trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở 

 

PYTHAGORE VÀ TRƯỜNG PHÁI CỦA NGÀI

(PYTHAGORAS AND HIS SCHOOL)

bản dịch Chơn Như

Ở Ấn Độ người ta tôn xưng Pythagore là Sư phụ Pitar, là bậc Cha và bậc Thầy, là Yavanacharya, là triết gia Ionia. Ở cổ Ai Cập, ngài c̣n được biết với nhiều danh hiệu khác; ngài đă sống ở đó hai mươi năm để chuẩn bị cho đến khi được 56 tuổi th́ sáng lập ra Trường Crotona ở Magna Graecia, một cách cố ư phù hợp theo sự minh triết và tầm thấu thị của Hội đoàn Huynh đệ hùng mạnh mà ngài là đại biểu. Ngài dạy một cộng đồng hoàn toàn mới xuất lộ, t́m kiếm 400 linh hồn thanh khiết có thể tạo thành một hội đoàn huynh đệ nhỏ v́ ích lợi của việc tạo nên một đô thị linh hồn nhằm mưu t́m minh triết hài ḥa với t́nh huynh đệ rộng lớn hơn giữa nhân quần. Trường của ngài dựa trên những qui tắc khắt khe nhất để thu nhận học viên, bao gồm một giai đoạn  dự bị kéo dài 5 năm với yêu cầu là hoàn toàn im lặng khi có mặt những người nào trong cộng đồng và thuộc hàng kỳ cựu hơn của trường. Ngài điểm đạo cho những người nào đă vượt qua được mọi sự thử thách sơ bộ, khiến cho họ trở thành những kênh dẫn của suối nguồn thiêng liêng toàn tri mà ngài luôn luôn hướng về đó, và ngài ra lệnh cho mọi người phải tuyệt đối kính cẩn im lặng đối với vấn đề đó.

Đối với Pythagore, triết học là một sự tẩy trược tâm trí và xúc cảm sao cho ánh sáng thuần túy của linh hồn bất tử có thể tự do chiếu soi qua những lớp áo hạn hẹp chung cho mọi người. Sự tẩy trược phải bắt đầu bằng sự kính cẩn sẵn sàng – trở nên thực sự xứng đáng với mối quan hệ do im lặng tôn thờ các vị Thần linh bất tử với trật tự siêu việt vốn giữ cho vạn vật trong vũ trụ có được sự hài ḥa thiêng liêng. Ta có thể thấy trật tự này trên trời và nghiên cứu nó nhờ vào h́nh học và toán học thuộc dạng nguyên mẫu nhất. Nhờ tôn vinh các bậc anh hùng và chức sắc có thể xuất lộ sự tôn trọng sâu sắc toàn thể sự sống khi ta thấy nó trong khuôn khổ của một vũ trụ rộng lớn. Pythagore là người đầu tiên dùng từ ‘càn khôn’ (cosmos). Vũ trụ là một càn khôn chứ không phải là một hỗn mang. Nó biểu diễn sự uy nghi của một trật tự rộng lớn có thể hiểu được với những tầm cỡ bao la bằng cách áp dụng nguyên tắc hệ thống hóa  tri thức phù trợ cho một viễn ảnh viên măn nhưng lại vô biên. Nó vốn bị hạn chế trong thời gian và không gian, nhưng lại vô biên trong sự chuyển tiếp ngoại vi sang địa hạt tiềm năng. Khi thấu hiểu được điều này, một người bắt đầu đào sâu xúc cảm của ḿnh về bí nhiệm của sự sống và hằng hà sa số dạng vật chất, nhờ đó thật sự tôn trọng đúng đắn những lực nào đang không ngừng hoạt động, ngay cả trong những hành vi đơn giản nhất chẳng hạn như khi cầm nắm các đồ vật. Người nào được chuẩn bị như thế tự nhiên là phải tôn vinh các bậc anh hùng cao quí, những vị tiền phong của mọi dân tộc và mọi nền văn minh; mặc dù đó là những cá nhân bất toàn, thế nhưng họ vẫn có thể lên giây cót đạo đức tinh thần để trau dồi cho con người. Suốt qua lịch sử th́ có rất nhiều người như thế. Bất cứ người nào suy tư về những vấn đề này đều nuôi dưỡng một quan niệm về bản chất con người vốn đang phát triển ghê gớm và đạt tới mức xem xét con người theo kiểu các cơ hội chứ không phải những hạn chế, theo kiểu các năng lực và khả năng hơn là những sự trở ngại. Lúc bấy giờ, theo giáo huấn của Pythagore trong Kim Thi, bất kỳ người nào cũng có thể đạt đến mức tỏ ra vô úy đối với số phận, v́ đă có một ḷng tự trọng chín muồi vốn đặt căn bản nơi một sự hiểu biết và tôn trọng trọn cả sự sống.

Ở đây, ḷng tôn trọng có ư nghĩa nhiều hơn hẳn so với cách sử dụng thông thường trong ngôn ngữ. Nó là bí quyết của điều mà Kim Thi gọi là việc tự xét ḿnh một cách đúng đắn, đó là một hoạt động khác hẳn việc xưng tội trước một linh mục hoặc đi khám một bác sĩ tâm thần để ông ta trổ tài phân tâm học cho ḿnh, hoặc dấn thân vào một dạng bàn luận nào đó tẻ nhạt, vụng trộm và đầy ức chế về cái bóng. Trong giáo huấn của Pythagore th́ cái bóng không thể tự hiểu được chính ḿnh. Cái bóng hoàn toàn không có khả năng tự tri. Sự hiểu biết chân chính chỉ có thể có được nhờ vào ánh sáng tự giác cố hữu nơi mọi người. Ánh sáng giác ngộ chỉ có thể xua tan được cái bóng phàm ngă khi ta đă lập nên một mối liên hệ hữu hiệu trong tâm thức nguyệt tinh – nói bóng gió tới việc rút lui về Metapontum, nơi mà Pythagore từ trần (theo lời một vài người) vào khoảng tuổi một trăm. Sau khi đă xây dựng một chiếc cầu trong tâm thức phàm ngă hướng về cái bản ngă tiềm tàng, th́ người ta ắt thấy rằng cái ngă tính rộng lớn hơn này không có sự khác nhau nào giữa chính ḿnh và mọi người khác, cũng không có sự khác nhau giữa ánh sáng và bản thể nội tại của bất cứ điều ǵ với mọi điều. Ta thấy cùng một bản thể chói lọi trong một miếng giấy, một cái bàn, một ḥn đá, trong mỗi nguyên tử của không gian, trong mọi h́nh hài của con thú, trong mọi h́nh tướng của loài thực vật và khoáng vật, và ta cũng thấy nó trong mọi thành phần cấu tạo của cái vũ trụ rộng lớn và phức tạp mà chúng ta gọi là cơ thể con người. Ta cũng thấy nó trong mỗi h́nh tư tưởng nhập vào rồi tách ra khỏi cái trí con người do nó có ái lực với những trung khu bị kích thích thỏa đáng trong bộ óc, hoặc khi nó được chủ động hữu thức rút ra khỏi một kho chứa phong phú của vũ trụ.

Tất cả những người nào muốn thâm nhập được vào tinh thần của Kim Thi đều phải dọn ḿnh và tẩy trược bản thân theo lời dạy của Pythagore, nhờ đó trở thành một bậc huấn sư của linh hồn. Khi con người t́m cách học hỏi, th́ trong chốn riêng tư và tịch lặng của công tŕnh long trọng đó (tức là công việc nghiêm chỉnh thực sự nâng cao sự sống con người) th́ họ phải bắt đầu nêu lên những thắc mắc về chính ḿnh: “Tôi là ai” ? “Thế th́ tại sao tôi lại làm như vậy” ? “Sáng nay liệu tôi có suy nghĩ trước khi hành động và giờ đây liệu tôi có làm điều mà tôi đang nghĩ rằng giả sử ḿnh sẽ làm vào ngày mai, tuần tới hoặc năm tới” ? Thật là có ư nghĩa khi trong Kim Thi chỉ có một cụm từ được lập lại hai lần: “Hăy suy nghĩ trước khi hành động”. Chính v́ con người có những ư định tốt nhất trên thế gian và tiếp cận được những ư tưởng sâu sắc nhất, chia xẻ được những xúc cảm cao quí nhất, thế mà lại không thể dấn thân được vào cuộc sống cộng đồng với mọi phẩm hạnh của chơn thần thiêng liêng, cho nên họ cần dành cho ḿnh một cơ may bằng cách mỗi ngày nhín ra một chút thời giờ để tự kiểm qua việc hồi quang phản chiếu. Bằng cách liên tục phản ánh được quan điểm của Chơn ngă bất tử, họ chắc chắn là sẽ hiểu được người khác và càng trở nên thực sự tự tin do nhận thấy được điều ǵ tốt đẹp nơi bản thân; đến lượt điều này lại khiến cho họ có đủ can đảm để nhận ra điều ǵ nơi bản thân là thuộc về bàn môn tả đạo và phải vứt bỏ.

Mặc dù ít được hiểu biết, có một điều được mọi người thừa biết trong Trường phái Pythagore đó là: các bộ môn tâm lư gắn liền với việc nghiên cứu toán học. Nếu người ta thực sự muốn hiểu được điều này, th́ chúng tôi xin mạn phép khuyên bạn đọc hăy tham thiền sâu sắc về Tam nguyên và Tứ nguyên của Pythagore. Khi người ta thực sự làm như thế th́ người ta ắt thấy rằng bí nhiệm c̣n được đào sâu thêm nữa, v́ điều ǵ có tính chất bí truyền và điều ǵ có tính chất công truyền chỉ là tương đối. Điều ẩn tàng đối với người này th́ người kia đâu phải là không biết. Điều ẩn tàng vào lúc này th́ đến lúc khác sẽ chẳng phải là không thể tiếp cận được. Tiếc thay, nhiều người lại là nạn nhân của quan niệm Aristote-Bacon về tri thức khi người ta coi tư tưởng là một mẩu thông tin được truyền từ bên ngoài vào ghi khắc lên trên bộ óc, bản thân bộ óc được quan niệm sai lầm là một loại tấm bảng bị xóa sạch trơn. Trong nền văn hóa đương đại, nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng tri thức chân chính phải có liên quan tới cuộc cách mạng thông tin, và v́ thế chỉ cần t́m ra những phương cách thỏa đáng để cho mỗi người và mọi người có thể truy cập được thông tin. Trong Trường phái Pythagore, nếu người ta muốn biết về các Bí pháp th́ bậc huấn sư sẽ lễ độ và thẳng thắn bảo cho họ biết rằng họ phải tôn trọng những qui tắc nào. Những qui tắc chính truyền này bao giờ cũng phải được tuân thủ. Các bậc Đại Đạo Sư liên tục ứng dụng những qui tắc ngàn đời này tùy theo nhu cầu khẩn cấp của thời đại và hoàn toàn tuân phục Hội đoàn Huynh đệ mà các ngài hành động v́ lợi ích của Hội đoàn này, các ngài cũng là thành viên chung thủy của Hội đoàn đó.

Khi giảng dạy minh triết thiêng liêng liên quan tới thời đại của ḿnh, Pythagore tức bậc đại Sư phụ đă tuân theo những qui tắc rất nghiêm khắc. Theo một phiên bản thần thoại th́ chuyện kể rằng điều này đă được thực hiện như thế nào. Nếu có cá nhân nào muốn xin gia nhập vào Trường v́ đă thấy rằng giáo huấn đạo đức trong Kim Thi gợi được cảm hứng cho đời sống hằng ngày của ḿnh, th́ người ta mời họ hăy tự nguyện trải qua một loạt những cuộc trắc nghiệm sơ bộ được tiến hành một cách nghiêm chỉnh. Một trong những cuộc trắc nghiệm này đ̣i hỏi phải dẫn ứng viên tới một nơi chốn ẩn khuất rồi bỏ mặc y lại với bánh ḿ và nước. Người ta yêu cầu y ở lại đó suốt một đêm cố t́nh suy nghĩ về một biểu tượng đơn giản chẳng hạn như là h́nh tam giác. Sau khi đă chuẩn bị thích đáng và tiến bất kỳ bước nào cần thiết để có được sự b́nh thản, th́ ứng viên phải ghi lại những ư tưởng về đề tài này liên quan tới trọn cả cuộc sống. Buổi sáng hôm sau ứng viên được triệu tập tới cộng đồng gồm những người nào đă vượt qua được những giai đoạn này và được Pythagore phỏng vấn, ngài chủ tŕ phiên họp nhằm truyền đạt những nhận xét của ḿnh cho trọn cả nhóm. Vào thời đó thường có cái tục là nhiều thành viên khác nhau trong cộng đồng được lệnh làm khó dễ ứng viên khiến y khó phát biểu được những ǵ ḿnh phải nói; họ làm như vậy bằng cách chế nhạo ư tưởng của y. Dĩ nhiên là một ứng viên mới mẻ cũng vẫn có thể nổi nóng mặc dù cộng đồng thật sự hậu thuẫn cho ḿnh, thế nhưng người ta sẽ không nhượng bộ đối với những hạn chế mơ hồ và động cơ thúc đẩy ma ma phật phật của y. Điều này chỉ tốt cho y thôi. Nếu người ta không giữ được b́nh tĩnh trong những hoàn cảnh như thế, th́ rơ ràng là sinh hoạt trong Đạo tràng này tỏ ra là quá mức chịu đựng đối với một ứng viên nào quá nhạy cảm với sự chỉ trích. Có một điều nào đó trong truyền thuyết cổ truyền này vẫn c̣n măi, chẳng hạn như ở Ḥa lan và Đức vào lúc phải bảo vệ tiểu luận của ḿnh, mặc dù nếu không có cái dụng ư từ bi của cuộc thử thách đó th́ nghi lễ ấy ắt trở nên khắc khe và thậm chí c̣n phi lư nữa.

Đối với Pythagore, điều quyết định chính là tính chân thật của sự tự tri liên quan tới việc áp dụng giáo huấn linh thiêng về Tam nguyên thiêng liêng v́ ích lợi của những người khác. Ta không thể hiểu được chính Tam nguyên nếu không liên hệ được nó với Điểm Nhất Nguyên. Ta không thể hiểu thấu được Điểm Nhất Nguyên nếu không coi nó là Nhất Nguyên trong quan hệ với Lưỡng Nguyên. Ta không thể hiểu trọn vẹn được  Nhất Nguyên và Lưỡng Nguyên nếu không xem xét chúng theo kiểu Tam Nguyên. Và chuỗi số cứ tiếp diễn như thế. Ẩn đằng sau đó là vấn đề khó khăn vốn có liên quan tới h́nh tướng, ư nghĩa H́nh Vuông của Pythagore. Nếu ta tập hợp tất cả những điều này lại th́ ắt có một điều ǵ đó rắc rối giống như việc cầu phương (like squaring the circle) đi t́m nước cam lồ trường sinh hoặc ch́a khóa của các Bí pháp về sự sống và sự chết. Pythagore dạy rằng nếu ta không t́m thấy các Bí pháp bên trong chính ḿnh, th́ không một ai có thể dạy Bí pháp đó được cho ta. Mọi người đều phải lấy bản thân ra làm thí nghiệm để t́m ra sự thực. Họ phải tự ḿnh thực hành việc làm êm dịu những cơn đam mê, kiểm soát được cái trí, tập trung được nguyên khí suy tư và nhất là tẩy trược, thanh luyện động cơ thúc đẩy, ư định, xúc cảm, những điều mà ḿnh yêu và ghét. Ta phải làm điều này th́ mới dung hợp được trọn cả bản thể của ḿnh vào trong một tư tưởng xúc cảm siêu phàm, một rung động của nốt chủ âm vốn trở thành Ngôi Lời thiêng liêng làm vận động và linh hoạt trọn cả bản ngă biểu lộ. Mọi người đều có đặc quyền duy nhất truy cập được Ngôi Lời đó bên trong thánh điện của tâm thức chính ḿnh trong lúc đang ngủ say, khi tham thiền hằng ngày, trong đời sống tỉnh thức hoặc trong những giây phút huy hoàng, nhưng trước hết là khi họ bắt đầu thâm nhập vào một ḍng tư tưởng và tham thiền liên tục về điều linh thiêng nhất trong mọi đề tài vốn có dính dáng tới cội nguồn của mọi sinh linh và vạn hữu. Khi họ làm được như thế th́ họ sẽ bắt đầu hiểu được Tứ linh (Tetraktys) tức là Con Số của các con số.

Các cá nhân của trực giác ắt đạt đến mức thấy rằng mọi con số này đều hướng về con số năm, h́nh ngũ giác của Pythagore, và số sáu mà sau này có được dùng trong kinh Kabbalah, nhưng đối với Pythagore đó là ngôi sao sáu cánh với con chim ưng ở trên đỉnh, con ḅ mộng và con sư tử ở bên dưới bộ mặt của một con người. Họ cũng sẽ bắt đầu cảm thấy một điều ǵ đó về ư nghĩa của con số bảy, với vai tṛ là nguyên lư căn bản của sự phân chia chẳng những là màu sắc và âm thanh mà c̣n là mọi sự biểu lộ nữa. Đến lượt ta không hiểu được con số bảy nếu không biết con số tám và Pythagore đă dạy cách tạo ra ḥa âm khi chỉnh hợp các nốt cao với nốt thấp trong bát độ, do đó đặt nền tảng cho nhiều thuyết và nhiều giáo huấn vốn được truyền thừa qua các truyền thống âm nhạc. Điều ông minh họa trong âm nhạc cũng có thể được áp dụng cho y học, điều này có nghĩa là chúng ta không thể bỏ qua con số chín. Chín có ư   nghĩa lớn lao là ba lần ba, nhưng nó cũng ngụ ư là sự kết liễu của vạn vật, là sự bất toàn. Kẻ minh triết xét tới điều này trước, do đó bảo tŕ h́nh ảnh không thể vi phạm được về điều mà từ thời Pythagore người ta đă nhất trí gọi là con số hoàn hảo (tức số mười) mà không mưu t́m bản sao trông thấy được chính xác của nó trên trần thế. Các nhà kiến trúc, điêu khắc và nghệ nhân vĩ đại đă thoáng thấy được điều ẩn tàng trong Tam nguyên. Khi chế ra những b́nh cổ, người Trung quốc kiêng không làm cho chúng hoàn toàn đối xứng. Các kiến trúc sư hiện đại như Jacobsen sau khi đă quan niệm ra một ṭa nhà đẹp đẽ, không màng tới việc đến dự nghi lễ khánh thành v́ họ c̣n miệt mài thiết kế công tŕnh kế tiếp. Thật vậy, các tâm trí sáng tạo đă biết rằng có một niềm vui trong tính sáng tạo vốn bị hạn chế và bị thủ tiêu do việc gắn bó với các kết quả. Tiêu chuẩn của thế giới thích ứng được với những điều quan tâm của kẻ phàm phu cũng đóng vai tṛ một cái thắng khiến cho không bốc lên được những mức độ tuyệt vời vốn thích ứng với mọi nền văn hóa. Trong truyền thống của Pythagore, một câu trả lời thích đáng cho bất kỳ câu hỏi nào về các Bí pháp phải đưa người ta trở lại với bản thân sao cho mỗi người sẽ tự ḿnh tham thiền và suy gẫm về Tứ nguyên (Tetrad) cũng như Tứ linh (Tetraktys).

Bản chất cốt yếu của giáo huấn Pythagore là muốn khích lệ sự xuất lộ của những người nam nữ toàn vẹn. Họ không được chế tạo ra mà thực sự là phải tự ḿnh sáng tạo ra ḿnh. Các bậc Đại Đạo Sư giúp vào việc tự sản xuất ra những con người hoàn chỉnh bằng cách khiến cho giáo huấn toàn diện trở nên sống động. Pythagore là người đă phát khởi khoa học tôn giáo và triết học chân chính trong chu kỳ cận Đông mà ông đă khai mạc. Giáo huấn của Pythagore cũng giống như giáo huấn của Đức Phật và sau này là giáo huấn của Shankara. Cách đây 2500 năm, Đức Phật đă dạy các đệ tử trước hết là hăy trở thành các Thinh văn (shravakas). Khi họ đă trải qua một thời gian đúng mức để lắng nghe và học hỏi (chẳng hạn như trong truyền thuyết trước kia của Ấn Độ với việc chú trọng tới một thời kỳ dự bị (brahmacharya) th́ họ có thể trở thành các sa môn (sramanas) tức là các hành giả. Chúng ta cũng thấy điều này trong truyền thống của Pythagore, trong đó những kẻ sơ cơ là những kẻ lắng nghe (acousticoi). Điều này không nhằm nói tới một điều ǵ đó máy móc hoặc cứng ngắc và do đó giả tạo nhằm nói tới thuật hoàn thiện việc bảo toàn năng lượng một cách minh triết. Người ta đảm đương vịêc tẩy trược tư tưởng, làm êm dịu và hài ḥa các xúc cảm v́ ích lợi của sự biểu lộ thỏa đáng Chơn ngă thông qua Chánh ngữ và Chánh niệm.

Pythagore có dạy việc chia nhân loại ra thành ba phần và chia dục vọng ra thành ba phần. Ta có thể so sánh mọi người với những người tham gia một lễ hội. Có những người mà động cơ thúc đẩy là ḷng hám lợi và họ đi để mua bán. Có những người mà động cơ thúc đẩy là ḷng hiếu danh, và họ đi để cạnh tranh và ganh đua với nhau nhằm đạt được những tiêu chuẩn tuyệt vời. Rồi cũng có những người không màng tới danh lợi v́ họ đă ṃn mỏi với những tṛ chơi trẻ con này hoặc tư tưởng này do bị hăo huyền, hoặc bản thân họ bẩm sinh là tự nhiên thờ ơ với danh lợi. Đó là những người hoàn toàn quan tâm tới t́nh yêu minh triết. Những người yêu minh triết có thể sánh với những người trong buổi lễ hội chỉ đóng vai tṛ khán giả, không tham gia mà đồng thời cũng không xét đoán theo bề ngoài, không mua bàn, không so sánh và đối chiếu mà chỉ học hỏi điều vốn chung cho mọi người, học được một điều nào đó về thuật sống cao thượng. Họ không làm điều ǵ chẳng cần thiết. Họ cố gắng t́m ra điều được ngụ ư đằng sau những h́nh tướng trong vở tuồng nhân loại rộng lớn hơn, trong đó trọn cả thế giới là một sân khấu, c̣n những người nam và nữ là các diễn viên. Vở kịch là một sự vật. Việc chú tâm im lặng chính là sự khởi đầu của con đường minh triết trong truyền thống Pythagire.

Sự luân hồi, triết lư về sự chuyển kiếp cũng có tính chất cơ bản. Mọi người đều dính dáng vào đó với vai tṛ là một khán giả trong đủ thứ các cảnh tượng và đă đóng đủ thứ vai tṛ. Trong viễn cảnh này, mọi sự học tập đều là sự nhớ lại, và nhiều điều mà ta thấy là sự khôi phục lại trí nhớ của Linh hồn. Điều mà người ta nghĩ rằng mới hầu như chỉ là việc nhớ lại từ nơi đâu và từ bao giờ họ cũng chẳng biết nữa, tuy nhiên nó đóng vai tṛ một sự thôi thúc thiêng liêng bên trong ḿnh và đôi khi cứu rỗi họ vào những lúc xáo trộn và thử thách, khiến cho họ không phạm sai lầm, sẽ đẩy lùi họ thêm nữa so với mức đạt được trước kia v́ lẽ ra giờ đây họ đă học được một điều nào đó rồi. Trường phái mà Pythagore sáng lập là trường phái trong đó ta có thể theo đuổi mọi loại học vấn, không phải v́ hội nhập các chủ nghĩa và giáo phái đương thời mà đúng hơn là để ghi lại từ trên xuống dưới sao cho ta thấy được các nguyên tắc tổng hợp cả về lư thuyết lẫn thực hành, chiêm nghiệm và hành xử.

Sau khi Pythagore qua đời th́ các môn đồ thuộc trường phái của ông bèn chia rẽ với nhau. Sự ly khai diễn ra giữa cái gọi là những người có đầu óc khoa học (họ tốn thời giờ khẳng định, lập luận và đả kích lẫn nhau) và kẻ thoạt tiên đă có được những sự hăng hái đơn giản và bị những kẻ khác chế nhạo. Những kẻ khác bị bỏ mặc cho ḷng tin, tín ngưỡng và sự sùng tín làm xiêu ḷng của ḿnh, những điều trên giúp cho việc tiếp nối sự lưu truyền của truyền thống. Ta biết trước mọi điều này là do một môn đồ Promethe minh triết tên là Pythagore. Ông muốn sự chia rẽ và tự tuyển lựa phải diễn ra chẳng những trong số nhiều người bị ảnh hưởng, mà c̣n trong số ít người vốn đang trải nghiệm những điều nghiêm khắc trong khi rèn luyện, những người có phẩm chất đạo đức nhằm chịu đựng được sự thăng tiến cực kỳ khó khăn để lên tới minh triết. Lời quả quyết rằng con đường này dễ đi chỉ là cái cớ dễ dăi của những kẻ nào không thực t́nh có ư định leo lên v́ trước đó họ đă bị thất bại nhiều lần và trong thâm tâm họ sợ bị thất bại trước khi khởi sự đến nỗi mà chẳng thà họ không chịu đánh liều ngay cả trong cuộc trắc nghiệm đầu tiên.

Có nhiều điều che chở trong những bộ luật đạo đức đă được trắc nghiệm qua thời gian thuộc về cộng đồng chân chính của những kẻ tầm đạo. Điều này được gợi ra trong những ngạn ngữ và kho tài liệu dân gian của mọi xă hội. Pythagore dạy rằng phải có một sự tịch lặng nội tại của tâm hồn, một sự làm im lặng cái trí trong đó sự tiếp thu chân chính của tâm hồn có thể làm cho tri thức thực sự diễn ra được. Một người định trí trong khi học nghề mộc hoặc trong khi được huấn luyện làm lực sĩ th́ người đó là tịch lặng. Những cá thể nào định trí trong khi chuẩn bị nghiên cứu bất cứ điều ǵ đều là tịch lặng. Một người nào muốn nghiên cứu và kiên tŕ trong khi mưu t́m khoa học thiêng liêng về phép biện chứng (Hierocles gọi giáo huấn của Pythagore như thế) há lại không cần nhiều hơn thế sao ? Thuật thăng tiến tự do của linh hồn hướng về các cơi cao (biểu thị trong những lời lẽ kết luận Kim Thi) được mô tả là sự phát lộ những nhận thức tiềm tàng về các thực tại vốn ẩn tàng. Bất cứ người nào thành khẩn đều phải để cho Thiên nhiên có thời giờ nói ra. Chỉ trên bề mặt thanh thản của cái trí không bị xáo trộn th́ ta mới có được những linh ảnh về cơi vô h́nh vốn có thể được biểu diễn một cách chân thực và đích xác.

Ở Ấn Độ thời xưa, Hi Lạp cổ điển và Mỹ Châu sơ khai, người ta thừa hiểu rằng nếu không tôn trọng các bậc tổ phụ th́ một con người, một nhóm, hoặc một xă hội chẳng thể trông mong có được điều ǵ đáng giá xảy ra. Truyền thống này được bảo tồn một phần do ảnh hưởng của Phong trào Thông Thiên Học vào thế kỷ thứ 19 và sự phục sinh ngắn hạn sau đó của trường phái Platon qua đủ thứ hội đoàn huynh đệ và phong trào. Một số vẫn c̣n hoạt động tốt đẹp (nhưng hầu hết các hội đoàn huynh đệ khác) vốn tiếp thu các qui tắc của Pythagore rồi thích ứng chúng v́ mục đích giới luật tự giác, t́nh bạn chân chính và ḷng tự trọng đều không ở cùng một vị thế. Trong khi nhiều hội đoàn đă bị đóng cửa, th́ có những hội đoàn khác vẫn c̣n dai dẳng mặc dù chúng đă mất đi xung lực nguyên thủy. Trong một số trường hợp, xung lực trở lại không chỉ vào thời Benjamin Franklin hoặc các hội đoàn nguyên thủy ở Philadelphia bắt đầu vào lúc kư kết bản Tuyên ngôn Nhân quyền, mà thậm chí c̣n sớm hơn nữa. Theo như Burke gợi ư, th́ bất kỳ thế hệ nào vốn không thể tỏ ra tôn trọng tổ tiên đều không xứng đáng với hậu thế. Những người nào tỏ ra ít kính trọng các bậc tiền bối (cha mẹ, ông bà, thầy, tổ) đều đến lượt ḿnh sẽ bị con cái chối bỏ. Luật Nghiệp báo không phân biệt giữa những con người, hội đoàn và thế hệ.

Vấn đề nảy sinh trong số các môn đồ Pythagore thời xưa liên quan tới huấn lệnh tôn trọng cha mẹ của ḿnh: Người ta phải làm ǵ nếu cha mẹ ḿnh là không xứng đáng ? Câu trả lời mà môn đồ Pythagore minh triết đưa ra vào lúc đó là: Trước hết bạn hăy tự hỏi ḿnh xem liệu bạn có thật sự tôn kính đúng mức các vị thần linh bất tử, các anh hùng thuộc mọi thời đại và các thiên tài trên thế giới. Nếu bạn đă làm tất cả những điều này, th́ bạn có quyền hỏi xem liệu bạn có nên tôn kính cha mẹ của ḿnh hay chăng. Nếu bạn đă quan sát những ǵ trước đó và thấy rằng ḿnh luôn luôn t́m ra một lư do nào đó để tôn vinh cha mẹ ḿnh trong khi đồng thời lại không phải mù quáng đi theo đường lối của họ. Đó là v́ (theo như Kim Thi sau này nhấn mạnh) mọi người phải tự ḿnh suy nghĩ. Mỗi người phải tự quyết định lấy và chọn con đường của riêng ḿnh. Trong thời đại của chúng ta, điều này không cần phải được khuyến cáo hoặc khuyên nhủ. Đó là một phần của cấu tạo của chính chúng ta. Đó là di huấn của Đức Phật. Đây là giáo huấn cổ xưa nhất và nó chính là óc suy xét phải trái b́nh thường. Hiếm có người nào mà không biết tới nó.

Con người ta thường ưa quên. Pythagore cảm thấy rằng cội rễ của mọi ḷng ích kỷ chính là sự vô ư vô tứ. Ngay cả trong thời đại nghịch đảo, th́ hiếm khi có trường hợp nào mà người ta cố t́nh dự tính nghịch đảo một cách có hệ thống trước sau như một đối với ḷng tôn kính chư thần linh bất tử, cho dù họ có thể không biết điều này nghĩa là ǵ, hoặc ḷng tôn kính đối với các anh hùng cho dù họ có thể đă làm cho các vị này mất đi hào quang của huyền thoại. Họ không cố t́nh có ư định nhạo báng định luật mà một điểm đạo đồ đă giảng dạy từ lâu rồi: “Đừng chế nhạo Thượng Đế, con gieo ǵ th́ con sẽ gặt nấy”. Mọi người đều biết tất cả những sự việc này. Thế th́ tại sao Schweitzer lại nhấn mạnh rất nhiều tới việc tôn trọng sự sống ? Ông biết rằng nếu có một điều nào đó đáng làm, th́ nó đáng được nhấn mạnh, v́ người ta cứ nghĩ rằng ḿnh biết điều đó nhưng lại hành động như thể họ chẳng bao giờ biết tới. Con người  lăng quên và do đó trong giáo lư của Pythagore về sự hồi tưởng - túc mạn thông (anamnesis), cũng như trong giáo huấn của Platon, th́ ta phải làm mọi chuyện có nhớ có quên. Mọi linh hồn con người, khi đă uống nước lăng quên của sông Lethe (ăn cháo lú) đều bị đồng nhất hóa với h́nh tướng và chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ hạ đẳng mà thế gian truyền tới cho họ thông qua thân bằng quyến thuộc. Họ quên phứt đi và khi họ quên, th́ những em bé vốn nh́n chăm chăm mỉm cười chào đón thế giới mầu nhiệm thần bí trong một thời gian ngắn ngủi, trong quá tŕnh học cách đi chập chững, đứng thẳng lên rồi vận động, những em bé đó đâm ra bối rối khi nhận thấy xung quanh ḿnh có những kẻ khinh miệt và đa nghi, kẻ vô liêm sỉ và chẳng tin điều ǵ, kẻ tự thù ghét ḿnh. Và vào lúc trẻ con đă sẵn sàng cho thời buổi dậy th́ quí báu, th́ chúng không nhận được cảm hứng hoặc sự trợ giúp nào khi học cách xử trí niềm vui đích thực nhằm vận dụng ái t́nh theo sự kiểm soát của một cái đầu b́nh tĩnh và thản nhiên. Họ hoàn toàn xung đột với những người khác và với chính ḿnh.

Chúng ta sống trong thời đại Zeus, trong đó thật khó mà hiểu được sự vĩ đại chứ đừng nói tới là ư nghĩa nội tại của lời khấn nguyện thuộc phái Pythagore đối với Brihaspati, Jupiter hoặc Zeus – ngài biết và có thể chứng tỏ thiên tài của mọi sinh linh. Sự tôn vinh và tôn kính bao hàm một điều ǵ đó c̣n hơn mức mà ta thường hiểu về nhóm từ này. Chúng đ̣i hỏi điều mà Pythagore dạy trong những câu kinh kết luận của Kim Thi vốn được gọi một cách tập thể là Bản Thuyết Tŕnh Linh Thiêng. Pythagore dạy rằng sự phân biệt và phân biện là cần thiết. Người ta phải học chẳng những biết cách phân biệt mà c̣n chứng tỏ sự phân biện, nhận ra được những sắc thái, những cung bậc và màu sắc phụ, những ngụ ư, nhận ra được sự đa tạp mênh mông của mọi h́nh dạng sự sống nhưng cũng thấy được sự trật tự và cấu trúc dựa vào đó ta có thể hiểu được chúng. Ta cần nhận ra được những điều giống nhau, lưu ư những điều đối nghịch với nhau, nhận diện được những địều giả mạo, lĩnh hội được những điều bóng gió, nhưng nhất là ta thấy được sự liên tục và sự mạch lạc giữa mọi thứ nêu trên. Lúc bấy giờ, khi nghe nhiều ư kiến, ta mới có thể phân biệt được chúng và đi tới điều tốt đẹp cũng như điều quí báu trong tất cả, ngay cả trong những nhận xét điên rồ nhất. Người ta có thể học tập và ghi lại những điều có giá trị trong bất cứ thứ ǵ và mọi thứ mà người ta trải qua. Nhưng nếu người ta trải qua nhiều điều không đáng ghi vào trong sổ, th́ người ta có thể bỏ mặc nó và vẫn b́nh thản khi nghe người khác thốt nó lên. Mọi điều này đưa ta tới quan niệm về nhân cách, một mức độ tự chủ rộng lớn vốn phối hợp ḷng từ bi với ḷng bác ái, ḷng độ lượng với sự thận trọng và quả thật là hiếm có trong bất kỳ thời đại nào, nhưng lại hoàn toàn đáng ngưỡng mộ trong thời đại của chúng ta.

Pythagore đặc biệt khuyên ta nên thận trọng, không phải là xảo trá hoặc điều mà thế gian gọi là quỉ quyệt, mà là sự giác ngộ về điều minh triết liên quan tới cơi nguyệt tinh, tức là một cơi trong đó mọi thứ đều có sinh có diệt và vô thường. Nếu người ta không nhớ điều này th́ người ta không thể thận trọng được. Bất cẩn chính là dính mắc quá nhiều. Có ba loại dục vọng. Có loại dục vọng khi mới xuất hiện là đă không thích đáng, xui xẻo và chẳng làm được điều ǵ tốt ngay từ đầu. Thường thường th́ những dục vọng như thế là những ham muốn làm điều ǵ không thể làm được. Nếu một người trước khi có thể bước trên dăy núi Sierras mà tuần tới lại muốn leo lên núi Everest, th́ đây là một ham muốn không đúng lúc và xui xẻo. Một người bạn minh triết có thể thúc giục y hăy đi t́m ra xem sự thật mà y cần biết và việc học hỏi được điều như thế có thể là rất khó chịu. Loại dục vọng thứ nh́ thoạt đầu không xui xẻo như trên mà có ư nghĩa, chẳng hạn như muốn hoàn thành một điều ǵ đó mà người ta đă bắt đầu bất kể nó là ǵ, cho dù nó có dính dáng tới trường học, công việc hoặc gia đ́nh. Thế nhưng ở đây có nguy cơ là ḷng ham muốn đó sẽ nở phồng lên vô cùng lớn khiến cho nó trở thành một điều ám ảnh. Nó có thể trở thành một lực độc hại, khống chế sao cho người nào có ḷng ham muốn đó đều trở thành một kẻ nô lệ và không c̣n là một người tự do nữa. Loại dục vọng này không hoàn toàn xấu nhưng nó phải bị xén bớt đi. Sự kịch liệt phải được rút ra khỏi nó cho tới khi nó chảy như ḍng nước mát lạnh, hài ḥa với đại dương sự sống mà nó rốt cuộc phải đổ vào đó. Ba là có những dục vọng mặc dù lúc đầu thích hợp và cũng mănh liệt, nhưng khi biểu hiện ra lại trở nên không thích đáng. Một người có thể có một dục vọng chính đáng và một ư thức tỉ lệ về điều đó nhưng không biết cách diễn tả nó một cách thỏa đáng và v́ thế trở thành nạn nhân thường xuyên của việc không đắc thời. Không đắc thời cũng giống như mất niềm tin, nó biểu thị việc không hoàn toàn cam kết và dấn thân vào dự phóng của chính ḿnh (nói theo kiểu Sartre). Người ta chẳng bao giờ hoàn toàn ở đó khi đúng lúc cần tới mà luôn luôn bị lỗi hẹn một chút. Chẳng bao lâu người ta sẽ tụ tập xung quanh ḿnh các lực tinh linh ngũ hành vốn trở thành một thiên thần báo điềm xấu của điều bất hạnh.

Khi Pythagore nói về sự thận trọng và ḷng quảng đại, th́ ông có đưa ra một trắc nghiệm quyết định. Một người đang trở thành một quân tử khi ḷng độ lượng của người ta tăng lên. Giáo huấn này đích đáng đến nỗi mà ngay cả sau thời Platon, khi trường phái Platon đă suy vi, th́ Aristote vẫn nghĩ rằng nên đặt quan niệm về con người lư tưởng dựa trên đức tính độ lượng. Mọi người đều có thể đạt được sự độ lượng, nhưng người ta không thể đạt ngay được nó nếu ta c̣n đê tiện, bủn xỉn, khiếp nhược, ích kỷ hoặc khinh người. Sự độ lượng chỉ được phóng thích trong tâm trí do có những ư tưởng rộng lớn và những viễn cảnh lớn lao. Trong thâm tâm nó chỉ được phóng thích do ḷng từ bi vô bờ bến với kẻ bệnh tật và đau khổ.

Pythagore biết điều ǵ vào lúc đó đă được chọn một cách đúng đắn để dùng làm viên đá tảng cho nền văn hóa tương lai. Hiện nay khi nền văn hóa hiện đại đang gần như hấp hối và tru tréo lên trong khi hấp hối – nhưng chỉ mới che giấu được một tiếng khóc nỉ non khá ư là cảm động – và một nền văn hóa khác mới chỉ bắt đầu ra đời khi cơi vô h́nh được nhúng ch́m vào cơi hữu h́nh th́ giáo huấn của Pythagore giờ đây không chỉ có nghĩa là trở lại với những h́nh thức đă có thời được tŕnh bày ở Magna Graecia. Người ta phải xem xét và tham thiền về nó, coi đó là mầm mống của những định chế tự tái sinh, là văn hóa và nghi thức của linh hồn. Khi linh hồn đă được xác lập giống như một pho tượng bất động trong tâm trí trong khi đồng thời lại duy tŕ được vũ trụ bao la của các tư tưởng, th́ tổng thể bèn bị qui định bất di bất dịch trong sự nhập thiền cho thấy vẻ đẹp của linh hồn, vẻ đẹp của tâm trí, vẻ đẹp của tâm hồn, sự mỹ lệ trong mọi chiều hướng và mọi chiều đo. Do đó nó khiến cho càng ngày càng có nhiều người mặc dù vẫn c̣n bất toàn lại có thể vươn ra khỏi đại chúng v́ ích lợi của toàn thể và v́ ích lợi của việc tự cải hóa, tự thực chứng và đạt đỉnh cao là tự siêu việt.

Những điều chuẩn bị có tính chất quyết định đối với trường phái của Pythagore trong tương lai. Bất cứ người nào nghiên cứu Kim Thi của Pythagore bất kỳ bản dịch hoặc ấn bản nào, và t́m cách rút ra được một sự cảm hứng nào đó bằng cách suy gẫm về chúng, đều có thể phóng thích ra một năng lượng sống động vào tâm thức bên trong vốn là nguyên nhân trong tương quan với cơi hậu quả bên ngoài. Những người nào làm được như thế có thể tự ḿnh trở thành những kẻ tiến gần hơn (về mặt tinh thần, tư tưởng và xúc cảm) tới Bản Lai Diện Mục sâu thẳm nhất và hằng vô hiện. Vào thời Pythagore, nhiều người biết rằng ḿnh không biết được ông. Không một bậc đại đạo sư nào đă từng lâm phàm hoặc biểu biện nếu không có những điều kiện thuận lợi, những điều kiện này luôn luôn ẩn tàng và bao giờ cũng chỉ gồm một ít thôi. Khi cần thiết th́ ngài sẽ bộc lộ bất cứ bộ phận thích nghi nào của ḿnh. Pythagore mất một thời gian dài – hai mươi hai năm – để nghiên cứu các Bí Pháp Ai Cập, pḥng chiếu ḿnh ra để cho nó chia xẻ mọi nỗi đau của thời đại. Khi ông đă sẵn sàng bắt đầu công việc th́ ông để cho người ta thấy được những dáng vẻ đă bị che khuất và những biểu hiện một phần. Do chính bản chất của nó (đối với những kẻ nào hiểu thấu được Quả Trứng Vàng) Chơn ngă vô hiện và vô h́nh của ông không thể nào trông thấy được (trừ phi do ánh sáng của cặp mắt), sợi chỉ vàng ở trong mỗi người đă được kéo dăn ra. Điều này cần phải có Buddhi. Kẻ nào đă đọc Kim Thi với tinh thần kính cẩn như thế có thể tiến gần hơn tới Đấng Thiêng liêng vốn là tác giả minh triết của Kim Thi và có  được sự linh hứng thật là vô giá trong thời buổi nhiễu nhương.

Tạp chí Hermes, số tháng 11, năm 1977

RAGHAVAN IYER

 


 trang nhà trang sách l bản tin l thiền học l tiểu sử trang thơ l h́nh ảnh l bài vở