trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở

MỘT NHÀ BÁC HỌC NÓI

TẠI SAO ÔNG TIN CÓ THƯỢNG ĐẾ

 A.   Cressy MORRISSON

Cựu Chủ tịch Hàn Lâm Viện Khoa HọcNew York (Hoa Kỳ)

 ****

Chúng ta chỉ ở vào buổi b́nh minh của kỷ nguyên khoa học, thế mà ngày nay mỗi một kiến thức mới, mỗi một tia sáng mới đều mang lại cho chúng ta một bằng chứng mới rằng vũ trụ nầy là công tŕnh của một Đấng Sáng Tạo.

Như vậy, đức tin lần lần được căn cứ trên sự hiểu biết. Sau mỗi giai đoạn, người bác học thấy ḿnh gần với Thượng Đế hơn.

***

Riêng đối với tôi, tôi đă t́m thấy trong khoa học bảy lư do chánh đại để tôi tin tưởng.

Cái lư do đầu tiên, rất vững chắc, tôi t́m được ở khoa toán số. Với lư do nầy, tự anh, anh có thể chứng minh được một cách cụ thể. Anh hăy để trong túi áo mười đồng tiền hoặc mười cái thẻ nhỏ có ghi số, từ số 1 đến số 10. Anh hăy lắc mạnh để trộn lộn chúng nó. Bây giờ anh hăy thử làm cách nào rút trong túi anh ra 10 cái thẻ đó tuần tự từ số 1 tới số 10. Lẽ dĩ nhiên, mỗi lần đă rút ra một thẻ lên xem rồi anh phải bỏ nó lại trong túi như cũ và lắc mạnh trước khi rút cái thẻ sau.

Theo nguyên lư toán số, anh phải rút 10 lần mới có một lần anh rút đúng thẻ số một. Phải rút 100 lần mới có thể rút được kế tiếp số 1 và số 2. Phải rút trong 1000 lần mới có thể rút được ba số kế tiếp : 1, 2 và 3.

Nếu như muốn rút được một loạt liên tiếp mười số đúng theo trật tự, từ 1 đến 10, th́ trường hợp đặc biệt nầy chỉ có thể xảy ra một lần trong 10 tỉ lần.

Chúng ta thử áp dụng lối lập luận nầy cho các điều kiện tạo sự sống ở quả địa cầu, th́ chúng ta bắt buộc phải nh́n nhận rằng trên nguyên lư toán số, sự ngẫu nhiên không sao hội đủ các điều kiện cần thiết.

Điều kiện thứ nhứt : Trái đất quay chung quanh trục của nó với một tốc độ 1.600 cây số một giờ ở lằn xích đạo. Giả sử tốc độ đó chậm lại 10 lần, chừng ấy ban ngày sẽ 10 lần dài hơn và sức nóng của mặt trời tăng lên gấp 10, sẽ đốt cháy cây cỏ, và những ǵ c̣n sống sót sẽ chết lạnh v́ sức lạnh cũng tăng lên gấp 10 trong những đêm 10 lần dài hơn.

Một điều kiện khác : Mặt trời, nguồn sống của chúng ta, nóng tới 5.500 độ bên ngoài. Quả địa cầu th́ ở vừa đúng một khoảng khả dĩ sưởi ấm chúng ta. Giá như sức nóng mặt trời bớt đi một nửa th́ chúng ta sẽ chết rét. Trái lại sức nóng tăng lên một nửa, chúng ta cũng sẽ chết thiêu.

Nói về thời tiết bốn mùa, th́ đó là do cái trục của trái đất nghiêng với khoảng 23 độ mà ra. Nếu trái đất đứng thẳng không nghiêng bên nào, th́ không có mùa màng và nước sẽ bốc hơi theo hai chiều Nam và Bắc; chừng ấy, băng tuyết sẽ chất chứa mỗi ngày càng nhiều ở Nam Cực và Bắc Cực.

Mặt trăng, vệ tinh của trái đất, điều khiển thủy triều của biển cả. Nếu nó không phải ở khoảng cách 380.000 cây số như hiện thời, mà xích lại gần trái đất độ 80.000 cây số, chừng ấy cuộc hồng thủy vĩ đại sẽ dựng lên và tràn ngập tất cả lục địa một ngày hai lần.

Giờ đây anh thử nh́n xem cái vỏ của trái đất. Giá như nó dày thêm ba thước thôi, chừng ấy khối dưỡng chất khí cần thiết cho sinh vật sẽ biến mất. Thí dụ, ngược lại, đáy biển chỉ sâu thêm một hai thước thôi, th́ loài thảo mộc sẽ chết hết v́ thiếu thán chất và dưỡng khí.

Những sự kiện kể trên trong biết bao sự kiện khác, chứng minh rằng, nếu căn cứ trên sự ngẫu nhiên, th́ trong hàng tỷ tỷ lần họa chăng mới có một lần sự sống được phát hiện trên quả địa cầu.

***

Lư do thứ nh́, tôi thấy trong khả năng sinh tồn của loài vật. Ở đây, chúng ta cũng nhận rơ sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa rất chu đáo, v́ Ngài dự trù đầy đủ tất cả. Con người chưa t́m hiểu được bí quyết của sự sống, chưa biết sự sống là ǵ. Sự sống không có sức nặng, không có bề đo, nhưng nó mạnh làm sao ! Một cọng rễ non yếu mềm có thể xoi nứt một tảng đá cứng rắn. Sự sống chinh phục không khí, đất và nước. Nó thống trị các nguyên tố. Nó bắt buộc vật chất tan ră rồi kết hợp lại với những h́nh thức mới.

Sự sống là một nhà điêu khắc nặn các h́nh thể. Sự sống là một họa sĩ vẽ các lá cây và vô màu các đóa hoa. Sự sống là một nhạc sĩ dạy chim hót êm ả, dạy trùng dế ngâm nga. Sự sống là một nhà hóa học tuyệt vời, sáng chế hương thơm và mùi vị của hoa quả. Sự sống chế tạo chất đường bằng chất than và nước. Sự sống cũng đă chế tạo chất cây và giải tỏa dưỡng khí để cung cấp hơi thở cho động vật.

Anh hăy nh́n xem giọt nguyên sinh chất (protoplasme). Trong suốt, gần như vô h́nh, mắt khó nh́n thấy, thế mà nó có khả năng di động nhờ hấp thụ sanh khí của Thái Dương. Chính cái tế bào đơn độc nầy, cái giọt sương trắng đục nầy chứa đựng cái mầm sống của tất cả sanh vật lớn nhỏ. Nó mạnh hơn tất cả loài cây, loài thú và loài người hợp lại, bởi v́ chính nó là nguồn cội của sự sống.

Thiên nhiên không tạo sự sống. Những tảng đá nóng bốc, những biển cả vô vị không có điều kiện để cho sự sống xuất phát.

Vậy th́ ai mang sự sống đến quả địa cầu nầy ?

***

Bằng chứng thứ ba của tôi là lối sinh hoạt của các loài động vật. Lối sinh hoạt nầy chứng minh một cách hùng biện sự hiện diện của Thượng Đế sanh hóa và toàn thiện. Chính Ngài đă ban cho chúng một bản năng, nhớ đó chúng mới có thể sống được.

Con cá “hồi” (saumon), lúc nhỏ sống ngoài biển cả. Rồi một ngày kia, nó lại trở về ḍng nước ngọt là nơi nó sanh ra. Chúng ta hăy nh́n con cá hồi lội ngược ḍng sông để về quê quán. Nó lội một mạch không chút lưỡng lự. Quí vị thử bắt nó bỏ bờ sông bên kia, nó sẽ lội qua để tiến đến con đường đă định. Ai hướng dẫn nó một cách chắc chắn như vậy ?

Lối sinh hoạt của con lươn c̣n khó giải thích hơn nữa. Khi chúng lớn lên, chúng nó rời sinh quán của chúng nó là những ao, những rạch rải rác khắp nơi. Đoạn, tất cả, không phân biệt xứ sở, chúng nó bắt đầu một cuộc du hành rất dài đến một vực thẳm ở ngoài khơi hải đảo Bermudles (Bắc Đại Tây Dương). Muốn đi đến đây, lươn Âu châu phải vượt biển cả mấy ngàn cây số. Và một khi đă tới biển Sargasses, chúng nó sanh sản rồi chết. Các con lươn sơ sanh, tuy chưa biết ǵ về biển cả, nhưng chúng vẫn ra đi, đi trở về quê hương xa xăm của cha mẹ chúng : một cái hồ ở đồng quê, một con suối nhỏ, một cái lạch con. Không bao giờ một con lươn Mỹ châu bị bắt tại Âu châu, và con lươn Âu châu không bao giờ được t́m thấy bên Mỹ châu. Đấng Tạo Hóa đă trù liệu đủ hết, kể cả sự kéo dài thời gian trưởng thành của con lươn Âu châu thêm một năm để chúng có đủ sức chịu đựng trong một cuộc viễn du rất dài.

Thử hỏi ai đă ban cho loài động vật ấy cái nguồn cảm kích để hướng dẫn chúng trên con đường phiêu lưu ngàn dặm nầy ?

***

Con người là bằng chứng thứ tư của tôi : con người có một điểm quí hơn bản năng thiên nhiên của con thú, đó là lư trí.

Chưa có bằng chứng nào chỉ rằng con thú biết đếm tới số 10 hoặc giả nó hiểu nghĩa số 10 là ǵ. Bản năng của con thú cũng như một nốt đàn duy nhứt : kỳ diệu nhưng bị giới hạn. Trái lại bộ óc con người gồm tất cả nhạc khí của dàn nhạc. Thiết tưởng không cần phải nói dài ḍng về bằng chứng thứ tư nầy. Chính nhờ lư trí, một tia sáng của Sự Minh Triết Vũ Trụ, mà chúng ta biết chúng ta là ai.

***

Bằng chứng thứ nămyếu tố di truyền (gène). Yếu tố nầy chứng minh rằng mọi sự sống đều được trù định trước.

Yếu tố di truyền là một mầm sống nguyên thủy rất nhỏ. Giả sử anh có thể gom tất cả yếu tố di truyền của toàn thể loài người, anh có thể chứa nó trong một cái đê may. Thế mà mỗi một tế bào đều chứa đựng một yếu tố di truyền. Yếu tố nầy chứa đựng các đặc điểm của mỗi nhơn sanh, của mỗi động vật và mỗi thực vật. Một cái bao nhỏ bằng đầu ngón tay có thể chứa yếu tố di truyền của ba tỷ nhơn sanh ! Đó là một điều lạ, nhưng sự thật là vậy.

Sự phát triển của tế bào vạn vật bắt đầu từ các yếu tố di truyền vi tế nầy. Chính chúng định đoạt sự sống ở quả địa cầu. Các vật vô cùng bé nhỏ thống trị cả một sự sống vĩ đại, đó quả là một nghệ thuật, một sự dự pḥng mà chỉ có Đấng Sáng Tạo mới nghĩ ra được. Chúng ta không thể chấp nhận một giả thuyết nào khác.

***

Bằng chứng thứ sáu : cái năng lực sáng suốt chi phối Vũ trụ phải có tính cách thiêng liêng.

Trước kia, người ta mang vào xứ Úc châu một loại xương rồng dùng làm hàng rào. Loại cây nầy không bị một con sâu nào ở Úc châu ăn hết, nên nó sanh sôi nhanh chóng một cách phi thường. Không bao lâu mà nó đă chiếm một vùng đất lớn bằng xứ Anh. V́ nó, nhiều nhà nông bị phá sản, bỏ làng mạc, bỏ cả thành thị đi sanh sống chỗ khác. Các nhà côn trùng học phải đi khắp thế giới t́m cách chống lại nạn tàn phà của loại xương rồng nầy. Rốt cuộc, họ t́m được một loài sâu rất thích ăn nó. Một điều may khác nữa là không có một con vật nào ở Úc châu ăn thịt loài sâu mới t́m được. Kết quả là loài xương rồng nầy bị tiêu diệt rất mau và nay không c̣n có thể phá hoại nữa, đồng thời loài sâu cứu tinh của dân Úc cũng bớt dần, chỉ c̣n sót lại một số vừa đủ chiến thắng loại xương rồng xâm lăng nguy hiểm.

Khắp nơi, chúng ta vẫn thấy được sư quân b́nh trù định giữa các loài sanh vật.

Về các loài côn trùng, có người hỏi chúng sanh hóa rất mau nhưng sao không thể xâm chiếm quả đất ? Ấy chỉ v́ chúng không có bộ phổi như con người. Chúng thở bằng khí quản (trachée). Khi một côn trùng lớn lên quá mức, nó không thể sống v́ khí quản của nó không lớn theo. Chính đó mà không bao giờ có những côn trùng khổng lồ. Nếu không có đặc điểm nầy trong cơ thể chúng nó th́ chắc chắn loài người đă bị tiêu diệt từ lâu. Anh thử tưởng tượng gặp một con ong ṿ vẽ lớn bằng con sư tử !

Sau đây là bằng chứng chót, bằng chứng thứ bảy : quan niệm về Thiêng liêng của nhân loại.

Muốn quan niệm được sự hiện hữu của Thượng Đế, cần phải có một năng khiếu thiêng liêng, cái năng khiếu nầy chỉ loài người mới có. Người ta gọi nó là trí tưởng tượng. Chính nhờ năng khiếu nầy mà con người – và chỉ con người thôi – mới thu thập được bằng chứng về sự hiện hữu của những sự vật vô sắc, vô h́nh. Nhờ nó, trí tưởng tượng mở cho chúng ta những chân trời vô biên. Nhờ đó, trí thông minh mới ư thức được một thực tại tuyệt diệu : Trời ở khắp nơi, Trời là tất cả; Thượng Đế ẩn tàng khắp vùng. Thượng Đế ở trong tất cả và không nơi nào Thượng Đế lại hiện rơ như ở ḷng chúng ta.

Và v́ vậy, những chơn lư trong phạm vi khoa học và những bằng chứng ở địa hạt tâm linh chung qui gặp nhau để xác nhận câu Thánh Thi nầy : “Các cơi trời tuyên dương sự vinh quang của Thượng Đế, và Vũ Trụ báo trước công tŕnh sáng tạo do bàn tay của Ngài”.

Dịch giả : NGUON HAR

(Trích trong Nguyệt San Sélection 1961).

(Trích Tạp chí Ánh Đạo số tháng 7-8-9 năm 1967)


  trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở