|
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES
|
|
|
Lời nói đầu của dịch giả
Quyển Christ and Buddha này của ông
C.Jinarâjadâsa viết cho các bạn trẻ. Ngài giải bày đạo lư bằng những
mẫu chuyện ngắn, miêu tả rất khéo với cái tinh thần của nhà mỹ thuật. Trẻ em
đọc thấy vui, người lớn đọc rồi, ngẫm nghĩ mới thấy sự cao sâu của đạo lư ẩn
trong câu chuyện thường; mà phần đông là những chuyện thật, thuộc về đời tư
của một bậc vĩ nhân dưới thế là ông C.Jinarâjadâsa
Ông C.Jinarâjadâsa viết bằng Anh
văn, chúng tôi xin dịch ra Việt ngữ, ước mong giúp được bạn đọc trong muôn
một.
Nhưng chúng tôi thiết tưởng ta nên biết qua tiểu sử của tác giả mới lănh hộ
được tất cả ư nghĩa cao siêu trong quyển sách có giá trị này
Saig̣n ngày 1.5.1953
Nguyễn Thị Hai tự Minh Tâm
Tiểu sử ông
C.JINARÂJADÂSA
Tác giả: C.M LEADBEATER
Người ta xin tôi viết tiểu sử của người bạn thân yêu tôi là : C.
Jinarâjadâsa.
Em với tôi đă giao t́nh thân mật trong nhiều kiếp rồi. Kiếp nầy, tôi lại gặp
em lần đầu tiên vào năm 1888, trong
khi tôi làm lễ khánh thành Phật Học Đường cho nam phái tại COLOMBO. Trường
nầy hiện giờ vẫn c̣n và vẫn lấy hiệu là Trung học Phật đường
Ananda.
Lúc bấy giờ trường chỉ có 55 sinh viên, mà trong số đó lại có em
C.Jinarâjadâsa
. Tuy mới mười ba tuổi đầu, mà em Jinarâjadâsa
đă
thông minh hơn người và rất chăm học. Học được hai năm, em tỏ ra tính can
đảm phi thường và tính tự do ít có trong sự xét đoán: em sẵn sàng dứt bỏ
cuộc đời thường lệ để dấn thân trong cơi xa xăm huyền bí; em định theo tôi
đi du lịch bên Anh Quốc, mặc dù thân bằng, gia tộc cản ngăn, mặc dù chia ly
bạn đồng song mà em yêu mến đậm đà. Sự chia ly này là một mối đau thương cho
đời tuổi trẻ của em, mà em đă sơ tả trong quyển sách tuyệt diệu nhan đề là:
“Christ and Buddha”. Nhưng sự chia ly đau đớn này là cái đánh dấu cho cuộc
đời mới của em.
Chúng
tôi đến châu thành Londres, sau lễ Phục Sinh, trong ngày hạnh phúc và thái
b́nh. Dầu vậy, chứ tuyết giá mùa đông dễ ǵ thay đổi được cậu bé cùa xứ mặt
trời ở đảo Tích Lan. Chúng tôi được ông bà Sinnett tiếp rước rất nồng hậu,
tại biệt thự người ở Ladbroke Gardens. Tôi lănh chức giáo học, lo việc sách
đèn cho con ông Sinnett và tự nhiên cho C. Jinarâjadâsa cùng học chung (mà
chúng ta thường gọi là Râja
). Về sau có một em trai nữa đến thọ giáo với tôi: ấy là em G.S. Arundale.
Thuở ấy, chúng tôi làm việc trong ṿng thân ái và hạnh phúc.
Thừa cơ hội
thuận tiện, tôi mới tŕnh diện Râja cho bà Blavalsky, lúc bà ngụ tại 17
Lansdown Road. Bà Blavalsky tiếp rước vị Hội Trưởng tương lai của bà một
cách thân t́nh và vui vẻ!
Ngày
giờ thấm thoát thoi đưa, phút chốc đă được vài năm; chúng tôi sống trong bầu
không khí vui tươi. Kế đó bà Blavalsky mất; ông Sinnett cửa nhà sa sút, tiêu
hoại; và từ đây chúng tôi phải chịu cảnh phong trần, nay đây mai đó, không
cón tiện nghi như trước nữa! Lúc bấy giờ Râja
lại
sửa soạn dự thi lấy văn bằng “Matriculation”, và cũng trong lúc ấy, gia đ́nh
chúng tôi lại thêm một con mèo cái tên gọi là “Ji”. Từ đây, con mèo ấy choán
một phần chính trong đời sống
chúng tôi. Nó theo Râja
đến
trường mỗi bữa. Trong hết thảy cuộc du lịch của Râja tại Ceylan, Adyar, và
Italie đều có nó. Con mèo ấy đă giúp chúng tôi kinh nghiệm nhiều điều rất
hữu ích và thú vị. Lúc em Râja
đến
Italie th́ con Ji đau nhọt mà chết. Xác nó chôn tại vườn của một vị Hội viên
thuộc ḍng quư phái, tên là Donna Mina Sala Trotti, ngụ tại Milan. Ai muốn
biết sự tích con mèo “Ji” xin đọc quyển “Christ and Buddha”.
Đến năm 1895, bà Annie Besant có ḷng nhân từ mời chúng tôi đến giúp Hội
Thông Thiên Học, lấy trụ sở tại nhà bà, số 19 avenue Road, St. John’s Wood.
Lúc này em Râja
tiếp tục học tại trường Cambridge;
rồi sau sang qua trường St. John để học chữ Phạn và khoa triết lư. Em c̣n
muốn học Luật nữa; nhưng rủi thay, sức khỏe của em lại giảm nhiều, em không
thể dự thi, mặc dầu em đứng đầu
trong
những cuộc thi thử của trường tổ chức. Em bèn nhập vào đoàn đua bơi của hội
Rowing Lady Margaret. Em lái chiếc tàu của trường để dự thi: bốn lần đều
được giải nhất.
Năm
1900 em thi đậu về khoa Tiệm Tiến (Examen de Gradué ) rồi trở vế Ceylan liền.
Chúng tôi có cảm tưởng rằng em RâJa sẽ hoạt động giữa đồng bào của em v́ lúc
trở về xứ em được bổ làm phó giám đốc trường Trung học Ananda. Nhưng em thấy
ở nước nhà em hoạt động không được nhiều bằng tha hương.
Vào
tháng chạp năm 1901, mới lần đầu tiên em được dự Đại Hội nghị Thông Thiên
Học tại Adyar. Sau khi bàn chuyện nhiều lần với bà chánh Hội Trưởng T.T.H.
chúng ta, là bà A. Besant, em nhất định hiến ḿnh cho Hội. Đầu năm 1902, em
được lịnh từ giă Ceylan qua Italie. Ở đó được ba năm, em hoạt động rất đắc
lực. Em có thiên tài về Văn ngữ nên em học tiếng ngoại quốc rất mau. Và liền
đó em diễn thuyết bằng tiếng bổn xứ được; nhờ vậy mà em giúp Hội T.T.H. sở
tại rất nhiều.
Ở
Milan, em học hai năm tại Hàn lâm viện Pavie (toàn cầu đều biết tiếng) về
Văn Chương và Khoa Học.
Qua
năm 1904, RâJa được lịnh bề
trên sai đến Hiệp Chúng Quốc (Etats Unis) để nhận chức diễn giả quốc tế. Em
giữ chức này một cách xứng đáng cho đến năm 1906
là năm em bị tai tiếng do sự hiểu lầm của hội viên, trong lúc em can
đảm binh vực một người bị vu oan. Bởi hết ḷng bênh vực lẽ công bằng mà
người khác hiểu lầm em, nên em phải bị trục xuất ra khỏi Hội; người ta bất
kể đến sự nhọc nhằn, sự cố gắng và công phu cao quư của em trong bao nhiêu
năm trời!...
Em bèn
trở về Âu Châu. Em và tôi sống trên đảo Sicile. Đến năm 1907 vào tháng hai,
ông Olcott từ trần, kế đó ít lâu, bà A. Besant trở qua Âu châu. Chúng tôi
gặp lại bà tại Brindisi và đi theo bà đến Trieste. Trong khi chúng tôi cùng
đi du lịch chung, chúng tôi được thấy nhiều tia sáng trên đường Đạo.
Cũng
trong năm ấy, bà Besant, Râja và tôi hiệp nhau tại Weisser Hirsch gần Dresde
để khảo cứu về khoa Pháp môn rất đỗi khó khăn. Trong lúc sưu tầm, em Râja
lănh làm thư kư và kế toán, em giúp chúng tôi rất nhiều.
Cách
ít lâu bà Annie Besant đi Mỹ. Nơi đây, với cái đặc quyền cao quư của vị
chánh Hội Trưởng, với tính phân biện rơ ràng và sự công b́nh đanh thép của
bà, bà mới chữa lại sự hiểu lầm, tưởng quấy năm xưa và đem em C.
Jinarâjadâsa đặt lên ngôi vị cũ
của em trong T.T.H. một cách vinh diệu vô cùng!
Năm
1908 em Râja trở qua Mỹ quốc lănh lại chức “Diễn giả Quốc tế”. Em hoạt động
từ Etats Unis tới Canada một cách đắc lực phi thường. Em ở đó tới năm 1911
rồi sang Italie để nghỉ mát ba tháng. Nhưng th́nh ĺnh, em lại được lịnh của
bà A. Besant kêu trở về Adyar.
Ngày mồng 2
tháng chạp năm 1911, em Râja đến Adyar gặp Krishnamurti và em là J.
Nilyananda lần đầu tiên. Bà A.Besant xin em nhận chức Giáo sư và đạo hữu của
hai em bé này trong lúc ở Anh Quốc. Rồi ngày mùng 2 tháng 2 năm 1912, em
Râja, hai đứa bé và bà A. Besant đồng sang Londres (Anh quốc). Ở đó đến
tháng chạp năm 1913, em Râja trở qua Ấn Độ. Năm 1914, em dọn về Adyar tưởng
ở đó được lâu dài. Nhưng đời sống của bậc danh nhân nào được yên lặng bao
giờ; số phận phải bôn ba nay đây mai đó, để đem ngọn đuốc thần rọi khắp nơi
khắp chốn. V́ vậy mà em Râja phải bị triệu đi Londres vào năm 1916 để cộng
tác với bà A. Besant trong cuộc vận động về Home Rule để giúp xứ Ấn Độ.
Chính trong cuộc viễn du này, mà em C. Jinarâjadâsa cưới cô Dorothy Graham
(người Anh).
Năm sau, em trở
về Adyar, và ở đó làm việc tới năm 1919 là năm em được mời qua Java. Em nhận
lời và tại đây em diễn thuyết nhiều nơi rất được hoan nghinh. Đoạn em qua
Australie (Úc châu) và Nouvelle Ze1lande (Tân tây lan).
Đầu
năm sau, (1921) em Râja trở về Adyar và được bổ nhiệm chức phó Hội Trưởng
T.T.H. thế giới.
Năm
1922, em lại qua Autralie cùng Krishnamurti, Nityananda, và ông Eritz Kunz.
Vài tháng sau, bà A.Besant lại sang qua Sydney để hiệp cùng đoàn sứ gỉa. Hầu
hết mỗi năm, em đi tuần du thế giới.
Năm
1924 em đi Etats Unis.
Năm
1925 em cũng xuất dương với anh em Krishnamurti.
Năm
1927 em lại đến Islande là xứ chưa có chi nhánh Hội Thông Thiên Học.
Năm
1928 em đến Sydney sau Đại Hội Nghị Pâques, rồi lại qua Etats Unis một lần
nữa. Đến tháng 8 năm ấy, em lại sang Londres. Nơi đây em gặp bà A. Besant và
được lịnh bà phải lập tức qua miền Trung Mỹ Quốc và Antilles. Em Râja đến
bên ấy, và phải làm việc nhọc nhằn trong mười hai tháng trời. Tại Brésil, em
diễn thuyết phải cần có người thông ngôn Bồ đào nha (Portugais). Nhưng v́ em
có biệt tài về văn ngữ nên không bao lâu em đọc được diễn văn và từ sự biết
đọc đến sự biết nói không bao xa, em nói được tiếng Bồ đào nha trôi chảy, và
từ đây thính giả càng thêm đông đảo và được hài ḷng. Cuộc tuần giáo này đem
đến cái kết quả hết sức tốt đẹp, nhiều người hiểu được thế nào là tinh thần
T.T.H.
Đến
tháng 5 năm 1930 em đi theo bà Chánh Hội Trưởng đến Anh Quốc rồi cùng về
Adyar với bà vào tháng 10 năm ấy. Từ đó em luôn luôn ở gần bà. Tấm ḷng sùng
bái của em đối với bà thật là hiếm có: ngày và đêm, bất kỳ giờ phút nào, em
luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bà trong cơn đau yếu. Có khi trong một đêm em
phải chỗi dậy hai, ba lần, khi được lịnh bà đ̣i th́nh ĺnh, nhưng em vui vẻ
và sốt sắng. Em phụng sự bà A.Besant như vậy trong hai năm trường, trước khi
bà từ giă cơi trần. Chỉ những người ở gần em mới biết tấm ḷng tôn kính yêu
thương của em đối với bà. Người ta lo sợ cho em chịu không nổi với tất cả sự
nhọc nhằn mà phải đau ốm. Nhưng v́ t́nh thương, mà em thắng nổi các sự khó
khăn và mệt nhọc (bởi v́ trước khi lâm chung bà A.Besant không muốn ai săn
sóc bà hơn là RâJa). Trước tấm ḷng hy sinh tốt đẹp ấy, bà A.Besant có viết
vài hàng tặng RâJa như vầy:
To
RâJa
With a
Brother’s love, and with deep respect for past work and reverence for future
greater achievements.
A.Besant
Dịch ra Pháp văn:
A RâJa
Avec
un amour de frère et avec un profound respect pour le travail passé et
reverence pour de futures et plus grandes réalisations.
A.Besant.
Dịch ra Việt văn:
Gởi cho RâJa
Với một t́nh thương huynh đệ, với một tấm ḷng tôn kính trước việc làm của em ở dĩ văng và sự thực hiện tối đại ở tương lai.
A.Besant.
Riêng
về phần tôi, tôi xin chung lời với bà A.Bsant để tỏ ḷng yêu kính của tôi
đối với RâJa. Luôn luôn, tôi nh́n nhận em RâJa là một người bạn tốt nhất.
Một người cộng sự trung thành và bao giờ cũng sẵn sàng vui ḷng giúp đỡ kẻ
khác. RâJa và tôi vốn là anh em với nhau trong kiếp trước, nhưng trong kiếp
này, RâJa đối với tôi c̣n hơn là ruột thịt nữa. Cầu xin ơn trên ban phước
lành cho em!
Tôi
mong rằng: lời chúc chân thành của chúng tôi sẽ giúp cuộc du ngoạn của em
dưới trần được kết quả tốt đẹp, và em sẽ được tiêu diêu tự tại, bởi v́ em
rất xứng đáng vậy.
RâJa
có viết rất nhiều sách, nhưng cuốn “L’Evolution Occulte de I’Humanlté” được
hoan nghênh hơn hết. Nhiều người muốn chúng tôi viết lời tựa cho quyển sách
tuyệt phẩm này, nhưng rất đỗi khó khăn. Quyển “La Sagesse Antique” của bà
A.Besant mặc dầu là hay, nhưng cũng không sánh được v́ nó khó hiểu. C̣n cuốn
“La Clé de la Théosophie” của bà Blavasky cũng có mục đích tŕnh bày T.T.H.
một cách dễ hiểu, nhưng theo ư tôi th́ sự sắp đặt của nó hơi giống sách phần
của Cơ Đốc Giáo. Tóm lại, quyển “L’Evolution Occulte de I’Humanlté” là quyển
tốt hơn hết để cho những người chưa biết T.T.H. là ǵ.
Lại
nữa em RâJa c̣n viết quyển “The Golden book of the Theosophical Society” nói
về lịch sử của Hội T.T.H. Trong đó có nhiều h́nh các bậc Huynh trưởng của
Hội và nhiều tài liệu tham khảo rất quư báu. Mỗi chi nhánh T.T.H. cần phải
có quyển sách này trong thư viện.
Em RâJa là một người có thiên tính mỹ thuật. Em giúp hội T.T.H. rất nhiều v́
em giải thích rơ sự liên quan giữa T.T.H. và mỹ thuật; em chỉ cách nào Hội
T.T.H. phải thực hiện để đi đến mỹ thuật. Bởi vậy, em có viết những sách sau
này: “Art and the Emotion”; “Art as Will and Idea” và “Christ and
Buddha”.(1)[1]
RâJa
có chọn lựa và xuất bản nhiều bức thư của Đức Tiên Trưởng đă gởi cho các vị
sáng tạo Hội T.T.H. buổi đầu. Em c̣n viết nhiều sách rất có giá trị, nhưng
tôi không có ngày giờ kể ra hết.
Em có
câu văn riêng biệt, không vị Hội viên T.T.H. nào bắt chước được. Em nhận
thấy hiện giờ, sự đen tối cộc cằn đă bao khắp thế gian và mỹ thuật đă đến
thời kỳ suy đồi, em cố hết sức ḿnh để cứu văn nó: từ chốn bùn lầy nước
đọng, đưa lên ngôi vị xứng đáng của nó. Em can đảm, em cố gắng trong công
việc này. Cho nên những bài diễn văn và những tác phẩm của em đều luôn luôn
có ư nghĩa mỹ thuật; em mong đem sự trong sạch và ánh sáng để đối phó với
hắc ám, xấu xa và tục tằn.
Cầu xin em được sống lâu để nêu cao ngọn cờ:
CHÂN LƯ,MỸ THUẬT VÀ BÁC ÁI!
Phỏng dịch: NGUYỄN THỊ HAI.
MỤC LỤC
1.- CHÚA VÀ PHẬT
(Christ and Buddha)
2.- CHATTA VÀ ĐỨC PHẬT
(Chatta and the Buddha)
3.-AGADE- 1500 NĂM TRƯỚC
CHÚA GIÁNG SINH
(Agade- 1500 B.C)
4.- VUA WENCESLAS NHÂN
TỪ
(Good King Wenceslas)
5.-TIỂU LỮ HÀNH
(Little Wayman)
6.- CON BẠCH TƯỢNG CON
(The baby White Elephant)
7.- CON MÈO CỦA TÔI
(my Cat)
8.- VỊ CỨU TINH
(The Helper)
9.-ĐỨC THẦY
(The Master)
CHÚA VÀ PHẬT
CUỘC LUYẾN ÁI THUẦN KHIẾT
Lẳng
lặng mà nghe, hỡi Tiểu Hoa nhi, tôi sẽ kể cho em một chuyện đời xưa, mà cũng
là chuyện đời nay nữa. Em là người phương Tây, c̣n tôi là người phương Đông.
Khi em c̣n nhỏ, trước khi ngủ, em quỳ bên cạnh giường cầu nguyện Chúa rằng:
“Chúa dễ thương, dịu dàng và hiền lành ơi!...”. C̣n tôi, cũng tuổi ấy, ngủ
trên manh chiếu, trải dưới sàn, người ta dạy tôi quỳ gối, chạm trán xuống
sàn mà rằng: “Tôi quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng”. Khi hai người đă vào
cơi mộng, em th́ tưởng Chúa , c̣n tôi th́ tưởng Phật, cả hai đều kư gởi tinh
thần nơi ḷng thương của hai Đấng Thiêng Liêng ấy, biết rằng ta sẽ tỉnh dậy
ngày mai, vào một cuộc đời hạnh phúc hơn. Này Tiểu Hoa Nhi ơi, hai ta dầu
mới gặp, nhưng đă từng, tay cầm tay, cùng nhau đi từ thuở bé, dẫu rằng nửa
quả địa cầu chia cách chúng ta.
Câu
chuyện tôi nói cho em nghe đây, người ta thuật cho tôi nghe đă lâu lắm rồi,
đến nỗi tôi không c̣n nhớ là ai nữa. Tôi c̣n nhỏ quá, có lẽ người ấy là cha
tôi vậy. nhưng tôi chẳng hề quên được câu chuyện, và hôm nay là ngày tôi
phải thuật lại cho em nghe, để em truyền tụng cho kẻ khác được biết và hiểu.
vậy th́ đoạn đầu là sự LẬP NGUYỆN.
LẬP NGUYỆN
Xưa
kỉa xưa kia, trên quả địa cầu này, có một người thanh cao và dũng khí, tên
gọi Sumedha. Thuở ấy, ra đời một bậc vĩ nhân, một vị Phật, danh hiệu là Phật
Dipankara. Ngày kia, Đức Phật và các Thánh tăng đến một thành nọ. Người
trong thành đều hết sức vui mừng, sửa soạn mọi vật cho tốt đẹp để rước Ngài.
Đường th́ quét tưới, cây th́ treo cờ, mọi việc đều được tăng vẻ trang nghiêm.
Ông Sumedha cũng giúp công vào việc ấy nữa, v́ ông cũng biết Đức Phật là Vĩ
Nhân, vinh diệu đến bực nào, nên ông muốn tỏ ḷng tôn kính. Bổn phận ông
phải bang cho bằng một khoảng đường, quét tước cho sạch và sửa soạn cho đàng
hoàng. Nhưng khi Đức Phật vừa đến, th́ công việc ấy chưa xong, c̣n chừa một
vũng nước lớn ở giữa đường, mà Đức Phật phải bước qua. Ông Sumedha không thể
chịu được như thế, liền vội vă úp mặt xuống bùn để Đức Phật bước lên ḿnh mà
đi qua. Trong khi nằm, ông thầm nguyện: “Nguyện một ngày kia, tôi được thành
Phật như Phật Dipankara; nguyện một ngày kia, tôi cũng được cứu thế”.
Đức
Phật bước qua ḿnh Sumedha bèn dừng lại, nh́n ông nằm dưới đất, đoạn Ngài
dùng huệ nhăn nh́n thẳng tương lai, thấy sau đây nhiều kiếp, Sumedha sẽ đắc
kỳ sở nguyện và trở lại thế gian này, thành một vị Phật, là Phật Gautama.
Bởi vậy Ngài nói với Sumedha và các người chung quanh rằng: “Ông Sumedha nầy
sẽ là một vị Phật và sẽ cứu nhân sinh”.
THỌ MẠNG
Sau khi lập nguyện rồi, biết bao thế kỷ đă qua, bao nhiêu Đức Phật xuống
trần thuyết pháp, mỗi vị truyền cho đệ tử cái gia tài thiêng liêng để bồi
đắp hạnh phúc cho nhân loại. Nhưng các Đức Phật này không phải do nhân loại
của chúng ta mà ra. Thuở ấy chẳng có một người trong chúng ta dám đương nổi
nhiệm vụ cao siêu ấy, nên các vị Phật đến ta là những vị Phật ở xa xăm tận
dăy Kim Tinh và từ giới Thiên Thần lận. Nhưng thời kỳ đă đến, khi mà con
người phải làm tṛn phận sự một ḿnh, và Đức Phật và Đức Bàn Cổ của nhân
loại phải là những “Đóa Hoa Người” vậy. Ai sẽ là vị Phật đầu tiên, là Đóa
Hoa lớn nhất trên cây Nhân Loại?
Lúc
bấy giờ, chỉ có hai, trong ức triệu người, cao vời hơn tất cả về Từ Bi và
bác ái: ông Sumedha và một Người nữa. Về sau, chúng ta rơ hai vị ấy là Đức
Gautama và Đức Di Lạc, hay là Phật và Christ. Nhưng hai vị, thuở ấy, tuy có
cao siêu đi nữa, cũng không ai dám đương nổi chức vụ nặng nề của một vị Phật
giống thứ tư. Nếu chẳng ai đảm đương cho kịp, th́ có lẽ thế gian phải khổ
hạnh nhiều. Nhưng dường như khó ḷng có đủ năng lực cho kịp thời, v́ hai
Ngài c̣n biết bao công việc phải làm, mà chỉ trong thời gian rất ngắn.
Rồi
th́, Tiểu Hoa Nhi ơi, v́ ḷng thương em, thương tôi và thương cả ức triệu
người như chúng ta mà Đức Phật nguyện: dầu phải gian nan đến thế nào, Ngài
cũng thúc bách cuộc tiến hóa của Ngài, để đến khi cần có một vị Phật xuống
thế gian an ủi ḷng trần, th́ sẽ có Ngài ở đấy. Kiếp này sang kiếp kia, Ngài
lao khổ, đảm đương những công việc phi phàm. Này Tiểu Hoa nhi ơi, xả thân
của Ngài thật vô tận, thành đạt của Ngài thật vô biên, đến đỗi các Bậc Đại
Tiên, khi nói đến Bác Ái, Ngài đối với nhân sinh, hy sinh, Ngài pḥ độ quần
chúng, cũng phải tôn sùng, kính phục, mến yêu. Cho nên trong hai Ngài cùng
đồng một bậc tiến hóa xưa kia, một Ngài, Đức Gautama, được thọ mạng, c̣n đức
Di Lạc cũng cùng đi với Ngài trở thành người giúp Ngài đắc lực hơn hết.
Qúa khứ
Cách đây hai ngàn sáu trăm năm, ông Sumedha được chứng quả Phật của Nhân
Loại. Lúc ấy đất sinh trưởng của Ngài là xứ Ấn Độ, nên người ta gọi Ngài là
Thái tử Siddartha gịng dơi Gautama. Nhưng khi nhiệm vụ đă xong, và khi được
đắc quả Niết Bàn, Ngài tự gọi là Samana Gautama Như Lai(1)[2].
Trong tám mươi năm Ngài sống với Nhân loại, lần này là lần cuối cùng của
biết bao nhiêu lần trước; trong bốn mươi lăm năm, Ngài thuyết pháp dạy
người, yêu chúng sinh c̣n hơn người mẹ yêu đứa con một. Ngài dạy mọi người
mọi cách, tùy theo tŕnh độ hiểu biết của họ; với nhà Sư, với bậc thông thái,
Ngài dùng văn triết lư cao siêu; với Chatta, đứa nhi đồng, th́ Ngài lại dùng
thơ nhi đồng mà dạy nó, để nó ngâm nga.
Khi
thời kỳ từ giă cơi trần đă đến, Ngài bỏ xác phàm, và không c̣n luân hồi làm
người nữa. Khi Ngài đi, Ngài giao lại cho người kế vị là Đức Di Lạc, Đức Từ
Bi, Chúa cứu thế. Cái hạnh phúc của em, của tôi và hỡi Tiểu Hoa Nhi ơi, của
cả sáu mươi ngàn triệu chúng sinh nữa.
Hiện tại
Mặc dầu vị Phật đại đức này đă từ giă trái đất ta và có đức Christ lănh
nhiệm vụ của Ngài, Ngài cũng không chịu bỏ chúng ta mà nhập vào cơi Niết Bàn
cực lạc. Ḷng hy sinh lớn nhất của Ngài để phổ độ chúng sinh vẫn c̣n hoài.
Ngài đứng trước cửa Niết Bàn mà chờ em đó. Tiểu Hoa Nhi ơi, Ngài đứng trước
cửa Niết Bàn mà chờ tôi và bao nhiêu triệu sinh linh khác, để cùng chung với
Ngài mà nhập Niết Bàn cực lạc. Đứng trước ngơ, Ngài chờ bao nhiêu thế kỷ;
Ngài để lại cho Đức Di Lạc và chư vị môn đồ cái t́nh thương huyền diệu của
Ngài, hầu nhờ đó mà phổ độ chúng ta.
Tiểu
Hoa Nhi ơi, cách đây đă 35 năm rồi, có hai vị Đại Đức, tức là Tay mặt, Tay
trái của Đức Di Lạc lập Hội chúng ta(1)[3].Khi
ấy Phật Ngài có hứa rằng: “Bao giờ trong Hội có được ba người trung thành
với nhiệm vụ, th́ ân huệ Ngài sẽ ban xuống. Nếu như thế th́, Tiểu Hoa Nhi
ơi, em và tôi có thể là hai người trong ba vị trung thành ấy chăng? Khi Hội
đă thành lập được 33 năm rồi, kỳ này chính Đức Di Lạc có hứa với ba vị hội
viên ấy rằng: Một ngày kia, ba người cùng các hội viên khác sẽ lănh nhiệm vụ
lớn lao hơn, và Ngài sẽ ban ân huệ xuống luôn luôn, để giúp chúng ta làm
phận sự. Tiểu Hoa Nhi ơi, c̣n chi vinh diệu bằng? Phải chăng lời hứa ấy đă
thực hiện rồi?
VI LAI
Giờ đây hỡi Tiểu Hoa Nhi, hăy nh́n thẳng vào tương lai. Em hăy trông cái
cảnh vật hương hoa (của chanh, cam) thơm ngát, mặt trời tươi sáng, với những
lượn sóng thân yêu này tốt đẹp bao nhiêu! Đó là tiểu thiên đàng ở dưới thế
gian, mà tôi và em đều ưa thích, nó đă hiện đến chúng ta trong những ngày
vui vẻ này.
Đời trong sạch, tâm hồn ta mạnh dạn
Giữa Tương Lai và Dĩ Văng cách xa,
Xưng lỗi rồi, Hiện tại măi sáng ḷa,
Cảnh Trời đấy, Tử thần đâu dám đến(1)[4]
(Đây là nguyên văn bài thi)
Betwixt the Coming and the Past
The flawlees life hangs fixen fast,
In one unwearying to day,
That darkens not; for sin is shriven,
Death from the doors is thrust away,
And here is Heaven.
Em đă
thấy không, chung quy rồi th́ mộng của đôi ta đă thành sự thật. Hỡi Tiểu Hoa
Nhi, ngày nay tức là ngày Lập Nguyện của chúng ta, c̣n ngày mai tức là ngày
Thọ mạng.
Này
Tiểu Hoa Nhi, giờ đây em hăy nh́n tôi. Như thế tôi đă trao cho em t́nh
thương của bà Chúa. Mà ai là bà Chúa? Ôi! Chỉ có vài người biết được mà thôi.
Có lẽ một ngày kia, tôi phải nói cho em rơ sự bí mật này. C̣n bây giờ đây,
Tiểu Hoa Nhi ơi, em hăy mơ mộng đi. Vái trời phù hộ em trên các nẻo đường
tiến bộ.
CHATTA VÀ ĐỨC PHẬT
Hỡi các em! Hăy lắng nghe tôi thuật một chuyện đời xưa. Cách đây hai ngàn
năm trăm năm, bên Ấn Độ có một đứa con trai sinh trưởng tại một đô thị không
xa thành Ba la nại (Bénares). Thuở ấy, một đứa con trai lối tám, chín tuổi
xa cha mẹ để đi học, là một chuyện thường. Người vai chính trong chuyện tôi
thuật đây là bé Chatta Mànavaka(1)[5].Khi
đến tuổi đi học, cha em bé gởi em đến thọ giáo với một ông thầy ở tỉnh nọ.
Chatta ở với thầy như người quyến thuộc. Hết giờ học nó phải quét lá khô,
tưới cây nhỏ, dọn dẹp các lối đi trong vườn, hay lượm củi.
Học
chừng một năm, tới kỳ băi trường, Chatta bèn trở về nhà. Ngày tựu trường
đến, nó phải trở lại với thầy nữa. Lúc ra đi, luôn luôn cha nó trao cho nó
một túi vàng để làm lễ vật dâng cho thầy. Thuở ấy, học phí không có giá nhất
định, v́ sự hiểu biết là một việc tôn quư không thể lấy tiền mua được, nhân
đó mới có sự tạ lễ thầy.
Chatta
là một đứa con trai tốt, ham học. Nó thuộc ḷng cả trăm bài thơ nói về Thần
Thánh, căn cội và hành vi của các Ngài, nói về chiến công của Rama và con
khỉ Hanuman, cùng mấy vị anh hùng khác. Nó cũng học nhiều chuyện ngắn dị kỳ,
viết bằng thi thơ, về thú vật, tiếng nói và cử chỉ của chúng, giống như
chuyện Mowgli và Baloo, chuyện Kaa và Bagheera.
Lúc
bấy giờ, gần thành Bénares, có một bậc siêu nhân người ta gọi là Đức Thích
Ca, Ngài vốn là một vị Hoàng tử, nhưng Ngài đă bỏ tất cả ngựa, vàng bạc,
ngọc ngà, áo quần tốt đẹp và kẻ hầu hạ, để sống một cách đơn sơ như người
nghèo khổ không có những đồ hoa lệ đó. Ngài mặc áo vàng, tay cầm b́nh bát đi
xin người nhân đức bố thí, mỗi ngày, chỉ một bữa cơm. Lúc ấy, Ngài lối 45
tuổi, gương mặt phương phi và hiền lành, cặp mắt dịu dàng. Khi gặp Ngài, ai
ai cũng phải ngạc nhiên kinh sợ, trước gương mặt kỳ diệu và đẹp đẽ của Ngài.
Người ta thường gọi Ngài là một vị Phật, và Ngài đi đến đâu, quần chúng tụ
lại đến đó, để lắng nghe lời giảng dạy. Ngài nói phải ăn ở làm sao cho được
dễ thương và nhân từ, chớ hề giết hại một sinh vật nào, và chỉ thốt ra những
lời chân chánh, dễ thương. Thiên hạ đă nghe nói như vậy nhiều lần trước rồi,
nhưng chừng Phật giảng- (dẫu bằng cách nào)- lời Ngài nghe êm dịu hơn và rất
dễ thực hành hơn.
Đức
Phật Thích Ca thương tất cả chúng sinh, và luôn luôn t́m những ai cần giúp
đỡ. Ngài biết có muôn vàn sinh linh đang đau khổ và cầu xin phổ độ mỗi ngày.
Bởi vậy nên mỗi buổi sáng, trước khi khởi việc, Đức Phật ráng t́m người nào
đáng cần sự giúp đỡ hơn hết trong ngày. Các vị Thiên Thần rất thương Ngài,
và luôn luôn sẵn sàng làm theo ư muốn của Ngài.
Mỗi
khi trợ giúp được Đức Phật trong việc phổ độ chúng sinh rồi, th́ các vị
Thiên Thần lấy làm sung sướng. Đức Thích Ca có nhiều phép Thần thông. Ngài
thấy được những kẻ ở xa, đọc được tư tưởng người, biết được sự quá khứ, vị
lai. Cho nên khi ai đến gần Ngài, Ngài đă rơ người ấy trong mấy kiếp trước
sinh nơi nào, và trong kiếp tới sẽ đầu thai ở đâu.
Một
buổi sáng kia, khi mặt trời vừa ló mọc, màn trời sắc vàng, đỏ tươi đẹp, chim
bắt đầu líu lo, Đức Phật Thích Ca, như thường lệ, lấy huệ nhăn xem đời, để
t́m ai là người đáng giúp đỡ hơn hết trong ngày; và Ngài thấy người đó chính
là Chatta vậy. Hôm ấy, Chatta sau khi nghỉ học trở lại trường, mang theo túi
vàng, là món quà của cha nó biếu thầy.
Nhưng
Đức Thích Ca c̣n thấy xa hơn nữa. Ngài thấy Chatta bị quả báo chết yểu, và
trên khoảng đường vắng, nó sẽ bị bọn ăn cướp xông đến giựt vàng và giết nó.
Thế
th́ Chatta sẽ chết! Nhưng không phải là chuyện khủng khiếp, bởi v́, các em
ơi, các em biết rằng: chỉ cái xác của Chatta bị ăn cướp giết mà thôi, chứ
thật sự, chúng nó không làm thương tổn được Chatta đâu. Khi cái xác tắt thở
rồi, th́ Chatta sẽ ở trong cái Vía nhỏ của nó, dĩ nhiên nó sẽ lấy làm lạ lắm
trước sự xảy đến, và có lẽ nó sẽ khiếp sợ một tí thôi. Nhưng ngoài sự khiếp
sợ này, nó không bị hại chi cả.
Bấy
giờ, Đức Thích Ca muốn cho Chatta đừng có chút ǵ sợ sệt và trước cảnh chết,
nó sẽ có những tư tưởng cao thượng và dễ thương, hầu sau khi bỏ ḿnh, Chatta
sẽ sống trên trời, tưởng nhớ đến Ngài và những điều tốt đẹp của Ngài dạy nó.
Ấy là cách Ngài phổ độ Chatta vậy.
Ngài
bảo mấy vị Thiên thần dắt Chatta đến Ngài. Vào buổi xế hôm ấy, Chatta được
khiến đi ngang qua đô thị này, và cũng v́ tính tọc mạch, nó muốn tháp tùng
với quần chúng để nghe Đức Thích Ca thuyết pháp. Thế th́, trong đám thính
giả nghe Phật giảng, có Chatta với túi vàng. Chatta mê man trước những tư
tưởng mới của Phật, nên lắng nghe tất cả, không sót một lời. Khi Phật hết
thuyết pháp rồi, nó không chịu dời chân theo quần chúng, nó c̣n nán lại, v́
nó muốn nh́n Phật với cặp mắt đẹp của Ngài. Khi Đức Thích Ca không nh́n ngay
nó, th́ nó lại nh́n mặt Ngài một cách say đắm. Nó nh́n, cứ nh́n và nh́n măi.
Nhưng đôi khi Đức Thích Ca nh́n ngay nó, cặp mắt phi thường của Ngài khiến
nó cúi đầu, lắng nghe chứ không nh́n nữa.
Chatta
là một đứa con trai thuộc về hạng thượng lưu, có giáo dục đàng hoàng, nên
khỏi sợ nó thất lễ. Nó c̣n nán lại, lặng lẽ, lắng nghe câu chuyện đàm thoại
giữa đám đông.
Lúc
bấy giờ quần chúng giải tán gần hết, Đức Thích Ca bèn gọi Chatta đến gần và
hỏi nó hiểu bài thuyết pháp ấy chăng?
Chatta
trả lời: “Bạch Phật con hiểu được một phần”.
Chatta
có thể lập lại những lời nguyện trong bài thuyết pháp ấy chăng? Nó lập lại
không được đúng, nên Đức Thích Ca nói lại, rồi nó lập theo như vầy:
“Tôi
nguyện không giết hại một sinh vật nào”
“Tôi
nguyện không lấy của người”
“Tôi
nguyện giữ tư tưởng và hành vi của tôi được trong sạch”
“Tôi
nguyện không nói dối”
“Tôi
nguyện không hút thuốc hay uống rượu cùng các chất độc”.
Chatta
lập lại mấy câu này, và nhờ trí nhớ dai, nên học qua một lần đă thuộc.
Rồi
Dức Phật nói: “Này Chatta, con có muốn một ngày kia làm một vị giáo chủ, một
người hướng đạo cho đời, và đưa đời đến nơi giải thoát như ta bây giờ
không?”
Chatta
là một đứa con trai nhỏ khôn ngoan, nó biết rằng: nếu nó quyết chí giống một
người nào th́ nó sẽ giống người ấy; dầu phải trải qua nhiều kiếp. Nếu kiếp
này sang kiếp khác, mà nó c̣n giữ cái nhiệt vọng ấy, th́ một ngày kia nó sẽ
toại nguyện. Bởi thế nên nó bẻn lẻn nh́n mặt Phật mà bạch rằng:
“Bạch
Phật, con muốn thế. Nếu một ngày kia, mà con giống được Ngài, th́ tốt đẹp
biết bao!”
Với nụ
cười tươi tắn, Đức Thích Ca nói rằng: “Chatta, sáng mai này, nhân lúc con
đến đây, con vừa đi vừa hát vang rân. Nếu ta cho con một bài hát, con có
chịu hát thay bài của con chăng?”
Các em
ơi, các em có thể tưởng tượng được câu trả lời của Chatta rồi! Nghĩ coi, một
bài hát hay, một bài hát làm cho nó và chỉ riêng một ḿnh nó thôi, th́ quư
thế nào!
Các em
ơi! Đức Thích Ca cũng là một nhà thi sĩ đại tài, nên trong giây lát, Ngài đă
đặt xong bài hát cho Chatta. Hiện giờ, bài hát này cũng c̣n ca lại bằng thứ
tiếng xưa, mà Ngài dùng để thuyết pháp tại Ấn Độ. Tôi(1)[6]
chỉ biết chút đỉnh tiếng ấy, và có một phần bài hát đó đă dịch ra tiếng Anh
mà thôi. Ước chi tôi là một nhà thi sĩ, có thể viết nó ra thành một bài thi
hay cho tất cả các em đều đọc được. Tuy nhiên, tôi cũng phải nói cho các em
rơ ư nghĩa bài hát này. Hăy nhớ rằng: Chatta chỉ có 13 tuổi, nên bài hát
phải thật dễ hiểu, và Đức Thích Ca muốn nó hát trong lúc nó đi với túi vàng.
Câu
thứ nhất nói: “Ngày nào thành được một vị Phật, một vị Giáo chủ của Thần và
của người, giúp đỡ cả thảy sống một cuộc đới cao quư, th́ tốt đẹp biết bao!”
Câu
thứ nh́ nói: “Tốt đẹp thay sự Minh triết, nhờ nó mà các người được trong
sạch, mạnh mẽ, khôn ngoan và dễ thương!”
Câu
thứ ba nói: “Dưới trần này có một nhóm “Người Anh Cao Quư”, là những linh
hồn đă đi trên đường Đạo, và tại làm sao khi trợ giúp được các Ngài, mấy
người lại luôn luôn sung sướng?”
Những
câu hát khác ca tụng sự tốt đẹp và sự phúc lạc của cơi trời, cùng các Thiên
thần trên ấy dễ thương thế nào, và sau khi thác rồi, đời sống chung với các
Ngài là hạnh phúc dường nào!”
Đó là
một bài hát; và Đức Thích Ca cùng hát với Chatta, nên nó dễ nhớ. Chatta học
rất nhanh, và khi học xong rồi, nó được phép lên đường đi nữa. Chatta chắp
tay lại, để trên trán, xá xuống thật sâu. Thế là nó từ giă Đức Phật.
Bấy
giờ các môn đồ nhà Phật, các vị La Hán, đoan nghiêm và đáng kính như Xá Lợi
Phất (sâriputta), Mục Kiển Liên (Moggallâna), Ânanda cùng những người khác
nữa, đều mục kích và nhớ câu chuyện này; và 35 năm sau, khi Đức Phật từ giă
cơi trần, Ânanda có thuật và viết lại cách mà Đức Chí Tôn đă dạy và giúp một
đứa nhi đồng.
Các em
ơi, chẳng phải mỗi ngày, mỗi người chúng ta đều được hân hạnh đến trước mặt
một vị cao cả như Đức Thích Ca đâu. Chatta đă chất chứa biết bao là thiện
căn, nên mới được Ngài chọn lựa trong đám đông và được phổ độ như thế! Vậy
chớ lấy làm lạ tại sao Chatta
quá cảm kích và thu cả tâm hồn vào bài hát mới này. Qua ngày sau nó đi nữa;
sung sướng và vui mừng nó ca rân bài hát đó, và nó đánh đưa túi vàng để lấy
nhịp.
Rồi
chuyện xảy ra y như Đức Thích Ca đă thấy trước. Đó là quả báo của Chatta, và
trả cho rồi là tốt lắm. Trên khoảng đường vắng vẻ, những kẻ ăn cướp xông đến
giết nó. Nhưng các em biết, thật ra, chúng nó không giết được Chatta đâu;
chúng nó chỉ giết được cái xác thịt của Chatta mà thôi. Chatta lại không
khiếp sợ trước tử thần. Nó đă chú hết tâm lực vào bài hát, nhớ tới Đức Thích
Ca, và một ngày kia sẽ giống như Ngài; nó nhớ tới tất cả sự tốt đẹp của đời
sống chung với Thiên thần. Chatta ở
trong cái Vía vẫn là một với Chatta ở trong cái xác, và như không có sự gí
làm cho nó khoái lạc bằng bài hát của nó. Liền đó, nó được siêu thăng, sống
trên trời với các Thiên thần; nơi đây, Đức Thích Ca sẽ dạy nó thêm nhiều
Chân lư mới lạ.
Thác chừng 30
năm, Chatta đầu thai lại thành Athènes. Khi khác, tôi sẽ nói cho các em nghe
những việc làm mạo hiểm của nó dưới trần.
Hởi
các em, đến ngày nay, tại xứ Phật, nam nữ học sinh, da sậm, lúc tan học,
chấp tay hát ba câu đầu của bài hát mà Phật đă làm cho đứa bé (Chatta). Mấy
năm qua, khi tôi c̣n là đứa học sinh, tôi cũng hát như vậy, đến năm sau này,
tôi đă trưởng thành và làm một vị Giáo sư tại trường ấy, tôi cũng dạy học
sinh hát bài hát đó, để tưởng niệm đến Chatta và Đức Thích Ca yêu thương của
nhân loại.
AGADE
1.500 NĂM TRƯỚC CHÚA GIÁNG SINH.
_Này em trai, em hăy ngó xuống. Em thấy ǵ?
_ Biển! Biển!
Một bà dang tay ra! Sóng biển kêu tôi đến gần bà.
_Em,
em chớ đi đâu cả. Bây giờ ta hăy trông vào đồng nội. Ta ở xứ nào đây?
_Này
là biển Lonienne (ở Hy Lạp). Không nơi nào có biển xanh như thế, phải không?
_Phải
đó em! Đây là chỗ mà em và tôi ở thuở xưa. Hăy trông theo mấy chiếc tàu nơi
cửa ḥn và nh́n vào thành phố.
_Tàu
ǵ ngộ thế? Các cánh buồm đều đỏ như vậy sao? Ta hăy đi vào đền thờ sơn
trắng trên ngọn đồi kia.
_
“Khoan đă em”. Trước hết em có muốn thấy kiếp ấy, em thế nào không? Chúng ta
hăy t́m em. Bây giờ em ḍm đi. Em đang nói ǵ đó?
_Chà!
Tôi biết tiếng bổn xứ! Đó là tiếng Hy Lạp. Tôi tên là Eurystheus. Cái tên lạ
thật! Tôi chưa từng nghe nói bao giờ. Người ta thương tôi quá! Mẹ tôi dịu
dàng làm sao! Tôi nhận ra người rồi. Lạ quá! Bây giờ tôi già hơn mẹ tôi lúc
ấy. Tôi là con trai một; có phải sung sướng cho tôi được hai người chị dễ
thương như thế chăng?
_Phải
đó em. Em đă nh́n ra hai người chị rồi chăng?
-Thưa
phải, mà tôi tŕu mến người nhỏ hơn. Chị mỉm cười lúc ấy giống như bây giờ!
Ồ! Mà Ngài cũng ở chung với chúng tôi nữa. Ngài hăy xem tất cả dân chúng đều
trông vào ngài. C̣n cha tôi đâu rồi? Phải chăng người tôn kính Ngài như bậc
Sư Phụ?
-Phải!
Cha em mến sự Minh Triết cũng như em, và cha em vẫn c̣n là đệ tử của ta. Em
hăy xem vị hải quân Đại tá dị kỳ này; người đem từ xứ ta những quyển sách
dâng cho cha em. Cha em có một cái thư viện lớn. Em tập mến sách nơi đây. Ta
sẽ cho em thấy lúc em lớn tuổi hơn chứ?
-Cha
tôi và tôi thường đến thăm Ngài tại đền thờ. Ngài ưu nhă với cha tôi quá! Và
cha tôi sung sướng biết bao, khi Ngài ca tụng đứa con trai nhỏ của người!
Tôi thích cái đền thờ trắng trên đồi. C̣n cái đền thờ nào trong thành nữa
đó? Phải chăng các vị tín đồ ấy không biết bà Chúa của chúng ta?
-Họ
không biết đâu em. Họ không phải là người Hy Lạp; họ thờ Bà Thánh Đen, chứ
không phải bà Chúa Pallas Athène, là bà Chúa Minh triết của chúng ta đâu.
Nay em biết đền thờ của ta rồi. Vậy em thấy ai trong đó?
-Một
người, hai người, c̣n nhiều nữa. Cô vũ nữ Sibyls bước oai vệ làm sao!
-Ủa,
tại sao em cười?
-Bởi
v́ xưa kia cô cũng giống y như bây giờ. Khi mà trời đă ban cho cô lời nói
th́ lời cô trôi suốt như hạt chuỗi trân châu. Cô như thế măi sao?
-Rất
ít người được trời ban cho tài nói trôi chảy như thế. Mỗi người Trời phú cho
một cái thiên tư. Cái thiên tư của cô là lời nói. Này, em xem nữa đi. Bây
giờ em là một người đàn ông rồi.
-Có
phải lúc nhỏ tôi tốt hơn chăng? Ta có thể giữ ḿnh trong sạch như thuở bé
chăng?
-Sự
trong sạch vẫn ở măi trong ḷng, em à. Em đừng quên…Ủa, sao đó em? Tại sao
em buồn?
-Ḱa!
Trong đền thờ! Bà Chúa! Bà chúa của chúng ta! Ôi! Tôi yêu bà quá! Ngài xem
ḱa, Bà sáng ḷa và mỉm cười! Bà gọi tôi, mà tôi đến không được.
-Em
ơi! Em hăy đợi đúng ngày giờ mới được đến gần Bà. Em c̣n phải làm việc cho
Bà và cho các con Bà nữa. Em không được đi. Bà là sự Minh triết của người
đời. Trước khi đến gần Bà, em phải tập thương Bà bằng cách thương nhân loại.
-Mà
tôi có thể sắp thấy Bà lần nữa chăng? Chỉ thấy lại một tia sáng của Bà được
chăng? Ôi! Tôi phải sống với sự tuyệt vọng này sao?
-Nắm
tay ta nữa đi, em…Bây giờ em thấy được hân hoan chăng?
-Dạ
thấy!
-Em
ơi! Bàn tay này thuộc về em măi…Bây giờ em hăy nh́n nữa đi. Đời sống của em
đă đến giờ cuối cùng rồi.
-Tôi
chỉ sống được có hai mươi bảy tuổi sao? Chết như thế là tốt nhỉ? Nghĩ tôi
chết tốt như vậy là chuyện đáng mừng. Mà Ngài và tôi cùng cả dân chúng trong
thành đều bị giết sạch. Phải chúng nó đông hơn chúng ta nhiều quá chăng?
-Dân
dă man ở bên đồi kia đến quét sạch chúng ta, và phá hủy thành phố. Em chống
cự mănh liệt để cứu chúng tôi trong đền thờ, để cứu cha em, mẹ em và chị em.
Ta cũng bị giết nốt, nhưng liền đó, ta lấy xác một ngư ông. Ngư ông bị chết
đuối, cái xác chưa hư, ta mới nhập vào. Bây giờ ta lại viễn du ở Á Đông. Này
em, hăy xem coi em tái sinh tại chốn nào?
-Bên
Ấn độ, và ḱa sông Gange linh thánh của chúng ta đấy
-Phải
đó em! Và em là Chatta vậy.
VUA WENCESLAS
NHÂN TỪ
Hỡi các em, các em có nghe nói về vua Wenceslas nhân từ chăng? Cách đây một
ngàn năm trước, Ngài là một vị vua tại xứ Bohême, nay người ta tôn Ngài là
bậc Thánh và cũng là một vị Tuẩn nạn nữa (Martyr). Ngày 28 tháng 9 tức là
ngày lễ của Ngài. Tánh Ngài can đảm, công b́nh, khiết bạch và ưa súng bái
Thánh thần. Trước khi vua Wenceslas thăng hà, có xảy ra nhiều chuyện lạ chỉ
rằng: nhờ sự trong sạch và thành tín của Ngài mà nhiều người khuất mặt đến
thi hành mạng lịnh Ngài.
Một
ngày kia, trước lễ Phục Sinh (Noel), vua Wenceslas ra lịnh cho sĩ quan và
nội thị rằng: “Trong những ngày lễ, người nào cũng phải có đủ củi và lương
thực; tất cả kẻ nghèo nàn, côi cút sẽ được kho vua cung cấp đủ sự nhu cầu”.
Nhưng lịnh Ngài không được thi hành chu đáo, và sau ngày Phục Sinh, nhằm lễ
Thánh Stephem, có xảy ra một chuyện như sau đây:
Có một
bài ca rất hay viết bằng tiếng Anh xưa, thuật chuyện như vầy:
Lễ Tep-Phang, nhằm khi trăng tỏ,
Tuyết đông sa, sương gió lạnh lùng.
Vua hiền dựa cửa hoàng cung,
Thánh vương Xết-Lắt(1)[7]
xem cùng thế gian,
Ngày đại lễ khắp tràn trong nước
Lộc vua hiền ban phước lê dân.
Mắt nh́n trăm họ an thân
Bỗng đâu lại gặp nạn nhân khốn cùng.
“Người nào kia, Thị đồng con hỡi,
Đêm lạnh lùng hái củi rừng sâu?
Mùa đông tuyết trắng làu làu
Người này sao lại sót màu hoàng ân?
“Tâu thánh thượng: là dân nghèo khổ,
Nhà ở gần cách độ dặm đàng
Thánh tuyền Ta niết (St.Agnes) tuôn tràn,
Chảy quanh chân núi chí đàng rừng thưa”.
“Vậy thời con hăy đưa thịt, rượu,
Cùng củi thông, mỡi thứ cho ta
Cùng nhau ta hăy xông pha
Cho người ăn uống, mặc dầu tuyết sương”.
….Rồi vua tôi lướt sông gió lạnh,
Mây mịt mù lần ánh trăng thanh
Sương dầm,tuyết phủ ḷng thành
Nhưng v́ rét quá, dồng dành củi thưa
“Tâu Thánh thượng , đêm khuya càng tốt
Rét như vầy, gió thổi rụng rời!
Bước đi nửa bước lại thôi
Tấm ḷng bang giá, vậy thời làm sao?”
“Thị đồng hỡi, con mau nghĩ lại
Tội nghiệp người nghèo phải khổ thân
Con nương dấu gót đi lần
Theo ta thẳng tới giữa cơn lạnh lùng
Rồi con sẽ bớt con run
Tấm ḷng từ thiện, ấm ḷng giá
đông!”
Nghe Thánh thượng, Thị đồng giác ngộ
Động ḷng nhân, tiến bộ lẹ làng
Nhờ t́nh bác ái thấm tràn
Với ḷng hang hái, rơ ràng thành
công
Người Tô giáo (Gia tô giáo) tấm ḷng an tĩnh
Nên chắc rằng: “Ai tính độ đời,
Của công bố thí cho người
Khó hèn, no ấm, phúc trời sẽ ban!
Đây là nguyên văn của bài ca ấy:
Good King Wenceslas looked out,
On the feast of Stephen,
When the snow lay round about,
Deep, and crisp, and even.
Brightly shone the moon that night,
Though the frost was cruel,
When a poor man came in sight
Gathering winter fuel
“Hither, page and stand by me,
If thou know’st it, telling,
Yonder peasant, who is he?
Where and what his dwelling
“Sire, he lives a good league hence,
Underneath the mountain;
Right against the forest fence,
By Saint Agnes’ fountain”
“Bring me flesh, and bring me wine,
Bring me pine- logs hither
Thou and I will see him dine,
When we bear them thither.”
Page and monarch forth they went,
Forth they went together;
Through the rude win’d wild lament,
And the bitter weather.
“Sire, the night is darker now,
And the wind blows stronger
Falls my heart, I know not how,
I can go no longer”
“Mark my footsteps, my good page,
Treat thou in them holdly;
Thou shat find the winter’s rage
Freeze thy blood less coldly”.
In his master’s steps he trod,
Where the snow lay dinted;
Heat was in the very sod
Which the saint had printed.
Therefore, Christlan men, be sure,
Wealth or rank possessing
Ye who now will bless the poor,
Shall yourselves find blessing.
Thế
th́ các vị Thiên thần đă giúp vua Wenceslas nhân từ làm tṛn việc phước
thiện bằng cách hơ ấm chân Ngài
và làm cho thị đồng lướt nổi cơn lạnh lẽo.
Vào
năm 938, vua Wenceslas bị em ngài là Boleslas giết chết. V́ chết yểu, nên
Ngài ở trên trời không lâu. Ngài đầu thai lại nữa. và cách đây 14 năm tôi có
gặp Ngài. Lúc ấy Ngài là đứa nhi đồng phương phi tâm tính dễ thương. Kiếp
này Ngài không đầu thai vào ḍng vương giả, mặc dầu quả báo đặt để Ngài làm
tên Thị đồng ở tại triều đ́nh, bên cạnh vua chúa. Từ đấy tôi không c̣n gặp
Ngài nữa; và nay tất nhiên Ngài đă trưởng thành rồi(1)[8].
Ta hăy
cầu xin kiếp này ngài trường thọ hơn, và thinh danh Ngài sẽ lưu hậu thế,
chẳng những trong đạo Gia Tô sẽ xem Ngài như bậc Thánh mà cả và thiên hạ sẽ
xem Ngài như vị cứu tinh.
TIỂU LỮ HÀNH
Khi, đến tuổi trưởng thành, chúng ta ngó lại thời kỳ ấu trĩ th́ sẽ thấy ḿnh
đă làm nhiều điều mà hôm nay rất hổ thẹn. Xưa kia chúng ta thể nào, th́ nay
các em cũng thể ấy. Ngày nay các em làm nhiều chuyện nhỏ mà về sau các em sẽ
không làm được và sẽ hối hận. Vậy tốt hơn là tất cả thanh niên hiện giờ chớ
làm như vậy. Hầu hết những hành vi lúc c̣n bé đều không xứng đáng v́ thuở
nhỏ chúng ta xấu thật. Chúng ta hành động phần đông đều do vọng tưởng. Mà:
Vọng tưởng tạo ra sự xấu hèn,
Dục t́nh cũng thế có ǵ hơn.
(Evil is wrought by want of thought,
As well as want of heart)
Đây là
bằng cớ mới xảy ra trước mắt tôi, tại châu thành Taormina ở xứ Sicile. Bạn
tôi và tôi đến đó nghỉ vài tháng mùa đông. Nơi đây trong một cái quán trọ
nhỏ nhất, có một người đàn ông khờ khạo giúp việc. Tuổi độ 40, người ấy chỉ
làm được có một việc dễ là: xách nước tại giếng chung với một cái thùng. Mỗi
ngày mười hai bận, y vác thùng trên vai, đi đi, về về, từ quán trọ tới giếng
nước; nhờ vậy mà y mới có chỗ ở và có cơm ăn.
Các em
tưởng rằng: ai thấy y cũng đều thương hại; nhưng có lẽ là một số ít thôi;
chứ phần đông đều chế nhạo y. Đó cũng là một cách làm ác, mặc dù là vô tâm
thật. Tôi để ư đến trẻ con tại chỗ chọc ghẹo y. Một khi kia, chúng tôi đi
ngang qua giếng nước, thấy trẻ con đang quấy phá người khờ ấy. Tội nghiệp, y
xoay mặt ngó chúng tôi- là khách du phương- ra dáng cầu xin che chở. Tôi
biết tiếng Ư, nên tôi la trẻ ấy được. Nhưng tôi phải la nhiều lần như thế,
trong lúc tôi ngự tại đô thị này.
Tôi
tin rằng: Các trẻ ấy không có ác ư, chúng tưởng rằng ḿnh chế nhạo chút đỉnh
như vậy là hợp pháp; nhưng sự này làm cho tôi nhớ đến câu chuyện đă xảy ra
từ lâu ở Ấn Độ. Tôi sẽ thuật cho các em một chuyện dịch trong sách xưa cho
các em hiểu rằng: tại sao một việc ác vô tâm, mà chúng ta cho là nhỏ mọn,
lại có thể gây ra cái kết quả khủng khiếp, cho ta và cho người.
Thuở
Đức Phật ra đời, có hai anh em tên là: Đại lữ Hành và Tiểu Lữ Hành. Chúng có
tên kỳ lạ ấy là v́ sự ngẫu nhiên cả hai đồng sinh lúc mẹ đang đi xa. Bởi hai
anh em không sinh tại nhà mà sinh dựa lề đường, nên người ta đặt tên một
cách tự nhiên là “Lữ Hành”, nhưng muốn phân biệt đứa lớn, đứa nhỏ người ta
thêm vào chữ lót “Đại” và “Tiểu”.
Khi
Đức Thế Tôn đến gần nơi phụ cận miền Bắc Ấn Độ thuyết Chánh Đạo của Ngài,
th́ Đại Lữ Hành đến nghe Ngài giảng, và được Ngài thâu nhận làm đệ tử. Liền
sau khi đó, Tiểu Lữ Hành nghe anh khuyên bảo, mới mặc áo vàng và đi theo
Phật.
Mà,
nói ra thật kỳ lạ, hễ bàn đến điều ǵ thuộc về tinh thần th́ Tiểu Lữ Hành
lại tỏ ra khờ khạo. Anh không thể nhớ và định trí để tham thiền. Anh ráng
học thuộc ḷng bài thi hay nói về Đức Phật. C̣n có bài thi nào giàu hứng thú
hơn để giúp anh nhớ cho bằng bài nói về Đức Phật mà anh đă được biết. Nhưng
anh cũng không thuộc!
Ḱa như sen nở buổi rạng đông,
Thanh hương ngào ngạt, nực nồng khắp nơi.
Quang vinh Đức Phật rạng ngời,
Ví như mặt nhật ṿm trời sáng choang!
(Lo I like a fragrant lotus at the dawn,
Of day full blown, with virgin wealth to scent, forth,
As in the caulted heaven beams the sun!”
Nhưng
hễ Tiểu Lữ hành học hàng này th́ quên hàng khác. Tội nghiệp thay, ráng học
trong bốn tháng có một bài thi này, mà không thuộc. Anh sẽ không ngă ḷng và
sẽ cố gắng nữa, nếu người anh của anh không xen vào. Đại Lữ Hành rất hổ thẹn
v́ em ḿnh, rồi kết luận rằng: Tiểu Lữ Hành làm ô danh Thánh Hội Áo Vàng.
Đoạn một đêm kia, Đại Lữ Hành nói với em một cách nhẫn tâm rằng: “Tiểu Lữ
Hành phải ra khỏi Giáo Hội và đừng mong làm đệ tử Phật nữa”. Tiểu Lữ Hành
biết ḿnh ngu độn, nên vội vàng tin anh nói đúng, bèn nhất định sáng mai bỏ
áo vàng, trở lại làm người thế lần nữa.
Nhưng
chuyện không thể xảy ra như vậy được, bởi v́ Đức Phật cũng như thường lệ,
lúc rạng đông, dùng phép thần thông xem xét nhân gian, coi người nào cần hỗ
trợ hơn hết trong ngày. Ngài thấy người ấy là: Tiểu Lữ Hành, cũng như buổi
rạng đông kia, Ngài đă thấy Chatta vậy. Ngài thấy: Tiểu Lữ Hành nhất định
không t́m Chân lư nữa. Mà Ngài lại c̣n thấy số của anh buộc anh phải thành
công, dù trí óc cạn hẹp. Đây là cách mà Phật hóa độ Tiểu Lữ Hành.
Trước
khi Tiểu Lữ Hành lên đường, Đức Phật đi đi , lại lại chỗ anh phải đi ngang
qua. Phút chốc, Tiểu Lữ Hành đă đến, anh thấy Đức Phật, bèn lại gần thi lễ.
Đấng
Tôn sư hỏi; “Con đi đâu đó, Tiểu Lữ Hành?”
Tiểu
Lữ Hành bạch rằng:
-Bạch Phật,
anh con trục xuất con ra khỏi Giáo Hội, và con đang đi đây.
Tiểu
Lữ Hành c̣n bày tỏ rằng: ḿnh bị anh trục xuất ra khỏi Hội Tăng già v́ tham
thiền không được.
Đức
Phật lấy làm thương hại cho anh. Ngài nói: “Tiểu Lữ Hành, con hăy cùng ta
dừng bước.”
Đoạn
Ngài dắt anh đến trước hương pḥng của Ngài; Ngài dùng phép lạ làm ra một
mảnh áo trắng, rồi trao cho anh mà rằng:
“Con
hăy quay mặt ra hướng Đông, cầm áo này rồi lập lại như sau:
“Diệt
trừ ô trược, diệt trừ ô trược”.
Nói
rồi, Đức Phật sang qua nhà ông Jivaka là người ngoại đạo, có dạ tín thành,
đang chờ Ngài.
Tiểu
Lữ Hành với tấm the hướng về phía mặt trời, làm y như lời Phật nói, anh cuốn
tṛn cái áo trắng tinh ấy, và áp trong ḷng (hai) bàn tay, rồi lập lại luôn
miệng rằng: “Diệt trừ ô trược”. Làm như vậy trong một lát, anh nhận thấy cái
áo, v́ dính nơi tay, không c̣n trắng trong, tinh anh như trước nữa. Sự công
nhận nhỏ mọn này, khiến ḍng tư tưởng của anh rung chuyển. Như một sự huyền
diệu: anh thấy ḿnh có thể tham thiền được. Một cái chân lư vĩ đại hiện
trong trí anh, anh bèn nói rằng: “Chính mới đây, mảnh áo này trắng tinh,
nhưng tại phàm nhân tôi làm mất bản tính của nó và làm cho nó lấm dơ.”
Đức
Phật đang ở tại nhà ông Jivaka, nhờ phép thần thông mà biết rằng: Tiểu Lữ
hành, dẫu trước kia khờ khạo, nay đă biết tham thiền đúng cách và đă phát
giác được một điều quan trọng. Rồi Ngài liền hiện đến trước mặt Tiểu Lữ
Hành, ngồi trên không trung và nói với anh như sau:
“Ớ
Tiểu Lữ Hành! Con chớ quan tâm đến mảnh áo tầm thường này đă hóa ra dơ, lấm;
trong người con có những sự ô trược của dục vọng và các tật xấu khác. Con
hăy diệt trừ chúng nó đi.”
Thế,
Đức Phật đă dạy người khờ biết tham thiền và phân biện những tư tưởng cùng
hành vi dữ, lành. Ngài c̣n cho biết thêm rằng: Cái trường hợp của Tiểu Lữ
Hành là cái trường hợp thích lệ v́ nó thường xảy ra trong đời. Đức Phật cắt
nghĩa cho các thính giả tại nhà ông Jivaka rơ: v́ sao Tiểu Lữ Hành tham
thiền không được, nhưng một lát, lại biết suy gẫm cặn kẽ và rơ ràng.
Đức
Phật thuật lại hai kiếp trước của Tiểu Lữ Hành. Trong một kiếp, Tiểu Lữ Hành
là một vị vua. Bữa kia vua ngạc nhiên thấy mảnh áo trắng ḿnh bị ố v́ có tay
sờ vào. Ngài mới đâm ra suy nghĩ và biết rằng: tâm tính con người trở nên
xấu là do những ư tưởng xấu vụn vặt, vụn vặt cho đến đỗi không ngờ có kết
quả ǵ ở tương lai. Trong kiếp sau này, Tiểu Lữ Hành có chế nhạo và mắng
nhiếc một người đang ráng sức tham thiền mà không được. Tội nghiệp cho người
đó, v́ lời nhạo bang của Tiểu Lữ Hành mà bấn loạn; rồi trong cơn thất vọng y
bỏ tham thiền; v́ vậy y trở nên xấu thêm. Đó là do cái ác của Tiểu Lữ Hành.
Tiểu Lữ Hành phải trả quả hai tội ác này; tại anh mắng nhiếc người khờ, nên
anh tái sinh làm người khờ, hầu trong khi đau khổ, anh tập có cảm t́nh với
những kẻ khờ khạo. Một khi trả hết quả này, anh mới trở lại trạng thái thật
của anh là: người có thể tham thiền được. Biết Tiểu Lữ Hành đă trả quả xong,
Đức Phật mới giúp anh trở về trạng thái thật, bằng cách làm cho anh nhớ
phương pháp tham thiền kiếp trước của anh. V́ vậy, Đức Phật mới làm phép hóa
ra cái áo trắng, rồi bảo anh lập đi lập lại “Diệt trừ ô trược”.
Trong
đời có một cái luật vĩ đại là: gieo giống nào th́ gặt giống nấy. Bên Ấn Độ
gọi cái Luật ấy là Luật Nhân Quả. Tội nghiệp người khờ ở Taormina! Y đang
gặt cái quả buồn đau của tội ác kiếp xưa, mà y đă gây, khi chưa đầu thai làm
người khờ khạo kiếp này. Quả xấu làm cho y đau khổ; nhưng chúng ta không ai
được phép làm tay sai cho quả xấu để đem sự đau khổ cho y. Đức Chúa nói
rằng: “Sự sỉ nhục cần phải đến, nhưng khốn cho ai là kẻ đem sự sỉ nhục
này!”.
(It
must needs be that offences come; but who to that man by whom the offence
cometh).
Khi
măn kiếp đau thương, và đến lúc “từ trần”, như người ta nói, th́ người khờ
đă trả quả xong, và trong kiếp tới anh có thể cảm thông được những người
sống lân cận anh vậy. Anh cũng sẽ tập khống chế và sửa chữa ḿnh một chút,
khi những tính thô ác trở lại.
Cái
luật nhân quả ấy cũng ứng dụng với ta nữa. Ta là những linh hồn tiến hóa hơn
người khờ ở Taormina. Ta gieo giống nào th́ sẽ gặt giống nấy. Nếu ta không
biết sử dụng sức khỏe, tiền của, uy quyền cùng trí tuệ mà quả báo đưa đến
cho ta ngày nay, khiến cho ta ăn ở độc ác hay bất công với kẻ khác, th́
trong tương lai sẽ bị đau khổ. Và trong lúc ta chịu đau khổ để trả quả, ta
làm mất cơ hội may mắn, để hưởng hạnh phúc và tiến hóa vậy. Nếu ta không
thận trọng mỗi tư tưởng, lời nói và hành vi, th́ sự việc này có thể xảy đến
cho ta cũng như nó đă xảy đến cho Tiểu Lữ Hành khờ khạo kia vậy. Và có thể,
ta sẽ không được gần Đấng Chí Tôn từ bi và hiền lành để giúp ta sống lại
cuộc đời chân thật của ta như các linh hồn xinh tươi và khả ái.
CON BẠCH TƯỢNG CON
Thuở
xưa, khi vua Brahmadatta trị v́ tại Bénarès, có một làng thợ mộc nọ không xa
châu thành. Trong làng có năm trăm người thợ. Họ quen đi ghe lên miền thượng
lưu, đến cụm rừng kia đốn gỗ làm vật liệu cất nhà. Họ làm gỗ để cất nhà một
tầng, hoặc hai tầng, và họ ghi dấu liền trên cây nào dùng làm cột v..v…Xong
rồi, họ đem đà chất xuống ghe đậu dưới sông; khi ghe đầy, họ chèo xuống miền
hạ lưu, đến châu thành bán gỗ cho người cất nhà. Khi được tiền, mấy người
thợ mộc này lại trở về miền thượng lưu, chốn cũ, để đốn gỗ làm nhà nữa.
Họ
sinh kế bằng cách ấy; khi họ dựng trại và rào rồi, họ mới ra ngoài đốn gỗ.
Bấy giờ, gần đấy có một con voi đạp phải gai keo xiêm rất nhức nhối, cẳng
sưng lên và đọng mủ. Tội nghiệp con voi ấy đau đớn vô cùng, nhưng khi nghe
tiếng đốn gỗ, nó bèn nghĩ thầm rằng:
“Nếu
tôi đi lại mấy người thợ mộc này, họ sẽ giúp tôi nhẹ bớt đôi phần”. Đoạn nó
nhảy ba chân đến gần mấy người thợ mộc, rồi đứng bên cạnh họ. Vừa thấy chân
voi sung và cây gai đâm vào, mấy người thợ mộc mới dùng lưỡi ŕu bén khoét
một lỗ tṛn chung quanh gai, rồi lấy dây cột giựt. Khi gai ra rồi, họ nặn mủ
và rửa vết thương với nước nóng; đoạn lấy cỏ thuốc xức vào; ít lâu th́ vết
thương lành.
Khi
bớt đau, con voi mới nghĩ rằng: “Mấy người thợ mộc này đă cứu mạng tôi, vậy
tôi phải đền ơn người”.
Liền
đó, nó giúp các người thợ mộc nhổ cây, và khi cây đă hạ, nó lăn giùm và t́m
hộ búa cùng những khí cụ khác; nó lấy ṿi quấn các vật ấy kéo đi như vị tử
thần hung tợn. Tới bữa ăn, năm trăm người thợ mộc, mỗi người cho nó một
miếng.
Rồi
con voi ấy sinh một con voi đực, một con voi chúa con trắng nơn nà. Nó bèn
nghĩ rằng: “Tôi già đây rồi, tôi phải để con trai tôi làm việc thế cho tôi,
rồi tôi phải đi”. Nghĩ trong trí như vậy, nó bèn vô rừng, không cho ai biết,
và khi trở về, nó dắt con theo, đoạn nói với mấy người thợ như vầy:
“Con
voi này là con trai tôi; các ông đă cứu mạng tôi, vậy tôi xin biếu nó cho
các ông để đền ơn săn sóc; ngay bây giờ, nó sẽ bắt đầu làm việc”. Đoạn con
voi cái nói với con rằng: “Từ nay con phải làm công việc của mẹ đă làm”.
Thế
rồi, voi mẹ đem con cho người, rồi vô rừng, khuất dạng.
Từ
đấy, voi con vâng lịnh người và làm bổn phận nó. C̣n người nuôi nó với năm
trăm miếng đồ ăn. Khi hết việc, nó xuống sông chơi giỡn, rồi lại trở về. Con
của mấy người thợ đeo ṿi, đuôi, cẳng nó, và chơi giỡn với nó dưới nước và
trên bờ.
Bấy
giờ Hoàng đế tại Bénarès nghe tin con bạch tượng này, Ngài muốn chiếm nó,
bởi v́ bạch tượng cực kỳ hiếm có. Nên Ngài cùng quần thần đi ghe vô làng thợ
mộc. Con voi đang đùa giỡn dưới sông, nghe tiếng trống, nó liền chạy về. Mấy
người thợ mộc đang đi nghinh giá; họ tâu rằng:
“Muôn
tâu Hoàng thượng: Nếu có phải v́ chuyện gỗ, th́ Hoàng thượng đâu lại ngự giá
đến đây? Ngài sai người đến cũng được rồi!”
Nhà
vua đáp: “Các ngươi ơi! Hăy an ḷng. Trẫm không có v́ gỗ mà đến đây đâu,
chính trẫm v́ con voi này.”
Mấy
người thợ mộc nói: “Muôn tâu Hoàng thượng, Xin Hoàng thượng vui ḷng thâu nó
và đem nó về với Ngài.”
Nhưng
con voi nhỏ không chịu đi.
Nhà
vua mới nói với nó: “Mi muốn cho ta phải làm chi cho vừa?”
Con
voi tâu rằng: “Muôn tâu hoàng thượng, xin Ngài vui ḷng đánh giá tôi và trả
tiền cho mấy người thợ mộc.”
Vua
nói : “Được”. Rồi Ngài ra lịnh cho tùy tùng chất một triệu đồng ru bi
(roupies) thành một chồng cao từ đầu chí đuôi con voi.
Như
thế mà con voi cũng không chịu đi. Người ta mới cho mỗi người thợ hai cái áo
dài, cho vợ họ vải may y phục và cho mỗi đứa con nít chơi với nó một món quà
riêng.
Bấy
giờ con voi cứ nh́n đi nh́n lại măi mấy người thợ mộc và vợ con người, rồi
mới chịu dời chân theo vua.
Nhà
vua dắt voi vào thành. Thành vua và các chuồng voi đều trang hoàng đẹp đẽ;
ḿnh voi lại phủ khảm đẹp. Nhà vua xức dầu thánh nó, và để riêng nó cho Ngài
cỡi mà thôi. Ngài xem nó như một người bạn, như bậc vương giả, và chia hai
thiên hạ cho nó.
Từ khi
con voi về với vua, th́ vua nắm trong tay tất cả quyền hành của xứ Ấn Độ.
Thuở đó, Đức Bồ Tát (là vị Phật tương lai) đầu thai làm con của Chánh hậu;
nhưng vua thăng hà, trước khi thấy mặt con ra đời. Bấy giờ, nếu con voi biết
được vua thăng hà, th́ tấm ḷng nó sẽ tan nát, nên không một ai cho nó hay
và cứ săn sóc nó như thường lệ.
Lúc ấy
vua Kosala ở láng giềng, vừa bghe tin này, liền hô to rằng: “Nước không vua!
“, đoạn cử đạo binh tiến đến bao thành. Nhân dân đóng cửa thành và trao
thông điệp cho vua Kosala như vầy:
“Chúng
tôi đang chờ sinh Đông Cung Thái Tử; nếu trong bảy ngày nữa, mà Đông cung ra
đời th́ chúng tôi sẽ giao chiến với Ngài; bằng Công chúa ra đời th́ chúng
tôi xin đem xă tắc mà dâng cho Ngài. Vậy bảy ngày nữa, Ngài hăy lại đây.”
Vua
kosala nhận lới và nói: “Được”
Qua ngày thứ bảy, Thái Tử ra đời; nhân dân mới nghinh chiến với vua Kosala.
Nhưng v́ không người cầm đầu, nên trong lúc giao chiến, đạo binh tuy lớn, mà
phải lui dần. Các quan mới tâu với Hoàng hậu rằng: “Muôn tâu Mẫu hậu, nếu
chúng ta rút lui như vầy, chúng ta e không khỏi bị thất trận. Con voi chúa
là bạn của tiên vương không hay Ngài thăng hà, không biết Đông cung đă ra
đời và vua Kosala đang khởi chiến với chúng ta. Xin Mẫu hậu cho phép chúng
tôi nói cho nó rơ”.
Hoàng
hậu y tấu, rồi mặc đồ cho Hoàng Tử, để Ngài lên gối lụa, và bước xuống cung
điện có các quan theo hầu. Hoàng hậu lại chuồng voi, để Ấu hoàng dưới chân
voi và nói rằng:
“Ngài
ôi! Bạn Ngài đă thác rồi! Chúng tôi không cho Ngài hay, sợ Ngài đau khổ. Đây
là con trai của bạn Ngài. Vua Kosala đă đến vây thành và khiêu chiến với con
tôi. Đạo binh ta đă rút lui. Vậy hoặc giả, Ngài tự giết con tôi, hoặc giả
Ngài dành lại giang sơn cho nó”.
Con
voi bèn lấy ṿi vuốt ve Ấu chúa, rồi cuốn Ngài đưa lên trán, vừa khóc vừa
la. Đoạn nó để Ấu chúa trong tay Hoàng hậu, và rống lên rằng: “Tôi sẽ bắt
vua Kosala”. Đoạn nó ra khỏi chuồng.
Các
quan nai nịt chiến giáp cho voi, trang điểm nó và ra mở cửa thành, thẳng đến
chiến trường. Con voi xông ra khỏi thành, rống lên inh ỏi, giáp chiến với
giặc, nó nhảy bổ vào trận, làm tán loạn hàng ngũ của quân nghịch.
Đoạn
nó túm đầu vua Kosala, bắt để dưới chân Ấu chúa. Nhiều người nhảy tới giết
vua, nhưng nó cản lại và nói với vua như vầy:
“Kể từ
nay, Ngài hăy giữ ḿnh, chớ để trong đầu cái ư nghĩ rằng: “Chúa của Ngài chỉ
là một đứa bé”. Cảnh cáo xong, nó bèn thả vua Kosala.
Từ đó
về sau, tất cả quyền hành xứ Ấn độ đều thuộc về tay Bồ tát và không có kẻ
nghịch nào dám khai chiến với Ngài. Đúng bảy tuổi, Đức Bồ Tát được tôn
vương, trọn đời, Ngài trị v́ công b́nh và lúc thăng hà, Ngài lên Trời.
CON MÈO CỦA TÔI
Tên nó
là Ji; nó là con mèo cái thuộc về loại mèo thường hoặc là loại mèo để xem
chơi. Khi tôi gặp nó, một buổi sáng mùa đông, tại châu thành Luân Đôn, trong
cơn rét mướt, tôi có dè đâu nó sẽ đóng một vai tuồng quan trọng trong đời
tôi gần mười năm. Chúng tôi đem nó vô nhà v́ nó đói thật. Trong cũi
chúng tôi không có thịt v́ bạn tôi và tôi đều trường trai cả. Tôi mới đi mua
một hào “thịt cho nó”. Cho ăn xong, chúng tôi bắt nó bỏ ra ngoài. Lúc ấy
chúng tôi ở trong pḥng trọ, cho nên chúng tôi, dẫu có muốn lắm đi nữa, cũng
rất khó mà chứa một con mèo.
Chiều lại,
con mèo ấy đến nữa, nó đ̣i vào pḥng. Tôi định để nó ở với một gia đ́nh nào,
đă dọn nơi khác, bỏ nó lại tự lo lấy, đó là một chuyện thường xảy ra.
Thế,
nên con mèo đến ở với chúng tôi. Mấy năm sau, tôi nghĩ rằng: đó cũng do nhân
duyên đưa đến. Về mặt thiết thực th́ ban sơ nó đă mến tôi hơn bạn tôi, có lẽ
tại tôi ở nhà thường hơn. Nó là người thứ ba của “tiểu gia đ́nh” chúng tôi.
Tôi đặt tên nó là “Ji”. Ji là danh từ vinh dự của xứ Ấn Độ để gọi ông hoặc
bà.
Ở
chẳng bao lâu, mà nó đă thích đi dạo với chúng tôi. Ban đầu, hễ tôi đi chỗ
nào gần, th́ tôi mới dắt nó theo. Chiều lại, khi chó đă bị nhốt rồi, tôi cầm
gậy to để bảo vệ nó. Thật ra, nếu nó gặp chó không mấy lớn, th́ chính nó tấn
công trước. Đó là một tật xấu của nó, mà tôi trừ không được. Ở miền ấy, nó
theo tôi vô rừng, bận đi và bận về, xa lối một phần tư dặm đường. Cẳng yếu
nhỏ của nó đôi khi bị đau xốn, tôi phải vác nó lên vai, một lát. Quả nhiên,
tôi đi đâu, con mèo cũng cố nài đi theo cho được. Lắm khi tôi phải lánh mặt
và trốn nó, mà luôn luôn tôi thấy nó ngồi trong vườn, trên đầu tường nh́n ra
ngoài. Nó tập chạy lại tôi theo tiếng hút gió của tôi, nhưng nó không hề
vâng lời. Nó chỉ biết dụ tôi đi chơi nữa, hoặc ra dấu chỉ món ǵ, khi nó cần.
Có lẽ
chính lúc tôi đi vào trường trung học là lúc con mèo đóng vai chính trong
đời tôi. Luật trường cấm dẫn chó theo, chứ không cấm dẫn mèo. Mỗi bữa tôi
dẫn nó theo, v́ nếu tôi đi đâu th́ dường như nó khô héo. Ngoài tôi ra, nó
c̣n thương một vài người nữa, nhưng nó chỉ ch́u lụy thôi, chứ không thật vui
sướng với mấy người ấy. Mỗi ngày, nó đi theo tôi đến nhà ga, bận đi bận về;
nó nằm trong giỏ để trên chiếc xe ngựa hai bánh, lúc lắc gần văng nó ra, y
như đi qua biển Manche vậy.
Lớp
học tôi ở tầng trên; con mèo nhảy ngang qua cửa sổ vô sân lầu đẹp, dạo chơi
rất thích. Vào mùa hè, nó ngồi trên cửa sổ nh́n ra ngoài, nó chú ư đến mấy
người đi lên, hoặc đi xuống. Người tử tế luôn luôn muốn dừng chân lại, trầm
trồ khen ngợi cái trán trắng, cái mũi hồng, cặp mắt khôn ngoan và kín đáo,
cùng bộ tịch trầm tư mặc tưởng của nó. Nhưng nó không hề để ư đến những
người đó chút nào; nó trông người mà mơ mộng những ngày trôi xa, bên xứ Ai
Cập và Pérou, là nơi người ta đă nh́n nhận cái bản tính bất di chuyển của
giống mèo là: tượng trưng sự dịu dàng, nhàn rỗi và sự xinh đẹp của loài
người.
Buổi
chiều mùa hạ, khi giờ đă khuya, ngoài đường vắng khách du ngoạn, con mèo và
tôi đi trong vùng Backs, từ John tới Trinité, giữa bụi lau gần Cam đă ch́m
trong giấc mộng. Có khi chúng tôi chẳng đi đâu cả, vô vườn cùng chơi giỡn
với nhau. Con mèo nhảy bổ lại chụp tôi, rồi chạy dang ra xa mấy thước, ngừng
lại đập đuôi, cặp mắt sáng ngời; tôi nhảy tới chụp nó, nhưng mới vừa trúng,
th́ nó lại vượt đi và lánh sang bên kia. Nó leo cây và khi tôi lại gần, nó
liền nhảy xuống vai tôi, mừng rỡ vô cùng, rồi lại chạy nữa. Giữa đêm khuya,
mọi vật đều yên lặng, nhiều khi chúng tôi đi lang thang qua “khám đường” đến
cầu Sights, từ New Court là nơi pḥng trọ tôi, ở về phía trường cũ.
Lắm
khi tôi về trễ, mà hễ tôi bước vào nhà, th́ tôi thấy con mèo ngồi góc bàn
giống như con Thần thoại Hy lạp (con thú đầu đàn bà ḿnh sư tử) đang chờ
tôi, mặt day ra cửa. Thấy tôi, nó liền chạy lại cạ tôi, kêu kḥ kḥ lớn
tiếng. Tôi tưởng chắc rằng: nếu móng cẳng trước nó không quá nhọn và nếu đấy
là thói quen của giống mèo, th́ nó sẽ lại ôm cổ tôi, mỗi lần gặp tôi.
Vậy
chúng tôi là đôi bạn. Nhưng chẳng bao lâu tôi bắt đầu thấy con mèo tôi thay
đổi lạ thường; nó không c̣n là một con mèo nữa, mà đă thành một hồn người,
một linh hồn bé nhỏ. Thật đấy, một linh hồn bất tử, đang khởi đi hành hương
thẳng tới con đường thần học, chỉ v́ tôi đă cho nó cơ hội thuận tiện.
Nhiều
người nói tôi: “Chú trẻ này, già rồi c̣n ǵ!”
Nhưng
họ không biết điều mà tôi đă biết, và thấy trong tương lai như tôi đă thấy.
Người
bạn tôi chủ ư đến chân thần xuống thế, thành một cá nhân trong chân thể
(corpscausal). Bạn tôi lấy thần nhăn trông nom từng bậc tiến hóa, c̣n tôi về
việc ấy th́ (hữu nhăn vô châu); nhưng tôi cũng biết được. Thỉnh thoảng người
bạn tôi để tâm nhập vào tâm con mèo, rồi nh́n đời bằng cặp mắt nó. Nghe bạn
tôi miêu tả sự lạ lùng rất là thú vị. Mọi vật không c̣n cân xứng nhau nữa:
tỷ như nó đi trên cỏ, mà bạn tôi tưởng ḿnh đi ngoài đồng hoang. Khi tôi tạo
trong trí cái h́nh dạng của pḥng tôi, th́ con mèo dường như có nhăn quang
thấy được, nhưng nó khó mà truy ra đó là cái pḥng của tôi, theo nó biết.
Tôi tưởng cái pḥng ấy ở ngang tầm mắt tôi, nó cũng tưởng cái pḥng ấy ở
ngang tầm mắt nó. Nhưng sự cân đối và liên quan của vật trong pḥng th́ khác
biết bao! Tôi tưởng tôi ngồi trên ghế, để tấm giấy nằm trên bàn; con mèo
cũng tưởng đến cái ghế và cái bàn, nhưng nó thấy tôi và vật đều đứng măi.
Nó suy
nghĩ nhiều và rành rẽ. Thật ra nó thấy rơ ràng hơn nhiều người. Nó mến bà
Besant và một đêm kia tại Sweden, lúc bà Besant tỉnh giấc, bà thấy con Ji
ngủ bên cạnh bà. Quả thật, con Ji ngủ bên Londres, nhớ bà Besant tha thiết
và rơ rệt, nên trong lúc ngủ cái vía nhỏ của nó theo luồng tư tưởng mà đi
dạo xa. Khi bạn tôi đi California, th́ co Ji và tôi qua Ceylan, ở bên kia
trái đất.Đôi khi bạn tôi diễn thuyết nhằm lúc con Ji ngủ, cái vía của nó lăn
qua lộn lại, v́ nó ngủ mà nhớ tới bạn tôi.
Nó ở
lối bốn năm tại trụ sở Hội Thông Thiên Học bên Luân Đôn. Trong mấy người ngụ
tại đó, có một người đàn ông dễ thương, nhưng lại hút thuốc. Người thương
con mèo Ji lắm, mà có tính ưa khuấy chơi, thường hút thuốc phun khói vào mặt
nó. Con Ji không hề cố oán, chỉ day mặt qua chỗ khác mà thôi. Bạn tôi xem
chừng nó, lấy tâm nhập vào tâm nó, và nói rằng: “Con mèo nh́n người hút
thuốc một cách lạ lùng; y làm nó bối rối,nó không hiểu nổi việc này. Tại sao
người đàn ông dễ thương, thông mimh như thế- (nó tin vậy)- mà lại làm một
chuyện ngu xuẩn là phà khói hôi vào mặt nó?”
Khi
kia, thế giới nhỏ của nó bị xáo trộn một lúc, bởi v́ đúng giờ ăn trưa (là
một giờ trưa) mà kiểng không đổ như thường lệ. Giờ ăn trưa đă sửa lại trễ
hơn nửa giờ, nhưng con mèo không rơ, nó mới ra ngồi ngoài thềm vườn, nghi có
sự ǵ không hay xảy đến, nó buồn bực, nh́n kẻ qua, nhười lại trong vườn.
Khi
tới lúc tôi phải trở về Tích Lan, nó theo tôi. Chúng tôi có làm một cái lồng
đặc biệt cho nó, có đầy ánh sáng và không khí ra vào. Dưới tàu, người ta để
nó trong pḥng thịt, (pḥng có sắp thịt trước vén khéo) và ít nhất, trong
ngày hai lần tôi dắt nó ra đi hóng mát trên bong tàu. Nó không để ư đến hành
khách nâng niu nó, mặc dầu nó lễ phép luôn luôn. Lúc nào có tôi ở gần bên
nó, th́ nó không hề sợ tiếng động dưới tàu, hoặc tiếng sóng biển. Nó ra khỏi
lồng, vào trong một toa xe lửa, rồi nằm ngủ trên gối, y như một hành khách,
không để ư đến tiếng động và sự vận hành. Lại nữa, nó có quyền choán một chỗ
ngồi, bởi v́ bên nước Ư phải mua cho nó một cái vé đi đường.
Vào
năm 1901, con mèo và tôi đi Adyar để dự Đại hội nghị (Thông Thiên Học ).
Chúng tôi có đến thăm bà Besant trong pḥng bà. Con ji được tiếp rước ân cần
và được người bạn uy nghiêm của nó ở Luân Đôn tưng tiu. Qua năm sau, con mèo
ji cùng đi với tôi qua nước Ư, và trong khi tôi đến các Chi nhánh để diễn
thuyết, nó cũng đi theo tôi chỗ này đến chỗ kia: mấy nhà hàng, mấy pḥng
trọ, mấy tiệm cơm trưởng giả đối với nó, chỗ nào cũng giống như nhau.
Có lẽ
nó tưởng tôi là người yêu nhất của nó, là một con mèo con to nhất, tôi lấy
làm lạ. Nhưng có một điều mà tôi phải lo nghĩ là: vấn đề con nó. Mỗi năm nó
đẻ hai lần, và tôi không thể giết con nó được. Phải t́m nhà cho chúng nó ở
là một công việc! Một ngày kia, tôi phải đi xa, từ Turin đến Gênes và từ
Gênes đến Pise, dắt theo con mèo mẹ với ba con mèo con.
Đến
nước Ư th́ nó chết, sau khi chịu đau đớn nhiều v́ nó bị mổ lấy mủ. Và bạn
tôi nói: sự đau đớn khủng khiếp và cuối cùng này tuy hữu lư, nhưng dường như
số mạng quá ư cay nghiệt đối với một con vật đa cảm như thế. Con Ji không
c̣n là con mèo nữa, mà là một linh hồn c̣n bé; nó có cái lịch sử ngắn ngủi
của quả báo xấu và tốt. Cái quả ấy đem đến cho nó niềm vui hay sự đau khổ.
Trước khi nó chết mấy tháng, Đức Nam Tào Bắc Đẩu sắp đặt cho nó trả quả thật
nhiều, nội trong kiếp thú cuối cùng này, để khi nó đầu thai làm người lần
thứ nhất, linh hồn khởi sự tiến hóa, ít bị trở ngại chừng nào hay chừng nấy.
Vậy một lần nữa, ta thấy rằng: “Không một con chim sẻ nào chết mà Đức Thượng
Đế và các Thiên thần chẳng rơ”.
Sau
khi bỏ xác, con mèo không biết ḿnh đă chết. Nó ở trong cái Vía của nó, trẻ
hơn trước, một cách tự nhiên như không có sự ǵ đă xảy ra. Chẳng bao lâu nó
vào cơi Thiên Đàng (Devachan) của nó và từ đây, nơi cơi Trời nhỏ, nó sẽ chờ
cho tới chừng nào đi đầu thai làm người.
Khi nó
chết rồi, tôi cảm thấy tôi đă làm tṛn phận sự ḿnh trong sự lành và sự thật.
Dẫu đời tôi có bị một vài trở ngại và hạn chế trong bao nhiêu năm v́ con Ji
nữa, tôi cũng cho là một dịp may ít có. Con Ji ở trong hào quang tôi ngày
đêm, lúc tôi mơ mộng, ước mong và kiến thiết. Từ điện tôi rung chuyển nó
ngày này qua ngày nọ, giúp nó tiến triển thành một hồn người. Từ bao giờ đến
bây giờ, tôi có cảm tưởng rằng: nếu các Đấng Nam Tào Bắc Đẩu có ghi lỗi
trong đời tôi, th́ các Ngài cũng sẽ ghi một chuyện mà tôi, đă thành công là:
thật dạ thương yêu và giúp đỡ một linh hồn bé nhỏ.
“Khi
bức tranh trần chót đă vẽ xong, và ống mực đă cạn và cuốn quắp lại rồi”, cái
kỷ nguyên này đă tận cùng; nhân loại sẽ qua bầu Thủy tinh để học hỏi điều
mới lạ. Nơi đây nhân loại phải khởi sự tiến hóa từ giống dân thượng cổ;
nhưng trong giống dân này, chỉ một số ít người có trí và đức mà thôi. Mong
rằng: lúc ấy tôi sẽ ở tại bầu Thủy tinh, không phải làm con chốt trong bàn
cờ như bây giờ, mà là người đánh cờ, làm hướng đạo cho Thần và cho người.
Chừng ấy, khi linh hồn thơ ấu kia, mà tôi gọi là Ji, mới đầu thai làm người,
th́ nó sẽ là con chốt trong bàn cờ của tôi, một con chốt xinh xắn và kỳ diệu,
sẽ được chăm nom kỹ lưỡng và sẽ được đẩy trên bàn cờ một cách âu yếm. Đẹp
thay, khi biết một ngày kia chúng ta sẽ làm người anh cả d́u dắt đàn em dại
ngày nay!
VỊ CỨU TINH
Tôi mệt mỏi trọn buổi xế. Cổ tôi khó chịu hơn mọi khi, nên tôi nằm dài trên
ghế trường kỷ để tại góc pḥng. Nhà yên lặng v́ vắng người, nhưng tiếng động
không dứt của thành thị từ từ, đều đều làm cho sự yên lặng không hoàn toàn
được. Trời chưa thật tối, nên tôi không cần mở đèn. Một tiếng động nhẹ nhàng
nơi cửa; nh́n lại, tôi thấy một đứa con trai mà tôi chưa hề gặp.Tôi nghĩ em
ở một căn pḥng trong biệt thự to lớn này. Tôi tưởng tôi biết mặt tất cả
người trẻ tuổi trong nhà; vậy có lẽ em trai ấy là một người khách chăng?
-Em vô
đây có chuyện chi? Và bằng cách nào? Tôi hỏi thế v́ tôi biết cửa đă đóng.
Em
không trả lời, mà lại mỉm cười, cái mỉm cười quyến rũ, xinh tươi và duyên
dáng làm sao! Em trạc chừng mười tuổi, cặp mắt dịu dàng, tóc màu nhạt chói,
mặc đồ trắng. Có lẽ em rụt rè nên không trả lời, chứ khi em mỉm cười, th́
trông em rất chân thành và ngay thẳng.
Tôi
hỏi:
-Em
tên là ǵ, hỡi em?
-Tôi
tên là Nhi đồng.
Em trả
lời như vậy và mỉm cười.
-Ủa!
đơn sơ như thế sao? Vậy, Nhi đồng tại sao em vào đây?
-Ngài
bảo tôi vào th́ tôi vào. Em trả lời.
-Ngài
bảo em vào à? Ngài nói làm sao?
(Tôi
nghĩ tốt hơn là đừng tỏ ư ǵ ngạc nhiên cả).
-
Tôi đang đọc sách, Ngài gọi tôi và nói: “Nhi đồng, em gái con đang cần con
giúp đỡ, con hăy đến giúp đi”. Thế nên tôi đến đây.
-
Em gái của em à? Mà ai thế?
-
Ông! Tự nhiên rồi!(1)[9]
-
Tôi à! Tại sao vậy? Tôi già đáng má em.
Ngài nói với em: “Tôi
cần giúp đỡ? Vậy giúp đỡ về chuyện ǵ?”
-Nhi đồng ơi, làm sao tôi thấy được Ngài, bạn thân của em?
- Dễ lắm, nếu ông là hai người th́ được.
Bởi không có thể, nên tôi
tưởng ông phải chờ tới chừng ông từ giă cơi trần mới thấy được Ngài. Ô ḱa!
Lắng nghe! Ngài nói ông có thể thấy Ngài được bây giờ. Ông hăy nh́n đi! Sung
sướng cho ông quá!
Em bèn vỗ tay một lát, đoạn
x̣e ra, ở giữa hai bàn tay có một vật, màu trắng. Em đưa tôi xem. Đó là cái
h́nh mặt người. Tôi liền biết h́nh ấy là của Người Bạn Thân em. Trong lúc
tôi đang nh́n cái gương mặt phương phi này, th́ mặt nhỏ của nhi đồng kề sát
với mặt tôi, em nh́n tôi thiết tha, đoạn em ôm cổ tôi, rồi rỉ vào tai tôi
rằng:
“Em gái ơi! Bây giờ em hiểu
chưa? Tôi nh́n mặt Ngài lần nữa, tôi liền hiểu. Em nhi đồng ấy đem đến cho
tôi cái ân huệ của Ngài, mà theo tôi biết, th́ nó là cảnh Trời vậy. Có lẽ
một ngày gần đây, em sẽ đến với tôi nữa, để nói cho tôi nghe cái “thế giới”
của em khác xa cái thế giới của chúng ta mà em cho là: “cơi mộng”.
ĐỨC THẦY
Tiên
khởi, tôi gặp Đức Thầy cách nào? Tiểu Hoa Nhi ơi! Nói ra không phải dễ.
Có
nhiều chuyện riêng về một linh hồn tiến hóa mà nói ra như phạm đến Thánh
Thần, mặc dù một ngày kia cũng phải tỏ ra để giúp người. Tiểu Hoa Nhi ơi!
Tôi bắt đầu nói với em trước nhất; và có lẽ với em tôi dễ nói hơn. Nhưng chỉ
là những lời nói suông mà thôi. Nếu em muốn hiểu được th́ em phải cảm kích
như tôi xưa nay vậy.
Cách
đây 21 năm, tại xứ nóng nực, một buổi chiều kia, khi mặt trời vừa ngă bóng
th́ đă thấy tối, v́ không có cảnh hoàng hôn, có một đứa nhi đồng và một
người đàn ông cùng nhau đi dạo. Đoạn người đàn ông từ giă đứa nhi đồng mà về
nhà. Hai người thương yêu nhau đă nhiều kiếp rồi. Nay người đàn ông đi theo
Thầy từ xa mới đến xứ có cau, dừa và mặt trời này, v́ biết tại đây, có một
đứa em trai kiếp trước cần phải gặp và phải giúp.
Đứa
nhi đồng này, chính là người em trai đó. Buổi chiều ấy, người đàn ông nói
với em về Hai Ngài(1)[10]
: Một Ngài Hiện thân là Uy lực và Bác ái. Một Ngài Hiện thân là Bác ái và Uy
Lực. Người đàn ông nói: phụng sự Hai Ngài là cái vinh diệu duy nhất; và em
nhi đồng phải tự ḿnh chọn một Ngài để phụng sự.
Tiểu
Hoa Nhi ơi! Em nhi đồng c̣n nhỏ, tôi tưởng em không hiểu hết những lời này,
nhưng em lẳng lặng lắng nghe và trước khi đi ngủ, em đă chọn rồi. Em đâu
biết rằng: em đă chọn rối từ bao nhiêu kiếp trước, bởi sự quyết định ở kiếp
này chỉ là sự hồi nhớ thích thời của một linh hồn mà thôi. Cái ḷng biết ơn
và t́nh thương là sợi dây nối chặt em với Đấng Hiện Thân Bác Ái và Uy Lực.
Nhiếu
tháng qua…và một ngày gần đây, hỡi Tiểu Hoa Nhi, v́ sự chọn lựa này mà nhân
quả bắt buộc đứa trẻ phải ĺa người anh kiếp trước, đến xứ xa để tập làm
việc cho Đấng mà em đă chọn. Rất b́nh tĩnh, em đóng trên sân khấu các vai
tuồng mà Đức Nam Tào Bắc Đẩu đă đặt để cho em.
Lần
lần em tiến bộ, từ bậc này đến bậc khác, mỗi bậc như là quen thuộc với em,
dẫu thật ra mỗi bậc đều lạ lùng và khác hẳn với sự kinh nghiệm kiếp sống
ngắn ngủi của em.
Em cắt
đứt cái ǵ buộc em với trần gian và nhân loại, em đi sâu vào tương lai vô
định, một cách hoàn toàn yên ổn và vui tươi.
Tiểu
Hoa Nhi ơi! Đôi khi linh hồn đảm đương nhiệm vụ mới: v́ nơi thế gian chúng
ta chỉ là những tên kép đóng tṛ, và sau lưng chúng ta có ư chí của linh hồn
hiểu biết và đă chọn lựa (Đấng Thiêng Liêng để phụng sự).
Tôi đă
nói, em nhi đồng này hoàn toàn tươi tỉnh. Nhưng chẳng phải em không biết cảm
động. Em rất đa cảm, song khi làm phận sự, linh cảm phải để dẹp một bên. Mà
chỉ dẹp được một lúc thôi, v́ đêm tha hương đầu tiên, em nằm trong pḥng
tàu, nước rộng mênh mông, cứ măi chia rẽ em với dĩ văng, làm cho em cảm thấy
ḿnh ly biệt với người yêu, có thể gọi là độc nhất của đời em, mà em nhớ
nhung ngày đêm không ngớt. Sự ly biệt này kéo dài, cho tới chừng nào tấn
tuồng bi kịch lạ lùng biểu diễn lại mới thôi. Tiểu Hoa Nhi ơi! Đó không phải
là t́nh thương của đứa Nhi đồng đối với một người đàn ông, hoặc người đàn bà,
mà đối với một người con trai, một người bạn nhỏ tuổi hơn em. Và bây giờ
đây, em phải ly biệt người bạn ấy, mà em gọi là ánh sáng của đời em.
Lạ
thay, lúc em từ giă bạn em, em không có cảm biết sự biệt ly này. Mà bây giờ,
em mới rơ. Tiểu Hoa Nhi ơi! Người ta nói: con người tan nát cơi ḷng, nhưng
đôi khi tôi tưởng cơi ḷng của em nhi đồng đây cũng tan nát nữa.Nếu có linh
hồn nào mà máu trái tim thấm ướt chân ḿnh, th́ linh hồn ấy là em nhi đồng
vậy. Đối với em cuộc đời đă tan nát.
Người
anh kiếp xưa của em đă lo lắng cho em, nhưng em cũng không yên ḷng, em ráng
dỗ giấc ngủ. Và đêm ấy, khi vía hai người ra khỏi xác, người anh dắt người
em, lần thứ nhất, đến đứng trước Đức Thầy.
Tiểu
Hoa Nhi ơi! Đức Thầy biết cả dĩ văng, hiện tại và tương lai của em nhi đồng.
Ngài để tay lên đầu em và ban cho em cái ân huệ của Đức Thế Tôn cao cả hơn
Ngài.
Tiểu
Hoa Nhi ơi! Hữu phước thay cho kẻ nào được cái ân huệ đó, bởi v́ nhờ nó mà
người khởi bước lên con Đường Mới!
CHUNG
Lời dịch giả: Đứa nhi đồng đây là ông C. Jinarâjidâsa thuở c̣n bé, lúc Ngài
được 13 tuổi. Người anh cả nói trên là ông C.W. Leadbeater. Ông C.w.
Leadbeater dắt ông C. Jinarâjadâsa từ Colombo sang Anh Quốc để giáo hóa. Nhờ
đấy mà ông C. Jinarâjadâsa mới trở nên một Bông Hoa hiếm có của Nhân loại
ngày nay.
[1]
Những sách này viết
bằng Anh văn chưa dịch ra Pháp văn.
[2]
.-Lời dịch giả: Người ta không gọi Đức Phật
là Đức Thích Ca Muni, v́ chữ Muni là tiếng
Phạn có nghĩa là bậc Thánh, bậc Hiền. Nếu
cho Đức Phật là bậc Thánh, bậc Hiền là sai
vậy.
[3]
.-lời dịch giả: Hội
chúng ta đây là Hội T.T.H. (Société
Theosophique) thành lập ngày 17 tháng 11 năm
1857, do bà HPB và ông Olcott, vâng lịnh hai
vị Chân Tiên là Đức M và Đức K.H.
[4]
.- Con người sống một cuộc đời trong sạch,
th́ cơi Hiện tại rất đẹp đẽ quang minh v́
các mối ưu tư phiền năo không c̣n làm lay
chuyển được nữa. Một khi con người thoát
kiếp luân hồi, tức là làm được một vị Chân
Tiên, th́ Tử thần đâu dám đến quấy nhiễu
được.( lời dịch giả)
[5]
.- Sách Pháp Môn Huyền Bí cho ta biết rằng:
Chatta là tiền kiếp của ông C.Jinarâjadâsa (lời
dịch giả)
[6]
.- là tác giả.
[7]
.- Xết Lắt là (Wenceslas).
[8]
.- Tác giả viết quyển sách này xong hồi năm
1908.
[9]
(1) Lời bàn cùa dịch giả: Người ta có nhiều
kiếp. Mỗi kiếp tạo ra nhiều dây liên ái.
Kiếp này đầu thai, có gia đ́nh, cha mẹ, vợ
chồng con cái, an hem v..v….Qua kiếp sau,
mặc dù, tạo cái gia đ́nh khác, chứ những
người quyến thuộc kiếp xưa cũng vẫn là thân
ái với ḿnh.
Có lẽ người đàn
ông nói đây (là ông C. Jinarâjadâsa)là em
gái của nhi đồng trong kiếp trước.
[10]
(1) Hai Ngài đây là hai vị Chân Tiên Đức
Morya và Đức Kouthoumi (lời dịch giả).
HOME sách TIỂU SỬ BẢN TIN H̀NH ẢNH thIỀN BÀI VỞ THƠ gifts TẾT 2006 BOOKS MAGAZINES