Sự xuất thần
và linh ảnh của Chư Thánh, thuộc mọi tín ngưỡng trong mọi thời đại cũng
thuộc vào bản chất này. Trong những trường hợp như thế, sự cầu nguyện
kéo dài và sự tập trung tức sự nhập định đă tạo ra điều kiện trí năo cần
thiết. Những đường lối của giác quan đều bị khép chặt lại do sức mạnh của sự
định trí nội tâm và cũng trạng thái ấy cũng đă được đạt đến một cách năm th́
mười họa và không cố ư nhưng đạo sĩ Raja Yoga t́m cách cố ư đạt tới nó.
Sự chuyển
tiếp từ tham thiền sang nhập định đă được mô tả là chuyển từ tham
thiền “hữu chủng” sang tham thiền “vô chủng”. Sau khi tâm
trí đă được ổn định, nó được giữ cho thăng bằng ở mức cao nhất của
lư luận; mối liên kết cuối cùng trong chuỗi lập luận hoặc là đối với tư
tưởng trung tâm hoặc là h́nh ảnh của trọn cả quá tŕnh; đó là tham thiền hữu
chủng. Thế rồi học viên nên dẹp hết mọi chuyện nhưng vẫn c̣n giữ cho cái trí
ở mức độ đạt được, mức cao nhất đạt được một cách sung măn và tỉnh thức. Đó
là tham thiền vô chủng. Khi vẫn c̣n thăng bằng chờ đợi trong sự tịch lặng và
hư vô th́ con người ở trong Pháp vân (cloud). Bấy giờ đột nhiên có một sự
thay đổi, một sự thay đổi không thể nhầm lẫn được, kỳ diệu không thể tin
được. Đây là sự Nhập định dẫn tới giác ngộ.
Vậy là chẳng hạn
như khi thực hành nhập định về con người lư tưởng, về một Chơn sư; sau khi
đă tạo ra một linh ảnh của Chơn sư, học viên lặng ngắm nó một cách ngất ngây
làm cho ḿnh tràn trề sự vinh diệu và vẻ đẹp của nó.; thế rồi khi vút thằng
lên hướng về Ngài, y cố gắng nâng cao tâm thức lên tới lư tưởng để ḥa lẫn
bản thân vào đó, để hiệp nhất với nó. Sự ngất đi tạm thời được nêu trên th́
tiếng Bắc phạn gọi là Pháp vân (Dharma Mega = Đám mây chính trực); các nhà
thần bí Tây phương gọi nó là “Đám mây trên Núi”, “Đám mây trên Thánh Điện”,
“Đám mây trên Đền thờ Tạm”. Con người cảm thấy dường như thể được bao quanh
bởi một lớp sương mù dày đặc, ư thức rằng ḿnh không cô đơn nhưng không thể
nh́n thấy được ǵ. Hiện nay đám mây mỏng đi và ư thức về cơi cao nhất xuất
lộ. Nhưng trước khi được như vậy th́ đối với con người, sự sống của chính y
đang bị rút cạn đi, y bị treo lơ lửng trong hư không đen kịt và cô đơn khôn
tả. Nhưng “Hăy yên tịnh và biết rằng ta là Thượng Đế”. Trong sự tịch lặng và
yên ắng ấy y sẽ nghe được Tiếng nói của Chơn ngă, sẽ thấy được sự vinh quang
của Chơn ngă. Đám mây tan biến đi và Chơn ngă hiển lộ ra. Trước khi người ta
có thể chuyển từ sự tham thiền sang nhập định, th́ y phải từ bỏ hoàn toàn sự
mong ước và hi vọng, ít ra th́ cũng là trong thời kỳ thực hành; nói cách
khác, y phải kiểm soát hoàn toàn được Kāma. Cái trí chẳng bao giờ có thể đơn
độc được trong khi nó c̣n bận tâm với những mong ước; mọi sự mong ước là mầm
mống có thể làm nảy sinh ra sự giận dữ, không trung thực, không trong sạch,
hiềm khích, tham lam, cẩu thả, bất măn, lười biếng, dốt nát v.v. . . Trong
khi c̣n một mơ ước hoặc hi vọng nào đó th́ vẫn c̣n có thể có những sự vi
phạm thiên luật này. Chừng nào c̣n có mơ ước, c̣n có bất măn th́ chúng c̣n
khiến ta lệch lạc; luồng tư tưởng bao giờ cũng t́m cách len lỏi qua những
khe suối nhỏ và những kênh dẫn mở toang ra do những ham muốn chưa được thỏa
măn, mọi vấn đề chưa nghĩ ra cách giải quyết sẽ há hốc miệng ra khiến cho
chú tâm của ta bị xao lăng, khi chuỗi tư tưởng đụng phải khó khăn th́ nó sẽ
luồng lách để nghe theo những lời gào thét ấy. Nếu ta truy nguyên cái chuỗi
tư tưởng liên miên không dứt ấy th́ ta ắt phát hiện ra rằng chúng có nguồn
gốc là những ham muốn chưa được thỏa măn và những vầnđế chưa giải quyết
được.
Quá tŕnh
nhập định bắt đầu khi hoạt động hữu thức có thể nói là chạy vuông góc với
hoạt động theo thông lệ vốn t́m hiểu một sự vật bằng cách tham chiếu
tới những sự vật khác có bản chất riêng thuộc một b́nh diện khác; sự
vận động như thế ắt cắt ngang qua những b́nh diện tồn tại của nó để thâm
nhập vào bản chất nội tại tinh vi hơn của nó. Khi chú tâm không c̣n bị chia
chẻ ra thành những bộ phận do hoạt động đối đăi so sánh th́ cái trí sẽ
vậnđộng như một tổng thể vốn dường như hoàn toàn yên tĩnh, chẳng khác nào
một bông vụ đang quay nhanh trông có vẻ như đang đứng im khi nó đạt
chuyểnđộng nhanh nhất.
Trong khi
nhập định người ta không c̣n nghĩ tới đối tượng nữa, thậm chí tốt hơn
là đừng bắt đầu với bất kỳ ư niệm nào về bản ngă và đối tượng coi như
hai sự vật khác nhau có quan hệ với nhau, bởi v́ làm như vậy có khuynh hướng
khiến cho ư niệm nhuốm màu sắc xúc cảm. Ta nên cố gắng đạt tới một mức dứt
bỏ bản ngă sao cho sự nhập định có thể bắt đầu từ bên trong chính đối tượng;
sự nhiệt thành về trí năng và nghị lực đồng thời cũng được duy tŕ trong
suốt đường lối tư tưởng. Ư thức được giữ cho thăng bằng giống như một con
chim vỗ cánh nh́n ra phía trước và chẳng bao giờ nghĩ tới việc quay trở lại.
Trong việc
nhập định, tư tưởng được đưa vào bên trong cho đến khi nó không c̣n tiến
thêm được nữa; nó được giữ ở vị trí ấy mà không thối lui hoặc trở ngược v́
biết rằng ở đó có một cái ǵ đấy mặc dù ta chưa thể lĩnh hội rơ ràng được
cái ấy là cái ǵ. Trong sự nhập định này, dĩ nhiên chẳng có điều chi
mang bản chất là giấc ngủ hoặc hoạt động của hạ trí, mà là một t́m kiếm cực
lực, một nỗ lực kéo dài để thấy được trong cái bất định ấy có một điều ǵ đó
xác định mà không tụt xuống những cơi thấp kém thông thường được rơ ràng và
chính xác. Một tín đồ ắt thực hành sự nhập định một cách tương tự, nhưng
trong trường hợp này hoạt động ắt chủ yếu là xúc cảm hơn là tư tưởng.
Trong
sự nhập định, về bản chất của ḿnh, học viên chối bỏ sự đồng nhất của ḿnh
với các cơ thể ngoại giới và với cái trí. Trong tiến tŕnh này, y không từ
bỏ những thuộc tính mà chỉ từ bỏ những sự hạn chế. Cái trí vốn nhanh nhẹn và
tự do hơn cái xác; vượt ngoài tầm cái trí là tinh thần vốn lại c̣n nhanh
nhẹn và tự do hơn nữa. T́nh thương vốn khả hữu nhiều hơn khi tâm hồn được
tịch lặng so với lúc được biểu hiện ra bên ngoài, nhưng tinh thần vốn vượt
ngoài tầm cái trí th́ t́nh thương là chắc chắn mang tính thiêng liêng. Lư
trí và sự phán đoán bao giờ cũng chỉnh lư được bằng chứng khập khiển của các
giác quan; linh ảnh của tinh thần phân biệt được sự thật mà không cần có cơ
quan nào và cũng không cần tới cái trí. Ch́a khóa để đạt được thành công
trong mọi bước của phép thực hành này có thể được phát biểu như sau: nếu ta
ngăn cản được những hoạt động thấp thỏi mà vẫn duy tŕ được luồng chảy đầy
đủ của năng lượng hữu thức th́ trước tiên là cái hạ trí ắt sẽ trở nên tràn
đầy sức sống và tỉnh táo, rồi lúc bấy giờ hoạt động của nó phải được ta ngăn
chặn lại nhưng cái xung lực mà ta tịch thu của nó được sử dụng để phát triển
và vận hành những năng lực cao siêu trong nội tâm.
Một khoa học Yoga
cổ truyền có dạy rằng khi ư chí chủ động ức chế được những quá
tŕnh của cái trí suy tư th́ con người thấy ḿnh ở một trạng thái tâm thức
mới vốn siêu việt được và kiểm soát được kiểu suy nghĩ b́nh thường
cũng giống như tư tưởng siêu việt được các dục vọng cho nên mới chọn lựa ra
được từ đó một dục vọng nào đấy và cũng giống như dục vọng thúc đẩy những
hành động và nỗ lực đặc thù. Một trạng thái tâm thức siêu việt như vậy không
thể mô tả được theo kiểu hạ trí, nhưng sự thành tựu được nó có nghĩa là con
người ư thức được rằng ḿnh là một cái ǵ đấy vượt trên cái trí và vượt trên
tư tưởng cho dẫu cái hoạt động trí tuệ ấy vẫn có thể đang hoạt động, giống
hêt như mọi người có văn hóa đều nhận biết được rằng ḿnh đâu phải là cái
xác, ngay cả khi cái xác ấy đang hoạt động.
Như vậy, có một
trạng thái tồn tại khác hoặc nói cho đúng hơn là một nhân sinh quan khác
vượt ngoài tầm của cái trí với những quá tŕnh vất vả phân biệt, so
sánh và mưu t́m mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc. Ta chỉ thực chứng
được cái trạng thái cao siêu ấy khi những hoạt động của tâm thức tràn đầy
sức sống và sự nhiệt thành trần tục đă được đưa lên vượt quá cái lối sống ṃ
mẫm thoe kiểu ăn lông ở lỗ của những con người b́nh thường vẫn sống một cách
dă man. Cái tâm thức cao siêu ấy sớm muộn ǵ mọi người cũng thực chứng được
và khi thực chứng được nó th́ trọn cả cuộc đời sẽ đột nhiên đổi mới.
Khi học viên nhờ vào
việc tham thiền mà trải nghiệm được về mặt tâm linh một cách phong
phú hơn th́ nhớ vậy y sẽ phát hiện ra những giai kỳ mới của tâm thức dần dần
mở ra bên trong ḿnh. Khi đă có hoài băo cố định hướng về lư tưởng th́ bây
giờ y sẽ ư thức được ảnh hưởng của cái lư tưởng ấy tuôn đổ xuống ḿnh khi y
thực hiện một nỗ lực vô vọng nhằm đạt tới đối tượng sùng tín của ḿnh th́
trong một phút giây ngắn ngủi, cánh cổng thiên đường mở toang ra để cho y
thấy ḿnh hiệp nhất với lư tưởng của ḿnh và tràn đầy sự vinh quang về sự
thực chứng ấy. Sau khi đă siêu việt được những h́nh ảnh đúng mô thức hơn của
cái trí th́ là một nỗ lực tuyệt vời để vươn lên trên. Lúc bấy giờ ta sẽ đạt
được cái trạng thái ngất ngây của tinh thần khi các g̣ bó của phàm ngă đă
rơi rụng đi và mọi h́nh bóng của sự chia rẽ đă nhạt nḥa đi trong sự phối
ngẫu toàn bích giữa chủ thể t́m kiếm và đối tượng t́m kiếm.
Trong quyển Tiếng
Nói Vô Thinh có dạy như sau: “Con không thể bước trên đường Đạo nếu con
chưa trở thành chính đường Đạo. . . Xem này con đă trở thành ánh sáng, con
đă trở thành âm thanh, con chính là Sư phụ và là Thượng Đế của chính ḿnh.
Bản thân con là đối tượng mà con đang mưu t́m, là cái tiếng nói chưa bao giờ
đứt đoạn vẫn ngâm vang trong suốt chu kỳ vĩnh hằng, bất di bất dịch, vô
nhiễm, bảy âm thanh chỉ là một âm thanh thôi”.
Thật là hoài công
khi ta toan tính miêu tả thêm nữa về những sự trải nghiệm như vậy bởi
v́ chúng vượt ngoài tầm cách diễn tả theo công thức. Ngôn từ chỉ là ngón tay
chỉ mặt trăng cho thấy một cái ǵ đấy vinh diệu khôn tả để cho kẻ hành hương
có thể biết lê bước đi theo hướng ấy.
------------------
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 QUEST MAGAZINES