BÀI DIỄN THUYẾT I . THẾ NÀO LÀ YOGA ?
1. Vũ trụ là ǵ ?
2. Sự khai mở tâm thức.
3. Chơn Ngă duy nhất.
4. Làm thế nào để phát triển Chơn Ngă một cách nhanh chóng ?
5. Yoga là một khoa học.
6. Hai phần trong con người.
7. Các trạng thái của Trí tuệ.
8. Samadhi.
9. Về sách Yoga.
10. Vài định nghĩa.
11. Thượng Đế ở ngoài và ở trong ta.
12. Những Biến đổi của Tâm thức và những Rung động của Vật chất.
13. Trí thức.
14. Các giai đoạn của Trí thức.
15. Tâm thức hướng ra ngoài hay xoay vào trong.
16. Đám mây.
BÀI DIỄN THUYẾT II . CÁC MÔN PHÁI YOGA Ở ẤN ĐỘ
1. Sự liên quan của Yoga với các môn phái triết học Ấn.
2 . Trí thức.
3 . Thể Trí.
4 . Cái Trí và cái Ngă.
BÀI DIỄN THUYẾT III . YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
1. Những phương pháp Yoga.
2. T́m cái Ngă bởi cái Ngă.
3. T́m cái Ngă bằng cái Vô Ngă.
4. Yoga và Đạo lư.
5. Sự cấu tạo các trạng thái cái Trí.
6. Vui sướng và Đau khổ.
BÀI DIỄN THUYẾT IV
YOGA TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỰC TẾ
1. Sự ngăn chận các trạng thái của cái Trí.
2. Tham thiền hữu chủng và vô chủng.
3. Sự sử dụng chân ngôn.
4. Sự định trí.
5. Các trở ngại.
6. Những khả năng về Yoga.
7. Ra đi và Trở về.
8. Tinh luyện các thể.
9. Bọn giữ cửa.
10. Sự chuẩn bị.
11. Đoạn Kết.
ĐƯỜNG
VÀO YOGA
AN
INTRODUCTION TO YOGA
Tác giả ANNIE
BESANT
Dịch giả
Vũ thị Dung
Những bài diễn thuyết trong quyển sách nầy nhằm mục đích phác họa đại cương của khoa Yoga để chuẩn bị sinh viên nghiên cứu và thực tập Giáo lư Patanjali , một tác phẩm quan trọng nhất về Yoga. Với sự cộng tác của bạn tôi là Bhagavan Das, tôi đă dịch giáo lư nầy cùng các lời b́nh luận của Vyasa, kèm một bản chú giải khác viết theo ánh sáng Thông Thiên Học.
Để công việc chuẩn bị nầy được rơ ràng, tôi sẽ trích dẫn nhiều đoạn trong giáo lư của Patanjali. Tuy nói rằng các bài diễn thuyết nầy dành cho sinh viên, chớ chúng nó cũng có thể đem lại cho các độc giả một vài kiến thức về khoa Yoga, Khoa học của các Khoa học, và khuyến khích một vài người khác lưu tâm nghiên cứu khoa quan trọng nầy.
BÀI DIỄN THUYẾT I
THẾ NÀO LÀ YOGA ?
Trong buổi nói chuyện đầu tiên nầy, chúng ta t́m hiểu khoa Yoga một cách tổng quát, xác định vị trí của nó trong trật tự thiên nhiên, và vạch rơ các đặc tính và mục đích của nó trong cơ tiến hóa của nhân loại.
VŨ TRỤ LÀ G̀ ?
Trước hết, ta hăy nh́n thế giới xung quanh chúng ta. Lịch sử của nó nói lên những ǵ ? Nó hiện ra như một đại cảnh linh động, trong đó con người hoạt động không ngừng, sự việc xuất hiện liên tiếp, nhưng sự thật, đó chẳng qua là các tṛ múa men của những bóng mập mờ. Các dân tộc, các vua chúa, các chính trị gia, các quan lớn quan nhỏ, các đạo binh hùng hậu, tất cả chỉ là nhân ảnh. C̣n các sự việc như là chiến tranh và cách mạng, hưng thịnh và suy vong của các quốc gia th́ xa sự thật hơn nữa. Dù các sử gia có khảo cứu sâu rộng đến mức nào cũng vậy, dù tâm trí của họ bao quát đủ mọi lănh vực từ nền móng kinh tế, tổ chức xă hội đến các khuynh hướng tư tưởng th́ họ cũng chỉ lẩn quẩn giữa những h́nh, những bóng phóng ra do các sự thật vô h́nh. Cơi đời là do ảo ảnh dựng lên và những giá trị mà ta gán cho nó, đều sai lạc. Biết bao sự việc được người đời quí trọng nhưng lại không có một giá trị ǵ dưới mắt của các nhà huyền học. Những hạt kim cương chói ḷa chẳng qua là những mảnh kiếng vụn đối với người hiểu biết.
Ngai vàng, điện ngọc, quyền thế, vinh quang của người đời không có một nghĩa lư ǵ đối với ai đă thoáng thấy Chơn Ngă uy nghi. Vậy th́ cái ǵ là thật, cái ǵ là quí ? Câu trả lời của chúng ta sẽ khác hẳn câu trả lời của người đời.
Vũ trụ có là v́ Chơn Ngă.
Đấng Tạo hóa lập ra Vũ trụ không phải để cho chúng ta góp công tô điểm hay chiếm đoạt những điều mong ước, cũng không phải để cho người đời đẹp tai, vui mắt. Đành rằng Vũ trụ là một kỳ công với ṿm trời xanh thẳm, với núi cao trắng tuyết, với thung lũng xinh tươi hoa lá, với trùng dương bát ngát lúc an tĩnh dịu dàng, khi ba đào rào rạt, nhưng các sự ấy sở dĩ có không phải chính cho chúng nó mà v́ sự ích lợi của chúng đối với Chơn Ngă : tất cả ở chúng nhằm giúp Chơn Ngă biểu hiện.
Mục đích duy nhất của cơi đời tuyệt mỹ với các nỗi vui buồn là giúp Chơn Ngă biểu lộ quyền năng của Nó. Từ tinh vân đến Thượng Đế, tất cả sở dĩ có là v́ Chơn Ngă. Hạt bụi li ti ở cơi Trần, vị Đại Thiên Thần cao cả ở Thiên giới, cọng cây mọc ở kẹt đá, ngôi sao chiếu trên trời cao, tất cả sở dĩ có là để cho những mảnh nhỏ của cái Ngă ẩn trong muôn vàn sắc tướng có thể thực hiện bản tính duy nhất của chúng và biểu lộ các quyền năng của chúng xuyên qua vật chất.
Ở hạt bụi nhỏ nhoi cũng như trong vị Thần cao cả, đều có một nguyên lư duy nhất : Chơn Ngă. Ấy là các Jivatmas, các Điểm linh quang sống động; chúng là Mamamsaha , là một phần của Ta như Đức Krhisna đă gọi. Vũ trụ có là v́ chúng. V́ chúng mà mặt trời mọc, mà sóng cuộn, gió thổi, mưa sa : có vậy, Chơn Ngă mới lần lần ư thức được ḿnh đang biểu hiện trong vật chất, đang ẩn ḿnh trong Vũ trụ.
SỰ KHAI MỞ TÂM THỨC
Một trong các ư niệm quí báu mà Thông Thiên Học không ngừng nhắc đến là các sự việc vẫn lập đi lập lại măi theo một trật tự nhất định, trong các cuộc tuần hoàn lớn hay nhỏ. Nhờ vậy,khi ta hiểu được một cuộc tuần hoàn là ta sẽ hiểu được các cuộc tuần hoàn khác. Sự xây dựng Vũ trụ và sự xây dựng con người đều theo những qui luật y hệt nhau. Những luật qui định sự khai mở quyền năng của cái Ngă trong Vũ trụ từ tinh vân đến Thượng Đế cũng là những định luật chi phối sự phát triển tâm thức ở con người. Nếu bạn hiểu các định luật ấy trong cái nầy th́ bạn sẽ hiểu được trong cái kia. Nắm vững chúng trong cái lớn, bạn sẽ hiểu được cái nhỏ dễ dàng.
Sự tiến hóa từ viên đá đến Thượng Đế tiếp diễn trong một thời gian dài như vô tận. Trong phạm vi nhân loại, thời gian đăng đẳng ấy thu lại trong một cuộc tuần hoàn ngắn, ngắn đến đỗi như không có. Ở mỗi cá nhân, trong một cuộc tuần hoàn c̣n ngắn hơn nữa, một sự tiến hóa tương tự diễn tiến nhanh chóng nhờ các sinh lực tạo được trong quá khứ. Các sinh lực nầy biểu hiện và thức động lần lần trong cuộc tiến hóa và mỗi lúc đều được tăng cường. Khởi đầu, chúng nó phát triển, củng cố và kiện toàn trong loài kim thạch; rồi khi trở nên quá thanh cao đối với giới kim thạch, chúng sang loài thảo mộc. Ở loài nầy, chúng nó cũng phát triển tính chất thiêng liêng thêm măi cho đến lúc chúng nó trở nên quá dũng mănh đối với loài nầy th́ sang loài cầm thú. Chúng nó tiếp tục phát triển măi và đồng hóa các kinh nghiệm đă thu thập được ở loài nầy, và đến một lúc nào đó, chúng vượt qua khỏi tầm mức thú cầm để tiến sang nhân loại. Trong con người, chúng vẫn tăng trưởng nhanh chóng để rồi cũng phá vỡ giới hạn con người và tiến từ hàng nhân loại sang bậc siêu nhân. Sự diễn tiến cuối cùng nầy là Yoga.
Con người tăng trưởng như thế nào ? Ở quá khứ, nhân loại trên quả địa cầu nầy đă tiến hóa trong một thời gian rất dài ở nhiều dăy khác, tiến hóa như tôi đă nói, từ kim thạch sang thảo mộc, từ thảo mộc sang cầm thú, từ cầm thú đến con người và khi thành người, nhân loại được di chuyển từ mặt trăng sang qua bầu chúng ta đang ở mà chúng ta gọi là trái đất. Ở đây, chúng ta có đằng sau chúng ta tất cả sinh lực của một quá tŕnh tiến hóa rất dài, nhờ vậy mà khi chu kỳ tiến hóa ngắn ngủi hơn là Yoga bắt đầu, th́ một sức mạnh chất chứa từ lâu thúc đẩy chúng ta, nên chúng ta tiến rất mau. Chúng ta phải liên kết Yoga của chúng ta với sự khai triển tâm thức tổng quát qua các giai đoạn của nó., nếu không, chúng ta không sao hiểu nó được. Là v́ sự tiến hóa tâm thức trong Vũ trụ cũng giống hệt các định luật của Yoga, các nguyên tắc qui định việc khai triển tâm thức trong cuộc đại tiến hóa của nhân loại cũng là những nguyên tắc qui định Yoga nhằm khai mở nhanh chóng tâm thức của mỗi người. V́ vậy, trái với nhiều người tưởng, Yoga không có ǵ mới mẻ cả. Sự tiến hóa luôn luôn có tính cách duy nhất ngay từ lúc khởi thủy, với các giai đoạn giống nhau, với các kết quả y nhau. Dù bạn nghiên cứu sự khai mở tâm thức trong Vũ trụ, trong toàn thể nhân loại hay trong một cá nhân, những qui luật bạn phải học là những qui luật chung. Trong Yoga, bạn tập áp dụng các qui luật ấy để phát triển tâm thức của bạn. Tất cả định luật đều là một, mặc dù có vẻ khác nhau ở mỗi giai đoạn tiến hóa.
Khi bạn nh́n Yoga như thế, nó không c̣n xa lạ nữa. Trái lại, trong lúc bạn tập mở mang tâm thức, bạn sẽ t́m hiểu luôn sự tiến hóa tương ứng của các h́nh thể, và bạn sẽ hết ngạc nhiên khi được biết rằng một ngày kia, bạn sẽ vượt giới hạn con người để bước vào hàng tiên thánh trong một cơi mà bản tính thiêng liêng sẽ bộc lộ rơ ràng hơn.
CHƠN NGĂ DUY NHẤT
Chơn Ngă ở con người và Đại Ngă trong Vũ trụ là một. Các khí lực vô biên biểu hiện trong trời đất đều có ở bạn trong trạng thái tiềm tàng như những mầm non. Ngài, Đấng Tối Cao, Ngài không c̣n tiến hóa nữa. Ở Ngài, không có cái ǵ tăng cái ǵ giảm. Các Jivatmas, các Điểm linh quang ở con người, là một phần của Ngài, và chúng nó cố phát triển quyền năng sẵn có của chúng trong vật chất lúc gặp hoàn cảnh thuận tiện. Khi bạn ư thức rơ ràng sự duy nhất của vạn thù, bạn sẽ thấy Yoga là một điều có thể thực hiện được.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN CHƠN NGĂ
MỘT CÁCH NHANH CHÓNG ?
Hiện nay, các bạn là những người có học và biết suy tư. Như thế, bạn đă tiến qua một quăng đường dài từ hạt bụi là h́nh thể đầu tiên của Đấng Thánh Linh đến Thánh điện thờ Ngài là h́nh thể bây giờ của bạn. Đấng Thánh Linh ngủ ở kim thạch, thức động ở thảo mộc và cầm thú, và đến con người th́ tiến tới một mức rất cao mà người vô minh tưởng là tột đỉnh. Đến đây bạn há dừng chân sao ? Tại sao bạn lại không tiến nữa ? Tâm thức của bạn há không thể khai mở thêm để đạt quả vị tiên thánh sao ?
Bạn cần ư thức rơ rằng, các định luật tiến hóa của sắc tướng và các định luật phát triển tâm thức ở Vũ trụ và ở con người đều giống nhau, và chính các định luật nầy giúp nhà yogui khai mở các quyền năng ẩn tàng của họ. Có thế, bạn sẽ không nhất thiết phải rút vào núi, vào hang, hoặc phải ẩn trong rừng sâu hay sa mạc mới có thể hợp nhất với Chơn Ngă, v́ Chơn Ngă lúc nào cũng hiện diện trong bạn cũng như ngoài bạn. Đôi khi, v́ mục đích riêng biệt nào đó, sự ẩn dật cũng hữu ích, và thỉnh thoảng, chúng ta cũng nên lánh xa các nơi phồn hoa náo nhiệt. Dù sao, chúng ta phải ghi nhớ rằng Thượng Đế dựng nên Vũ trụ là để khai mở quyền năng của Chơn Ngă, vậy chính tại đó, nhà yogui mới t́m được môi trường thích hợp nhất gồm đầy đủ yếu tố cần thiết được dự trù bởi minh triết thiêng liêng. Nếu mục đích ở cơi đời là để mở mang Chơn ngă th́ tại sao ta lại trốn nó ? Hăy đọc Đấng Krishna trong quyển kinh quan trọng nhất về Yoga là quyển Bhagavad Gita , Ngài dạy đạo ngay ở băi chiến trường chớ không phải trên đỉnh núi, và Ngài dạy cho một chiến sĩ đang xông pha trên mặt trận chớ không phải một tu sĩ ẩn dật trong rừng sâu. Yoga phải được tập ngay ở băi chiến trường. Những ai không đối phó nổi với cuộc đời th́ cũng không đủ sức đương đầu với các khó khăn của Yoga. Nếu bạn thảm bại trước ngoại cảnh th́ làm sao bạn có thể chiến thắng các khó khăn nội tâm ? Nếu bạn chùn chân trước phiền năo nhỏ nhặt của cuộc đời, làm sao bạn có thể mong ước vượt qua các nỗi khó khăn mà các nhà yogui hằng gặp ở mỗi bước đường ? Lầm lạc thật nhiều cho những ai nghĩ rằng muốn đạt đạo th́ phải xa lánh cuộc đời, và muốn được b́nh an th́ phải ẩn dật ở một nơi hẻo lánh.
Thực ra, ở quá khứ bạn đă tập Yoga một cách vô tâm, tập ngay từ lúc bạn chưa có một tâm thức riêng biệt, tự ư thức được nó. Vậy th́ nguyên tắc đầu tiên phải nhớ kỹ, Yoga chẳng qua là một cách mở mang tâm thức có phương pháp và nhanh chóng.
Do vậy, chúng ta có thể định nghĩa Yoga như là sự áp dụng hợp lư những định luật mở mang tâm thức vào trường hợp cá nhân. Phương pháp Yoga chỉ có thế : bạn t́m hiểu các định luật khai mở tâm thức của Vũ trụ rồi bạn áp dụng vào trường hợp riêng của chính bạn. Bạn không thể áp dụng nó cho một người nào khác mà chỉ để riêng ḿnh thôi. Đó là một nguyên tắc chính yếu. Vậy định nghĩa của tôi cần được bổ túc như sau : Yoga là sự áp dụng hợp lư những định luật mở mang tâm thức cho mỗi trường hợp cá nhân.
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
Nguyên lư thứ hai cần nhớ : Yoga là một khoa học. Quả thế, Yoga là một khoa học chớ không phải là mộng ảo hay một mớ kiến thức tưởng tượng, mù mờ. Nó là một khoa học thực dụng, một hệ thống định luật rơ ràng và mạch lạc nhằm một mục đích nhất định. Nó căn cứ trên các định luật của khoa tâm lư về sự mở mang toàn thể tâm thức của con người ở các cơi và áp dụng chúng nó vào các trường hợp riêng. Sự áp dụng hợp lư các định luật về sự mở mang tâm thức nầy cũng theo đúng các nguyên tắc được áp dụng hằng ngày ở các địa hạt khác nhau của khoa học. Chung quanh bạn, bạn có dịp thấy khi trí thông minh hợp tác với thiên nhiên th́ nhiều cuộc diễn tiến thiên nhiên được gia tốc một cách phi thường. Chúng ta thường phân biệt giữa sự tăng trưởng nhân tạo và sự tăng trưởng thiên nhiên không phải là không có lư, v́ trí thông minh con người có thể hướng dẫn sự diễn tiến các định luật thiên nhiên. Khi chúng ta đề cập đến Yoga, chúng ta cũng ở trong địa hạt khoa học thực dụng y như người làm vườn hay người chăn nuôi áp dụng các định luật thiên nhiên trong việc chọn giống. Họ không thể vượt qua các định luật thiên nhiên và cũng không thể chống lại được. Họ phải tuân theo các định luật chi phối sự tiến hóa vạn vật, nhưng họ có thể thực hiện trong một vài năm một công việc mà tạo hóa phải mất cả ngàn năm mới làm xong. Bằng cách nào ? Bằng cách sử dụng trí thông minh của con người để chọn các định luật thích ứng và giải trừ các định luật chống đối. Như vậy, trí thông minh giúp chúng ta sử dụng hợp lư các quyền năng thiêng liêng tổng quát vào những mục tiêu riêng.
Hăy xem người nuôi chim bồ câu. Từ chim cu xanh họ đă tạo được một giống bồ câu lông xù và đuôi rẽ quạt. Họ làm sao mà được thế ? Họ chọn từ đợt chim nầy đến đợt chim khác những con có đặc điểm y muốn. Đoạn y pha giống, tạo những cơ hội thuận tiện, lựa đi lựa lại như thế măi cho đến khi y được cái giống đặc biệt y muốn tạo thành. Nếu trí thông minh không tiếp tục hướng dẫn, cứ bỏ mặc chúng th́ các con bồ câu nầy sẽ trở lại giống đầu tiên.
Hăy xem người trồng tỉa. Với loại hoa hồng dại, họ đă tạo đủ thứ hoa hồng nhà rất đẹp. Hồng năm cánh ở hàng rào, sản phẩm của thiên nhiên, nay đă trở thành hoa hồng nhiều cánh. Họ đă làm sao ? Họ lấy phấn hoa của cây nầy đặt vào nhụy cái của cây kia, nghĩa là họ làm công việc của con ong, con bướm, nhưng họ chọn cây nào có những đặc điểm vừa ư và chọn đi, chọn lại măi như thế cho đến khi nào họ sản xuất được một giống hồng đẹp. Hồng nầy khác hẳn hồng dại, khác cho đến nỗi bạn phải theo dơi từ đầu mới biết được nguyên lai.
Sự áp dụng của định luật tâm lư trong khoa Yoga cũng thế. Yoga là sự áp dụng vào trường hợp cá nhân các qui tắc mà chúng ta được biết về sự khai mở tâm thức chúng ta ngay trong cơi đời, v́ cơi đời là một kỳ công của Thượng Đế, rất thích hợp với mục đích nầy. Do vậy, nhà yogui một khi đă chọn mục tiêu th́ t́m được ở cơi đời tất cả những ǵ ông cần để thực tập Yoga và hiểu biết Chơn Ngă một cách nhanh chóng. Định luật th́ nhiều, ông có thể lựa cái nào cần, bỏ qua những cái không hữu ích, áp dụng cái thiết yếu và nhờ thế, ông có thể đạt những kết quả mà thiên nhiên phải mất rất nhiều thời gian mới thực hiện được.
Như vậy, Yoga không quá sức bạn. Một vài lối thực tập Yoga bậc thấp, một vài cách áp dụng đơn giản những qui luật mở mang tâm thức sẽ giúp ích bạn ở cơi nầy và ở nhiều cơi khác nữa. Là v́ bạn sẽ gia tốc sự tăng trưởng của bạn khi bạn biết lợi dụng các quyền lực mà thiên nhiên ban cho bạn và giải trừ các điều kiện vô ích hay có hại cho bước tiến của bạn. Nếu bạn quan niệm Yoga như thế thay v́ đọc một vài đoạn sách Phạn ngữ dịch sai th́ Yoga sẽ trở nên một điều hữu ích và thực tế, và bạn sẽ thấy rằng muốn trở nên một nhà yogui, bạn không cần đợi một kiếp lai sinh.
HAI PHẦN TRONG CON NGƯỜI
Có nhiều từ ngữ dùng trong khoa Yoga cần được biết rơ. Bởi v́ khoa nầy nhằm một mục đích đặc biệt và nghiên cứu con người dưới một khía cạnh khác thường, nên ở con người nó chỉ biết có hai phần : phần trí và phần thể. Dù sao con người cũng là một đơn vị, đơn vị tâm thức. Đó là một điều phải hiểu rơ. Trong các lớp vỏ chỉ có một con người mà thôi, vậy người ThôngThiên Học cần kiểm chính các ư niệm của ḿnh khi khởi đầu học Yoga. Để hiểu sự cấu tạo con người, Thông Thiên Học phân chia con người ra nhiều thành phần, và sự phân chia nầy rất cần và rất đúng. Chúng ta nói đến thể xác, thể vía và thể trí hay Sthula-sarira, Sukshma-sarira, Karana-sarira và v.v. . . Đôi khi, chúng ta cũng chia con người ra Anna-maya-kosa, Prana-maya-kosa, Mano-maya-kosa v.v. . . Nếu chúng ta chia con người ra nhiều thành phần như thế là để t́m hiểu cho rành rẽ, nhưng v́ chia như vậy, chúng ta thường quên hẳn con người đi mà chỉ lưu ư đến các thành phần nầy.
Yoga có tính cách vừa thực tế vừa tâm lư. Tôi không chỉ trích sự phân chia thường thấy ở các môn học bởi sự phân chia ấy rất cần, nhưng v́ mục đích thực tế, Yoga chỉ xem con người có hai phần : phần trí và phần thể, nghĩa là một đơn vị tâm thức trong một bộ vỏ bao quanh. Hai phần nầy không phải cái Ngă và cái Vô Ngă. Là v́ trong Yoga, Chơn Ngă có nghĩa là tâm thức cộng những chất liệu mà nó không thể phân biệt là khác nó, c̣n Vô ngă là những ǵ nó có thể bỏ qua một bên.
Con người không phải là Chơn Ngă thuần túy hay tâm thức thuần túy, là Samvid. Trong Vũ trụ cụ thể, tâm thức luôn luôn hiện ra trong những lớp vỏ lắm khi rất tinh vi. V́ vậy, đơn vị tâm thức bao giờ cũng kết liền với vật chất, và Jivatma hay Chơn Thần luôn luôn gồm thêm một phần vật chất.
Để được rơ ràng, khoa Yoga dùng hai từ ngữ để tŕnh bày sự cấu tạo con người, ấy là Prana và Pradhana : sinh khí và vật chất. Prana không phải chỉ là sinh khí của xác thân, mà là toàn thể sinh lực của Vũ trụ hay nói một cách khác, là phần sống của Vũ trụ.
Thần Indra nói : Ta là Prana. Prana đây là toàn thể sinh lực, là tâm thức, là trí tuệ. Pradhana có nghĩa là vật chất. Đối với nhà yogui, cái vỏ là những chất liệu của ngoại cảnh thuộc về con người họ, nhưng họ cố tách rời khỏi nó và phân cách nó khỏi tâm thức họ.
Sự phân chia nầy rất quan trọng và hữu ích nếu bạn hiểu nó tận gốc. Lẽ dĩ nhiên, khi bạn nh́n vấn đề trong toàn thể, bạn sẽ thấy Prana (sự Sống cao cả hay Chơn Ngă) luôn luôn hiện diện trong mọi vật, và các vỏ, các thể cũng hiện diện ở mọi mức độ, dưới những h́nh thức khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm Yoga thực hành th́ Prana hay Chơn Ngă là những ǵ mà con người c̣n xem như là chính ḿnh, cả những cái vỏ vật chất mà tâm thức chưa thể tách ra được. Đối với nhà yogui, đơn vị ấy là Chơn Ngă, bởi vậy nó có thể xem như là một định lượng có thể biến đổi. Nhà yogui tập vứt bỏ lần lần các thể và mỗi lần thế ấy ông nói : Tôi không phải cái nầy. Như vậy, ông lần lần tiến lên cái điểm cao nhất, nơi đó, tâm thức chỉ c̣n nằm trong một lớp vỏ duy nhất, một nguyên tử vật chất duy nhất là Chơn Thần. Trên phương diện Yoga thực tập, con người hành động, con người ư thức gồm những ǵ chưa thể tách ra khỏi phần vật chất bao bọc nó hay liên hệ đến nó. Từ thể chỉ dùng để gọi những ǵ mà nhà yogui lần lần để qua một bên và nói Tôi không phải là cái nầy, cái nầy là của tôi. Ở khoa Yoga, chúng ta gặp một loạt từ ngữ thường được lập đi lập lại măi. Vyasa nói : Tất cả trạng thái của trí tuệ đều có ở mỗi cơi , và khi ta quan niệm con người như thế, chúng ta sẽ có thể dùng một loạt từ ngữ ấy nhưng với ư nghĩa mỗi lúc mỗi tinh vi hơn. Tất cả đều tương đối và cũng là thật ở mỗi giai đoạn tiến hóa.
Với mức độ tiến hóa hiện tại, nhiều người nhận thức rơ ràng rằng xác thân vật chất là cái thể duy nhất mà chúng ta có thể nói nó không phải là tôi. V́ vậy, trong khoa Yoga thực tập, những từ ngữ dùng để gọi các trạng thái tâm thức hay các trạng thái trí tuệ được áp dụng trước tiên để diễn tả tâm thức thức tỉnh trong thể xác. Đó là trạng thái thấp nhất và khi từ đó, bạn tiến lên lần lần, những từ ngữ sẽ có một ư nghĩa khác để gọi các trạng thái trí tuệ mới và cũng dễ nhận đối với các trạng thái thấp hơn. Nếu bạn muốn áp dụng đứng đắn các từ ngữ dùng để diễn tả tâm thức, bạn nên phân tích kỹ lưỡng tâm thức bạn để t́m ra phần nào là tâm thức và phần nào là phần vật chất c̣n kết liền với nó mà bạn chưa thể tách ra.
CÁC TRẠNG THÁI CỦA CÁI TRÍ
Chúng ta t́m hiểu vấn đề một cách rành mạch hơn. Thường chúng ta nói đến bốn trạng thái tâm thức : tâm thức thức tỉnh hay Jagrat , tâm thức mơ mộng hay Svapna, tâm thức ngủ say hay Sushupti, và sau cùng một tâm thức cao hơn : Turiya. Các tâm thức nầy liên quan đến thể xác như thế nào ?
Dù ở cơi nào đi nữa, chúng ta phải dùng các từ ngữ ấy để diễn tả tâm thức tác động trong giới hạn của cơi đó. V́ vậy, trong những sách Yoga các từ ngữ ấy lại có những định nghĩa khác, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn nếu không biết rằng ư nghĩa của chữ ấy có tính cách tương đối. Cho nên, Svapna không phải lúc nào cũng thế đối với mọi người. Sushupti cũng vậy. Nhất là chữ Samadhi, mà chốc nữa tôi sẽ giải thích. Chữ nầy được dùng nhiều cách với nhiều ư nghĩa khác nhau. Vậy làm sao chúng ta khỏi bị bối rối ? Chúng ta phải biết khởi điểm và khi khởi điểm được biết rồi, th́ sự việc kế tiếp lúc nào cũng thế. Các bạn ai ai cũng biết tâm thức thức tỉnh trong thể xác. Bạn hăy phân tích nó rồi bạn sẽ thấy bốn trạng thái rơ ràng. Các trạng thái ấy cũng xảy ra như vậy ở mỗi cơi.
Làm sao chúng ta có thể phân biệt được các trạng thái nầy ? Chúng ta hăy quan sát tâm thức thức tỉnh và t́m hiểu bốn trạng thái của nó. Ví dụ tôi cầm một quyển sách và đọc. Khi tôi đọc chữ, mắt tôi liên quan đến cái tâm thức hướng ra cơi vật chất bên ngoài. Đó là trạng thái Jagrat. Nếu xuyên qua các chữ, tôi t́m hiểu ư nghĩa của các chữ đó th́ tôi tiến sang trạng thái Svapna của tâm thức thức tỉnh, nó vượt qua cái h́nh thức bên ngoài để t́m sự sống bên trong. Kế đó, tôi t́m hiểu tâm trí của tác giả để hai tâm trí gặp nhau, đó là trạng thái Sushupti. Nếu từ sự tiếp xúc nầy, tôi tiến sâu vào tâm thức của tác giả và sống ở đó th́ tôi đạt được trạng thái Turiya.
Đây là một ví dụ khác. Tôi nh́n vào cái đồng hồ : tôi ở trong trạng thái Jagrat. Tôi nhắm mắt để tạo h́nh ảnh của đồng hồ : tôi ở trong Svapna. Tôi nhớ lại nhiều cái đồng hồ khác và tạo ra một đồng hồ lư tưởng : tôi ở trong Sushupti. Nếu sau cùng, tôi sang qua ư niệm trừu tượng về thời gian : tôi ở trong Turiya. Các giai đoạn nầy là các trạng thái của tâm thức ở cơi Trần v́ trí tôi hoạt động trong xác thân.
Hiểu như thế, các trạng thái của tâm thức trở nên thực tế và dễ hiểu thay v́ chỉ là những lời nói suông.
SAMADHI
Trong Yoga Sutras , c̣n nhiều chữ quan trọng khác mà chúng ta bắt buộc phải dùng thường để tránh những lời dài ḍng vô ích, vậy chúng cần được giải thích rơ ràng.
Có người nói : Yoga là Samadhi.
Samadhi là một trạng thái, trong đó, tâm thức ĺa hẳn thể xác khiến thể xác trở nên bất động. Ấy là trạng thái xuất thần, trong đó trí vẫn hoàn toàn sáng suốt mặc dù thể xác hết cảm xúc. Khi từ trạng thái nầy, cái trí trở lại xác thân th́ nó mang về các kinh nghiệm đă thu thập được trong cơi siêu h́nh và c̣n nhớ rơ khi nó nhập vào khối óc xác thịt. Đối với bất cứ người nào trong trạng thái Samadhi cũng thế, họ cũng sáng suốt mặc dù thể xác không c̣n cảm xúc. Nếu người nào xuất thần mà hoạt động ở cơi Trung giới th́ Samadhi của người ấy thuộc cơi nầy; nếu tâm thức của người hoạt động ở cơi Thượng giới th́ Samadhi hoạt động ở cơi đó. Tóm lại, người nào có thể ĺa bỏ xác thân và để nó bất động trong lúc trí tuệ hoàn toàn sáng suốt, người ấy đạt được trạng thái Samadhi.
Câu Yoga là Samadhi hàm súc nhiều sự kiện rất quan trọng. Tỉ như bạn chỉ có thể tiến vào cơi Trung giới mà thôi trong lúc bạn ngủ th́ tâm thức bạn ở trong trạng thái Svapna như chúng ta đă biết. Nhưng khi bạn dần dần mở mang quyền năng của bạn th́ các sự kiện của cơi Trung giới bắt đầu hiện ra trong tâm thức thức tỉnh của thể xác, và khi nào chúng nó trở nên rơ ràng cũng như các sự việc của cơi Trần th́ chúng nó trở nên đối tượng của tâm thức thể xác. Chừng đó, đối với bạn, cơi Trung giới không c̣n thuộc về Svapna mà thuộc về Jagrat, vậy bạn có hai cơi ở trong trạng thái Jagrat của bạn : cơi Trần và cơi Trung giới, c̣n cơi Thượng giới th́ vẫn ở trong Svapna. Thể của bạn bây giờ là do hai thể xác và vía họp lại. Khi bạn tiến lên nữa th́ cơi Thượng giới sẽ hiện đến, và cơi Trần, cơi Trung giới và cơi Thượng giới sẽ nằm trong tâm thức thức tỉnh của bạn và thuộc trạng thái Jagrat của bạn. Ba cơi nầy họp thành một, ba thể tương ứng cũng là một để nhận thức và hành động. Chừng đó ba thể của người thường trở thành một đối với nhà yogui. Khi bạn thực hiện được điều nầy, nếu bạn muốn thấy một cơi nào th́ bạn phải chú ư vào cơi đó sẽ thấy rơ. Nếu bạn chú ư vào cơi Trần th́ hai cơi Trung giới và Thượng giới trở nên lờ mờ. Trái lại, nếu bạn chú ư vào cơi Trung giới th́ cơi Trần và cơi Thượng giới sẽ lờ mờ v́ ở ngoài ṿng tập trung của cái trí. Bạn hiểu điều nầy rơ ràng khi bạn lưu ư rằng khi tôi đặt tầm mắt của tôi ở giữa pḥng th́ hai hàng cột hai bên không thể hiện ra rơ trước mắt tôi. Nếu tôi chú mục vào một cây cột, tôi thấy cây cột ấy rơ c̣n h́nh bạn th́ mờ. Bạn nên nhớ rằng các nhà yogui đă tách rời được các thể của họ trong lúc các thể nầy, nơi bạn, vẫn c̣n là một thành phần của bạn. Như vậy, những chi bạn chưa có thể rời bỏ th́ nhà yogui đă rời bỏ được nên chúng trở thành những cái vỏ đối với họ. Vậy khi, một tu sĩ tiến cao, những cái vỏ thấp của họ họp làm một mà họ rời bỏ lúc nào cũng được.
Yoga là Samadhi . Đó là khả năng ĺa khỏi những cái gọi là thể để chú định vào trong. Đó là nghĩa của Samadhi. Khi con người ở trong trạng thái nầy rồi không cách nào có thể gọi y trở lại cơi y đă rời bỏ (1). Điều nầy cũng giải thích cho bạn câu trong Giáo lư bí truyền nói rằng vị Chơn Tiên bắt đầu Samadhi của Ngài ở cơi Niết Bàn. Khi vị Jivanmukta tiến vào trạng thái Samadhi th́ Ngài bắt đầu ở cơi Niết Bàn. Tất cả các cơi dưới đối với Ngài chỉ là một, Ngài khởi đầu Samadhi ở một cơi mà ít ai đến được. Ngài khởi đầu tại đó rồi lần lần vươn lên các cơi cao hơn nữa trong Vũ trụ. Cũng thời Samadhi, mà lúc th́ dùng để gọi trạng thái của tâm thức khi nó tiến từ cơi Niết Bàn là cơi thứ năm sang ở các cơi cao rộng hơn như trường hợp của vị Jivanmukta.
VỀ SÁCH YOGA
Một điều chẳng may cho những ai không biết tiếng Phạn là các tác phẩm về Yoga dịch ra tiếng Anh rất ít. Đành rằng các đại cương về Yoga đều có trong sách Upanishads và Bhagavad Gita mà một phần đă được dịch, nhưng các sách nầy chỉ giải thích Yoga một cách tổng quát chớ không giảng dạy các chi tiết cần thiết. Ngay như quyển Bhagavad Gita tuy dạy các hạnh hi sinh, b́nh thản v. v. . . nhưng cũng không chỉ phải làm cách nào để tiến mau đến mục đích.
Các sách đặc biệt về Yoga là Upanishads (được gọi là một trăm lẻ tám) nhưng chỉ một số ít sách nầy được dịch.
Kế đó là các Tantras có rất nhiều. Người Anh không ưa các sách nầy, nhưng họ lầm v́ các sách nầy chứa đựng tất cả khoa huyền môn. Tuy nhiên, chúng nó được chia làm ba phần, một phần về bạch thuật, một phần về hắc thuật (tà thuật ) và một phần nữa giữa hai thuật chánh và tà mà chúng ta có thể gọi là xám . Các thuật nầy là những phương pháp nhằm tạo tâm trạng siêu thức bằng ư chí.
Một sự căng thẳng thần kinh cao độ ( phát sinh bởi sự lo âu hay bệnh hoạn) có thể gây sự loạn óc. Một sự căng thẳng như thế tạo ra do ư chí có thể làm cho con người nhận được các rung động siêu vật chất. Đi vào giấc ngủ không có ǵ lạ nhưng nhập vào Samadhi là một quyền năng vô giá. Phương pháp vẫn tương tự, nhưng một đằng th́ do những lối thông thường, một đằng th́ do ư chí được rèn luyện. Nhà yogui đă sử dụng được quyền năng của ư chí và biết sử dụng nó để đạt được những kết quả trù định. Sự hiểu biết nầy bấy lâu nay
(1) Một người Yogui Ấn Độ được một số người Anh t́m thấy trong rừng ở trạng thái Samadhi. Các người nầy đánh đập ông dữ tợn ông mới trở về thể xác, nhưng rồi ông cũng từ bỏ nó v́ ông chết.
được gọi là huyền thuật, một khoa học quan trọng nhất ở thời xưa. Sách Tantras chứa đựng tất cả khoa ấy. Khía cạnh huyền bí về con người và về thiên nhiên, những nguyên tắc chỉ dẫn con người tự đổi mới, tất cả những điều nầy đều có trong Tantras. Nhưng sách nầy lại có một nhược điểm. Chúng nó rất nguy hiểm cho những ai tập theo chúng mà không có thầy và nhiều người bị đau nặng là v́ vậy. Do đó, Tantras không được quí trọng ở Âu châu cũng như tại Ấn Độ. Một số lớn sách huyền môn lưu hành bên Mỹ là những đoạn dịch trong các Tantras. Sách nầy c̣n có một khó khăn khác: nó dùng tên của một cơ quan trong thể xác để gọi một trung tâm của thể vía hay thể trí. Nó làm thế v́ trung tâm của các thể đều liên lạc với nhau từ thể nầy đến thể nọ. Do các từ ngữ đều nói về thể xác, nếu bạn không hiểu rơ để áp dụng nó đúng chỗ th́ bạn sẽ đi sai đường và trở nên bệnh hoạn. Ví dụ một Sutra dạy rằng, nếu bạn tham thiền về một phần nào đó của cái lưỡi, bạn sẽ thấy được cơi Trung giới. Điều đó có nghĩa là khi bạn tham thiền về hạch mũi nằm phía trên lưỡi th́ bạn sẽ nh́n thấy cơi Trung giới. Như vậy, từ ngữ để gọi một trung tâm nầy lại được áp dụng sai cho một trung tâm khác. Lối đó được gọi là lối mà mắt và nhằm ngăn cản học viên đừng theo sách vở mà áp dụng những cách luyện tập nguy hiểm. Người ta có thể tham thiền suốt đời về cái lưỡi mà chẳng có một kết quả nào, và nếu họ chú định vào một trung tâm nào đó của thể xác, nhiều tai hại có thể xảy ra.
Người ta c̣n dạy tham thiền về cái rún. Đó có nghĩa là tham thiền về tùng Thái dương, v́ rún và tùng Thái dương liên quan mật thiết. Nhưng tham thiền về tùng Thái dương có thể đưa đến bệnh loạn thần kinh không sao chữa được. Những ai đă biết số nạn nhân của lối luyện tập nầy ở Ân Độ, sẽ nh́n nhận không nên tập luyện một ḿnh khi không có thầy giải thích cái nào nên tập, cái nào nên không.
Một tác phẩm khác của Yoga là Giáo lư của Patanjali . Đó là một quyển có giá trị nhưng tôi e nó không giúp ích được nhiều nếu học viên không được hướng dẫn. Lư do chính yếu là giáo lư nầy chỉ là những đầu đề tổng quát và những lời giải thích, b́nh luận th́ rất nhiều nhưng chỉ có một phần được dịch (2); hơn nữa, các lời b́nh luận chỉ lập lại những chữ khó hiểu mà không giải thích, do đó, học viên không được giúp đỡ hữu hiệu.
VÀI ĐỊNH NGHĨA
Một vài từ ngữ v́ được dùng thường nên cần phải giải thích để tránh sự lầm lộn. Đó là những chữ : phát triển, diễn biến, khoa tâm linh và thần bí học.
Từ phát triển áp dụng cho tâm thức, diễn biến áp dụng cho h́nh thể. Theo Herbert Spencer, diễn biến chỉ cái đồng tính trở nên cái dị tính, cái đơn thuần trở nên cái phức tạp. Nói tâm thức phát triển chớ thực ra đối với linh hồn hay tâm thức, không có vấn đề tăng trưởng hay tinh luyện. Nó hoàn thiện trong mọi lúc, và nếu nó biến chuyển là v́ nó t́m cách biểu hiện ra ngoài. Thượng Đế trong bạn không c̣n
(2) Ông I.K. Taimni nay đă có dịch và giảng lư toàn bộ trong quyển Khoa học Yoga.
tiến hóa nữa, nhưng Ngài
cố biểu lộ quyền năng của Ngài xuyên qua vật chất mà Ngài tự bao bọc lấy ḿnh và
vật chất diễn biến để phụng sự Ngài hữu hiệu. Ngài chỉ biểu hiện bản thể của
Ngài mà thôi. V́ vậy, nhà thần bí học Ambrose nói : Bạn thế nào th́ hăy trở
thành như vậy. Lời
nói có vẻ mâu thuẩn nhưng hàm chứa một chân lư quan trọng :
ở bên trong bạn như thế nào, bạn hăy trở thành như vậy ở bên ngoài. Đó là mục
đích của Yoga. Khoa Tâm Linh dạy thực hiện Đấng Duy Nhất, Yoga và Thần bí học
cũng nhằm đạt mục đích hợp nhất; nhưng một đằng th́ bằng trí huệ, một đằng th́
bằng t́nh cảm.(3)
(
3) Yoga thật sự
là sự hợp nhất với Đại Ngă bằng nhiều cách. Đây là một nghĩa hẹp theo quan niệm
của Patanjali.
Hăy xem nhà thần bí. Họ định tâm vào vị họ tôn thờ đến quên hẳn họ, và trong sự an lạc tuyệt vời của t́nh thương và ḷng sùng kính, họ ĺa ngoại cảnh, đắm ḿnh trong đối tượng của t́nh thương và được đưa lên Thượng Đế bởi một luồng t́nh cảm dạt dào. Họ không biết v́ sao họ đạt được cái trạng thái cao đẹp đó. Họ chỉ biết có Thượng Đế và thương yêu Thượng Đế nồng nàn. Đó là sự an lạc và sự vinh quang của nhà thần bí.
Người yogui không hành động như vậy. Họ bước từ bước một và ư thức rơ ràng những điều họ làm. Họ làm việc với tinh thần khoa học chớ không phải theo t́nh cảm. V́ thế, những ai không lưu ư đến khoa học, v́ thấy nó khô khan hay buồn chán th́ chưa mở được cái phần thích hợp với Yoga trong bản chất họ. Người yogui có thể dùng ḷng sùng tín như một phương tiện như Patanjali đă giải thích. Ngài tŕnh bày nhiều phương tiện cần áp dụng, trong đó ḷng sùng tín Isvara là một. Đối với họ, nhà khoa học, sùng tín Isvara không phải là mục đích mà là phương tiện nhằm đạt sự định trí. Bạn thấy rơ ở đây sự cách biệt giữa hai bên. Sùng tín Isvara là con đường của nhà thần bí dẫn đến sự hợp nhất. C̣n người yogui, họ xem ḷng sùng tín ấy như một phương tiện định trí, theo đường lối khoa học của họ. Sự so sánh trên giải thích rất rơ sự khác biệt giữa thần bí và Yoga. Một đàng xem ḷng sùng tín như một con đường dẫn đến Đấng họ kính yêu, một đàng dùng nó để đạt sự định trí. Đối với nhà thần bí, Thượng Đế là mục tiêu, là nguồn an lạc, do đó, họ cố tiến đến Ngài, để ḥa hợp với Ngài. C̣n nhà yogui sở dĩ họ chú định vào Thượng Đế là v́ đó là một cách thức định tâm. Một người sử dụng ḷng tôn kính Thượng Đế như một phương tiện để đạt mục tiêu, một người xem Thượng Đế là mục tiêu mà họ cố tiến đến bằng ḷng sùng kính.
THƯỢNG ĐẾ Ở NGOÀI VÀ Ở TRONG TA
Đến đây, chúng ta đề cập tới một vấn đề khác : sự liên quan giữa Thượng Đế bên trong và Thượng Đế bên ngoài chúng ta. Đối với người yogui, bằng chứng duy nhất về sự hiện diện của Thượng Đế là sự tự chứng của Chơn Ngă, và muốn t́m bằng chứng ấy, con người phải tiêu diệt mọi giới hạn bao quanh tâm thức để đạt một tâm thức thuần túy ngoại trừ một tấm màn mỏng làm bằng chất của cơi Niết Bàn. Chừng đó, chúng ta mới ư thức sự hiện tại của Thượng Đế. Trong kinh Upanishad có câu : Bằng chứng duy nhất là bằng chứng của Chơn Ngă, điều nầy khác hẳn phương pháp của người Tây phương họ cố chứng minh Thượng Đế bằng lư luận. Người Ấn Độ sẽ nói với bạn rằng sự hiện diện của Thượng Đế không thể chứng minh bằng một luận cứ nào cả. Ngài ở trên cao, ở bên ngoài lư luận, và tuy lư luận có thể hướng dẫn con người, nó không thể chứng minh sự hiện diện của Ngài. Chỉ có một cách giúp bạn biết Ngài là bạn hăy tiến sâu vào ḷng bạn. Ở đó bạn sẽ t́m được Ngài, đồng thời bạn cũng sẽ thấy Ngài ở bên ngoài nữa. Yoga là phương pháp vứt khỏi tâm thức những ǵ không phải là Thượng Đế, (ngoại trừ cái màn duy nhất bằng nguyên tử Niết Bàn) để biết một cách chắc chắn rằng Ngài có. Theo người Ấn Độ, đó mới là ḷng tin mà ḷng tin nầy vượt qua lư luận và thường bị xem như là sự dại khờ. Ḷng tin vượt khỏi lư trí và được xác nhận bởi Chơn Ngă mà lư trí chỉ là một hiện tượng hời hợt bên ngoài. Nó phát ra từ đáy ḷng do một sự xác tín thâm sâu mà không lời lẽ nào có thể làm tăng hay giảm được.
Đó là một niềm tin tuyệt đối. Mục đích của Yoga là giúp bạn đạt tới cái Chơn Ngă
đó, đạt không phải bằng một tia chớp của trực giác mà bằng một sự tiếp xúc chắc
chắn, thường trực, bền bĩ, và khi đạt tới Chơn Ngă rồi th́ con người không c̣n
tự hỏi Thượng Đế có hay không.
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA TÂM THỨC
VÀ NHỮNG RUNG ĐỘNG CỦA VẬT CHẤT
Bây giờ chúng ta hăy t́m hiểu tâm thức là Chơn Ngă và các vỏ bên ngoài của nó mà Chơn Ngă thường đồng hóa với chính ḿnh. Đặc tính của tâm thức là biến đổi và tin chắc ở sự thực tại của nó. Niềm tin ấy không bao giờ thay đổi, ngoài ra tất cả đều biến đổi và chính sự biến đổi nầy tạo nên tâm thức. Thế th́ tâm thức biến đổi măi quanh một ư niệm bất biến. Sự biến đổi nầy là sự biến đổi trạng thái chớ vị trí th́ bao giờ cũng thế.
Ngoài ra, một sự biến đổi tâm thức c̣n gây nên một sự rung động tương ứng ở môi trường vật chất của nó. Vật chất có ba đặc tính điều ḥa, động và tĩnh : sattva, rajas và tamas . Điều ḥa là những rung động nhịp nhàng, những làn sóng đều đặn, nó vượt trên tĩnh và động.
Một câu hỏi thường được đặt ra : làm sao hai thứ khác loại như vật chất và tinh thần mà có thể ảnh hưởng lẫn nhau được ? Có thể nào chúng ta bắc một chiếc cầu qua cái vực mà Tyndall nói không bao giờ có thể nối liền ? Có thể được. Người Ấn đă vượt qua, hay nói đúng hơn, họ chứng tỏ vực đó không có. Đối với họ, tinh thần và vật chất là hai biến tượng của cái Duy Nhất. Hơn nữa, khi phân tích sự liên quan giữa tâm thức và vật chất, họ thấy rằng trong Vũ trụ, Thượng Đế đă ban cho vật chất một đặc tính là mỗi lần tâm thức biến đổi th́ nó biến đổi theo. Không có một biến đổi nào trong tâm thức dù vi tế đến đâu mà lại không tạo một rung động tương ứng ở vật chất. Cũng không có một rung động nào ở vật chất mà không gây một biến đổi tương ứng ở tâm thức. Đó là hành động quan trọng đầu tiên của Thượng Đế mà khi tŕnh bày sự cấu tạo của nguyên tử, kinh sách Aán Độ có nêu ư nghĩa trong từ ngữ Tanmatra, là chừng mực của cái đó, tiết điệu của tâm thức.
Như vậy, khi tâm thức tác động trong vật chất, nó bắt buộc vật chất phúc đáp cho nó bằng rung động. Thế là giữa Chơn Ngă và các thể của nó, có một tương quan bất di bất dịch : một bên là biến đổi của tâm thức, một bên là rung động của vật chất và trái lại. Nhờ vậy mà cái Ngă biết được cái Vô Ngă.
Sự tương quan nầy được khai thác trong Raja Yoga và Hatha Yoga. Raja Yoga cố kiểm soát các biến đổi của tâm thức để nhờ đó mà chủ trị các thể vật chất. Hatha Yoga trái lại, nhằm kiểm soát các thể vật chất hầu tạo trong tâm thức những biến đổi mong muốn. Nhược điểm của Hatha Yoga là tác động của nó không vượt qua khỏi cơi Trung giới. Hơn nữa, v́ vật chất có phần cứng rắn, các cố gắng quá lớn của hành giả có thể làm suy nhược một vài cơ quan chính mà tác động rất cần để tạo những biến đổi cần thiết trong tâm thức. Hatha Yoga c̣n cố dùng ư chí kiểm soát trở lại những cơ quan mà tâm thức thức tỉnh đă đặt dưới sự chăm nom của tiềm thức và không c̣n quan tâm đến nữa. Điều đó giúp ngừa bệnh nhưng không đạt được những mục đích cao hơn. Ngoài ra, khi nó tác động trên các trung tâm thần kinh liên hệ đến tâm thức hằng ngày, nhất là khi nó nhằm vào những bộ phận tương ứng với siêu tâm thức, nó trở nên nguy hiểm và có thể đưa đến sự tê liệt thay v́ mở mang.
Chúng ta không sao biết được ngoại cảnh nếu không có sự tương quan nói trên. Một sự biến đổi xảy ra trong tâm thức luôn tạo một biến đổi ở các thể, nhờ vậy tâm thức trở nên mẫn cảm hơn đối với ngoại cảnh và cũng nhờ đó mà tầm hiểu biết của nó đối với ngoại cảnh sẽ mở rộng thêm. Như vậy, chúng ta có thể nói nhờ có sự tương quan giữa hai phương diện của Đức Thượng Đế duy nhất mà chúng ta biết được cảnh vật bên ngoài một ngày một sâu rộng.
TRÍ THỨC
Thế nào là trí thức ? Theo quan điểm Yoga, trí thức là toàn thể tâm thức cá nhân. Nó gồm luôn các hoạt động mà Tâm lư học Tây phương loại ra khỏi trí thức. Yoga chỉ có thể có được trên căn bản tâm lư Đông phương.
Tâm thức cá nhân nầy ra sao ? Trước hết, nó biết ngoại vật, kế đó, nó ham muốn, cuối cùng, nó cố chiếm đoạt. Đó là ba phương diện của tâm thức : hiểu biết, ham muốn và hoạt động. Ở cơi Trần vật chất, hoạt động chiếm ưu thế cạnh bên ham muốn và hiểu biết. Ở cơi Trung giới, ưu thế về phần ham muốn, c̣n hoạt động và hiểu biết là phụ thuộc. Ở cơi Thượng giới, tư tưởng lại quan trọng hơn hai phần kia. Ở cơi Bồ Đề, lư trí thuần túy chiếm ưu thế. Ba đức tính luôn luôn hiện diện bên nhau nhưng một cái th́ trội hẳn lên. Đối với vật chất lệ thuộc, cũng thế. Các thứ chất liệu cấu thành những thể của bạn đều có các đặc tính : tĩnh, động và điều ḥa; và lối hoạt động của các thể tùy ở số lượng của mỗi thứ chất liệu ấy trong mỗi thể. Để luyện tập Yoga, bạn phải cấu tạo các thể của bạn thế nào cho chúng nó hoạt động được điều ḥa thay v́ quá động hay quá tĩnh.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRÍ THỨC
Theo Patanjali, sự biến chuyển của trí thức gồm năm giai đoạn và Vyasa b́nh luận thêm rằng các giai đoạn đó đều có trong mỗi cơi.
Trong giai đoạn đầu, cái trí lau chau không ngừng (Kshipta); ấy là cái trí chập chờn của nhân loại ở buổi sơ khai hay của trẻ con luôn luôn dao động. Giai đoạn ấy tương ứng với hoạt động ở cơi Trần vật chất.
Tiếp theo là giai đoạn do dự, mập mờ (Mudha) của tuổi trẻ bồng bột, xung động, nhưng biết được cái nhược điểm của ḿnh. Trạng thái nầy cao hơn trạng thái lau chau của trẻ con và tương ứng với hoạt động của cơi Trung giới.
Kế đó là trạng thái bận rộn, đam mê (Vikshipta) của những người bị lôi cuốn bởi ái dục như t́nh yêu hay tham vọng. Họ không c̣n băn khoăn, do dự mà có một mục đích rơ ràng. Họ bị chủ trị bởi một ư tưởng cuồng si hay anh dũng. Tùy bản chất của ư tưởng, đê hèn hay cao đẹp, chân hay giả, mà con người trở thành điên cuồng hay thánh thiện. Dù sao, họ bị lôi cuốn mạnh mẽ và không có một lư luận nào có thể cản giữ họ. Ví dụ, nếu họ nói họ làm bằng kiếng đi nữa th́ họ vẫn khăng khăng tin rằng họ rất mong manh mà không ǵ lay chuyển niềm tin ấy được.. Ngoài ư tưởng sai lạc ấy c̣n có những ư tưởng cao đẹp tạo nên những bậc anh hùng hay tử đạo. Trong các trường hợp nầy, con người hi sinh tất cả cho ư tưởng mà họ c̣n quí trọng hơn sự sống. Họ bị chủ trị, ám ảnh đến đỗi họ chấp nhận cái chết một cách rất dễ dàng. Trạng thái nầy được xem như là rất gần Yoga v́ tâm trí được chú định một cách vững vàng dù chỉ với một ư tưởng duy nhất. Nó tương ứng với hoạt động ở Hạ trí. Đến đây hành giả trở nên già giặn và sẵn sàng tiến lên sự Sống thật. Khi con người bị ám ảnh bởi một ư tưởng cao đẹp, họ tiến gần đến Yoga v́ họ vượt trên mọi cám dỗ của cuộc đời, nhưng chỉ khi nào họ chủ trị được ư tưởng đó thay v́ bị ám ảnh, họ sẽ thu đạt được nhiều kết quả hơn. Giai đoạn nầy tương ứng với hoạt động ở cơi Thượng trí, đó là giai đoạn thứ tư gọi là Ekagrata.
Giai đoạn thứ năm là giai đoạn Niruddha của những người sống với Chơn Ngă. Khi một người đă vượt trên những tư tưởng thường t́nh để theo đuổi một lư tưởng cao đẹp và có thể chọn lựa hoặc vứt bỏ theo quyết định của ư chí sáng suốt th́ họ đă tuân mệnh lệnh của Chơn Ngă. Giai đoạn nầy tương ứng với hoạt động ở cơi Bồ Đề.
Ở giai đoạn thứ ba Vikshipta, khi con người bị một ư tưởng ám ảnh th́ họ học bài học phân biện (Viveka) giữa ngoại cảnh và nội tâm., giữa cái chân và cái giả. Bài học nầy học xong, họ tiến vào giai đoạn thứ tư Ekagrata để chọn một ư tưởng duy nhất là sự sống trường tồn. Và khi họ chú định vào ư tưởng đó th́ họ học hạnh buông xả (Vairagya). Họ vượt lên khỏi các dục vọng nhằm hưởng lạc thú ở cơi nầy hay ở cơi khác. Sau đó họ bước vào giai đoạn thứ năm để đặt ḿnh dưới sự hướng dẫn của Chơn Ngă. Muốn đạt mục đích nầy, họ phải thực tập sáu hạnh gọi là Shatsampatti, sáu hạnh nầy liên quan tới trạng thái ư chí của tâm thức cũng như Viveka và Vairagya liên quan đến trạng thái Minh triết và Hoạt động.
Muốn biết bạn đă sẵn sàng thực tập Yoga chưa th́ bạn nên quan sát tâm trí bạn để nhận định các giai đoạn của nó. Nếu bạn c̣n ở vào hai giai đoạn đầu th́ bạn chưa sẵn sàng. Vào tuổi thơ ấu hay tuổi trẻ, người ta chưa gặp Yoga được kể cả người c̣n bận rộn với cuộc đời. Khi bạn chỉ c̣n có một ư tưởng mà thôi th́ bạn gần đủ điều kiện rồi. Sau đó khi tự ḿnh, bạn có thể lựa chọn một ư tưởng và quyết tâm thực hiện nó, th́ bạn có thể lần lần tiến đến sự tự chủ hoàn toàn và chấm dứt được mọi sự dao động của tâm trí. Khi đạt đến mức độ đó th́ bạn thực hiện trạng thái Samadhi tương đối dễ dàng.
TÂM THỨC HƯỚNG RA NGOÀI
HAY XOAY VÀO TRONG
Samadhi có hai loại : một th́ hướng ra ngoài, một th́ xoay vào trong. Loại đầu luôn luôn đến trước và bạn đạt trạng thái Samadhi của tâm thức thức tỉnh hướng ra ngoài nầy khi bạn vượt ra khỏi các sự vật để tiến lên các nguyên lư căn bản của chúng và thoáng thấy được sự sống trường tồn. Darwin đạt được trạng thái ấy và khi ông ư thức luật tiến hóa. Đó là Samadhi hướng ra ngoài hay Samadhi của thể xác. Samadhi nầy được gọi là Samprajnata Samadhi hay Samadhi với tâm thức, nhưng tôi nghĩ tốt hơn nên gọi nó là Samadhi với tâm thức hướng ra ngoài, nghĩa là tâm thức hiểu biết sự vật chung quanh. Khi các sự vật nầy không c̣n, nghĩa là khi tâm thức rút khỏi các thể th́ con người đạt được Asamprajnata Samadhi hay Samadhi không tâm thức. Tôi thích gọi nó là tâm thức xoay vào trong v́ chỉ khi nào con người xoay vào trong th́ mới đạt được tâm thức nầy.
Hai trạng thái Samadhi đều có ở mỗi cơi, cái nầy tiếp nối cái kia. Ở giai đoạn đầu, cái trí tập trung mạnh mẽ vào sự vật rồi xuyên qua h́nh tướng, nó tiến thêm vào nguyên lư thâm sâu. Kế đó, tâm thức rút khỏi các thể của nó và quay vào bên trong chính nó ở một cái vỏ khác mà nó chưa được biết. Lúc đó, trong chốc lát, tâm thức chỉ biết có nó chớ không c̣n liên hệ đến bên ngoài. Tiếp theo đó là đám mây nghĩa là sự cảm thức trở lại một cái chi bên ngoài, nhưng sự cảm thức nầy mù mờ khác hẳn cảm thức hằng có bấy lâu. Thế rồi cái vỏ mới bắt đầu tác động và chừng đó con người cảm thức được sự vật của cơi kế trên tương ứng với cái vỏ đó. Đó là cuộc luân chuyển của trạng thái Samadhi : Samprajnata Samadhi, Asamprajnata Samadhi, Megha (đám mây) rồi trở lên Samprajnata Samadhi của cơi kế trên.
ĐÁM MÂY
Đám mây nói đây là Dharma Megha : đám mây của công lư hay của tôn giáo. Các nhà b́nh luận ít khi giải thích nó. Họ chỉ nói rằng những quả tốt tạo ra ở dĩ văng tụ tập trên con người và rơi xuống như một đám mưa ân huệ. Chúng ta cố giải thích rơ ràng hơn.
Từ ngữ mây thường được dùng ở Thần bí học Tây phương. Mây trên núi, Mây trên Đền Thánh, Mây trên Ngai từ ái là những lời mà sinh viên huyền bí học đều biết. Những kinh nghiệm được diễn tả khi th́ thông thường được nhiều người biết, khi th́ rất cao, khó hiểu. Khi từ giai đoạn thông thường tâm thức dần dần rút vào một cái vỏ mà nó chưa hề biết, và khi cái vỏ ấy tác động, bạn cảm thấy lờ mờ rằng có một cái ǵ mới lạ bên ngoài. Bạn như bị vây quanh bởi một đám sương mù; bạn biết bạn không bị cô lập nhưng bạn không thể phân biệt điều chi cả. Bạn hăy b́nh tĩnh, hăy kiên nhẫn và đợi chờ. Hăy để tâm thức bạn lơ lửng như vậy. Không bao lâu mây sẽ tan dần, và trước đôi mắt ngạc nhiên của bạn, một cơi mới hiện ra lúc đầu chỉ một phần nhỏ, sau th́ trong tất cả sự huy hoàng của nó.
Kinh nghiệm ấy lập đi lập lại nhiều lần cho đến khi nào tâm thức bạn chú định được vào cơi Bồ Đề. Tuy nhiên, cái vỏ huy hoàng nầy cũng tan dần khi tâm thức bạn rút ra khỏi nó để tiến vào một vầng mây thật sự, vầng mây của Thánh điện bao phủ Đấng Tối Cao và cũng che giấu Chơn Ngă bạn. Bạn có cảm giác rằng sự sống lần lần rút ra khỏi bạn, rằng không có một cái ǵ vững chắc dưới chân bạn, bạn như bị treo lơ lửng trên không, giữa bóng tối dày đặc, trong một sự cô đơn khôn tả. Bạn hăy cố chịu đựng v́ những nỗi ghê sợ đó rồi cũng sẽ qua. Sự vĩnh cửu sẽ cứu vớt bạn. Thượng Đế sẽ hiện rực rỡ trong sự vắng lặng. Người Hébreux nói : Hăy im lặng và biết Ta là Thượng Đế. Trong sự vắng lặng, một tiếng nói sẽ trổi lên ấy là Tiếng nói của Chơn Ngă. Trong sự an tĩnh đó, một sự Sống sẽ hiện ra, ấy là sự Sống của Chơn Ngă. Trong sự rỗng không đó, một sự Đầy Đặn sẽ được cảm thấy, ấy là sự Đầy Đặn của Chơn Ngă. Trong sự tối tăm đó, một ánh sáng sẽ chói lên, ấy là Aùnh sáng của Chơn Ngă. Thế rồi đám mây sẽ tan và sự vinh quang của Chơn ngă sẽ bừng lên. Cái huy hoàng xa vời mà bạn đă thoáng thấy trước kia nay đă trở nên một sự thật thường tồn. Sau cùng, biết được Chơn Ngă và ư thức được bạn là một với Nó, bạn sẽ bước vào một cơi B́nh An mà chỉ Chơn Ngă mới có được mà thôi.
B À I D I Ễ N T H U Y Ế T II
CÁC MÔN PHÁI YOGA Ở ẤN ĐỘ
Sinh viên Tâm lư học, khi đă biết Phạn ngữ th́ nh́n nhận rằng tiếng nầy rất quí báu cho những ai muốn khảo cứu khoa Tâm lư một cách chính xác. Tiếng Phạn là một thứ tiếng khéo léo, uyển chuyển nên rất hợp cho sự tŕnh bày các vấn đề tâm lư khó khăn. Chỉ với h́nh thức của nó, biết bao lần, một chữ có thể đưa ra một nghĩa bóng, một lời giải thích hay một sự liên hệ. Theo cách cấu tạo của nó, một chữ có thể khiến bạn liên tưởng đến nhiều sự kiện. Trong tiếng Phạn, ngữ căn th́ ít nhưng chuyển từ th́ rất nhiều.
Yoga có nghĩa là to join (liên kết), jug , và ngữ căn nầy được thấy trong nhiều thứ tiếng như trong tiếng Anh chẳng hạn, qua sự trung gian của tiếng La tinh jugare, junger (nối liền) . Một loạt chữ xuất xứ từ ngữ căn nầy như junction, conjunction, disjunction (nối liền, tiếp nối, đứt đoạn) v. v. . . . Chữ Anh Yoke cũng do ngữ căn ấy mà ra. Nhờ vậy, xuyên qua những chữ, những sự kiện liên hệ đến ngữ căn ấy bạn có thể nhận định ư nghĩa của chữ Yoga và tác dụng rộng lớn của nó trong sự diễn tả tư tưởng; ngoài ra, các chuyển từ của nó c̣n hướng dẫn bạn đến ư nghĩa thâm sâu của nó. Ở nhiều thứ tiếng khác như tiếng Pháp, chúng ta có chữ rapport (liên hệ) và chữ nầy cũng rất thông dụng trong Anh ngữ. Being en rapport là một thành ngữ Pháp được gia nhập mật thiết vào tiếng Anh nên được dùng hằng ngày giữa chúng ta. Dưới nhiều khía cạnh, chữ nầy rất giống chữ Yoga và có nghĩa là liên hệ, bước vào, nhập vào, v.v. . . Các ư tưởng nầy đều nằm trong phạm vi Yoga.
Khi bằng tiếng Phạn, Shri Krishna nói : Yoga là sự quân b́nh, Ngài nói một điều rất hiển nhiên v́ Yoga bao hàm cái nghĩa quân b́nh, kết hợp (samvata). Vậy lời nói của Ngài rất đơn giản rơ ràng v́ Ngài chỉ nói lên ư nghĩa của một chữ thông thường mà thôi, chớ không có ǵ sâu sắc. C̣n một câu khác cũng thế. Câu nầy dùng để giải thích một sutra mà tôi có nêu lên tuần trước, và nó rất đơn giản và rơ ràng đối với người Ấn : Yoga là Samadhi. Đối với người không biết tiếng Phạn, câu nầy có vẻ mù mờ và cần giải thích từng chữ một. Nhưng người thông hiểu tiếng Phạn th́ biết hai chữ Phạn ấy liên hệ với nhau chặt chẽ. Bởi v́ Yoga là kết hợp, c̣n chữ Samadhi phát xuất từ ngữ căn dha , là đặt vào, và hai chữ sam và a , có nghĩa kết hợp hoàn toàn . Vậy Samadhi là đặt vào trạng thái kết hợp hoàn toàn, nói cách khác, Samadhi là tập trung tư tưởng, là định trí, là tránh mọi sự tản mác. Như vậy, trên cả hai phương diện ngôn ngữ và thực tế, Yoga và Samadhi kết liền nhau. Khi nhà b́nh luận Vyasa nói : Yoga là sự định trí , Ngài tŕnh bày một ư niệm rất rơ ràng và chính xác về nội dung chữ ấy. Chữ Samadhi lần lần được dùng để gọi sự xuất thần (kết quả của sự đại định), dù sao, ta không nên quên ư nghĩa nguyên thủy của nó.
Khi giải thích khoa Yoga, thường người ta không t́m được trong tiếng Anh những từ ngữ hàm súc tương đương với Phạn ngữ, v́ vậy tôi thành thật khuyên các bạn nếu có thể th́ nên học thứ tiếng nầy để hiểu rơ các tác phẩm Yoga.
SỰ LIÊN QUAN CỦA YOGA
VỚI CÁC MÔN PHÁI TRIẾT HỌC ẤN
Trước tiên, tôi xin tŕnh bày hai môn phái triết học Ấn Độ, v́ hai triết lư nầy là nền móng của các sách Yoga mà một phần được dịch ra Anh ngữ và phổ biến ở đây cũng như ở Phương Tây.
Ta hăy xem qua quyển Bhagavad Gita trước. Trong các bạn hiện diện người Anh cũng như người Ấn, chắc ai cũng biết những lời vàng ngọc của quyển sách nầy và căn cứ vào nó để trau tâm sửa tánh. Tuy nhiên, quí bạn sẽ không hiểu nó được rơ ràng nếu không biết nó căn cứ trên một nền triết lư Ấn Độ đặc biệt : triết lư Samkhya, và nhận định rằng gần hết các thuật ngữ chuyên môn của nó đều có những ư nghĩa được định trong hệ thống triết lư nầy. Ngoài vài câu liên hệ đến triết học Vệ Đà, tất cả tư tưởng trong đó đều thuộc môn phái Samkhya, và độc giả được xem như đă biết đại cương học thuyết nầy. Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết nhưng tôi cần vạch rơ những đại cương của thuyết nầy để quí bạn hiểu quyển Bhagavad Gita rơ ràng hơn và áp dụng nó hữu hiệu hơn trong sự thực tập Yoga.
Trong quyển Bhagavad Gita cũng như trong Yoga Sutras của Patanjali các từ ngữ đều là Samkhya, và trên phương diện lịch sử, Yoga hay ít lắm là triết lư của nó đều căn cứ trên học thuyết Samkhya. Thuyết nầy không bận tâm đến sự hiện hữu của Thần linh mà chỉ t́m hiểu sự trở thành của Vũ trụ và trật tự của sự tiến hóa nầy. Bởi vậy nó thường được gọi là Nirisvara Samkhya nghĩa là Samkhya vô thần, nhưng nó liên hệ mật thiết với Yoga đến đỗi Yoga được gọi là Shesvara Samkhya tức Samkhya hữu thần. Để được rơ ràng, tôi sẽ tŕnh bày một phần triết lư Samkhya, phần nói về sự liên quan giữa Tinh thần và Vật chất; kế đó, tôi sẽ nêu rơ sự khác biệt giữa triết lư ấy và quan niệm về các Ngă và Vô Ngă của môn phái Vệ đà. Sau cùng, chúng ta sẽ xem Thông Thiên Học dung ḥa hai quan niệm dị đồng ấy như thế nào.
Những lời lẽ của vị Chủ tể Yoga trong Bhagavad Gita đôi lúc có vẻ mâu thuẩn v́ từ ngữ sử dụng khi th́ lấy ở Samkhya, khi th́ mượn ở Vệ đà, mà hai học thuyết ấy lại nh́n cuộc đời khác nhau, một đằng th́ dưới khía cạnh vật chất, một đằng th́ trên phương diện tinh thần. Nếu bạn là sinh viên Thông Thiên Học, bạn có thể hiểu rơ ràng những lời lẽ nầy. Đề tài mà tôi tŕnh bày cùng quí bạn hôm nay nhằm dung ḥa và hiểu rơ những lời lẽ có vẻ mâu thuẩn ấy.
Phái Samkhya khởi đầu tuyên bố rằng Vũ trụ là kết quả của hai yếu tố đối chọi nhau : Tinh thần và Vật chất hay đúng hơn là Linh hồn và Vật chất. Linh hồn là Purusa, con người, và mỗi linh hồn là một cá thể. Purusa là một đơn vị : đơn vị tâm thức. Chúng cùng chung một bản chất nhưng lại măi măi khác nhau. Các đơn vị ấy, các Purusa ấy nhiều vô số trong cơi con người, nhưng tuy đông đảo như thế, chúng nó đồng một bản chất. Mỗi Purusa có ba đặc tính và ba đặc tính nầy luôn luôn giống hệt nhau. Đặc tính thứ nhất là ư thức , nó sẽ trở thành quyền năng Hiểu Biết. Đặc tính thứ hai là sự sống hay Prana, nó sẽ trở thành Hoạt Động. Đặc tính thứ ba là sự bất biến, tinh hoa của vĩnh cửu, nó sẽ trở thành Ư Chí . Vĩnh cửu không phải là thời gian vô tận như nhiều người lầm tưởng. Thời gian vô tận không có ǵ là vĩnh cửu hết. Đó là hai điều khác hẳn. Nó không phải là thời gian tiếp nối dù là tiếp nối như vô tận. Purusa có tính cách bất biến nên nó vĩnh cửu bởi v́ sự bất biến là đặc tính của vĩnh cửu.
Đó là ba đặc tính của Purusa trong học thuyết của Samkhya. Chúng không mang tên Sat, Chit, Ananda được dùng trong phái Vệ đà nhưng đồng nghĩa với các chữ nầy. Ư thức hay quyền năng hiểu biết là Chit , sự Sống hay sức mạnh là Sat và sự bất biến (tinh hoa của vĩnh cửu) là Ananda.
Đối lập với Purusa là những đơn vị đồng tính và nhiều vô số, th́ có Prakriti là Vật chất. Đó là yếu tố thứ nh́ trong nhị nguyên của phái Samkhya. Prakriti th́ duy nhất c̣n Purusa th́ vô số. Prakriti có tính cách liên tục c̣n Purusa th́ gián đoạn, v́ nó là số nhiều và là những đơn vị riêng rẽ. Liên tục là dấu hiệu của Prakriti.
Chúng ta hăy ngừng lại ở chữ nầy trong chốc lát để t́m hiểu ư nghĩa nguyên thủy của nó. Pra có nghĩa là ra ngoài và ngữ căn kri có nghĩa là làm . Vậy Prakriti là làm ra. Vật chất là yếu tố giúp vào sự trở thành của cái thức tại. Cái thực tại (existence) là do vật chất. Chữ làm ra đủ nói lên tinh hoa của vật chất. Chỉ có Vật chất giúp Linh hồn hay Purusa tự làm ra hay biểu hiện . Không có Prakriti, Purusa sẽ là một ư niệm trừu tượng và sẽ bất động. Nó chỉ có thể biểu lộ quyền năng của nó nhờ sự hiện diện của Prakriti và trong Prakriti. Prakriti cũng có ba đặc tính là gunas mà ai ai cũng biết; đó là điều ḥa, động và tịnh. Điều ḥa giúp khả năng hiểu biết trở thành kiến thức. Động giúp sự sống trở thành hoạt động . Tịnh giúp sự bất biến trở thành ư chí.
Sự liên quan giữa Tinh thần và Vật chất là một quan niệm rất đặc biệt cần phải hiểu rơ hầu tránh mọi sai lầm. Nếu bạn nắm vững nó th́ Bhagavad Gita trở nên sáng tỏ và những lời nói về hành động, người hành động và các điều lầm lẫn về câu tôi hành động sẽ trở nên dễ hiểu v́ các từ ngữ ấy diễn tả những tư tưởng riêng biệt của phái Samkhya.
Khi Prakriti ở riêng rẽ một ḿnh, ba đặc tính của nó ở vào trạng thái quân b́nh, bất động và trung ḥa lẫn nhau, thế nên Vật chất được xem là Jada, vô thức, chết. Nhưng khi có Purusa th́ tất cả thay đổi. Khi Purusa gần gũi với Vật chất th́ một sự biến đổi xảy ra không phải bên ngoài vật chất mà ở trong nó.
Vyasa nói rằng Purusa tác động ở Prakriti bằng sự gần gũi . Khi nó đến kế bên Prakriti th́ Prakriti bắt đầu sống. Chữ gần gũi chỉ là một cách nói quen với ư niệm của chúng ta về không gian và thời gian chớ thật sự không thể áp dụng cho Purusa là một nguyên lư ngoại thời gian và không gian. Chữ gần gũi đây chỉ cái ảnh hưởng của Purusa trên Prakriti, và nếu đối tượng là những đồ vật th́ ảnh hưởng ấy chỉ có là khi nào chúng nó đặt gần gũi nhau. Nếu một thanh nam châm được đặt gần một cục sắt, hay một vật được truyền điện đặt gần một vật trung ḥa th́ một sự biến đổi xảy ra trong cục sắt hay trong vật trung ḥa. Sự gần gũi làm thanh nam châm biến cục sắt thành một nam châm với những đặc tính được biết : nó có hai cực hút thép, hút vào hay đẩy ra đầu kim điện. Trước sự hiện diện của một vật chứa đựng điện, điện trong một vật trung ḥa biến đổi : dương điện th́ rút đi c̣n âm điện th́ tụ họp gần vật chứa dương điện. Thế th́ trong hai trường hợp, một sự biến đổi xảy ra do sự gần gũi của một vật khác.
Đối với Purusa và Prakriti th́ cũng thế. Purusa vẫn bất động nhưng nó tỏa ra một ảnh hưởng tương tự ảnh hưởng của nam châm và tạo ra ở gunas một sự biến đổi phi thường. Tôi không biết dùng từ ngữ nào để diễn tả nó một cách chính xác. Bạn không thể nói Prakriti hấp thụ ảnh hưởng ấy. Họa chăng bạn có thể nói nó phản ảnh Purusa. Dù sao sự hiện diện của nó tạo những biến đổi nội tại và phá vỡ quân b́nh của ba gunas. Trước kia ba gunas nầy ở vào trạng thái quân b́nh, không cái nào nổi bật, cái nầy thăng bằng với cái kia. Việc ǵ xảy ra khi Purusa ảnh hưởng Prakriti ? Cái đặc tính ư thức ở Purusa mà tôi đă gọi là quyền năng hiểu biết, khởi động hay phản ảnh ở Sattva (điều ḥa) và trở thành tri thức trong Prakriti. Cái đặc tính mà chúng ta gọi là sự sống trong Purusa khởi động hay phản ảnh ở Rajas (động) và trở thành khí lực, hoạt động trong Prakriti. Cái đặc tính mà chúng ta gọi là bất biến trong Purusa cũng khởi động và phản ảnh ở Tamas (tịnh) và trở thành dục vọng hay ư chí trong Prakriti. Như vậy, sự quân b́nh ở trong Prakriti đă được biến đổi bởi sự gần gũi hay sự hiện diện của Purusa. Purusa không mất mát ǵ cả mà lại tạo được sự biến đổi sâu rộng trong vật chất v́ sự hiểu biết, khí lực và ư chí đă hiện ra. Đồng thời trong Prakriti có một sự biến đổi khác. Chúng ta biết ba đặc tính của Purusa không thể tách ĺa, ba đặc tính của Prakriti th́ cũng thế. V́ lẽ đó, khi đáp ứng với ư thức th́ sự điều ḥa tự nhiên cũng chịu ảnh hưởng của hai đặc tính kia, và thu nhận phần nào sự sống và sự bất biến qua trạng thái hoạt động và ư chí. Với động và tịnh cũng thế. V́ vậy, trong mọi thể dung hợp, ba đặc tính đều có đủ nhưng đặc tính nầy trội hơn đặc tính kia, khi th́ ư thức và điều ḥa, khi th́ sự sống và động, khi th́ bất biến và tịnh. Những thể dung hợp nào mà ư thức và điều ḥa trội th́ trở thành cái trí trong thiên nhiên nghĩa là chủ thể trong thiên nhiên. Các thể dung hợp nào mà một trong hai đặc tính kia trội hơn th́ trở thành đối tượng trong thiên nhiên, nghĩa là khí lực và vật chất trong khoa học Tây phương.
Như thế, thiên nhiên được chia ra làm hai phần : chủ thể và đối tượng, và chứa đựng đủ mọi thứ cần cho sự biểu lộ hoạt động, sự tạo thành h́nh thể và sự phát triển tâm thức. Như vậy, chúng ta có trí thức, khí lực và vật chất.
Bây giờ, Purusa không c̣n làm ǵ nữa v́ nó đă xạ vào Prakriti trọn quyền lực của nó. Nó đứng riêng qua một bên, bất biến và nh́n xem các quyền lực của nó tác động để tạo thành muôn vàn sắc tướng. Sự sinh tồn diễn tiến trong vật chất, c̣n Purusa th́ chỉ ngồi nh́n. Nó là khán giả chớ không phải là diễn viên. Diễn viên là phần chủ động của thiên nhiên, nó là phần trí thức, phản ảnh của quyền năng hiểu biết trong vật chất điều ḥa. Dụng cụ của nó (ấy là phần đối tượng trong thiên nhiên) là phản ảnh các đặc tính khác của Purusa (sự sống và sự bất biến) trong hai gunas động và tịnh. Như vậy, thiên nhiên có đủ các yếu tố cần thiết cho sự xây dựng vũ trụ. Trước công cuộc xây dựng nầy, vai tṛ của Purusa là nh́n xem. Nó chỉ là khán giả chớ không giữ một vai tṛ nào.
Đó là ư niệm nổi bật nhất trong Bhagavad Gita. Thiên nhiên đảm nhiệm tất cả. Chính các gunas làm ra Vũ trụ. Người nào nói tôi làm , người ấy nói sai. Chỉ có gunas tác động chớ không phải anh. Anh chỉ dự kiến mà thôi. Một phần lớn giáo lư của Gita đều căn cứ trên quan niệm nầy của phái Samkhya và những ai không biết điều nầy không sao hiểu được ư nghĩa tiềm tàng trong giáo lư đặc biệt ấy.
Bây giờ chúng ta xét qua học thuyết Vệ đà. Theo học thuyết nầy, cái Ngă là một hiện diện khắp cùng và thấm nhuần tất cả, ấy là cái thực tại duy nhất. Ngoài cái Ngă, không có cái ǵ cả, đó là khởi điểm của Vệ đà. Thấm nhuần tất cả, chủ trị tất cả, phấn khích tất cả, cái Ngă hiện diện khắp nơi. Cũng như dĩ thái thấm nhuần vạn vật, cái Ngă duy nhất, thấm nhuần, chủ trị, nâng đỡ và nuôi sống tất cả. Giống như không khí lan tràn khắp nơi, cái Ngă cũng ở khắp cùng trong vạn vật. Khi chúng ta theo dơi các tư tưởng chính yếu của Vệ đà để t́m hiểu cái Ngă duy nhất, đại đồng, toàn năng, toàn tri và toàn phúc (Sat Chit Ananda), chúng ta được đưa vào một lănh vực triết lư cao hơn học thuyết Samkhya. Cái Ngă là Duy Nhất. Khắp nơi, cái Ngă ư thức, thực tại và phúc lạc (4). ((4) Sat Chit Ananda : toàn năng, toàn tri, toàn phúc). Ba đặc tính ấy của cái Ngă không thể chia ĺa được. Nó ở khắp nơi, hiện diện khắp chốn. Không có một chỗ nào mà bạn có thể nói : Cái Ngă không có ở đây, và chỗ nào có cái Ngă th́ có sự thực tại, tâm thức và an lạc. Là tâm thức, cái Ngă tạo ra giới hạn, chia rẽ, và do đó mà có vạn thù và vô số sắc tướng khác biệt. Vật chất là sự giới hạn mà cái Ngă tự đặt cho ḿnh. Ekoham, bahu syam . Ta là một và ta muốn trở thành số nhiều. Đó là tư tưởng của Đấng Duy Nhất và từ tư tưởng nầy, Vũ trụ thiên h́nh vạn trạng hiện ra. Trong sự giới hạn mà cái Ngă tự đặt cho ḿnh, nó thực tại, ư thức và phúc lạc. Do cái tư tưởng thực tại của nó mà mọi thực tại phát sinh. Bởi v́ Nó muốn biểu hiện nên mọi sự biểu hiện mới có. Bởi v́ ở Nó, có sự toàn phúc mà luật sống và đặc tính của mọi sinh vật hữu t́nh là sự t́m hạnh phúc. Vũ trụ sở dĩ có là do cái tư tưởng tự giới hạn của Nó. Khi nào nó không c̣n chú định đến tư tưởng ấy nữa th́ Vũ trụ tan ră như một giấc mơ. Đó là quan niệm chính yếu của môn phái Vệ đà. Như vậy, môn phái nầy chấp nhận các Purusa, nhưng cho rằng, các linh hồn nầy là phản ảnh của cái Ngă duy nhất và được cấu tạo do sự hoạt động của Nó. Chúng là h́nh ảnh nhỏ bé của cái Ngă với tất cả những hạn chế đă nói. Thoạt tiên, chúng dường như là các phần tử của cái Ngă ấy. Chính hoạt động của cái Ngă tạo các giới hạn và đặt trong đó các đặc tính thu hẹp của nó. Tâm thức của Đại Ngă tối thượng trở thành quyền năng hiểu biết trong cái Ngă nhỏ bé. Sự thực tại của Đại Ngă trở thành hoạt động hay quyền năng biểu hiện. Sự toàn phúc của Đại ngă trở thành ư chí, một khí lực hùng dũng hướng đến hạnh phúc. Như vậy, trong cái Ngă hạn cuộc đều có quyền năng hiểu biết, quyền năng hoạt động và quyền năng ham muốn là những phản ảnh các đặc tính của Đại Ngă. Nói cách khác, cái ư thức đại đồng trước kia bây giờ trở thành sự hiểu biết trong cái Ngă riêng biệt, cái nhận thức về toàn thể trở thành quan năng hiểu biết của mỗi cá nhân.
Đối với sự thực tại của Đại Ngă cũng thế. Sự thực tại ấy, ở tiểu ngă, trở thành sự hoạt động nhằm bảo vệ sự thực tại của chính nó. Sự toàn phúc của Đại Ngă trở thành, ở tiểu ngă, ư chí t́m hạnh phúc và quyết định tự thực hiện với những khí lực của sự sống con người.
Như vậy, nếu có sự khác biệt giữa Đại Ngă và tiểu ngă là v́ các đặc tính của Đại Ngă đều bị giới hạn. Tinh hoa th́ hệt nhau nhưng sự hiểu biết th́ khác. Chúng ta có quyền năng hiểu biết, quyền năng ư chí và quyền năng hành động, là ba quyền năng chính yếu của Đại Ngă, chúng hiện diện ở những cái Ngă riêng rẽ trong tất cả sắc tướng từ sinh vật tí ti đến Thượng Đế cao cả.
Theo học thuyết Samkhya v́ Purusa tự đồng hóa với môi trường vật chất của nó, nó mới lầm lạc và mất hết tự do. Vệ đà cũng dạy như vậy : cái Ngă vốn là tự do, nhưng nếu nó tưởng tượng bị giam nhốt trong vật chất và tự đồng hóa với các giới hạn của nó, th́ nó cũng lầm lạc và sa vào Maya (ảo ảnh), v́ Maya phát sinh từ sự đồng hóa của cái Ngă với các giới hạn của nó. Nếu con người không lầm lạc th́ sự tự do vĩnh cửu không thể bị vật chất hạn chế; sự tinh khiết vĩnh cửu không thể bị vật chất làm nhơ; sự sáng suốt vĩnh cửu không thể bị vật chất làm mờ; sự cương quyết vĩnh cửu không thể bị vật chất bẻ găy. Chính sự lầm lạc của nó giới hạn quyền lực sẵn có của nó. Nó bị trói buộc v́ nó tưởng tượng bị trói buộc; nó ô trược v́ nó tượng tượng nó ô trược; nó ngu dốt v́ nó tưởng tượng nó ngu dốt. Khi ảo ảnh đó tan đi th́ nó thấy nó tự do, tinh khiết và minh triết đời đời.
Sự khác biệt lớn lao giữa Samkhya và Védanta là trong Samkhya Purusa nh́n xem chớ không bao giờ tác động; và trong Védanta th́ chỉ có Ngă hành động, c̣n tất cả là Maya. Kinh Upanishad dạy : cái Ngă muốn thấy, liền có mắt; cái Ngă muốn nghe, liền có tai; cái Ngă muốn suy tư, liền có trí. Mắt, tai, trí sở dĩ có là v́ các Ngă muốn chúng nó có. Cái Ngă sử dụng vật chất là để biểu hiện quyền năng của nó. Trong Samkhya, sự hiện diện của Purusa phát động ở vật chất các đặc tính, nhưng hành động th́ chính là Prakriti hành động chớ không phải Purusa. Trong Vệ đà th́ có cái Ngă và chính cái Ngă hành động. Nó nghĩ đến sự giới hạn th́ vật chất hiện ra và nó dùng vật chất ấy để biểu hiện khả năng của nó.
Phái Samkhya nh́n Vũ trụ theo quan điểm khoa học, c̣n phái Vệ đà th́ nh́n dưới khía cạnh của huyền học. Vô t́nh, Hackel tŕnh bày một học thuyết gần giống như học thuyết Samkhya, gần đến đỗi nếu ông thêm vào một ư nữa th́ học thuyết của ông trở thành học thuyết Samkhya. Ông không nói ǵ về sự hiện diện của Purusa mà chỉ biết có khí lực và vật chất. Theo quan điểm người Ấn, quyển sách chót của ông tŕnh bày gần như đầy đủ triết lư Samkhya. Cái nh́n của ông là cái nh́n của nhà khoa học, ông chỉ ghi mọi sự kiện mà không hỏi tại sao. C̣n phái Vệ đà, như tôi đă nói, có cái nh́n của nhà huyền học : họ cố t́m sự duy nhất, nơi phát sinh và trở về của tất cả mọi khác biệt.
Thông Thiên Học có thể soi sáng phần nào hai học thuyết đó chăng ? Có thể, bằng cách diễn tả Vũ trụ đúng với thực trạng của nó. Nó sẽ giúp học giả dung ḥa những dữ kiện phiến diện và có vẻ trái nhau. Với thuyết Vệ Đà, Thông Thiên Học chấp nhận Đại Ngă và tất cả những ǵ trong thuyết ấy nói về cái Ngă đại đồng và cái Ngă giới hạn. Chúng tôi gọi cái Ngă giới hạn nầy là Chơn Thần và chúng tôi nói như thuyết Vệ Đà rằng Chơn Thần là một phần của Đại Ngă và bản chất của nó là bản chất của Đại Ngă. Các Chơn Thần ấy là những đơn vị. Chúng ta có thể xem như là Purusa, ngoại trừ một khác biệt lớn : chúng chẳng những ngắm xem mà c̣n hoạt động thật sự trong năm cơi của Vũ trụ. Chúng vừa nh́n vừa điều khiển diễn viên trên sân khấu. Trong vũ trụ vật chất, chúng nó chọn những nguyên tử tương ứng với các đặc tính của chúng và trong các nguyên tử đó, chúng suy tư, mong muốn và hoạt động. Chúng chọn những thể hổn hợp nào có đặc tính điều ḥa để biểu hiện quan năng hiểu biết. Chúng chọn thể nào có đặc tính động để biểu hiện quan năng hoạt động. Chúng chọn thể nào có đặc tính tĩnh để biểu lộ ư chí phúc lạc.
Chúng ta hăy ghi nhận sự khác biệt trong lời nói cũng như trong tư tưởng. Theo phái Samkhya, vật chất chuyển biến để phản ảnh tinh thần. Sự thật th́ tinh thần thu nhận những mảnh vật chất thích ứng để biểu lộ đặc tính của nó. Đó là một sự khác biệt lớn. Để tự biểu hiện, tinh thần tạo một diễn viên và diễn viên đó là con người tâm linh của Thông Thiên Học với ba thể : Atma, Buddhi, Manas. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề nầy.
Chơn Thần bao giờ cũng ở bên trên năm cơi của Vũ trụ, v́ vậy, nó được coi như là khán giả. Nó ở trên cơi Niết Bàn hay cơi Akasic, trên cơi Bồ Đề hay cơi của Vayu, trên cơi Thượng giới hay cơi của Agni, trên cơi Trung giới hay cơi của Varuna, trên cơi Hồng trần hay cơi của Kubera. Chơn Thần ngự trên tất cả cơi nầy, tự ư thức lấy ḿnh và quyết định do ḿnh. Nó ở trong sự b́nh an đời đời và sống trong vĩnh cửu. Nhưng như đă nói ở trên, nó thu nhận vất chất. Nó lấy một nguyên tử của cơi Niết Bàn và đặt ư chí vào trong đó để tạo thành Atma. Nó lấy một nguyên tử của cơi Bồ Đề và phản chiếu quan năng hiểu biết của nó để tạo thành Buddhi. Nó lấy một nguyên tử của cơi Thượng giới và đưa vào đó sự hoạt động của nó để tạo thành Manas. Thế là chúng ta có Atma, Buddhi và Manas, cái tam thể ấy là phản ảnh của Chơn Thần trong năm cơi của Vũ trụ, c̣n Chơn Thần th́ ngự ở bên trên. Đó là sự việc xảy ra trong thiên nhiên.
Những từ ngữ tương đương với từ ngữ Thông Thiên Học cũng có ở các môn phái khác. Chơn Thần của Thông Thiên Học là Jivatma ở triết lư Aán Độ, là Purusa của Samkhya, là cái Ngă tách biệt của Vệ đà. Sự biểu hiện của bộ ba Atma, Buddhi, Manas là do sự thân cận của Purusa cạnh Prakriti ở triết lư Samkhya, là cái Ngă trong cái thể cao nhất của học thuyết Vệ đà. Ở học thuyết nầy, bạn có cái Ngă và các vỏ, trong hệ thống kia bạn có chủ thể là phản ảnh Purusa trong vật chất. Như vậy, sự việc vẫn giống nhau nhưng được nh́n dưới những quan điểm khác. Chúng ta gần với Vệ đà hơn là với Samkhya, nhưng nếu chúng ta hiểu rơ ràng sự việc, chúng ta có thể đặt các giáo lư của hai phái vào đúng chỗ mà không sợ lầm lẫn. Hăy nhận định rơ sự việc rồi bạn sẽ nắm vững lư thuyết. Đó là giá trị của giáo lư Thông Thiên Học, nó tŕnh bày sự việc rồi để mặc bạn nghiên cứu. Như vậy, bạn có một cây đuốc trong tay thay v́ lần ṃ trong bóng tối.
Bây giờ, khi chúng ta biết bản chất của con người tâm linh hay tam thể thượng, chúng ta sẽ thấy ǵ ở các sự biểu hiện của tâm thức ? Chúng ta sẽ thấy nó hiện ra khắp nơi trong năm cơi dưới trạng thái Tinh thần Vật chất. Nhà bác học gọi nó là vật chất được tinh thần hóa, c̣n nhà huyền học gọi nó là tinh thần được vật chất hóa. Lời nào cũng đúng hết nếu bạn nhớ rằng hai nguyên lư ấy luôn luôn hiện diện ở mọi sự biểu hiện chớ không phải chỉ có vật chất mà thôi, và hai nguyên lư ấy kết hợp chặt chẽ suốt thời gian biểu hiện. Vậy khi bạn đọc ở một quyển sách xưa, câu trí thức là vật chất bạn sẽ không bối rối v́ bạn biết tác giả nói theo quan điểm của Samkhya và phái nầy quan niệm rằng vật chất chỗ nào cũng có, đồng thời luôn luôn ám chỉ sự hiện diện của tinh thần cần thiết cho vật chất tác động. Nhưng khi bạn gặp câu trí thức là vật chất bạn đừng lộn nó với câu trái ngược lại của phái duy vật : trí thức là sản phẩm của vật chất, hai ư niệm ấy khác hẳn. Phái Samkhya đặt nặng vấn đề vật chất nhưng luôn luôn nói đến ảnh hưởng linh động của tinh thần, c̣n phái duy vật th́ quả quyết tinh thần là sản phẩm của vật chất. Giữa đôi bên, từ ngữ có thể giống nhau nhưng sự thật th́ có một cái hố rất rộng.
TRÍ THỨC
Patanjali nói : Yoga là sự diệt trừ tác động của cái trí. Để hiểu lời nầy, chúng ta nh́n xem các triết lư Ấn Độ quan niệm trí thức như thế nào ?
Theo nghĩa rộng, trí thức có ba đặc tính chính yếu : hiểu biết, ham muốn hay ư chí và hoạt động. Nhưng Yoga không bao gồm cả ba đặc tính mà chỉ chú ư đến một đặc tính thôi : sự hiểu biết, chủ đề của phái Samkhya. Tuy nhiên, như chúng ta đă thấy, chúng ta không thể tách rời quyền năng hiểu biết ra khỏi hai đặc tính kia v́ tâm thức là một đơn vị. Vậy chúng ta t́m hiểu đặc tính hiểu biết, chớ thật sự chúng ta không thể phân hẳn nó ra. V́ lẽ đó, khi nhà tâm lư Ấn Độ nghiên cứu đặc tính nầy th́ chia nó ra làm ba, c̣n phái Vệ đà th́ chia làm bốn (ở đây tôi tưởng có sự lầm lạc). Đọc sách Vệ đà về cái trí, bạn thấy người ta gọi nó bằng một từ được dịch ra là cơ quan bên trong. Từ ấy là antah karana và dùng để chỉ cái trí nhưng áp dụng cho phần hiểu biết mà thôi, ngoại trừ hai phần kia là ham muốn và hoạt động.
Người ta nói antah - karana gồm bốn phần : Manas, Buddhi, Ahamkara và Chitta. Sự phân chia nầy có phần lạ. Chúng ta đă biết Manas, Buddhi và Ahamkara nhưng Chitta là ǵ ? Bạn muốn hỏi ai cũng được và khi ghi lấy câu trả lời của họ, bạn sẽ thấy không câu nào rơ ràng. Chúng ta thử phân tích nó xem nó có được soi sáng phần nào không bởi ư niệm ba phần của Thông thiênHọc. Thật ra phần thứ tư nầy không phải là một phần riêng biệt mà là tổng số của ba phần kia. Manas, Buddhi và Ahamkara có thể xem như là ba cạnh của một h́nh tam giác và Chitta là h́nh tam giác nầy. Đó là ư niệm xưa về Ba Ngôi hợp thành Một . Bà Blavatsky cũng thường nói đến phần thứ tư để bổ túc ba phần kia v́ bà nói theo lối cổ. Vậy chúng ta hăy nhớ phần thứ tư nầy là kết quả của ba phần kia và là một đơn vị tạo thành do ba yếu tố đó. Chúng ta hăy áp dụng ư niệm ấy vào Antah karana.
Ta hăy xét về quan năng hiểu biết. Tuy trong cái Ngă trạng thái tương ứng với quan năng nầy trội hẳn lên, nhưng nó không thể đứng riêng một ḿnh. Toàn thể cái Ngă biểu hiện trong mọi tác động hiểu biết cùng với hai trạng thái kia. Cái nầy không thể rời bỏ cái kia. Chỗ nào có sự hiểu biết, chỗ ấy cũng có hai phần kia nhưng với tư cách phụ thuộc. Bạn hăy quan niệm quan năng hiểu biết trong trạng thái thuần khiết nhất, hăy để nó hướng vào trong và tự phản chiếu ở chính nó th́ bạn sẽ có một ư niệm về Buddhi là lư trí thuần túy, tinh hoa của sự hiểu biết. Trong vũ trụ, Buddhi được tiêu biểu bởi Vishnu, ấy là sự minh triết nâng đỡ vũ trụ. Bây giờ chúng ta hăy quan niệm sự hiểu biết hướng về bên ngoài và phản chiếu trong hoạt động, như thế, chúng ta có sự liên hợp giữa hiểu biết và hoạt động : đó là Manas ở con người và Brahma (trí sáng tạo) trong vũ trụ. Nếu cái trí sáng tạo nầy cũng phản chiếu như vậy trong ư chí, nó trở thành Ahamkara, cái Tôi là Tôi ở con người và Mahadeva trong vũ trụ. Vậy trong phạm vi của sự hiểu biết, chúng ta có ba yếu tố khác nhau tạo nên cơ quan bên trong hay antah karana; Manas với Buddhi và Ahamkara. Như thế, chúng ta không thấy phần thứ tư. Cho nên Chitta là ǵ ? Đó là tổng hợp của ba yếu tố nói trên. Sự phân chia thành bốn phần đó là một cách phân tích theo lối xưa.
THỂ TRÍ
Bây giờ chúng ta hăy t́m hiểu thể trí. Trên thực tế, thể nầy được xem như là cái trí.
Trong sự thực tập Yoga, điều đầu tiên cần làm là rời bỏ thể trí để tiến lên một cái thể khác cao hơn. Chắc các bạn c̣n nhớ lời của tôi nói hôm qua, là trong Yoga, cái Ngă là tâm thức cộng thêm các thể mà nó chưa rời bỏ được. Bước đầu của bạn là tự rút ra khỏi thể trí. Bạn phải có thể nhấc lên và để xuống cái trí của bạn cũng như một dụng cụ trước khi tiến xa hơn. Vậy thể trí của bạn phải được coi là khởi điểm. Hăy diệt trừ tư tưởng của nó, hăy bắt nó lặng yên. Trạng thái của thể trí như thế nào ? Nếu bạn nh́n nó từ một cơi trên, bạn thấy màu sắc nó biến đổi luôn với những nguyên nhân phát sinh khi th́ ở bên trong, khi th́ từ bên ngoài. Thỉnh thoảng một sự rung động từ bên ngoài gây một biến đổi trong tâm thức và một biến đổi khác tương ứng trong màu sắc của thể trí. Nếu một biến đổi nổi lên ngay trong tâm thức th́ nó cũng tạo ra những rung động ở thể trí. Thế là trong khắp thể trí, màu sắc biến đổi luôn và rất nhanh. Yoga sẽ chấm dứt t́nh trạng ấy bằng cách ngăn ngừa mọi rung động cũng như mọi biến đổi. Sự diệt trừ mọi biến đổi sẽ chấm dứt mọi rung động của thể trí. Sự chấm dứt rung động của thể trí sẽ chận đứng các biến đổi của tâm thức. Trong thể trí của Đức Thầy, không có một sự biến đổi màu sắc nào, ngoại trừ những biến đổi phát xuất từ bên trong. Không một kích thích nào bên ngoài có thể tạo một sự rung động ở cái trí hoàn toàn được chủ trị. Màu sắc thể trí của một Chơn Sư giống như ánh trăng trên mặt biển gợn sóng. Tất cả màu sắc đều có thể phát sinh trong màu trắng bạc ấy nhưng không có một cái ǵ ở ngoại cảnh có thể làm hoen ố màu sắc huy hoàng của nó. Nếu bên trong có một sự biến đổi tâm thức th́ ở thể trí hiện ra những màu sắc thanh bai, nhưng thể trí chỉ đáp ứng với những biến đổi phát sinh từ bên trong mà thôi. Thể trí của một Chơn Sư không bao giờ là cái Ngă mà là một dụng cụ tùy ư Ngài sử dụng. Nó chẳng qua là một cái vỏ và Ngài chỉ dùng nó khi nào Ngài cần liên lạc với các cơi dưới.
Có chấm dứt được mọi sự biến đổi màu sắc trong thể trí, bạn phải hiểu thế nào là chân không. Trong Yoga, ḍng tư tưởng phải ngưng hẳn lại. Bạn phải làm cách nào để chận đứng tất cả các rung động hầu thể trí trở nên vô sắc, b́nh thản, an ổn, không phản ứng trước các xúc động, ngoại trừ những cái được bạn chọn. Làm sao bạn có thể biết rằng thể trí của bạn đă được chủ trị, rằng nó không c̣n là một thành phần của cái Ngă của bạn ? Bạn sẽ nhận thức được điều nầy khi với ư chí của bạn, bạn có thể ngưng ḍng tư tưởng của bạn và giữ cái trí của bạn trong trạng thái an tĩnh hoàn toàn. Bạn lần lượt dứt bỏ thể nầy rồi thể khác và bằng chứng của sự dứt bỏ một thể nào đó là nó không c̣n kích thích bạn. Bạn điều khiển nó chớ nó không thể sai khiến bạn. Cho đến lúc nào mà không có cái ǵ bên ngoài có thể lung lạc hay khuấy rối trí bạn, cho đến khi nào mà trí bạn không đáp ứng lại với các kích thích bên ngoài trừ phi các phấn khích của chính bạn th́ bạn mới có thể nói rằng cái trí của bạn không phải là cái Ngă của bạn. Nó trở nên một thành phần của ngoại cảnh và không phải là cái Ngă của bạn nữa.
Kế đó, bạn tiến lên chủ trị Chơn thân (Thượng trí). Bạn cũng sẽ áp dụng phương cách nói trên. Khi Chơn thân được chủ trị hoàn toàn, bạn sẽ lần lượt chủ trị thể Bồ Đề (Kim Thân) và Tiên Thể.
CÁI TRÍ VÀ CÁI NGĂ
Đến đây, chắc có một vài sinh viên ngơ ngác hỏi : Khi cái trí và các thể đều bị vứt bỏ th́ chúng ta sẽ c̣n lại cái ǵ ? . Patanjali đáp : Th́ khán giả sẽ ở trong nguyên thể của người. C̣n Thông Thiên Học th́ trả lời : Th́ c̣n Chơn Thần. Đó là mức chót của cuộc hành hương của nhân loại, là điểm cao nhất mà nhân loại có thể đạt được. Các thể được tạo thành trong năm cơi của vũ trụ để cho cái Ngă sử dụng hầu biểu thị quyền năng của nó, các thể ấy đă không c̣n nên cái Ngă mới nhận ra ḿnh với các kinh nghiệm rất dồi dào đă thu thập được lúc trước nhờ các thể. Ở đây, phái Samkhya gặp một sự khó khăn lớn : nếu chỉ c̣n lại một ḿnh khán giả, y sẽ trở thành cái ǵ khi cảnh vật không c̣n ? Nhiệm vụ độc nhất của y là nh́n xem các hoạt động trí thức, bây giờ các hoạt động nầy ngưng th́ nó không thể giữ măi cái vai tṛ nh́n xem của nó v́ đâu c̣n ǵ mà xem. Vậy chỉ c̣n một cách trả lời rằng nó ở trong chính nguyên thể của nó. Bây giờ nó ở ngoài phạm vi biểu hiện, vượt khỏi hệ thống Vật chất Tinh thần, c̣n cái Ngă th́ trở lại trạng thái tiềm tàng v́ không sao biểu hiện được. Ở đây, phái Samkhya đi xa sự thật v́ thật sự, khi trong vũ trụ, các hoạt động đều chấm dứt th́ Chơn Thần chủ trị vật chất và một chu kỳ hoạt động mới sẽ mở màn. Nó không c̣n là kẻ nô lệ mà là chủ nhân ông.
Kinh nghiệm chỉ cho chúng ta thấy rằng cái Ngă lần lần rút ra khỏi các thể, Nó không mất ǵ mà c̣n ư thức được chính Nó một cách rơ ràng. Trên con đường hồi hương, ánh sáng mỗi lúc mỗi sáng tỏ hơn. Lần lượt, Nó vén các màn bao phủ Nó, ư thức được rằng các thể của Nó không phải là Nó, và nhờ đó, cảm thấy sự thực tại của ḿnh, mỗi lúc mỗi sắc bén hơn. Người Tây phương thường hiểu sai rằng tâm trạng giải thoát hay Niết Bàn là sự rỗng không hay sự vô thức. Đó là một điều hoàn toàn sai lạc khiến họ không sao hiểu được Yoga. Bạn hăy tưởng tượng tâm trạng của một người hoàn toàn đồng hóa ḿnh với thể xác đến nỗi ngay trong tư tưởng, họ cũng không thể tách ra đó là tâm trạng của kẻ dă man và so sánh tâm trạng ấy với tâm trí sáng suốt dũng mănh của chính bạn.
Tâm thức của người dă man rất cạn hẹp v́ nó bị giới hạn trong thể xác và thỉnh thoảng mới vươn lên các ư niệm trừu tượng. Họ không hiểu ǵ về tâm thức khoáng đạt và linh động của bạn. Bạn vượt rất xa khỏi khả năng của tâm thức họ. Tâm thức bạn hoạt động ở cơi Trung giới nhiều hơn là ở cơi Trần. Như vậy, khi cái Ngă càng rút lần ra khỏi các thể của Nó, Nó càng tự biểu hiện nhiều hơn. Mỗi lần một cái thể được vứt bỏ, cái Ngă tự thực hiện sâu rộng hơn. Trung tâm càng dũng mănh hơn khi chu vi trở nên mềm mại, và đến một lúc nào đó trung tâm sẽ hiện diện ở chu vi. Chừng đó chu vi tan biến mà trung tâm vẫn c̣n.. Như vậy, tâm thức của bạn rơ ràng, linh hoạt hơn tâm thức của người dă man. Bạn sẽ đạt được những bước tiến tương tự khi bạn lần lượt vứt bỏ các bức màn khác, và vươn lên các cơi cao của sự sống. Chúng ta sẽ ư thức rơ ràng thế nào là sự Thực Tại, thế nào là quyền năng của cái Ngă. Các quyền năng nầy càng ngày càng huy hoàng khi cái Ngă không c̣n bị che mờ. Chúng ta có thể suy luận dễ dàng rằng ngày nào chúng ta tiến đến Chơn Thần, tâm thức của chúng ta sẽ hùng dũng và linh động biết bao. Bạn càng tập sống thật sự, quyền năng trí thức và t́nh cảm của bạn càng gia tăng.
Bạn hăy nhớ rằng bạn tập chủ trị là bạn tập chủ trị các thể, các vỏ, là những phần tử của ngoại cảnh. Đừng tưởng bạn tập chủ trị cái Ngă. Cái Ngă không chấp nhận một kỷ luật nào. Nó ngự trị huy hoàng ở bạn. Nó là chủ chớ không phải là tớ. Các vỏ đều đặt dưới sự chủ trị của Nó. Các thể lần lần sẽ trở thành dụng cụ của Nó. Chừng đó, bạn sẽ nhận định chân lư của lời sau đây trong kinh Upanishad Bạn là Chơn Ngă cao cả và bất diệt.
YOGA LÀ MỘT KHOA HỌC
Chiều nay, trước hết, tôi xin tŕnh bày với quí bạn hai phương pháp Yoga chính, một loại liên quan đến cái Ngă, một loại liên quan đến cái Vô Ngă.
Tôi xin lưu ư đến quí bạn là chúng ta chỉ t́m hiểu Khoa Yoga chớ không nói đến các pháp môn khác nhằm tiến đến sự hợp nhất thiêng liêng. Đây là một môn có tính cách khoa học rất hợp với ư niệm cổ truyền của xứ Ấn Độ. Tôi cũng xin nhắc rắng ngoài pháp môn nầy, c̣n có hai pháp môn khác rất quan trọng là pháp môn Bhakti và pháp môn Karma. Yoga mà tôi sẽ tŕnh bày hôm nay là pháp môn Jnanam, ấy là con đường hiểu biết.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP YOGA
Chúng ta hăy trở lại hai phương pháp Yoga chính nói trên liên hệ đến cái Ngă và Vô Ngă.
Trong phương pháp đầu, hành giả theo con đường Buddhi hay lư trí thuần túy, ở phương pháp sau, người nhờ vào Manas hay lư trí cụ thể. Hôm qua, khi giải thích ba nhánh của antah karana, tôi có nói sự phản chiếu đức tính nầy trong đức tính kia của cái Ngă. Trong giới hạn của quyền năng hiểu biết, tùy quyền năng nầy phản chiếu ở trạng thái ư thức, ư chí hay hoạt động, bạn sẽ có Buddhi, Manas hay Ahamkara. Nhớ rơ các điều nầy, bạn sẽ thấy hai phương pháp nói trên liên hệ đến hai trong ba nhánh ấy.
Nhưng c̣n cái thứ ba là ư chí (ahamkara), nó phản ảnh trong quyền năng hiểu biết th́ sự việc sẽ như thế nào ? Chắc chắn đây là một con đường khác nhưng thật khó mà gọi con đường nầy là một phương pháp. Ư chí đập tan mọi chướng ngại để tiến thẳng đến mục đích. Nó sử dụng cả hai phương tiện Buddhi và Manas. Khoa siêu h́nh dùng để hiểu cái Ngă, c̣n khoa học nhằm hiểu cái Vô Ngă và cả hai khoa đều được sử dụng hay bác bỏ tùy nhu cầu mỗi lúc. Những người có ư chí mạnh thường không biết tại sao họ đạt được mục tiêu : họ muốn điều ǵ th́ như trời ban cho họ. Đó là trường hợp của con người Ahamkara (ư chí). Ở họ, Buddhi và Manas là phần phụ thuộc, cũng như Ahamkara và Manas là phần phụ thuộc của con người Buddhi. Nhà siêu h́nh và nhà bác học đều cần sự trợ giúp của Ahamkara. Sự cương quyết, sự kiên tâm rất cần trong mọi phương pháp Yoga. Dù nhà yogui theo con đường thuần lư của Buddhi hay con đường tích cực của Manas th́ ư chí cũng rất cần để khuyến khích và nâng đỡ. Kinh Upanishad nói : Người yếu đuối không sao tiến lên cái Ngă được . Bạn phải cương quyết, dũng mănh, kiên tâm. Để thành công, nhà yogui nào cũng phải có một ư chí sắt đá.
T̀M CÁI NGĂ BỞI CÁI NGĂ
Chúng ta hăy t́m hiểu phương pháp nầy tỉ mỉ hơn. Đây là con đường của nhà siêu h́nh học, trong đó Buddhi được sử dụng nhiều hơn cả. Họ hướng vào trong và cố t́m cái Ngă bằng cách tiến sâu vào bản chất ḿnh. Biết cái Ngă ẩn trong họ,họ lần lượt vứt bỏ cái lớp vỏ che bên ngoài để tiến vào cái Ngă huy hoàng. Bắt đầu, họ phải từ bỏ lối suy tư cụ thể và trầm ḿnh trong sự trừu tượng. Như vậy, phương pháp họ phải theo là sự tham thiền kiên nhẫn, nồng nhiệt, đó là lối duy nhất giúp họ đạt mục đích. Nhờ suy tư dũng mănh, họ tiến từ miền cụ thể đến miền trừu tượng của cái trí, rồi từ miền trừu tượng họ sang cơi Buddhi, nơi đây họ cảm thấy sự hợp nhất; rồi từ cơi Buddhi, họ tiến lên Atma nơi đây, cái Ngă chỉ c̣n có một lớp vỏ chót bằng chất Niết Bàn và hiện ra rực rỡ. Đó là con đường rất khó khăn dẫn đến cái Ngă bởi cái Ngă.
Trên con đường này hành giả phải rời bỏ hẳn cái Vô Ngă và khép chặt các giác quan. Ngoại giới như không c̣n đối với họ. Giác quan họ không c̣n phản ứng đối với các rung động bên ngoài. Họ như mù, như điếc đối với các cám dỗ của ngoại cảnh. Nếu họ chưa đủ sức chống lại các cám dỗ này, họ cần sống một cuộc đời ẩn dật. Những ḍng tu chiêm ngưỡng ở Thiên Chúa giáo La Mă rất hợp với họ v́ trong đó, họ không c̣n liên lạc với cơi đời quyến rủ. Họ luôn luôn chú mục vào cái Ngă bên trong. Đối với họ, Siddis (phép thần thông) là những chướng ngại quan trọng, chớ không giúp đỡ ǵ được. Một lời dạy quan trọng thường được nhắc măi cho họ là các phép thần thông rất có hại.
Người Ấn cũng đồng ư phải tránh các phép thần thông; hơn nữa, họ cũng không sử dụng giác quan của thể xác mà họ xem như là những chướng ngại và lúc nào cũng muốn nhắm mắt, bịt tai. Vài người Thông Thiên Học dặn ḍ không nên dùng giác quan của thể vía và thể trí nhưng lại cho dùng giác quan của thể xác v́ nghĩ chúng nó không có hại. Tại sao lại không ? Nếu giác quan có hại trong những thể thanh cao, chúng nó cũng có hại trong thể xác. Đối với người cố t́m cái Ngă bằng cái Ngă th́ mọi giác quan đều là chướng ngại. Vậy, tại sao trong lúc từ bỏ giác quan tinh vi mà ta lại sử dụng giác quan phàm tục với sức cám dỗ của chúng nó ? Một sự phân biệt như vậy không thể có. Trong sự t́m cái Ngă bởi cái Ngă, tất cả những ǵ không phải là cái Ngă đều là chướng ngại. Tất cả những ǵ tạo nên sự liên hệ giữa cái Ngă với ngoại giới đều phải tránh, dù là tai phàm mắt thịt để tiếp xúc với cơi trần hay các giác quan tinh vi hơn để nhận thức các cơi trên. Vậy nếu ta quay lưng lại với cái Vô Ngă, th́ tất cả giác quan dù Siddhis hay không đều có hại.
Điều cần thiết cho người t́m cái Ngă bằng cái Ngă là ḷng tin , theo ư nghĩa tôi nói hôm qua, nghĩa là một niềm tin mạnh mẽ, sâu xa, sắt đá rằng cái Ngă hiện diện trong họ. Ḷng tin này vượt khỏi lư trí không thể chứng minh sự thực tại của cái Ngă bằng khoa luận lư.
Thật ra, ḷng tin phát sinh từ Chơn Ngă ở con người. Nó được gọi là Shraddha và
rất cần cho kẻ tu hành. Là v́ thiếu nó, trí sẽ lung lay, sự can đảm sẽ cùn nhụt,
sự bền chí sẽ tan vỡ. Chỉ niềm tin mới có thể phấn khởi người hành hương trong
cảnh tối tăm bao trùm họ và khuyến khích họ từ bỏ cái lối sống của các thể thấp
hèn để sang qua một nếp sống cao đẹp của Chơn Ngă. Ḷng tin cho người tu theo
lối này như sự hiểu biết và kinh nghiệm cần cho tu sĩ theo con đường kia.
T̀M CÁI NGĂ BẰNG CÁI VÔ NGĂ
Chúng ta sang qua lối thứ hai, lối t́m cái Ngă bằng cái Vô Ngă. Đó là con đường của nhà khoa học t́m hiểu Vũ trụ bằng cái trí cụ thể và linh động. Họ cố t́m cái chơn giữa cái giả, cái trường cửu giữa cái vô thường, cái Ngă giữa vạn thù. Họ phải làm sao ? Họ t́m hiểu tỉ mỉ mọi sự vật che giấu Chơn Ngă, họ nghiên cứu cái Vô Ngă xung quanh và trong họ, họ học hỏi bản chất của những kẻ khác cũng như của chính ḿnh. Nhờ vậy dần dần, từ bước một, từ cơi một, họ tiến lên đồng thời họ lần lượt từ bỏ các sắc tướng v́ không t́m được cái Ngă ở trong đó.Trong việc nghiên cứu cơi trần vật chất, họ sử dụng giác quan sắc bén của họ để hiểu biết rồi chối bỏ. Họ nói : Cái này không phải là cái Ngă của tôi. Cảnh vô thường này, cái tối tăm này, những biến đổi không ngừng này rơ ràng không phải là sự trường tồn, sự sáng suốt và sự bất biến của cái Ngă. Thế là họ vứt bỏ chúng và lần lần tiến lên cơi Trung giới, họ sang cơi Thượng giới và cũng chỉ thấy những sự vật vô thường thay v́ cái Ngă. Sau đó, họ tiến từ cơi Thượng giới lên cơi Bồ đề và bắt đầu nhận thức cái Ngă mỹ lệ và huy hoàng trong sự hợp nhất. Thế là bằng sự học hỏi cái vạn thù, họ lần lần tiến đến cái nhất thể và hiểu cái duy nhất. Họ thực hiện được cái Ngă xuyên qua cái Vô Ngă bằng cách loại cái Vô Ngă khỏi cái Ngă. Tóm lại, họ thành công nhờ học hỏi và kinh nghiệm trong lúc người theo lối trước chỉ dùng lư trí thuần túy và ḷng tin. Với lối t́m cái Ngă bằng cái Vô Ngă các phép thần thông rất cần thiết. Là v́ bạn không thể t́m hiểu cơi Trung giới và cơi Thượng giới mà không sử dụng giác quan của thể vía và thể trí, cũng như không thể học hỏi cơi trần mà không sử dụng mắt, tai. Hiểu như thế rồi, bạn hăy suy nghĩ cẩn thận trước khi chọn lựa con đường của bạn.
Vậy là bạn có hai phương pháp và đừng lẫn lộn chúng trong tâm trí bạn. Với lư trí thuần túy, bạn có thể đạt được Chơn Ngă, nhưng bằng sự quan sát và kinh nghiệm, bạn cũng có thể tiến lên nó được. Cả hai đều là phương pháp Yoga và đều có chỉ dạy trong các Sutras của Patanjali. Khi bạn hiểu chúng rơ ràng, chúng không c̣n có vẻ trái nhau. Trong phần chót của Sutras, Patanjali có nói qua cách thức khai mở các phép thần thông. Như vậy, bạn có thể t́m con đường của bạn, để tiến đến Đấng Tối Cao.
YOGA VÀ ĐẠO LƯ
Điều kế tiếp mà tôi xin quí bạn lưu ư, Yoga là một khoa tâm lư chớ không phải là một khoa luân lư dù đạo đức là nền tảng của nó. Khoa tâm lư và khoa luân lư không giống nhau.. Trong khoa đầu, người ta nghiên cứu tâm trí; trong khoa sau, người ta t́m cách xây dựng hạnh kiểm để thực hiện sự giao hảo giữa con người. Khoa luân lư nhằm cải thiện lối sống chớ không nghiên cứu bản chất của tâm trí hầu mở mang quyền năng của nó. Tôi nhấn mạnh điều nầy v́ có nhiều người hay lầm lộn. Nếu bạn nhận định rơ thế nào là Yoga, bạn không c̣n nghĩ rằng bạn phải t́m thấy ở nó những châm ngôn hay giáo lư của các bậc thánh hiền. Nếu Patanjali có nêu rơ yama và niyama là những qui tắc hạnh kiểm mà con người phải theo, những lời khuyên nầy tuy rất hữu ích nhưng không phải là phần chủ yếu của giáo lư ông. Không ai có thể thực tập Yoga mà không có những đức tính tóm tắt trong yama và niyama , nhưng bạn không thể t́m một hệ thống đạo đức trong một quyển sách tâm lư có tính cách khoa học như quyển Yoga. Một sinh viên điện không bao giờ ngạc nhiên v́ không thấy những lời khuyên dạy đạo lư trong sách điện. Vậy tại sao một người học Yoga, một khoa học tâm lư, lại mong t́m những lời lẽ đạo đức ở trong đó ? Tôi không muốn nói rằng đạo đức không quan trọng đối với người yogui. Trái lại, nó rất quan trọng, và tuyệt đối cần thiết ở những giai đoạn đầu tiên đối với mọi người thực tập. Nhưng sau đó, nó không cần nữa nếu người yogui theo con đường tà. Bạn phải nhớ rằng ở Yoga, ngoài con đường chánh c̣n có con đường tà, và trong con đường nầy, đạo sĩ cũng sống rất kham khổ ở giai đoạn đầu đôi khi ở cả giai đoạn sau, nhưng đạo đức thật sự không có ở đây. Người yogui theo tà đạo cũng lo tinh luyện các thể nhưng không phải để giúp đời mà để khai mở các quyền năng riêng. Sự khác biệt giữa chánh đạo và tà đạo là động cơ bên trong. Nhà yogui chánh đạo không ăn thịt v́ sự giết hại trái với ḷng từ, c̣n nhà yogui tà đạo có thể cũng cữ thịt nhưng cữ với một lư do khác : thịt có tính cách kích thích và một thể xác được nuôi dưỡng bằng thịt sẽ không giúp ích họ nhiều. Vậy hai nhà đều cữ thịt nhưng mỗi người đều có lư do riêng.
Kiêng thịt là một sự kiện đạo đức v́ sự kiện nầy giảm bớt đau khổ của sinh vật. Tuy nhiên, trên phương diện Yoga, nó chỉ là một phương tiện nhất là đối với tà đạo. Sách Ấn Độ có nói đến nhiều nhà yogui theo tà đạo, và đạo sĩ có phép tắc cao cường nhất là Ravana, hiện thân của tất cả những điều hung ác, xấu xa của cơi đời. Hắn cũng là một nhà yogui phi thường và nếu hắn có được những quyền năng siêu phàm là nhờ Yoga. Là một thuật sĩ đứng đầu bên tà đạo, hắn là tay đại phá hoại. Hắn tập Yoga là để có quyền năng đả phá và cướp trong tay Thái Dương Thượng Đế cái quyền trường sinh bất tử để không thể bị một người nào giết hại. Bạn có thể ngạc nhiên về việc một người có thể đoạt ở Thượng Đế một quyền năng như vậy. Nhưng định luật thiên nhiên là sự biểu lộ của lư trời và ai theo đúng định luật ấy th́ gặt hái được các kết quả đă định dù y có ư hại đời hay muốn giúp đời. Một nhà bác học cũng vậy, ông có thể giúp đời hay hại đời, và hạnh kiểm của ông không quan trọng đối với sự t́m ṭi của ông miễn là đôi mắt hay bộ thần kinh của ông không bị hư hại bởi các thói hư tật xấu của ông. Yoga cũng thế, đạo đức rất quí nhưng không chi phối nó. Có hiểu như thế mới không sa lầy. Hăy cố t́m hiểu như mọi người Thông Thiên Học và bạn sẽ thấy nhiều định luật được trọng ở lănh vực này nhưng vô hiệu ở lănh vực khác. Nhà bác học không bao giờ lầm lộn như vậy. Họ biết một sự phát minh hóa học không tùy lối xử thế của họ và không cần họ phải nhân từ mới khám phá được một yếu tố mới. Họ sẽ không thất bại trong một cuộc thí nghiệm khéo léo mặc dù lối ăn ở của họ xấu xa. Đó là hai địa hạt khác nhau với những định luật khác nhau mà chúng ta không nên pha lộn. V́ Đấng Isvara tuyệt đối công bằng nên ai tuân hành luật nào th́ hưởng kết quả đó dù hành động của họ có tính cách giúp đời hay không ở những lănh vực khác. Gieo lúa th́ sẽ được lúa, trồng cỏ th́ sẽ có cỏ, luật trời là thế.
Như vậy, thế nào là vai tṛ của đạo đức ? Nó là một điều tối quan trọng đối với nhà yogui chánh đạo quyết ḷng phụng sự Thiên đ́nh. V́ họ cố trau ḿnh để giúp đời và tạo một ḥa khí đối với mọi người, căn bản đạo đức của họ phải cao siêu, vượt hẳn luân lư thường t́nh. Họ phải kiên nhẫn, nhân từ v́ ḷng nhân sẽ khai mở tâm hồn họ để bao trùm toàn thể nhân loại. Người theo tà đạo th́ không thế, họ gắt gao, hung ác.
Người theo chánh đạo có thể cố gắng khai mở quyền năng và họ làm thế là để phụng sự nhân loại hữu hiệu. Các người bên tà đạo th́ không thế, họ muốn có quyền năng là để cho chính họ hoặc để chống lại mọi người. Họ muốn sống cô độc một ḿnh trong sự hung hản. Họ muốn cưỡng lại Thiên ư dù trong một thời gian ngắn ngủi. Cứu cánh của người trên là Niết bàn nơi đó không c̣n sự chia rẽ. Mục tiêu của người sau là ngục A tỳ hay sự cô đơn trọn vẹn, ấy là Kaivalyam của Tà Đạo. Cả hai đều là nhà yogui, đều thực tập Yoga nhưng kết quả th́ khác, một bên là Niết Bàn, một đàng là A tỳ (Avitchi).
SỰ CẤU TẠO CÁC TRẠNG THÁI CÁI TRÍ
Chúng ta sang qua các trạng thái cái trí mà Patanjali gọi là Vritti. Theo tiếng
Phạn rất hàm súc, Vrittis là cách biểu hiện của cái trí, là cách thức sinh hoạt
của nó. Đó là nghĩa đen. Một nghĩa phụ của nó là xoay quanh, là chuyển
động theo ṿng tṛn.
Trong khi thực tập Yoga, bạn phải cố chấm dứt các cách biểu hiện của cái Trí. Để
hướng dẫn bạn đến mức có được quyền năng làm dừng cách thức hiện hữu đó bởi v́ bạn không thể làm chúng dừng lại
chừng nào bạn chưa hiểu rơ chúng th́ người ta cho bạn biết rằng các
cách thức của tâm trí nầy có bản chất
gồm năm phần. Chúng là những bộ năm. Người ta thường dịch câu Sutra như sau : Các Vrittis gồm có năm
phần (panchatayyah ),
nhưng dịch chữ panchatayyah bằng chữ bộ năm th́ chính xác hơn là gồm năm phần.
Từ pentad (bộ năm) lập tức nhắc bạn nhớ tới cách nhà hóa học bàn về bộ một
(monad), bộ ba (triad), bộ bảy (heptad) khi y nhắc tới các nguyên tố. Những
nguyên tố mà nhà hóa học đang bàn đến có liên quan đến nguyên tố đơn vị
(unit-element) theo nhiều cách khác nhau. Một số nguyên tố chỉ liên quan tới nó
theo một cách mà thôi và được gọi là bộ một; các nguyên tố khác có liên quan tới
nó theo hai cách và được gọi là bộ hai và v .v . .Điều
nầy cũng thích hợp cho các trạng thái của cái trí không ?
Kinh Bhagavad Gita nói rằng Jiva giáng trần bằng cách tạo năm giác quan cộng
thêm cái trí là sáu. Lời này soi sáng vấn đề phần nào. Bạn có năm giác quan, năm
cách hiểu biết được gọi là Jnanendriyas. Bạn biết được ngoại cảnh là nhờ năm
giác quan này. Tâm lư học Tây Phương nói rằng không có ǵ trong tư tưởng mà
không có trước ở cảm xúc. Điều này không phải luôn luôn là đúng và cũng không
thể áp dụng cho cái trí trừu tượng, cả cho toàn thể cái trí cụ thể. Tuy nhiên,
nó đúng trong một số trường hợp. Mỗi ư niệm gồm năm phần. Nó được tạo nên do năm
yếu tố thay v́ bảy sau này, mỗi yếu tố do một giác quan đưa đến. Ví dụ, bạn đang
nghĩ đến một trái cam, nếu bạn phân tích ư niệm của bạn, bạn thấy màu của nó đến
từ mắt, mùi của nó đến từ mũi, vị của nó đến từ lưỡi, và cảm giác cứng hay mềm,
gồ ghề hay láng mướt đến từ xúc giác và bạn sẽ nghe được sự vận chuyển các phân
tử của nó (v́ ở đâu có rung động th́ có âm thanh) nếu thính giác của bạn sắc sảo.
Tất cả các điều này được cái trí tổng hợp lại thành một ư niệm là trái cam.
Ở đây, chúng ta mới thấy thế nào là sự liên tưởng. Mùi thơm khiến ta nhớ đến chỗ và vật phát ra nó, nhưng không phải chỉ có thế. Một ư niệm được tạo thành do các cảm xúc của năm giác quan nên khi có một cảm xúc nổi lên, th́ các cảm xúc khác cũng được gợi theo. Cái trí tác động như lăng kính. Một tia sáng trắng khi chiếu qua lăng kính th́ tách ra bảy màu và khi bảy màu nầy chiếu qua trở lại một lăng kính lần thứ nh́ th́ hợp thành màu trắng.
Cái trí của chúng ta giống như lăng kính thứ nh́ : nó kết hợp năm cảm xúc thành một ư niệm. Hiện nay, chúng ta chỉ sử dụng có năm giác quan nên chúng ta chỉ có năm cảm xúc. Thế là ư niệm Vrittis luôn luôn gồm có năm phần. Khi bạn hiểu rơ điều nầy bạn sẽ hiểu dễ dàng phần sau.
Cũng như tôi đă nói trước đây, câu không có cái ǵ trong tư tưởng mà không có trước ở cảm xúc không được đúng ở mọi trường hợp. Là v́ cái trí giác quan thứ sáu sẽ thêm phần của nó. Cái phần đó là một mối liên quan mới, v́ suy tư là đặt những mối liên quan . Bạn càng suy nghĩ về cái nầy, bạn càng thấy nó rất đúng ở các tác động của trí thức.
Dấu hiệu hoạt động đầu tiên của cái trí là ư thức được ngoại cảnh. Cái ấn tượng nầy lúc đầu th́ lờ mờ, nhưng chúng ta biết được có cái ǵ ở bên ngoài ta : đó là một diễn tŕnh được gọi là cảm giác . Tôi thích nói đặt những mối liên quan hơn v́ câu nầy bao gồm mọi diễn tŕnh của cái trí trong lúc chữ cảm giác chỉ là một sự kiện lẻ loi, đơn độc. Đây là một ví dụ được dùng thường : khi một đứa bé cảm thấy bị một cây kim chích, nó biết đau nhưng không biết ǵ về cây kim. Đó không phải là cảm giác, v́ cảm giác được định nghĩa là đặt một liên quan giữa một cảm xúc và nguyên nhân gây ra nó. Theo nghĩa chuyên môn của nó, bạn cảm giác khi nào bạn đặt một sự liên quan giữa sự vật và bạn. Đó là tác động đầu tiên của cái trí khi có một cảm giác. Theo quan niệm Đông phương, cảm giác được xem là một tác động của cái trí v́ các giác quan thuộc về khả năng hiểu biết, nhưng Tâm lư học Tây phương xếp nó vào loại t́nh cảm.
Khi các mối liên quan được đặt giữa bạn và ngoại vật rồi, cái trí tác động như thế nào nữa ? Nó lập luận nghĩa là nó đặt mối liên quan giữa các sự vật. Cảm giác cũng đặt sự liên quan nhưng chỉ với một sự vật mà thôi. Bây giờ bạn đă cảm thấy nhiều sự vật và bạn đặt các mối liên hệ giữa chúng nó. Lập luận là thiết lập những mối liên quan giữa các sự vật mà bạn đă cảm giác và so sánh, và kết quả là một quan niệm.
Câu thiết lập các mối liên quan thật là đúng. Suy tư là thiết lập các mối liên quan và lẽ tự nhiên là nó phải như thế v́ bằng cách đặt mối liên quan nầy mà Đấng Suy Tư cao cả tạo nên vật chất. Nếu Ngài dựng nên Vũ trụ bằng sự thiết lập mối liên quan đầu tiên giữa Ngài và cái Vô Ngă th́ chúng ta cũng có quyền năng ấy ở ta v́ chúng ta cũng suy tư theo cách thức của Ngài, theo diễn tŕnh suy tư của Ngài.
VUI SƯỚNG VÀ ĐAU KHỔ
Chúng ta hăy sang qua một câu nói khác của vị Giáo chủ Yoga : Các cảm xúc gồm hai loại : đau khổ và không đau khổ. Tại sao Ngài không nói đau khổ và sung sướng ? Bởi v́ Ngài là một nhà tư tưởng chân xác, Ngài chọn một lối phân chia hợp lư bao gồm toàn thể sự việc trong vũ trụ. Có người hỏi : Có những cảm xúc nào giữa cái đau khổ và không đau khổ, cái mà người ta gọi là b́nh thản không ? Các nhà tâm lư không đồng ư về điểm nầy. Người th́ cho rằng cảm xúc gồm ba loại : đau khổ, sung sướng và b́nh thản. B́nh thản có nghĩa là không sung sướng. Người khác nói rằng cảm xúc b́nh thản không có, v́ nếu có sâu đậm thêm th́ trở thành đau khổ hay sung sướng. Sự tranh luận nầy có thể chấm dứt bằng cách phân chia của Patanjali : đau khổ và không đau khổ, một lối phân chia hợp lư và đúng.
Tuy nhiên, có một lư do tâm lư khiến chúng ta có thể nói vui sướng và đau khổ, dù cách phân loại ấy không hợp lư. Lư do đó là chữ vui sướng và đau khổ tả hai trạng thái khác hẳn nhau không phải ở cái Ngă mà trong các thể của nó. V́ bản tính của cái Ngă là vô biên, nó chống lại mọi sự hạn chế. Nếu sự hạn chế nầy nhượng bộ trước phản ứng của cái Ngă th́ chúng ta cảm thấy sung sướng, trái lại, nếu chúng nó chống đối hay siết lại th́ đau khổ. Những trạng thái nầy thuộc về các thể hơn là cái Ngă và tạo một biến đổi trong tâm thức.
Vui sướng và đau khổ không chỉ liên hệ đến một trạng thái của cái Ngă mà đến toàn thể cái Ngă. Nếu chúng ta đặt nó ở trạng thái ham muốn th́ có người nói : Khi con người sử dụng quyền năng sáng tạo của cái trí, con người rất sung sướng nhưng đây đâu có sự ham muốn nào ? . Như vậy, sự vui sướng bao gồm trọn cái Ngă. Mỗi khi các thể nhượng bộ trước cái Ngă để cái Ngă mở rộng ra theo bản tính của nó th́ con người cảm thấy sung sướng. Người ta nói rất đúng : Sung sướng là tăng gia cảm giác . Mỗi lần bạn sung sướng, luôn luôn bạn thấy gia tăng. Như cái vui ăn uống, một thú vui thấp nhất. Bạn thấy vui sướng v́ bạn đă được gia tăng bằng cách thâu nhập một phần nào đó của vô ngă là thức ăn. Khi bạn hợp nhất với Đấng Tối Cao, bạn thấy sung sướng tột độ v́ bạn được gia tăng tột độ để trở thành vô biên. Vậy nếu câu sung sướng là gia tăng cảm giác có thể áp dụng cho hai trường hợp khác biệt hẳn nhau v́ nó cũng đúng cho các trường hợp khác. Vậy vui sướng là gia tăng, trái lại, đau khổ là giảm thiểu.
Nếu bạn hiểu rơ điều nầy, triết lư của bạn về đời sống sẽ có tính cách thực tế hơn v́ bạn có thể giúp kẻ sa ngă một cách hữu hiệu. Ví dụ sự nghiện rượu. Sở dĩ người ta thích rượu là v́ với mấy chung rượu đầu, người ta cảm thấy sự sống thêm nồng nàn, linh động, bởi vậy họ nói chuyện huyên thuyên. Đến khi say th́ họ không c̣n thấy thú nữa : họ đă vượt qua giai đoạn gia tăng.
Vậy tội lỗi có sức quyến rủ là v́ nó đem lại cho con người cái cảm giác rằng sự sống gia tăng và bạn không sao cứu vớt được một người tội lỗi nếu không biết tại sao họ phạm tội. Vậy bạn hăy nhấn mạnh điều nầy và đem nó ra thảo luận. Sự phân tích nầy chẳng những thích thú mà thật sự hữu ích cho những ai muốn giúp đồng loại ḿnh. Muốn giúp đỡ hữu hiệu, ta phải hiểu biết nhiều.
Câu hỏi kế tiếp là tại sao Patanjali không chia các cảm xúc thành vui sướng hay không vui sướng thay v́ là đau khổ hay không đau khổ ? Người Anh không ngần ngại trả lời : Người Ấn Độ là thế, họ bi quan nên chỉ nói đến đau khổ và không đau khổ. Họ không biết ǵ đến sự vui sướng. Đối với họ vũ trụ dẫy đầy đau khổ . Câu trả lời nầy không đúng. Trước hết người Ấn không bi quan mà lạc quan nhất trên đời. Các môn phái triết lư Ân Độ đều nêu rơ rằng mục đích của mọi triết lư là chấm dứt đau khổ. Người Ấn lư luận rất sâu sắc. Theo họ, con người không cần đi t́m hạnh phúc v́ nó có sẵn ở chúng ta và là tinh hoa của thực thể chúng ta. Kinh Upanishad há không dạy : Cái Ngă là toàn phúc . Hạnh phúc lúc nào cũng ở ngay trong ḷng bạn, đó là trạng thái b́nh thường của bạn. Bạn không phải t́m ở xa, v́ chắc chắn bạn sẽ sung sướng nếu bạn biết vứt bỏ những điều mà người ta gọi là đau khổ, chúng chẳng qua là sự bày vẽ của cái trí. Nếu có một điều thừa ấy là đau khổ chớ không phải phúc lạc. Nếu đau khổ bị vứt bỏ th́ hạnh phúc đến. V́ vậy mà Patanjali nói : Cảm xúc gồm hai loại : đau khổ và không đau khổ . Đau khổ là một điều thừa thăi, tạm bợ. Cái Ngă là sự sống của Vũ trụ nên toàn phúc. Trong Vũ trụ, không có một chỗ nào vĩnh viễn dành cho đau khổ. Đó là quan niệm của người Ấn Độ, họ lạc quan nhất.
Chúng ta hăy ngưng trong chốc lát và tự hỏi : Tại sao lại có đau khổ nếu cái Ngă là toàn phúc ? . Là v́ chính tại Nó là toàn phúc. Cái Ngă không sao có thể hướng ra ngoài để biểu hiện nếu xung quanh nó chỉ toàn là phúc lạc. Trong sự phúc lạc nầy, nó hoàn toàn vô thức. Trong phúc lạc vô biên, ta có thêm một ít phúc lạc nữa cũng không ít ǵ. Trong một ḍng nước chảy xuôi, bạn có đổ thêm nước vào, nó cũng không nổi sóng và nó vẫn chảy mà không lưu tâm đến mớ nước nó nhận thêm. Trái lại, nếu bạn đặt một chướng ngại vật ở nó, nó dừng lại, sôi sục lên và tập trung lực lượng để xô ngă chướng ngại. Cái ǵ trái nghịch, ngăn chận, mới tạo ở nó sự cố gắng. Đó là chức vụ chính yếu của đau khổ. Nó rất cần để đánh thức cái Ngă và gợi sự chú ư ở nó. Chỉ khi nào cái Ngă b́nh an, sung sướng, mơ mộng cảm thấy các lượn sóng đau khổ đập vào ḿnh th́ nó mới thức tỉnh. Cái ǵ đây, khác hẳn với bản chất ta, cái ǵ mà chống đối khó chịu thế ? . Vậy là nó được đánh thức và thấy cả một vũ trụ xung quanh ḿnh : nó ư thức được ngoại cảnh. Bởi thế, trong Tâm lư học, trong Yoga, căn cứ trên sự phân tích kỹ càng sự vật, đau khổ được xem là một yếu tố quan trọng trong sự thực hiện Chơn Ngă. Cái ǵ khác nó mới có thể kích thích nó hoạt động. V́ vậy, Patanjali nói rằng Nhân thể hay Chơn thân, nơi chất chứa các chủng nghiệp, được tạo thành bởi các kinh nghiệm đau khổ. Do đó mới có lời quan trọng nầy : Nhiệm vụ đầu tiên của đau khổ là đánh thức cái Ngă, quay nó ra ngoại cảnh và kích thích trạng thái hoạt động của nó .
Nhiệm vụ kế tiếp của đau khổ là tổ chức các thể. Có đau khổ con người mới cố gắng, và nhờ các cố gắng nầy mà chất liệu trong các thể lần lần được tổ chức. Nếu bạn muốn các bắp thịt của bạn nở nang, cân đối, điều ḥa, bạn phải cố gắng tập luyện; có thế, chúng ta mới nhận thêm sự sống và trở nên mạnh mẽ. Đau khổ cũng thế, nó giúp các thể hoạt động, đồng thời tự phát triển và tổ chức . Như vậy, đau khổ chẳng những đánh thức cái Ngă mà cón tổ chức các thể con người.
Nhiện vụ thứ ba của đau khổ là tinh lọc. Chúng ta luôn luôn cố gắng vứt bỏ tất cả những ǵ làm cho chúng ta đau khổ v́ nó trái với bản chất của chúng ta. Nhờ vậy, các thể trở nên những khí cụ tốt đẹp cho Chơn Ngă.
Nhiệm vụ thứ tư của đau khổ là huấn luyện. Các bài học quí báu nhất trong đời đều nhờ đau khổ nhiều hơn là vui sướng.
Khi con người lớn tuổi như tôi mà quay lại nh́n quăng đời đă qua đầy sóng gió, không ai không nh́n nhận các bài học vô giá của đau khổ. Nếu cần, tôi có thể quên tất cả niềm vui của cuộc đời, nhưng tôi không muốn gạt bỏ một đau khổ nào cả v́ mỗi đau khổ là một ông thầy minh triết.
Nhiện vụ thứ năm của đau khổ là khai mở quyền năng của ta. Trong bài thơ tuyệt tác Thời gian và Sa tăng, sau khi tả các cuộc chiến đấu và thất bại, Edward Carpenter viết : Mỗi đau khổ tôi chịu trong thể nầy sẽ trở thành một quyền năng để tôi sử dụng ở thể sau . Như vậy, đau khổ được chuyển thành quyền năng.
V́ những lẽ trên, người hiểu biết không lùi bước trước đau khổ v́ đau khổ đối với họ là tinh lọc, minh triết và quyền năng.
Đôi khi, đau khổ dồn dập nhiều cho đến đỗi con người trở nên khờ khạo và vô dụng. Đó thường là trường hợp của những ai quá đau khổ vào thời thơ ấu. Dù sao, họ cũng gặt hái được quả tốt sau nầy. Ở quá khứ, họ đă gieo những nhân ác th́ ở kiếp nầy, họ không tránh được đau khổ; nhưng nếu họ hiểu biết, họ có thể chuyển những đau khổ ấy thành những cơ hội thuận tiện cho sự tiến hóa của họ.
Có lẽ bạn hỏi : Nếu đau khổ quí báu như thế th́ ta cần ǵ được phúc lạc ? . Phúc lạc cần, v́ nó đưa đến sự giác ngộ và giúp Chơn Ngă biểu hiện. Trong những lúc vui sướng, các thể rung động một cách điều ḥa thay v́ chống chỏi như trong đau khổ và nhờ sự điều ḥa nầy, con người tự phát triển để tiến đến Chơn Ngă và giác ngộ. Nếu điều nầy đúng và chắc chắn là đúng bạn thấy rằng sự vui sướng giữ một vai tṛ quan trọng trong thiên nhiên, v́ nó cùng một bản chất với Chơn Ngă và giúp Chơn Ngă biểu hiện dễ dàng xuyên qua các thể. Do vậy, phúc lạc là một điều kiện cho sự giác ngộ. Nhà huyền học quí trọng trạng thái xuất thần là v́ vậy : trong lúc đó, họ cảm thấy sung sướng cực độ. Một niềm an lạc phát sinh từ t́nh thương phơi phới, tràn ngập tâm hồn họ và điều ḥa các thể của họ. Chơn Ngă huy hoàng hiện ra và họ nhận thấy tận mắt Đấng Cao Cả mà họ tôn thờ. Thế rồi sự giác ngộ đến và trong sự giác ngộ tuyệt diệu nầy, họ không c̣n lưu tâm đến các cơi thấp. Chính v́ cái Ngă thực hiện được trong giây lát bản chất thiêng liêng của ḿnh mà nó thấy được Đấng Chí Tôn đồng bản chất với nó. Vậy bạn đừng sợ sự an lạc như nhiều tín đồ vô minh. Một vài tôn giáo khuyên nên tránh xa sự vui sướng y như là Trời không muốn các con của Ngài vui vẻ. Lời khuyên ấy sai lầm, và là con đẻ của vô minh và sợ hăi. Cha của sự sống là phúc lạc, Ngài không thể từ chối phúc lạc cho các con. Mọi phúc lạc ở cơi Trần là một phản ảnh của sự sống thiêng liêng, một sự biểu hiện của Chơn Ngă trong vật chất.
V́ vậy, vui sướng cũng như đau khổ đều có sự hữu ích của nó, và những ai hiểu biết đều đón tiếp chúng nó nồng hậu như nhau, v́ họ biết cách sử dụng chúng nó. Họ không đồng hóa với cái nào cả, nếu nó đến th́ họ nhận v́ họ biết mục đích của nó. Khi chúng ta biết nhiệm vụ của vui sướng và đau khổ rồi, chúng nó không thể trói buộc hay lung lạc chúng ta. Nếu đau khổ đến, chúng ta nhận và sử dụng nó. Nếu là vui sướng th́ chúng ta cũng nhận và sử dụng. Trên đường đời chúng ta hăy đón tiếp niềm nở cả đau khổ và vui sướng. Cái nào đến chúng ta cũng vui vẻ, cái nào không đến chúng ta cũng không tham cầu. Chúng ta sử dụng cả hai để đi tới cứu cánh, chúng ta trở nên b́nh thản và đạt được hạnh buông xả thật sự (Vairagya). Như vậy, vui sướng và đau khổ đều trôi qua dưới cái Ngă phúc lạc đời đời.
B À I D I Ễ N T H U Y Ế T IV
YOGA TRÊN PHƯƠNG DIỆN THỰC TẾ
Hôm qua, khi tŕnh bày về phần thứ ba của đề tài, tôi có lưu ư quí bạn về các trạng thái của cái trí. Tôi có nói rằng chữ vritti có thể xem như là sự thực tại của cái trí hay cách thức biểu hiện của nó. Đó là những trạng thái mà chúng ta phải ngăn chận, diệt trừ để thực hiện một sự an tĩnh hoàn toàn. Lư do của các cố gắng nầy là rán tạo một trạng thái thuận tiện cho Thượng trí tuôn xuống Hạ trí. Nói cách khác, chúng ta cố tạo một trạng thái không dao động, lắng yên để Hạ trí có thể phản chiếu Thượng trí như mặt hồ phẳng lặng phản chiếu các ngôi sao. Bạn hẳn nhớ một câu của Upanishad kém khoa học và ít chuyên môn nhưng đẹp đẽ, câu nói rằng trong sự an tĩnh của cái trí và sự yên lặng của giác quan, con người có thể chiêm ngưỡng sự huy hoàng của cái Ngă. Hôm nay, chúng ta t́m hiểu phải làm như thế nào để tạo tâm trạng an tĩnh đó.
SỰ NGĂN CHẬN CÁC TRẠNG THÁI CỦA CÁI TRÍ
Chỉ có hai cách để ngăn chận thể thức biểu hiện của cái trí. Đức Krishna có dạy hai cách đó trong Bhagavad Gita. Khi Arjuna than rằng cái trí hung hăn, mạnh mẽ, bất trị, không khác gió, Ngài trả lời rất rơ ràng : Hỡi chiến sĩ, chắc chắn là cái trí luôn luôn xao xuyến nhưng chúng ta có thể chủ trị nó bằng sự luyện tập bền bĩ (abhyasa) và sự buông xả (vairagya) .
Đó là phương pháp duy nhất làm cho cái trí náo động, quay cuồng trở nên an tĩnh, im lặng. Nếu vaigraya và abhyasa được áp dụng đều đặn, kết quả sẽ chắc chắn.
Ư nghĩa của hai chữ quen thuộc này như thế nào? Vairagya hay buông xả là từ bỏ mọi dục vọng, mọi quyến rủ của giác quan, là thoát ra khỏi các mối dây ràng buộc của sự đam mê ngoại vật, Raga là ham muốn hay dây trói ta vào sự vật. Vi (đổi thành vai bởi một luật văn phạm) có nghĩa là không hay trái lại. Vậy vairagya là không ham muốn, không dục vọng, không liên hệ với sự vật bên ngoài. Chúng ta đă biết suy tư là đặt những mối liên quan. Như vậy khi ta diệt trừ các mối liên quan này th́ cái trí trở nên an tĩnh : đó là Yoga. Chúng ta phải xa ĺa, phải vứt bỏ tất cả raga. Chúng ta phải thực hiện các trạng thái vắng lặng, trong đó mọi dục vọng đều tiêu tan, các cám dỗ đều im bặt, và các trói buộc đều cắt đứt . Khi các mối dây ràng buộc ḷng người đều được cắt đứt th́ con người sẽ bất tử .
Nhưng làm sao có thể đạt được hạnh buông xả ? Chỉ có một cách là lần lần từ bỏ ngoại vật nhờ tiếng gọi thiết tha của cái Ngă. Lúc nào cái Ngă cũng kêu gọi chúng ta. Khi không c̣n raga và cắt đứt mọi mối liên quan với ngoại vật, cái Ngă riêng biệt cảm thấy được thoải mái và tự do, và chừng đó nó chỉ c̣n một sự ham muốn mà thôi, ấy là sự ḥa hợp của Đại Ngă duy nhất. Nhưng không phải đầu hôm sớm mai và một sự cố gắng vượt bậc mà người quí mến Yoga có thể đạt được hạnh buông xả. Họ phải luyện tập đều đều, hằng ngày không ngừng nghỉ. Đó là ư nghĩa của chữ abhyasa : thực tập. Thực tập không chỉ có nghĩa là tham thiền dù rằng nó thường được hiểu như vậy. Thực tập là nhất quyết xả ly tất cả các sự vật quyến rủ.
Để diệt trừ sự đam mê, bạn cần phải luyện tập ngay trong các công việc hằng ngày. Nhiều người, như tôi đă nói, hiểu buông xả là tham thiền. Đó là lư do ít người đạt được Yoga. Một sự lầm lạc khác là chờ đợi những cơ hội lớn. Mảng lo chuẩn bị cho các cuộc hi sinh lớn, con người quên hẳn những việc nhỏ, v́ vậy mà tâm trí bị trói buộc vào các việc này bằng vô số mối dây bé nhỏ. V́ chúng nó nhỏ, người ta quên chúng nó và chỉ đợi cái lớn, nhưng cái lớn lại không đến, do đó, ta không có dịp tập hạnh dứt bỏ. Bằng cách kiềm hăm các dục vọng từ giây từ phút, chúng ta trở nên b́nh thản đối với mọi sự vật xung quanh. Nhờ vậy khi có cơ hội lớn đến, chúng ta khai thác được ngay tuy ta ít nghĩ đến nó. Người yogui phải tập hằng ngày, hằng giờ, có thế họ mới thành công. V́ các cố gắng này buồn bă, cực nhọc và phải bền bĩ, liên tục mà nhiều tu sĩ đâm ra chán nản.
Ở đây tôi xin nói trước cho bạn biết sự nguy hiểm về một lối đạt nhanh chóng sự buông xả. Có người bảo bạn : Hăy tận diệt ở bạn sự tŕu mến, yêu thương, hăy cứng rắn như sắt đá, hăy lănh đạm đối với mọi người. Hăy bỏ vợ con, cha mẹ và vào rừng sâu, vào sa mạc. Hăy đặt một bức tường giữa bạn và mọi vật quyến rủ. Như thế bạn sẽ buông xả dễ dàng tất cả. Đúng thế, lối từ bỏ ấy rất dễ nhưng đối với nó, bạn diệt ở bạn chẳng những các dục vọng thôi mà c̣n nhiều điều khác nữa. Bạn tự giam nhốt sau một tấm tường dày cái Ngă tràn đầy t́nh thương của bạn. Bạn bao ḿnh bằng một lớp vỏ dày không sao đập vỡ. Bạn trở nên hung tợn thay v́ dịu dàng, bạn sống cho riêng ḿnh thay v́ mở rộng hai cánh tay giúp đỡ. Bạn tiêu diệt t́nh thương cùng với dục vọng mà quên rằng t́nh thương luôn hướng về cái Ngă riêng rẽ được ḥa hợp với các Ngă riêng rẽ khác, c̣n dứt bỏ dục vọng là lạnh nhạt đối với vật chất, hai điều ấy khác nhau xa. Bạn phải quí mến t́nh thương bởi v́ t́nh thương là tinh hoa của cái Ngă. Bạn đừng làm tổn hại nó trong lúc bạn hăng say diệt trừ ham muốn. T́nh thương là sự sống ở chúng ta, nhằm liên hợp các Bản Ngă riêng rẽ, và lôi cuốn chúng ta lại với nhau. Mỗi người trong chúng ta là một thành phần của một toàn thể vĩ đại. Hăy diệt dục vọng v́ dục vọng thuộc các thể chớ đừng diệt t́nh thương là bản chất của cái Ngă. Nó là một mănh lực đời đời giúp chúng ta tiến lên cái Ngă. Trên con đường hướng thượng đó, thà là đau khổ cả ngàn lần c̣n hơn là chối bỏ nó và khép chặt ḷng đối với các mối tŕu mến, yêu thương. Hăy đau khổ v́ t́nh thương dù bạn phải đau khổ nhiều. Hăy thương yêu dù rằng thương yêu là con đường đau khổ. Các đau khổ sớm muộn ǵ cũng phải tiêu tan, chớ t́nh thương th́ tăng trưởng măi măi. Trong sự hợp nhất của cái Ngă, bạn sẽ thấy t́nh thương có một sức hấp dẫn phi thường để kết hợp vạn vật riêng rẽ.
Nhiều người v́ muốn diệt trừ t́nh thương mà tự ḿnh hạ thấp dưới mức con người thay v́ trở nên thánh thiện. Do một sự hiểu lầm mà họ thoái hóa. Vậy cái Ngă chỉ phát triển được là nhờ ḷng thương. Người ta nói rằng các Đấng Chơn Sư c̣n yêu nhân loại hơn là người mẹ yêu đứa con trai đầu ḷng. T́nh thương của Ngài không phải là một lối thương yêu lạnh nhạt, trái lại, nó nồng nhiệt không khác sự đam mê của những linh hồn thấp kém. Hăy đề pḥng những ai dạy bạn phải diệt t́nh thương hay phải lănh đạm đối với nhân loại. Đó là con đường của tà đạo.
THAM THIỀN HỮU CHỦNG VÀ VÔ CHỦNG
Bây giờ, ta t́m hiểu sự tham thiền. Thế nào là tham thiền ? Nó không thể giống nhau đối với mọi người. Tuy nguyên tắc y nhau ở chỗ nhằm đạt sự đại định của tâm trí, phương pháp phải thay đổi tùy tính khí người thực tập. Phải chăng bạn là người thông minh thích lư luận ? Phải chăng bạn thường tập lập luận mạch lạc với những luận cứ vững vàng ? Bạn hăy khai thác sự huấn luyện đó. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ có một sự cố gắng nào đó có thể đem ngay sự an tĩnh lại cho bạn. Đường lối lập luận của bạn phải diễn tiến từ bước một, chặt chẽ, rơ ràng không một sơ hở dù bằng kẻ tóc đường tơ. Đừng để trí bạn sang qua một tư tưởng khác không liên hệ. Hăy giữ nó trong con đường nhất định rồi lần lần nó sẽ trở nên vững vàng, an định. Khi bạn đạt đến điểm tột đỉnh của luận lư, khi bạn đến cái mức cuối cùng của một cuộc suy luận mạch lạc, khi cái trí của bạn không thể đưa bạn xa hơn và bạn cũng không thấy ǵ xa hơn nữa th́ chừng đó, bạn hăy ngừng lại và chú định vào điểm cao tột ấy, bạn hăy bám vào mức cuối cùng đó, đồng thời, bạn hăy giữ cái trí ổn định, sáng suốt trong trạng thái đợi chờ. Sau một thời gian, bạn có thể an nghỉ rất lâu trong trạng thái nầy.
Trái lại, nếu trí tưởng tượng dồi dào hơn sự suy luận th́ phương pháp sùng tín thích hợp hơn. Bạn sẽ nhờ vào trí tưởng tượng. Bạn hăy h́nh dung trong trí bạn một cảnh nào đó đối với h́nh ảnh Đấng bạn tôn thờ. Lần lần, từ nét một, bạn xây dựng cảnh trí nầy như họa sĩ vẽ một bức tranh, có khác chăng là bạn dùng cây cọ của trí tưởng tượng. Lúc đầu, công việc tiến chậm chạp, nhưng về sau khi bạn nghĩ tới th́ lập tức nó hiện ra. Bạn hăy có măi trong trí cảnh vật ấy, nhưng bạn bớt chú ư đến các điều phụ thuộc mà tập trung vào h́nh ảnh chủ yếu là Đấng Cao Cả mà bạn tôn thờ. Khi bạn định trí bạn vào một điểm duy nhất như vậy, ấy là bạn huấn luyện nó. Với trí tưởng tượng của bạn, lần lần nó sẽ ổn định theo ư muốn của bạn. Đối tượng của ḷng sùng tín tùy tôn giáo của mỗi người. Đối với đa số quí bạn, đối tượng ấy là Đấng Krishna, vậy bạn hăy h́nh dung Ngài trong một cảnh nào đó của cuộc đời Ngài, ví dụ, trong trận Kurukshetra. Hăy tưởng tượng quân sĩ đôi bên dàn trận và Arjuna ngă trong xe, chán năn, thất vọng trong lúc đó, Đấng Krishna hiện ra như một bạn thân, một ông thầy dẫn đường, chỉ nẻo. Sau khi chú định vào h́nh ảnh của Ngài, các bạn hướng trọn tâm hồn lên Ngài trong một ḷng tôn sùng nồng nhiệt, rồi bạn hăy nghỉ ngơi ở Ngài, b́nh an, yên lặng trong trạng thái đợi chờ.
Đó là lối tham thiền hữu chủng. Chủng đây là h́nh ảnh chủ yếu hay điểm cuối cùng của lư luận. Bạn đă lần lần tập cái trí lang thang của bạn trở nên vững vàng, ổn định và sau cùng, bạn đă thực hiện sự thăng bằng ở h́nh ảnh hay tư tưởng chủ yếu. Bây giờ, bạn hăy rời bỏ cái chủng ấy và giữ cái trí ở mức đă đạt trong trạng thái dũng mănh, linh động. Đây là sự tham thiền vô chủng. Bạn hăy giữ sự thăng bằng và chờ đợi trong im lặng và rỗng không. Bạn ở trong đám mây, trong trạng thái mà tôi đă diễn tả. Th́nh ĺnh, một sự biến đổi hiện ra, một sự biến đổi không hề lầm lộn, phi thường, kỳ diệu, khó tin. Trong sự im lặng đó, một h́nh thể sẽ hiện ra. Trong bầu trời không sao ấy, một Thái Dương sẽ lộ dạng, và trong ánh sáng của Thái Dương đó, bạn sẽ hiểu rằng Ngài và bạn là một, rằng cái rỗng không đối với mắt trần quả thật là đầy đặn đối với mắt thánh linh, rằng cái ǵ im lặng đối với tai phàm quả là tràn đầy âm thanh tuyệt diệu đối với tai thánh linh.
Như vậy, với đường lối công phu nầy, bạn lần lần chủ trị được tâm trí bạn, chế ngự được tư tưởng bạn để đạt sự sáng suốt hoàn toàn. Ở đây tôi có một lời căn dặn. Muốn sang từ lối tham thiền hữu chủng sang giai đoạn trên, bạn phải có thể chủ định vào chủng nầy trong một thời gian rất lâu với một cái trí sáng suốt, linh động. Đó là sự rỗng không của cái trí chú định chớ không phải sự rỗng không, khi nào bạn đă huấn luyện trí bạn đến mức có thể tập trung lâu vào một điểm duy nhất và vẫn ở trong trạng thái linh hoạt khi điểm ấy không c̣n.
Đôi khi có người hỏi: Giả sử trong khi thực tập, tôi không c̣n ư thức xác thân tôi và vươn lên được một cơi trên, tôi c̣n có thể trở về xác thân tôi không? Cái ư niệm không trở lại với xác thân khiến nhiều người lo sợ dù họ biết vật chất là ảo ảnh và tinh thần là tất cả, và họ phải chịu nhiều khổ đau mới có thể ĺa bỏ cơi trần vật chất nầy. Bạn không nên sợ như thế v́ bạn sẽ được kéo trở lại cơi trần bởi dĩ văng các bạn, nó vẫn tồn tại măi.
Một câu hỏi khác cùng một loại :Tại sao trạng thái Pralaya phải chấm dứt để nhường chỗ cho một chu kỳ Manvantara mới ? Tôi sẽ trả lời theo quan điểm của một nhà tâm lư Ấn Độ : dù bạn có diệt được cái chủng của tư tưởng nhưng bạn không diệt được các vết của nó c̣n lưu lại. Cái vết đó là một cái mầm thúc giục bạn về với vật chất hầu có thể biểu hiện trở lại. Cái vết này được gọi là samskara, sự thiếu vật chất. Dù bạn có vươn lên cao khỏi cái trí cụ thể, dấu vết của những tư tưởng của bạn vẫn c̣n. Bạn không sao thoát khỏi cái dĩ văng của bạn. Bao giờ quăng đời của bạn chưa chấm dứt cái samskara ấy sẽ đưa bạn trở lại cơi trần. Cũng chính nó đưa con người tái sinh khi thời gian ở cơi thiên đàng chấm dứt. Đó là Luật Tiết Điệu. Quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo, một quyển sách huyền học trứ danh, có nói đến điều này. Tác giả c̣n thêm : Ngoài sự im lặng (là sự an tĩnh), một tiếng sẽ vang lên và nói : Thế là chưa đủ. Bạn đă gặt, bây giờ bạn phải gieo và v́ biết rằng tiếng ấy tự nó là sự im lặng, bạn sẽ vâng lời . Ư nghĩa của câu: Bạn đă gặt bây giờ bạn phải gieo là ǵ ? Câu đó nói lên Luật Tiết Điệu, nó điều động từ các Đấng Thượng Đế, các Đấng Ishvara đến các Điểm linh quang riêng rẽ. Ấy là luật thở ra và hít vào. Một vị Thượng Đế có thể bỏ vũ trụ của Ngài, và vũ trụ của Ngài sẽ tan ră khi Ngài quay nh́n vào trong v́ chính Ngài đă tạo ra nó. Ngài có thể lao ḿnh vào cơi sâu thẳm vô cùng, cái Samkara của vũ trụ trước vẫn c̣n dưới h́nh thức một kư ức ẩn tàng, một mầm maya mà Ngài không sao thoát khỏi. Nếu ngài thoát được, Ngài không c̣n là Isvara mà trở thành Brahma Nirguna. Không bao giờ có Ishvara mà không có maya, không bao giờ có maya mà không có Ishvara. Ngay từ thời kỳ pralaya, đến một lúc nào đó, sự nghỉ ngơi sẽ chấm dứt và sự sống bên trong đ̣i biểu hiện. Thế là nó quay ra ngoài và một vũ trụ mới hiện ra. Đó là định luật nghỉ ngơi và hoạt động gồm hai thời kỳ tiếp nối nhau. Bánh xe của vũ trụ và của đời sống con ngưới cứ quay măi như thế. Bởi v́ trong vĩnh cửu, nghỉ ngơi và hoạt động luôn luôn hiện diện cùng một lúc nhưng trong cái mà chúng ta gọi là thời gian, chúng nó lại tiếp nối nhau không ngừng.
SỰ SỬ DỤNG CHÂN NGÔN
Công việc chú định rất khó khăn. Làm cách nào cho nó trở nên dễ ? Tôi sẽ lưu ư bạn đến một việc rất hữu ích cho những người sơ cơ.
Các thể của bạn bao giờ cũng lau chau. Mỗi rung động xảy ra trong nó đều tạo một biến đổi tương ứng trong tâm thức. Có cách nào ngăn cản các rung động ấy để tâm thức trở nên ổn định, an tĩnh không ? Có một cách là đọc chân ngôn. Đọc chân ngôn là một cách máy móc nhằm ngăn chặn sự rung động. Ở đây, bạn không dùng ư chí hay trí tưởng tượng. Một chân ngôn là một loạt âm thanh nhất định tiếp nối nhau. Khi loạt âm thanh ấy được lập đi lập lại nhiều lần nó ḥa các thể của bạn theo cùng một tiết điệu với nó. Chân ngôn được sử dụng chẳng những ở Ấn Độ mà c̣n ở Phật Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo và trong Parsis. Chân ngôn không thể phiên dịch v́ phiên dịch thay đổi âm thanh và chân ngôn không c̣n là chân ngôn nữa. Dù sự phiên dịch của bạn có thanh thoát, phấn khởi thế nào đi nữa, khi dịch ra th́ chân ngôn không c̣n sức ổn định tâm thức được. Một bài thơ, một lời cầu nguyện đều có thể dịch nhưng chân ngôn th́ không. Thơ có một sức hứng khởi có thể đưa tâm hồn bạn đến một trạng thái cao đẹp, siêu việt nhưng nó không phải là chân ngôn.
SỰ ĐỊNH TRÍ
Chúng ta hăy xem qua sự định trí. Bạn hăy hỏi bất kỳ một người nào có định trí được không th́ họ đáp : Điều đó rất khó, tôi đă làm thử nhưng không được . Nhưng nếu bạn cũng đặt câu hỏi đó dưới một h́nh thức khác. Bạn có thể chú ư vào một công việc không ? th́ họ trả lời : Được, tôi có thể chú ư được .
Định trí là chú ư. Trạng thái chú ư là định trí. Nếu bạn chú ư vào công việc bạn làm, đó là bạn định trí. Nhiều người tập ngồi thiền và tự hỏi tại sao không thành công. Nhưng làm sao bạn thành công được khi bạn chỉ tham thiền nửa giờ, trong lúc trí bạn vẩn vơ hai mươi ba giờ rưởi kia ? Như nàng Penelope tháo khúc lụa dệt, bạn làm việc có nửa giờ rồi bạn lại phá vỡ công việc ấy suốt ngày lẫn đêm. Muốn trở thành nhà yogui, lúc nào bạn cũng phải chú ư. Bạn phải tập định trí từng giờ, từng phút trong đời sống hoạt động của bạn. Thường bạn không làm thế; trái lại, bạn để trí bạn vẩn vơ từ giờ nầy qua giờ nọ rồi bạn hỏi sao bạn lại không thành công. Sự thành công của bạn sẽ là một việc lạ. Chú ư vào mọi công việc, tôi biết đó là một điều khó. Vậy trong lúc đầu, bạn sẽ chọn một công việc nhất định và chú ư trọn vẹn nào đó. Bạn đừng để cái trí thẩn thờ xao lảng. Công việc đó là công việc ǵ cũng được, dù là cộng những hàng số dài hay đọc một quyển sách. Quan trọng không phải là công việc mà là trạng thái của cái trí bạn. Đó là cách duy nhất để tập định trí. Hăy hết sức chú ư vào công việc bạn làm và khi làm xong th́ đừng nhớ đến nó nữa. Thực tập đều đặn công việc này trong vài tháng, bạn sẽ thấy sự định trí trở nên dễ dàng. Vả lại, thân thể của chúng ta sẽ tự nó quen rất mau với công việc. Nếu bạn bắt nó làm đều đặn một công việc th́ sau đó, nó tự làm một ḿnh và rồi bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm đôi ba việc cùng một lúc. Thí dụ ở Anh quốc, đàn bà rất thích đan. Lúc đầu, khi tập đan, cô gái phải chú ư rất nhiều vào các ngón tay của cô, nếu không cô sẽ đan lộn. Nếu cô đan như thế nhiều ngày,các ngón tay của cô sẽ quen với công việc và sẽ tự đan lấy mà không cần cô phải chú ư đến nữa. Từ đó, cô giao công việc cho các ngón tay để dùng tâm trí vào việc khác. Bạn có thể huấn luyện trí bạn như cô gái huấn luyện ngón tay. Trí bạn cũng là một thể (thể trí) nên nó có thể được huấn luyện để tự động làm việc, và cuối cùng, tâm thức siêu việt của bạn sẽ định vào Đấng Tối Cao trong khi tâm thức thấp trong xác thân làm các công việc của thể xác và nó sẽ làm một cách hoàn hảo v́ nó đă được huấn luyện kỹ càng.
Với các cố gắng nầy, bạn sẽ rèn luyện được các đức tính cần thiết, bạn sẽ trở nên dũng mănh, thanh cao và có thể thực tập Yoga hữu hiệu.
CÁC TRỞ NGẠI
Trước khi bàn đến đức tính cần thiết cho sự thực tập nầy, chúng ta hăy xem qua các trở ngại mà Patanjali có kể rơ. Chúng ta không thể t́m hiểu tỉ mỉ v́ không đủ th́ giờ.
Sau đây là một ít trở ngại ấy. Đầu tiên là sự bệnh hoạn : người đau ốm không thể tập Yoga v́ Yoga đ̣i hỏi một sự cố gắng lớn lao và một thân thể tráng kiện. Cái trí bạc nhược cũng là một trở ngại v́ Yoga đ̣i hỏi một cái trí lanh lẹ, dũng mănh. Sự nghi ngờ , nó bẻ găy sự cương quyết. Sự chểnh mảng : đây là sự khó khăn lớn nhất cho người sơ cơ, họ đọc sách một cách lơ đểnh và hiểu một cách lờ mờ. Sự lười biếng : một kẻ lười không sao trở thành một nhà yogui được v́ không chịu đựng nổi các rán sức to tác của Yoga. Tính nông nổi : nó rơ ràng là một trở ngại. Những ư niệm sai lạc, những xét đoán phù phiếm rất tai hại v́ chánh kiến rất cần cho nhà yogui : tư tưởng của họ phải đúng với sự thật bên ngoài. Họ phải chân thật trong lời nói và việc làm; một người suy xét nông cạn, dại khờ, bất thông, không biết phân biệt điều nào quan trọng điều nào không, th́ không sao tập Yoga được. Sau cùng, tính bất thường : con người thay đổi ư kiến măi dù là chút ít thôi cũng không thể thành công.
NHỮNG KHẢ NĂNG VỀ YOGA
Tất cả đều có thể tập Yoga được không ? Không. Nhưng những người được huấn luyện đều có thể chuẩn bị thực tập trong tương lai. Dù sao, muốn tiến bộ nhanh chóng, bạn phải có những khả năng riêng biệt. Ở ngành nào, ở khoa nào cũng thế, dù chúng ta không có khả năng đặc biệt, chúng ta cũng có thể học được nhưng khó mà trở nên một nhân tài. Ở khoa Yoga, bất cứ ai có chút thông minh đều có thể học được và có lợi ích khi thực tập, nhưng nếu chúng ta không có khả năng đặc biệt ngay từ lúc đầu, ta khó thành công trong kiếp nầy. Và như thế là phải : ở mọi khoa, muốn nổi danh sinh viên phải có thiên tư , th́ Yoga, khoa học của các khoa học, cũng đ̣i hỏi nhiều đức tính đặc biệt. Tỉ như có người hỏi : Tôi có thể trở nên một nhà đại toán học không ? . Tôi sẽ trả lời : Có thể, nếu bạn có khả năng bẩm sinh về toán. Trong trường hợp chưa có, bạn không thể thành công trong kiếp nầy . Điều đó không có nghĩa là bạn không nên học. Muốn trở nên một nhà toán học trứ danh, bạn phải có thiên tư về toán. Có thiên tư về toán như vậy nghĩa là bạn đă có học nó ở trong nhiều kiếp trước. Về Yoga cũng vậy. Ai ai cũng có thể t́m hiểu, tập luyện chút ít, nhưng muốn trở nên một nhà yogui thật sự, bạn phải chuyên cần trong nhiều kiếp. Có được thế th́ kiếp nầy bạn mới đủ khả năng cần thiết.
Muốn thành công ở khoa Yoga, hành giả phải có ba đức tính quan trọng. Đầu tiên bạn phải ham mê nồng nhiệt . Sự ham mê nầy sẽ diệt trừ các ham muốn khác, sẽ cắt đứt các mối dây ái dục kết chặt con người vào ngoại giới. Nó sẽ c̣n giúp bạn san bằng mọi khó khăn trên con đường của bạn. Bạn phải tin chắc rằng cuối cùng bạn sẽ thành công và hăy cương quyết tiến đến thành công. Sự ham mê của bạn phải nồng nhiệt để mỗi khi một khó khăn xảy ra, nó càng mạnh mẽ hơn. Khó khăn phải như dầu chế vào lửa thiêng của nhà yogui. Càng gặp khó khăn họ càng cương quyết.
Nếu bạn không có ḷng ham mê mạnh mẽ nầy, đó là dấu hiệu bạn c̣n mới mẻ. Tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị ngay từ kiếp nầy. Điều bạn nên lưu ư là ham mê không phải tự nhiên mà phát sinh từ trí bạn, từ tư tưởng bạn. Khi bạn quan sát kỹ, bạn thấy rằng chính trí nhớ và trí tưởng tượng tạo nên ham mê. Chính chúng là khả năng sáng tạo và khai mở các quyền năng của bạn. Bạn càng nghĩ đến điều bạn yêu thích th́ sự ham mê điều ấy càng trở nên mạnh mẽ. Vậy nếu bạn càng nghĩ đến Yoga như là một điều cao đẹp bạn càng ham mê nó. Vậy bạn hăy khai thác tư tưởng bạn nếu bạn muốn yêu thích Yoga. Bạn hăy tin rằng bạn có thể tập Yoga. Bạn hăy nghĩ đến kết quả của khoa nầy và các lợi ích mà bạn có thể mang lại cho đời nếu bạn trở thành một nhà yogui, rồi lần lần sự ham mê Yoga của bạn sẽ tăng cường. Như vậy, tư tưởng chuyển biến sự ham muốn ở ḷng bạn. Tôi lập lại, sự ham muốn tự nó không thể tạo một sự ham muốn. Nếu bạn muốn yêu thích một điều ǵ mà bạn chỉ giới hạn trong lănh vực ham muốn th́ bạn sẽ bất lực. Bạn phải sang một lănh vực khác là lănh vực tư tưởng, và nhờ tư tưởng, bạn có thể làm cho chính bạn ham mê đúng như bạn muốn, nếu bạn áp dụng một phương pháp thích ứng. Phương pháp nầy thật ra không có ǵ khó. Tại sao bạn muốn có một sự vật ? V́ bạn nghĩ nó sẽ làm cho bạn sung sướng hơn. Nhưng tỉ như do kinh nghiệm, bạn biết nó chỉ đem lại đau buồn, sầu năo, khốn khổ thay v́ hạnh phúc th́ kinh nghiệm đó là một phương tiện để dứt bỏ sự ham muốn. Bạn hăy nghĩ đến kết quả cuối cùng. Bạn hăy để cái trí bạn suy tư lâu đến các yếu tố đau khổ của sự vật. Thay v́ nghĩ tới sự vui sướng ngắn ngủi, bạn hăy nh́n vào các đau khổ ê chề đi theo sự thỏa măn. Sau một tháng làm công việc nầy, bạn sẽ không c̣n ham muốn vật đó nữa mà lại ghê sợ nó. Bạn đă liên kết nó với đau khổ trong trí bạn th́ đương nhiên, bạn lui chân trước nó. Bạn không ham muốn nó và đă diệt trừ sự ham muốn bằng trí tưởng tượng. Không có một phương pháp diệt trừ tật xấu nào hữu hiệu hơn là sự h́nh dung trong trí các hậu quả tai hại của nó. Khuyên một kẻ sắp sa ngă hăy nghĩ đến một người trụy lạc già nua, tả cho họ thấy ông lăo bệnh tật, gầy c̣m, đau khổ nầy, đương nhiên họ sẽ lui chân trước con đường trụy lạc và không c̣n ham muốn những sự vật trước kia đă quyến rủ họ. Vậy bạn phải nhờ trí tưởng tượng của ḿnh để diệt trừ những ham muốn xấu xa và tăng cường những ham mê cao đẹp.
Ngoài sự ham mê nồng nhiệt, bạn c̣n phải có một ư chí dũng mănh. Ư chí chẳng qua là sự ham mê đă được chuyển biến, và sự ham mê nầy không c̣n là ngoại cảnh chi phối mà xuất phát từ nội tâm. Nếu ư chí của bạn c̣n yếu, bạn hăy cố tăng cường nó. Đối xử với nó như đối xử với một vật yếu đuối khác và cố làm cho nó mạnh bằng sự luyện tập. Nếu một cậu trai biết hai cánh tay của cậu yếu th́ cậu nói : Cánh tay tôi yếu, tôi sẽ tập thể thao, tôi tập đu tay, tôi sẽ mạnh . Đối với ư chí cũng thế. Sự tập luyện sẽ tăng cường ư chí c̣n yếu của bạn.
Thí dụ, bạn nhất định làm một việc ǵ đó mỗi buổi sáng và cố làm điều đó. Lúc đầu, chỉ chọn một điều thôi v́ c̣n yếu. Tuy bạn cố gắng, bạn sẽ hổ thẹn v́ không thể làm điều đó đều đặn, đúng giờ. Nếu bạn làm được trong một ngày, bạn cố tập như vậy trong vài tuần rồi nửa tháng. Sau đó, bạn sẽ chọn một công việc khó khăn hơn. Bằng sự bắt buộc này, bạn sẽ tăng cường ư chí và sức lực nội tâm. Bạn hăy khởi sự bằng một sự ham mê nồng nhiệt rồi lần chuyển nó thành một ư chí dũng mănh.
Điều kiện cần thiết thứ ba cho Yoga là một trí thông minh sắc bén và rộng răi. Bạn phải chủ trị trí bạn, nhưng trước hết, bạn phải có một cái trí để chủ trị. Do đó, phải mở mang trí hóa bạn. Bạn hăy học hỏi. Tôi không định nói : học hỏi là đọc sách. Tôi muốn nói : học hỏi là suy tư. Bạn có thể đọc một lố sách mà trí vẫn yếu đuối như lúc đầu, nhưng nếu bạn đọc cẩn thận một quyển sách chọn lọc, sự đọc chậm răi và sự suy tư kỹ càng sẽ nuôi dưỡng và mở mang trí bạn.
Đó là những điều bạn cần : một ham mê mạnh mẽ, một ư chí sắt đá, một thông minh sắt bén. Đó là những đức tính bạn cần phát triển để tập Yoga.
RA ĐI VÀ TRỞ
Sự ham mê của bạn sẽ chuyển mau thành ư chí nếu bạn nhận thức rằng nhân loại tiến hóa theo hai con đường : con đường ra đi và con đường trở về.
Trên Con Đường Ra Đi (Marga of Pravritti) mà đa số nhân loại đang theo, ham mê là cần thiết và hữu dụng. Ở con đường nầy, con người càng ham mê nhiều, càng tiến hóa mau. Ham mê là động cơ thúc giục họ hành động. Không ham mê, họ dă dượi, lờ đờ, không tiến. Tại sao Thượng Đế Ishavara lại tạo ra đủ thứ sự vật để kích thích ḷng ham muốn, nếu Ngài không nghĩ rằng ham mê rất cần cho sự tiến hóa ? Ngài đối xử với nhân loại như một người mẹ đối với con. Khi con tập đi, người mẹ không giảng dạy về các lợi ích của sự đi đứng, cũng không giải thích các bắp thịt ở chân phải cử động như thế nào. Bà giơ cao một món đồ chơi đẹp đẽ và nói : Con hăy bước lại đây . Sự ham muốn bùng dậy ở đứa con. Đứa con lúc đầu ḅ tới sau tập đứng, tập đi Thượng Đế Ishvara cũng đặt đủ thứ đồ chơi chung quanh chúng ta như thế, nhưng luôn luôn đặt ngoài tầm tay của chúng ta và Ngài nói : Các con hăy lại lấy các cái nầy. Đây là t́nh yêu, là tiền bạc, là danh vọng, là địa vị, hăy lại mà lấy. Hăy bước lại đây, hăy tiến lên ! Và y như trẻ con, chúng ta cố gắng ngày đêm tiến lên để chụp lấy các món đồ chơi đó. Nhưng khi ta vớ được tới chúng nó th́ chúng tan ra và trở thành vô dụng. Con người tranh đấu khổ nhọc biết bao nhiêu để được sang giàu, và khi trở nên triệu phú rồi họ nh́n đồng tiền không biết phải làm ǵ. Gần đây, tôi đọc báo thấy một nhà triệu phú người Mỹ đi bộ từ tỉnh này sang tỉnh khác để phân phát tài sản to lớn của ông. Ông đă học xong một bài học. Ở các kiếp sau, không bao giờ ông c̣n chịu cực để có cái thứ đồ chơi mà người ta gọi là giàu sang ấy nữa. Ham mê danh vọng và quyền thế kích thích con người gắng công rất nhiều nhưng đến khi đoạt được th́ chúng không c̣n thích thú nữa. Một chính trị gia lỗi lạc được mọi người tôn sùng như một thần tượng, khi bạn theo họ về nhà, bạn sẽ thấy họ không thiết tha ǵ đến quyền thế, không c̣n mê say đến những điều đă quyến rủ họ trước kia. Vậy phải chăng Thượng Đế đùa cợt chúng ta ? Không phải. Mục đích của Ngài là thức động quyền năng của cái Ngă, là phát triển các khả năng tiềm tàng ở con người. Đó là cách chúng ta ư thức Thượng Đế ở ḷng ta, đó là vở kịch Cha lành đùa cợt với con.
Tuy nhiên, ḷng ham mê mất đi quá sớm và bài học chỉ mới học được nửa chừng. Đó là một trong những điều khó khăn mà Aán Độ đang gặp. Người Aán Độ có một triết lư tâm linh cao cả phát sinh từ những linh hồn già giặn sẵn sàng vứt bỏ kết quả của hành động để làm việc cho Đấng Tối Cao và thực hành ư chí của Ngài. Nhưng các linh hồn như thế rất ít. Ấn Độ ngày nay c̣n cần sự ham mê. Đó không phải là thoái hóa mà là tiến bộ thật sự. Triết lư Aán Độ rất cao đẹp nhưng chỉ dành cho những linh hồn tiến hóa cao, có thể hấp thụ nó. Những linh hồn c̣n trẻ sinh ở Ấn Độ hiện nay không thể lănh hội nó, họ học nó từ câu từ chữ nhưng rồi thẩn thờ, do dự v́ họ chưa biết ham mê. Kết quả là toàn thể quốc gia đang suy yếu. Bài học xưa về hệ thống giai cấp dạy phải dùng các sự vật khác nhau tùy linh hồn già hay trẻ đă bị quên lảng. Ngày nay ai ai cũng nhằm vào sự toàn thiện mà không lưu ư đến các nấc thang đầu. Ở các nước Tây phương cũng thế. Người ta cúi đầu trước Lời giảng trên núi của Đức Chúa mà không hiểu ǵ về lời giảng ấy. Là v́ bài giảng ấy không phải dành cho những người thường mà cho các thánh nhân. Đối với ai c̣n đang ở trên con đường ra đi, sự ham mê là điều kiện tất yếu.
Con đường Nivriti là ǵ? Đó là Con Đường Trở Về. Trên con đường nầy, ham mê được thay bằng ư chí của Chơn Ngă. Ở đây, hành giả chỉ c̣n ham muốn một điều là làm việc theo ư của Đấng Tối Cao. Họ ḥa ư chí của họ với ư chí của Ngài, vứt bỏ các dục vọng riêng tư và cố quay mạnh bánh xe đời bao giờ sự quay nầy c̣n cần thiết.
Trên Con Đường Ra Đi tư tưởng bao giờ cũng lau chau, biến đổi. Nó biết suy tư và trở thành lư trí trên Con Đường Trở Về. Hạ trí trở thành một dụng cụ và đặt dưới quyền điều khiển của lư trí. Lư trí đă chủ trị được con ḅ rừng.
Trên Con Đường Ra Đi, hoạt động luôn luôn có tính cách lo âu và trói buộc con người. Trên Con Đường Trở Về, nó chuyển thành hi sinh và các mối dây trói buộc đều tan ră.
Toàn phúc trước biểu lộ dưới h́nh thức đam mê sau th́ chuyển thành ư chí.
Minh triết trước biểu lộ dưới h́nh thức tư tưởng sau th́ chuyển thành lư trí.
Hành động trước biểu lộ dưới h́nh thức công việc sau th́ chuyển thành hi sinh.
Có người hỏi tại sao ư chí ở con người lại đi đôi với sự toàn phúc thiêng liêng. Chúng ta biết ba đức tính thiêng liêng là : Chit hay tâm thức, Ananda hay toàn phúc và Sat hay thực tại. Ai cũng thấy rơ rằng tâm thức phản ảnh ở trí thông minh con người v́ trí nầy đồng bản chất với tâm thức nhưng bị thu hẹp. Cũng rơ ràng rằng hoạt động không thể rời thực tại (existence), bạn chỉ thực tại khi nào bạn hoạt động ở ngoại giới : tiếp đầu ngữ ex của chữ existence có nghĩa là bên ngoài, đó là sự sống biểu hiện. C̣n lại đức tính thứ ba là toàn phúc, tương ứng với ư chí. Có người thắc mắc hỏi : Sự tương ứng giữa ư chí và toàn phúc là thế nào?. Chúng ta có thể trả lời câu hỏi nầy nếu chúng ta quan sát kỹ sự ham mê và đối tượng ham mê.
Bản chất của cái Ngă là toàn phúc. Bản chất ấy biểu hiện như thế nào trong vật chất ? Nó trở thành sự ham muốn được hạnh phúc, sự t́m kiếm không ngừng các sự vật có thể mang lại hạnh phúc. Cái Ngă không thể không t́m hạnh phúc và sự ham mê ấy chuyển lần thành ư chí. Khi chúng ta t́m hiểu cặn kẽ sự phân tích nầy, chúng ta thấy rơ ư chí muốn sống chuyển thành ham mê hạnh phúc ở con người như ở mọi vật hữu t́nh. V́ hạnh phúc là bản chất của bạn nên bạn xem nó như là một cái quyền của bạn, và khi bạn đau khổ bạn phải phản đối và tự hỏi bạn đă làm ǵ nên tội. Thái độ nầy kiểm chứng rằng sự phân tích của bạn không sai.
Như vậy, ham muốn và ư chí đều nhằm tiến đến hạnh phúc. Nhưng một cái th́ dại khờ và bị quyến rủ bởi ngoại cảnh; một cái th́ sáng suốt và do sự quyết định của nội tâm. Không có sự khác biệt trong bản chất. V́ vậy, ham muốn trên Con Đường Ra Đi trở thành ư chí trên Con Đường Trở Về.
Khi ham muốn tư tưởng và công việc chuyển thành ư chí, lư trí và hi sinh th́ con người đang ở trên con đường phản bổn hoàn nguyên và sống một cuộc đời buông xả, từ bỏ.
Khi con người từ bỏ thật sự th́ một sự thay đổi kỳ diệu hiện ra. Trên Con Đường Ra Đi, bạn phải chiến đấu để đạt các sự vật bạn ham mê, trên Con đường Trở Về, Thiên Nhiên sẽ rải đủ thứ vật dưới chân bạn. Khi con người không c̣n ham muốn th́ tài sản sẽ tràn đầy v́ anh đă trở thành một vận hà để chuyển vận ân lành cho những kẻ xung quanh. T́m điều quí, điều đẹp nhưng đừng giữ món ǵ cho bạn rồi tất cả sẽ thuộc về bạn. Đừng nghĩ đến cái hồ bé nhỏ của bạn rồi bạn sẽ trở thành ḍng nước tràn bờ nối liền với một nguồn dồi dào không bao giờ cạn.
Hạnh từ bỏ sẽ đem lại cho bạn một sức làm việc phi thường và công việc của bạn sẽ luôn luôn thành công v́ chính Đấng Cao Cả tác động xuyên qua kẻ phụng sự Ngài.
Khi bạn đảm nhận một công cuộc bác ái mà bạn không đủ phương tiện, không có tiền của để xúc tiến công việc th́ bạn nên biết rằng hạnh từ bỏ của bạn chưa hoàn toàn. Bạn c̣n nghĩ đến yếu tố hữu h́nh, đến kết quả của hành động. Thế cho nên phương tiện không đến.
TINH LUYỆN CÁC THỂ
Sự khai mở quyền năng thuộc phạm vi tâm thức , c̣n sự tinh luyện các thể thuộc lănh vực vật chất. Ba thể của bạn (thể trí, thể vía và thể xác) cần được thanh lọc. Nếu chúng nó chưa được thanh lọc th́ tốt hơn bạn đừng nói đến Yoga.
Bạn tinh luyện thể trí bằng cách nào ? Bằng sự suy tư chân chánh. Bạn c̣n phải biết sử dụng trí tưởng tượng v́ nó là một dụng cụ sáng tạo kiến hiệu. Khi bạn tưởng tượng việc nầy, việc nọ, ấy là bạn xây dựng thể trí của bạn. Bạn cố tưởng tượng rơ ràng như chàng họa sĩ tưởng tượng cảnh vật trong lúc vẽ. Sự tưởng tượng nầy thuộc về nghệ thuật nhưng ai ai cũng có nó ít nhiều. Bạn thử xem bạn có thể tưởng tượng được gương mặt của một người mà bạn gặp hằng ngày không ? Nếu không, bạn cố tập thế nào có thể tưởng tượng được. Công phu nầy sẽ lần lần phát triển trí tưởng tượng của bạn và biến nó thành một dụng cụ rất cần thiết cho sự thực tập Yoga. Trí tưởng tượng c̣n có một công dụng khác rất quí. Nếu bạn tưởng tượng trong trí các tánh tốt và xóa bỏ những tật xấu th́ bạn có phần nào các tính tốt và vứt bỏ ít nhiều tật xấu. Hơn nữa, nhiều nỗi sầu muộn cũng giảm đi nếu bạn khéo chuẩn bị trước khi chúng đến. Bạn đừng ngồi không mà đợi chúng. Hăy tưởng tượng ngay bây giờ rằng bạn đang đối diện với chúng và đương đầu với chúng một cách b́nh thản hoàn toàn; rồi khi nó đến, bạn sẽ chịu đựng một cách dễ dàng. Như vậy, nhờ trí tưởng tượng bạn diệt trừ được phần nào các tật xấu và lo âu của bạn.
Sau thể trí, bạn hăy nghĩ đến thể vía. Thể vía được tinh luyện bằng các ham muốn chân chánh. Bạn hăy ham mê những điều cao thượng rồi cái vía của bạn sẽ khai mở các giác quan siêu việt của nó.
Tư tưởng cao, ham muốn tốt đó là bí quyết của mọi sự tiến bộ. Đừng bao giờ dừng lâu ở các tội lỗi, yếu đuối, lầm lạc mà hăy nghĩ măi đến các điều thánh thiện rồi bạn sẽ trở nên thánh thiện. Vậy bạn hăy suy tư chân chánh, ham muốn chân chánh để thanh lọc trí và vía của bạn.
Bạn tinh luyện thể xác bằng cách nào ? Bạn phải qui định tất cả hoạt động của nó. Hăy ăn uống, ngủ nghê và tập luyện đúng chừng mực. Bạn không sao có thể xác trong sạch nếu trí và vía bạn bợn nhơ. Trí tưởng tượng cũng giúp bạn thanh lọc thể xác. Hoạt động của thể xác phải như thế nào ? Chúng ta thử xem việc ăn uống. Người Ấn nói rất đúng rằng mỗi thức ăn đều có một đặc tính chính : điều ḥa, động hay tĩnh . Muống trở nên một nhà yogui, chúng ta hăy tránh những thức ăn có đặc tính tĩnh : ấy là các món đang hư hoại như thịt rừng để lâu hay rượu v .v . . . Thịt tươi có tính cách động , nó chỉ đem lại một sự hăng hái nhất thời nên cũng phải tránh. Vả lại, thân thể của loài thú được cấu tạo để phát biểu những hoạt động hay ham muốn hèn hạ, c̣n các nhà yogui cần có một thể xác thanh khiết để biểu lộ các tư tưởng tế nhị, thanh cao. Những thức ăn hợp với họ là những món đang tăng trưởng chứa đựng nhiều sự sống như ngũ cốc chẳng hạn v́ chúng sắp đâm chồi nầy lộc. Trái cây cũng thế. Các món ăn đang tăng trưởng như vậy đều có tính cách điều ḥa, đầy nhựa sống nên rất cần để xây dựng một thân thể nhạy cảm, cường tráng của nhà yogui.
Chúng nó gồm nhiều hạng. Trước hết là tinh linh. Lẽ dỉ nhiên là chúng nó cố ngăn chận không cho con người vào cơi Trung giới v́ chúng có phận sự cấu tạo các loài thấp như thảo mộc, thú cầm v .v . . . mà con người đến đâu th́ phá hoại đến đó nên chúng không ưa. Ở mỗi bước đường, con người tàn phá công việc của chúng như giày xéo cây cỏ, giết hại thú cầm, bởi vậy toàn giới tinh linh oán ghét nhân loại. Do đó, chúng kết hợp để ngăn cản con người thức tỉnh sang qua cơi Trung giới bằng cách hăm dọa, phá phách. Nhưng nếu bạn không sợ chúng th́ chúng không làm ǵ được. Khi chúng đổ xô đến th́ bạn hăy b́nh tĩnh nói : Tôi tiến cao hơn các anh. Các anh không thể nào hại tôi được. Vả lại, tôi là bạn các anh chớ không phải thù. Vậy các anh hăy để tôi yên. Nếu bạn cương quyết như thế, các tinh linh sẽ vẹt ra để lối cho bạn đi. Những sự sợ hăi vô cớ mà một vài người cảm thấy lúc ban đêm một phần lớn là do sự thù ghét của đám tinh linh. Ban đêm, bạn nhạy cảm hơn đối với cơi Trung giới và cảm thấy sự thù ghét nầy. Nhưng khi tinh linh thấy bạn hiền ḥa không tàn phá th́ chúng tỏ ra thân ái. Ở đây, ta càng thấy sự quan trọng của các thức ăn điều ḥa và thanh khiết bởi v́ khi bạn dùng thịt rượu th́ các tinh linh bẩn thỉu sẽ đến để ngửi mùi thịt rượu và ngăn cản không cho bạn nghe thấy và hiểu biết rơ ràng. Chúng vây quanh bạn. Như vậy hào quang của bạn bị bao bằng một lớp kư sinh trùng khiến bạn không thể nghe thấy chính xác được. Đó là lư do chính khiến người tập Yoga phải tuyệt đối cữ rượu thịt.
Loại giữ cửa thứ hai là những h́nh tư tưởng mà chính bạn đă tạo trong dĩ văng với những tội lỗi của bạn. Khi bạn mới bước sang qua cơi Trung giới lần đầu, chúng nó hiện ra, và tuy chính bạn đă tạo ra chúng nó, chúng hoạt động như không c̣n liên hệ ǵ với bạn mà c̣n dọa nạt bạn nữa là khác. Một cách để đánh tan chúng nó là nghiêm nghị nói với chúng : Chúng bây không c̣n thuộc về ta nữa, chúng bây cũng không ở vào hiện tại của ta mà thuộc về dĩ văng. Ta không ban sự sống cho chúng bây nữa. Rồi chúng chúng sẽ yếu dần và tan ră hết. Loại giữ cửa nầy tạo rất nhiều khó khăn cho bạn, nhất là khi chúng được tạo ra bởi tà thuật. Chúng rất nguy hiểm và những người mới đến cơi Trung giới lắm khi phải chiến đấu thật gay go với chúng, nhất là khi chúng được các nhà phù thủy giúp tay.
Bây giờ chúng ta đề cập tới loại giữ của thứ ba, loại nguy hiểm hơn hết. Tỉ dụ trong quá khứ có một người sống cuộc đời rất hèn hạ và tự động ḥa ḿnh với những ǵ thấp kém nhất trong con người. Y chống với nguyên lư cao cả và chỉ biết dùng tâm trí y để thỏa măn những dục vọng đê hèn. Lối sống bỉ ổi ấy tạo một sự biến đổi kỳ dị ở y. Thể xác rút sự sống của Chơn nhơn và chuyển trọn vẹn vào nó. Thay v́ phụng sự các mục đích tâm linh, sự sống bị lôi cuốn vào các phần tử thô kệch của thể xác.. Như vậy, sự sống được sử dụng vào những mục đích đê hèn của các hạ thể và trở nên ô trược không khác sự sống của thú cầm. Do đó, Chơn nhơn và các thể cao bị suy yếu dần trong lúc sự sống thú vật ở các thể thấp càng trở nên thô bạo. Trong trường hợp nầy, Chơn nhơn thất chí cho đến nỗi khi cái chết giải thoát nó khỏi thể xác, nó vứt bỏ luôn thể vía và thể trí. Nó cũng có thể bỏ các thể dơ dáy ngay lúc c̣n sinh tiền. Một Chơn nhơn trơ trọi như thế muốn đầu thai rất mau v́ không c̣n thể vía và thể trí để sống ở bên kia cửa tử và cần tái sinh gấp để tạo các thể mới. Trong lúc đó, các thể cũ vẫn sống mạnh mẽ bên cạnh các thể mới v́ cùng thuộc về một người, và trở nên những kẻ giữ cửa vô cùng hung tợn.
Đó là các loại giữ cửa. Những sách bàn về chúng nó có thể đầy đủ nhưng không phân loại như trên. Tôi tưởng cũng nên thêm sự phá phách của các Anh Em tà đạo nữa. Chúng thường lợi dụng những đức hạnh quá mức của các nhà yogui để gây rối, v́ đức hạnh một khi đă quá mức th́ trở thành tật xấu.
Ở đây, tôi không nói đến bốn thử thách thông thường thuộc đất, nước, gió, lửa. Đó là những thử thách không đáng kể sánh với các loại giữ cửa nói trên. Dĩ nhiên là bạn phải tập luyện thế nào để khí chất cơi Trung giới không thể quật ngă bạn, đất không thể đè bạn, nước không thể nhận ch́m bạn. Những bài học đó không có ǵ khó khăn. Những bạn có chân trong hội Tam Điểm đều biết rơ các thử thách nầy xuyên qua các nghi thức của Hội.
Sau đây là một nguy hiểm chót, do sự dội lại . Ví dụ ở cơi Trung giới, bạn gặp một tai nạn thuộc về cơi Trần và bạn tưởng nó có thể làm hại bạn th́ thể xác của bạn bị thương. Thể xác của bạn có thể bị đau, bị trặc, bị bầm v́ một sự hiểu lần như vậy. Một việc như thế đă xảy ra cho tôi. Một hôm tôi thấy đang ở trên một chiếc thuyền lâm nạn. Tôi thấy cột buồm ngă và nghĩ nó sẽ ngă vào tôi. Hậu quả của tư tưởng dại dột ấy là khi thức dậy,tôi bị một vết bầm lớn ở chỗ cột buồm ngă trúng. Hiện tượng này thường xảy ra, cho đến khi trong thể vía, bạn không c̣n suy nghĩ sai nữa.
Một phương pháp bảo vệ hữu hiệu khi bạn trở nên nhạy cảm là sự chân thật trong ư
tưởng, lời nói và việc làm. Mỗi tư tưởng, mỗi ham muốn đều tạo ra một sắc tướng
ở cơi trên. Nếu bạn không ngay thật, một đạo binh lừa phỉnh, hung ác sẽ chờ đợi
bạn. Bạn suy tư chân thật rồi cơi Trung Giới sẽ không c̣n một ảo ảnh tai hại nào
nữa đối với bạn.
SỰ CHUẨN BỊ
Có người nói lư tưởng tôi tŕnh bày cao quá nên chắc không ai có thể trở nên đệ tử được. Sự thật, tôi không bao giờ nói rằng bạn không thể trở nên đệ tử nếu không thực hiện được lư tưởng nầy. Bạn có thể trở nên đệ tử nhưng phải nhận chịu nhiều nguy hiểm. Người ta có thể rất tốt ở phương diện nầy nhưng xấu ở phương diện khác. Những tật xấu nầy không ngăn cản họ trở nên đệ tử nhưng họ phải trả mười lần đắt hơn. Bởi vậy, tôi đặt lư tưởng thật cao. Tôi không nói người ta phải đạt lư tưởng nầy rồi mới trở thành đệ tử được, mà tôi muốn nhấn mạnh các nguy hại lớn lao mà người sơ cơ phải gánh chịu nếu muốn trở thành đệ tử sớm. Ai đă ư thức được các nguy hại nầy đều thấy phải diệt trừ các tính xấu trước. Khi bạn bước qua ngưỡng cửa với các tật xấu nầy th́ mỗi cái sẽ trở thành con dao găm đâm thẳng vào bạn. Như vậy, sự thanh lọc là tối cần, trước khi bạn có quyền nói Tôi đă qua ngưỡng cửa . Đó là điều tôi mong các bạn hiểu khi tôi nói về các đức tính cần thiết của người đệ tử. Đó là lối nói cổ truyền. Đức Jesus nói rất đúng về những người chưa được chuẩn bị đầy đủ : Họ sẽ bị khảo đảo nhiều . Là v́ nhiều hành động không gây một tai nạn nào ở đường đời nhưng lại tạo nhiều hậu quả ghê gớm trên đường đạo.
ĐOẠN KẾT
Mục tiêu của sự tranh đấu lâu dài nầy là ǵ ? Ta tiến lên cao để làm ǵ ? Phần thưởng của cuộc hướng thượng gay go nầy như thế nào. Người yogui đạt được cái ǵ ? Họ thực hiện được sự hợp nhất. Nên lưu ư rằng nhiều đức hạnh cần thiết ở đời sống thường t́nh sẽ tiêu tan khi bạn đạt được sự hợp nhất. Trong đời sống hằng ngày, bạn cần phải phẫn nộ trước một điều xấu xa, căm tức trước một việc ác, xét đoán người nầy, kẻ nọ nhưng bạn sẽ không c̣n làm như vậy khi đă tiến đến sự hợp nhất. Khi bạn biết phẫn nộ trước một điều ác ấy là Chơn ngă bạn đă thức tỉnh. Nó đă thấy tai hại của điều ác ấy và sợ bạn sẽ bị cám dỗ. Đó là bước đầu của cuộc đời đạo lư. Sự phẫn nộ ấy giúp bạn nhiều hơn là sự dửng dưng. Đó là giai đoạn cần thiết. Nhưng làm sao bạn c̣n có thể giận hờn, oán ghét được khi bạn thấy Thượng Đế ở mọi người ? Người nào đă ư thức được sự hợp nhất, người ấy không xét đoán ai nữa cả. Đấng Christ nói : Tôi không xét đoán ai hết. Họ không muốn xa cách ai nữa, họ ḥa hợp ngay với người tội lỗi. Người tội lỗi cũng chính là họ. Vậy làm sao họ có thể xa chính họ ? Đối với họ, không có anh, không có tôi, v́ tất cả là một.
Đó không phải là một điều mà ai ai cũng ao ước. Người đă thực hiện một sự hợp nhất không phân biệt giữa họ và bất kỳ kẻ đốn mạt nào. Ở người nầy, họ cũng chỉ thấy sự hiện diện của Thượng Đế và họ biết tội lỗi không có ở Thượng Đế mà chỉ có ở các lớp vỏ bên ngoài. Đó là sự khác biệt giữa họ và người đời. Một khi người đệ tử đă ư thức được sự huy hoàng của Chơn Ngă, họ không bao giờ xét đoán ai. Họ biết kẻ khác là họ, họ là kẻ khác : đó mới là sự hợp nhất, cao hơn t́nh huynh đệ mà chúng ta thường nói, nhưng ít ai thực hành.
Giống dân thứ sáu sẽ đưa t́nh huynh đệ lên tột đỉnh nhưng chính giống dân thứ bảy mới thực hiện sự đại đồng, sự hợp nhất nhân loại.
Thoáng thấy vẻ đẹp của quan niệm cao cả nầy và sự huy hoàng của một toàn thể ḥa hợp, trong đó không c̣n anh, c̣n tôi, cũng không có cái của anh, cái của tôi mà tất cả đều chan ḥa là một, chỉ điều ấy thôi cũng đủ đưa cao bạn lên đời sống thiêng liêng. Những ai đă ư thức được cái cao đẹp của sự hợp nhất, người ấy đă gần tiến đến sự Mỹ Lệ tức là Đức Thượng Đế vậy.
H Ế T