trang nhà trang sách bản tin thiền học tiểu sử trang thơ h́nh ảnh bài vở
ÂM NHẠC VÀ SỰ CẤU TẠO HUYỀN BÍ CON NGƯỜI
Cyril Scott
Trước hết, chúng ta nên t́m hiểu các thể tế nhị của con người mà người ta thường gọi là “các lớp vỏ của linh hồn”. Nếu khoa phân tâm đă đem lại một ít tia sáng về các phản ứng lạ lùng của bản tánh con người th́ Thông Thiên Học đi xa hơn và giải thích rơ ràng bản tánh ấy. Các nhà Thần linh học đă chứng minh rằng con người không phải là xác thân nầy mà là linh hồn trường cửu. Các nhà Thông Thiên Học (hay đúng hơn những nhà hướng dẫn nhơn loại) đă dùng thần nhăn sưu tầm tỉ mỉ và đă giải thích rơ thế nào là linh hồn và các mối liên quan giữa linh hồn với xác thân cùng các cơi trên của tâm thức.
Theo sự sưu tầm nầy, các thể tế nhị tạo thành một vùng hào quang mà người có thần nhăn dù thuộc môn phái nào, cũng đều thấy được. Các thể đó bao quanh và thấm nhuần xác thân. Trong giới Thông Thiên Học, các thế ấy được gọi là thể phách, thể vía và thể trí. Hai thể sau nầy nhứt là thể trí được tạo bằng những chất rất thanh nên mắt phàm không thấy được.
Chúng ta cần biết qua các thể như vậy để hiểu rơ ảnh hưởng của âm nhạc đối với sự phát triển của các thể. Chúng ta sẽ hiểu được phần nào v́ sao một loại nhạc cảm nhiễm thể nầy nhiều hơn thể kia. Chúng ta cũng sẽ biết v́ sao cái phần tư âm (quart de ton) trong âm nhạc Ấn Độ tác động trên thể trí và trên các khoa triết học và siêu h́nh; v́ sao phần ba âm (tiers de ton) của âm nhạc Ai Cập xưa tác động trên thể t́nh cảm và ở các khoa nghi lễ và huyền môn; và v́ sao cái phân nửa âm của âm nhạc Tây Phương tác động đặc biệt trên thể xác, thể phách và các khoa có tánh cách thực tế như cơ giới, chánh trị v.v… Lư do cái phần tư âm thanh hơn nên mới cảm nhiễm thể trí thanh hơn các thể, c̣n các âm kia trượt hơn nên ảnh hưởng đến các thể dưới nhiều hơn.
Thường, khi ta nói đến âm nhạc, ta chỉ biết tác động của nó ở cơi trần vật chất dưới h́nh thức những rung động và không biết những ảnh hưởng sâu đậm của nó ở các cơi trên. Ảnh hưởng nầy rất quan trọng v́ chính nó lưu một dấu vết không phải trên các thể tinh vi nghĩa là trên tánh t́nh, là cách ăn thói ở của con người. Người có huệ nhăn thấy rơ các ảnh hưởng nầy dưới những màu sắc và h́nh dáng khác nhau tùy giá trị của bản nhạc và t́nh cảm nó xúc khởi. Khi âm nhạc xúc khởi sự sùng tín th́ màu lam hiện ra ở hào quang thính giả và theo luật đồng thanh tương ứng, nó c̣n tăng cường màu lam của những người mộ đạo khác. Những t́nh cảm cũng tạo những màu sắc tương ứng ở hào quang con người. Tuy nhiên, âm nhạc thường vẫn vô hiệu quả đối với những người thô lỗ, nếu không th́ ở những thành phố có nhiều cuộc ḥa nhạc, các linh hồn thấp kém sẽ tiến mau và luân lư sẽ được chấn hưng dễ dàng. Dù sao, mọi linh hồn đều nhận ít nhiều ảnh hưởng quí báu của âm nhạc.
Chúng ta nên biết rằng màu sắc và h́nh dáng do âm nhạc tạo nên ở các cơi trên vẫn c̣n sau khi âm thanh chấm dứt. Nói cách khác, t́nh cảm chứa đựng trong bản nhạc vẫn tác động trong một thời gian sau và trong một khoảng không gian nào đó. Điều nầy giống như hiện tượng xảy ra khi ta ném một viên đá xuống nước. Sau khi viên đá ch́m, sóng vẫn gợn và lan rộng ra; nếu có một cọng rơm ở đó, nó sẽ bị dao động ít nhiều. Hiệu quả của âm nhạc ở các cơi trên vẫn y như thế nhưng lớn lao hơn.
Như vậy, âm nhạc tác động theo hai lối, một lối thô kệch, một lối tinh vi. Những bản nhạc mà ta nghe được ở cơi trần, v́ chúng nó êm dịu nhịp nhàng nên có khả năng tinh luyện những ǵ trọng trược ở con người vật chất. Âm nhạc c̣n một phần khác không nghe được nhưng tác động mạnh trên các thể tinh vi khi th́ trực tiếp khi th́ qua sự trung gian của hoàn cảnh, để giáo hóa và tô điểm linh hồn.
Đây là một thắc mắc đáng lưu ư. Người ta có thể hỏi : Nếu một cuộc ḥa tấu được tổ chức gần một rạp hát bóng vang dậy những thứ nhạc không tốt, kết quả sẽ như thế nào ở cơi vô h́nh ? Phải chăng có một sự xung đột, một sự va chạm bất hảo ? Không. Là v́ ở cơi vô h́nh có nhiều bề đo khác nhau và một loại rung động nầy không xen vào loại rung động kia y như tia nắng mặt trời không pha trộn với âm ba vô tuyến điện.
Đôi khi, ta có thể ở giữa hai nơi có cuộc ḥa nhạc mà ta không nghe được. Trong trường hợp nầy, ta nhận những ảnh hưởng nào phù hợp với ta. Ví dụ người ta tŕnh diễn nhạc của Bach ở một nơi và nhạc của Mendelsoohn ở nơi kia. Nếu ta là một nhà trí thức có nhiều màu vàng ở hào quang, màu vàng trí thức của âm nhạc Bach sẽ đến tăng cường màu vàng của hào quang ta khiến nó tươi thắm lên. Nếu chúng ta chỉ là một nhà trí thức, ít t́nh cảm, thiếu ḷng từ, ta không có màu xanh táo (vert - pomme) ở hào quang, thế là màu xanh của nhạc Mendelsoohn lướt qua hào quang của ta mà không gây ảnh hưởng. Trong trường hợp nầy, ta không nhận một rung động nào của nhạc Mendelsoohn. Trái lại nếu ta vừa mở trí, vừa mở tâm, ta hưởng cả hai cuộc ḥa nhạc, một tác động của thể trí, một tác động của thể vía.
Các trường hợp chúng tôi vừa tŕnh bày rất đơn giản. Trên thực tế, hào quang của ta đượm rất nhiều màu sắc và nhờ thế nhận được rất nhiều ảnh hưởng bên ngoài.
H.V. dịch
(Trích Ánh Đạo số 19 năm 1971)
trang nhà l trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử l trang thơ l h́nh ảnh l bài vở